intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thai phụ và trẻ nhiễm HIV: Chăm sóc tại gia đình

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

68
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không phải tất cả các trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đều sẽ nhiễm HIV. Đó là một kiến thức rất cơ bản mà không phải tất cả các bà mẹ đều biết. Chỉ có khoảng 30 - 35% trẻ có khả năng bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Đây là một con số mang đến niềm vui rất lớn cho những người mẹ mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Sự tư vấn của các bác sĩ cho các bà mẹ nhiễm HIV bắt đầu từ khi mang thai là vô cùng cần thiết. Thế nhưng trong trường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thai phụ và trẻ nhiễm HIV: Chăm sóc tại gia đình

  1. Thai phụ và trẻ nhiễm HIV: Chăm sóc tại gia đình Không phải tất cả các trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV đều sẽ nhiễm HIV. Đó là một kiến thức rất cơ bản mà không phải tất cả các bà mẹ đều biết. Chỉ có khoảng 30 - 35% trẻ có khả năng bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Đây là một con số mang đến niềm vui rất lớn cho những người mẹ mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Sự tư vấn của các bác sĩ cho các bà mẹ nhiễm HIV bắt đầu từ khi mang thai là vô cùng cần thiết. Thế nhưng trong trường hợp sau khi sinh và xét nghiệm người mẹ biết con mình đã bị nhiễm, họ cần phải có những kiến thức cơ bản để chăm sóc trẻ. Webtrtho xin cung cấp cho các bạn một số kiến thức cần thiết. Có nên cho con bú khi đã nhiễm HIV không?
  2. Khi mẹ bị nhiễm HIV, nguy cơ lây bệnh ở những trẻ bú mẹ là khoảng 15% vì HIV trong sữa mẹ có thể lây qua con theo đường tiêu hóa (nếu trẻ chưa nhiễm HIV). Thời gian bú mẹ càng dài, trẻ càng có nhiều nguy cơ hơn. Những trường hợp vừa cho trẻ ăn dặm vừa cho trẻ bú mẹ thì nguy cơ lây nhiễm HIV cho trẻ tăng cao hơn rất nhiều. Trong khoảng thời dưới 6 tháng tuổi, vì miệng và niêm mạc ruột của trẻ chưa hoàn chỉnh nên rất dễ bị tổn thương nếu thức ăn làm trầy xước miệng hoặc niêm mạc ruột, dạ dày của bé. Bên cạnh đó, nếu người mẹ đã nhiễm HIV mà cho con bú thì cũng chịu một số các nguy cơ về sức khỏe cho chính bản thân. Sau khi trải qua cuộc sinh nở, nếu người mẹ tiếp tục cho con bú thì sức khỏe và hệ miễn dịch của người mẹ trở nên kém đi, nguy cơ nhiễm khuẩn vú, viêm vú và áp xe vú rất cao.
  3. Công chúa Campuchia đang “Nuôi con hoàn toàn bằng đến thăm và chăm sóc các em các thức ăn thay thế sữa bé bị nhiễm HIV. Ảnh: Corbis mẹ” chính là khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO dành cho phụ nữ nhiễm HIV mới sinh con. Bên cạnh đó, người mẹ cần phải biết phòng và điều trị nhiễm khuẩn cho bản thân và trẻ: trong các trường hợp mẹ bị nứt núm vú, viêm vú, áp xe vú hoặc trẻ bị viêm miệng, tưa miệng... thì người mẹ cần phải nhanh chóng phát hiện và báo với bác sĩ điều trị để có được biện pháp xử trí kịp thời. Khi không có điều kiện kinh tế để nuôi con bằng các loại sữa bột công thức, người mẹ vẫn có thể nuôi con bằng sữa mình bằng cách vắt sữa ra đun sôi trong 30 phút sau đó luôn giữ nóng sữa. Nhưng tại một số địa phương rất khó để tìm ra nguồn nước sạch và các điều kiện vệ sinh an toàn để có thể pha sữa cho trẻ sơ sinh một cách vô trùng. Trong những trường hợp không thể cho em bé sơ sinh bú sữa ngoài vô trùng trong 6 tiếng đầu sau khi sinh thì cho bé bú mẹ vẫn an toàn hơn.
  4. Nếu cho trẻ bú sữa bình một cách không an toàn còn đe dọa cuộc sống của bé hơn đối với những em bé mới sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế thấp. Trong trường hợp trẻ đã nhiễm HIV, người mẹ cũng không nên cho trẻ bú sữa mẹ vì bé sẽ bị lây nhiễm các bệnh cơ hội truyền nhiễm khác từ cơ thể người mẹ qua đường sữa. Nên bổ sung thức ăn cho trẻ bằng các loại nước ép hoa quả và bột ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng, cần chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa nhỏ để cơ thể bé dễ hấp thu. Bên cạnh đó nhớ cho bé uống nước thường xuyên. Chăm sóc em bé sau khi sinh Sau khi trẻ được sinh ra khỏi bụng mẹ, hộ sanh sẽ giữ chặt dây rốn và tắm em bé ngay khi có thể. Sau đó em bé sẽ được uống kháng sinh qua đường miệng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 6. Hiện nay, tất cả các trẻ em sơ sinh nhiễm HIV đều được
  5. nhận thẻ BHYT vì thế người mẹ và gia đình cần chứ ý để kết hợp với các trung tâm y tế điều trị và chăm sóc cho bé đúng chuyên khoa. Điều người mẹ và gia đình cần đặc biệt chú ý khi chăm sóc các em bé đã nhiễm HIV là cần giữ về sinh tiệt trùng tuyệt đối với trẻ. Vì HIV làm giảm chức năng miễn dịch của trẻ nên trẻ rất dễ mắc phải những bệnh truyền nhiễm như: tiêu chảy, lao… Nên để trẻ sinh hoạt trong những phòng thoáng khí có ánh sáng và nắng. Bên Người nhà cần phải cạnh đó hạn chế đến mức thấp nhất mang bao tay khi các vết thương, trầy xước da làm chảy chăm sóc vết thương máu trên người trẻ và nếu có xảy ra hở cho bệnh nhân. người chăm sóc không được tiếp xúc Ảnh: Corbis trực tiếp với vết thương khi làm vệ sinh, tốt hơn hết nên nhờ sự hướng dẫn trực tiếp của nhân viên y tế. Nên tránh tuyệt đối những cơ hội cho bé tiếp xúc với nguy cơ nhiễm trùng vì khi cơ thể trẻ đã bị nhiễm trùng
  6. thì rất khó điều trị lành bệnh và nguy cơ tử vong rất cao. Đối với mắt của trẻ cần vệ sinh kỹ bằng bông gòn tiệt trùng, nhỏ các dung dịch sát khuẩn để tránh các bệnh mắt cho trẻ. Tương tự, răng miệng của trẻ cũng cần được về sinh thường xuyên sạch sẽ bằng nước muối, nước sát khuẩn, tránh để trẻ bị trầy xước niêm mạc miệng hoặc chảy máu chân răng. Ngoài ra, trong khi chăm sóc trẻ đã nhiễm HIV/AIDS, người mẹ và những người trong gia đình cần chú ý đến những điều sau: Những dụng cụ như khăn, tã, quần áo đã dính máu người mẹ hoặc bé phải được ngâm nước Javen (0,1-0,5%) 30 phút trước khi đem giặt lại bằng xà bông, nếu tã và khăn của mẹ và bé dính các chất đặc như chất nôn, phân… thì phải giặt sạch bớt bằng nước trước khi ngâm Javen và giặt lại bằng xà bông. Với các loại rác có máu (giấy, bông, băng gạc, kim tiêm...) cần cho vào hai lần túi nylon sau đó buộc lại trước khi bỏ vào thùng rác, và nên làm việc với nhân viên vệ sinh đổ rác để phân biệt những loại rác y tế này với rác
  7. thường để tránh nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Trong khi làm công việc chăm sóc, người nhà nên đeo găng tay dày, tránh tiếp xúc trực tiếp. Khi bị dính máu hoặc dịch tiết của người mẹ hoặc bé, người chăm sóc cần phải rửa tay liền bằng xà phòng rồi sát trùng lại bằng cồn. Khi lỡ bị các vật nhọn của bệnh nhân châm vào thịt, người chăm sóc cần phải nặn máu ngay tại vết thương ran gay, rửa sạch bằng xà phòng rồi sát trùng lại bằng cồn. Sau khi xử lý tại gia, người này cần liên lạc ngay với trong tâm y tế chuyên khoa để được hướng dẫn phòng bệnh. Người mẹ và trẻ phải dùng riêng biệt một số đồ dùng cá nhân như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng, cái nạo lưỡi, bấm móng tay, kim tiêm... Khi máu và chất tiết của người bệnh rơi vãi ra ngoài, dùng giấy hoặc vải hút nước lau sạch, sau đó lau nơi vấy bẩn bằng nước xà phòng rồi lau lại bằng nước Javen hoặc cồn 70 độ. Những trường hợp cụ thể:
  8. Khi trẻ bị sốt Dấu hiệu trẻ bị sốt là khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể, người chăm sóc thấu nhiệt kế báo trên 37,5°C - Cách xử lý: Cởi bớt quần áo cho trẻ, để trẻ nằm ở nơi thoáng khí, đặt khăn đã nhúng nước ấm lên trán, nách, bẹn của trẻ hoặc lau người bằng khăn nhúng nước ấm. Nhưng tránh lau hoặc để khăn thấm nước nhiều phía trước ngực hoặc sau lưng vì trẻ sẽ dễ bị viêm phổi. Nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc uống vitaminC dành cho trẻ em. Nếu sốt từ 38,5 °C trở lên, người chăm sóc nên dùng thuốc hạ sốt paracetamol trẻ em đặt hậu môn cho trẻ. Khi trẻ sốt cao liên tục không giảm khi đã dùng thuốc hạ nhiệt kèm theo các triệu chứng khác: rét run, co giật, rối loạn tiêu hoá hoặc ói mửa… thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế chuyên khoa để được chuyên viên y tế chăm sóc. Khi trẻ bị tiêu chảy Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy là khi trẻ đi ngoài trên 3 lần/ngày,
  9. phân sống nhiều nước, có thể có nhiều nhầy mũi. - Cách xử lý: Bù nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống dung dịch ORESOL. Người chăm sóc cần phải tiếp tục cho trẻ ăn thức ăm mềm, dễ tiêu và tiệt trùng như cháo trắng. Đặc biệt chú ý giữ vệ sinh da quanh hậu môn sau mỗi lần đi ngoài, nên vệ sinh sạch bằng xà bông sau đó lau khô bằng khăn sạch và tránh để cho da bé bị trầy xước. Nếu trẻ có dấu hiệu nôn ói nhiều lần, đi tiểu ít và cơ thể trẻ không tiếp nhận được thức ăn kèm theo các triệu chứng sốt cao, da khô, môi khô, hơi thở nặng mùi thì nên đưa trẻ đến trung tâm y tế chuyên khoa để được chuyên viên y tế chăm sóc. Khi trẻ có dấu hiệu dị ứng nhiễm trùng bất thường trên da Dấu hiệu bị dị ứng nhiễm trùng trên da là khi da trẻ nổi phát ban, mảng sần, ngứa, viêm loét… - Cách xử lý: Người chăm sóc cần tránh cho trẻ có cơ hội gãi vào các vết thương, tránh làm xây xát da. Sau đó bôi thuốc chống ngứa lên các ban ngứa nhưng không được bôi
  10. lên các vết thương hở miệng. Tham vấn tại các chuyên viên y tế để bổ sung cho trẻ vitamin C, vitamin B2, vitamin PP,...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2