intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

165
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chức năng chính của phổi là nhận oxy từ khí trời và thải CO2, là sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ra ngoài. Quá trình hô hấp có thể chia làm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn thông khí phế nang: Sự trao đổi oxy và CO2 giữa phế nang và khí trời. 2. Giai đoạn khuyếch tán: Sự trao đổi oxy và CO2 qua màng phế nang – mao mạch. 3. Giai đoạn vận chuyển các khí trong máu. 4. Giai đoạn hô hấp nội: Sự trao đổi oxy và CO2 giữa tế bào và máu...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP

  1. THĂM DÒ CHỨC NĂNG HÔ HẤP Chức năng chính của phổi là nhận oxy từ khí trời và thải CO2, là sản phẩm của quá trình trao đổi chất trong cơ thể, ra ngoài. Quá trình hô hấp có thể chia làm 4 giai đoạn: 1. Giai đoạn thông khí phế nang: Sự trao đổi oxy và CO2 giữa phế nang và khí trời. 2. Giai đoạn khuyếch tán: Sự trao đổi oxy và CO2 qua màng phế nang – mao mạch. 3. Giai đoạn vận chuyển các khí trong máu. 4. Giai đoạn hô hấp nội: Sự trao đổi oxy và CO2 giữa tế bào và máu mao mạch. Do đó, có rất nhiều xét nghiệm để thăm dò chức năng của cơ quan hô hấp như Thăm dò chức năng thông khí bằng máy Phế dung ký, Khả năng khuyếch tán CO
  2. qua màng phế nang-mao mạch (DlCO), Đo pH – PaO2 – PaO2 trong máu động mạch… THĂM DÒ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ Thông khí phổi là quá trình đổi mới khí trong phế nang. Thăm dò chức năng thông khí là đo lượng khí trong 2 phổi. I-CÁC THỂ TÍCH VÀ DUNG TÍCH PHỔI: 1-Các thể tích phổi: a. Thể tích khí lưu chuyển (TV: Tidal Volume): là thể tích khí trong một lần hít vào và thở ra bình thường. b. Thể tích khí dự trữ hít vào (IRV: Inspiratory Reserve Volume): là thể tích hít vào cố sau khi hít vào bình thường. c. Thể tích khí dự trữ thở ra (ERV: Expiratory Reserve Volume): là thể tích khí thở ra cố sau khi thở ra bình thường. d. Thể tích khí cặn (RV: Residual Volume): là thể tích khí còn lại trong phổi sau khi thở ra cố. 2-Các dung tích phổi: Dung tích là tổng của 2 hay nhiều thể tích khí.
  3. a) Dung tích sống (VC: Vital Capacity): là tổng của 3 thể tích khí: Thể tích khí lưu chuyển, Thể tích khí dự trữ hít vào và Thể tích khí dự trữ thở ra. VC = TV + IRV + ERV. b) Dung tích khí hít vào (IC: Inspiratory Capacity): gồm Thể tích khí lưu chuyển và Thể tích khí dự trữ hít vào. IC = TV + IRV. c) Dung tích khí cặn chức năng (FRC: Functional Residual Capacity): bằng tổng Thể tích khí dự trữ thở ra và Thể tích khí cặn. FRC = ERV + RV. d) Tổng dung tích phổi (TLC: Total Lung Capacity): gồm Dung tích sống v à Thể tích khí cặn. TLC = VC + RV.
  4. Hình 1: Sơ đồ các thể tích phổi. II-THĂM DÒ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ BẰNG MÁY PHẾ DUNG KÝ: 1-Dung tích sống và các thể tích thành phần: Bệnh nhân được kẹp mũi và thở qua miệng gắn với máy đo. Sau vài chu kỳ thở bình thường như lúc nghỉ ngơi, bệnh nhân được yêu cầu hít vào cố, sau đó thở ra cố. Kết quả được minh hoạ theo hình 2. Qua biểu đồ có thể đánh giá được hầu hết các thể tích khí phổi là Thể tích khí lưu chuyển (TV), Thể tích khí dự trữ hít vào (IRV), Thể tích khí dự trữ thở ra (ERV) và tính được Dung tích sống (VC). Thể tích khí cặn và Dung tích khí cặn chức năng không đo được. 2-Dung tích sống gắng sức:
  5. Cũng với nghiệm pháp trên nhưng sau khi bệnh nhân hít vào tối đa thì thở ra thật nhanh và mạnh, thu được kết quả như hình 3. Các thông số thu được: a. Dung tích sống gắng sức: FVC (Forced vital capacity). Bình thường FVC tương đương VC. b. Thể tích khí thở ra cố trong 1 giây đầu: FEV1 c. Thể tích khí thở ra trong 3 giây đầu: FEV3. d. Lưu lượng khí giữa kỳ thở ra cố: FEF25-75%. e. Chỉ số Tiffeneau = FEV1 / VC. Chỉ số Gaensler = FEV1 / FVC. 3-Đường cong lưu lượng – thể tích: (hình 4) Đường biểu diễn là một vòng khép kín. Trục tung là lưu lượng. Trục hoành là thể tích. Phần trên trục hoành là thở ra. Phần dưới trục hoành là hít vào. Đường cong lưu lượng thể tích cung cấp:  Lưu lượng đỉnh thở ra (PEF: Peak Expiratory Flow): tuỳ thuộc vào sự gắng sức của bệnh nhân và kháng lực của đường dẫn khí trung tâm.  Lưu lượng đỉnh hít vào (PIF: Peak Inspiratory Flow).
  6.  FEF25%, FEF50%, FEF75%: lưu lượng khí thở ra cố ở các thời điểm 25%, 50% và 75% của dung tích sống gắng sức.  PIF50%: lưu lượng khí hít vào cố ở thời điểm 50% của dung tích sống gắng sức.
  7. Hình : Đường cong lưu lượng thể tích. III-KẾT QUẢ THĂM DÒ CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ BÌNH THƯỜNG: Đánh giá kết quả thăm dò chức năng thông khí cần phối hợp: 1-Đánh giá về số học (Numeric assessment): Giá trị các thông số b ình thường tuỳ thuộc vào tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng và chủng tộc. 2-Đánh giá hình ảnh (Graphic assessment). Kết quả bình thường: Đánh giá về số học. Đánh giá hình ảnh PEF nhọn.  Các giá trị nằm trong trị số dự đoán. Lưu lượng giảm theo đường  PEF = 1,8 FVC. thẳng.  FET = 5 -6s.  PIF = 0,6 – 0,75PEF. IV-CÁC KIỂU RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THÔNG KHÍ:  Rối loạn thông khí tắc nghẽn.
  8.  Rối loạn thông khí hạn chế.  Phối hợp. 1-Các nguyên nhân thường gặp: Rối loạn thông khí tắc nghẽn: a.  Hen.  Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.  Giãn phế quản.  Viêm tiểu phế quản. Rối loạn thông khí hạn chế do bệnh nhu mô phổi: b.  Xơ phổi.  Bệnh phổi mô kẽ do thuốc hay do xạ. Rối loạn thông khí hạn chế do bệnh ngoài nhu mô phổi: c.  Rối loạn thần kinh-cơ: yếu/ liệt cơ hoành, bệnh nhược cơ, hội chứng Guillain-Barré, loạn dưỡng cơ.  Bệnh thành ngực: gù, viêm cột sống cứng khớp, béo phì.
  9. 2-Các rối loạn chức năng thông khí: Hội chứng Bất thường chính Các đặc điểm khác Tắc nghẽn. FEV1 /FVC giảm.  RV tăng.  FRC tăng. Hạn chế. TLC giảm.  TLC tăng.  VC giảm.  FEV1 /FVC bình thường.
  10. Bình thường Tắc nghẽn Hạn chế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2