Đỗ Thị Hậu và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
65(03): 165 - 169<br />
<br />
THÂN PHẬN XÃ HỘI CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM NGÀY NAY<br />
Đỗ Thị Hậu*, Vũ Vân Anh, Hoàng Mỹ Hạnh<br />
<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Người phụ nữ ngày nay không những đã “Trung hậu đảm đang” mà còn luôn “năng động, sáng<br />
tạo”, “ giỏi việc nước đảm việc nhà”. Thiên chức làm vợ, làm mẹ đã được nâng thành nghệ thuật<br />
sống. Cuộc sống đã tạo cho người phụ nữ những thân phận mới - “ Thân phận của người phụ nữ<br />
Việt Nam thời hiện đại”. Thân phận xã hội của phụ nữ ngày nay phụ thuộc vào nhiều hệ qui chiếu<br />
khác nhau. Tùy theo giá trị và tầm quan trọng của từng hệ qui chiếu mà mỗi thân phận có một vai<br />
trò xã hội nhất định.<br />
Ngày nay, phụ nữ có nhiều cơ hội để nâng cao hiểu biết, nâng cao vị thế và vai trò của mình ngang<br />
bằng với nam giới. Do đó ngoài những phẩm chất, những yêu cầu có tính chất truyền thống, người<br />
phụ nữ phải có thêm một số phẩm chất mới mang tính thời đại.<br />
Từ khoá: thân phận xã hội của người phụ nữ, thân phận phụ nữ Việt Nam.<br />
ĐẶT<br />
<br />
VẤN ĐỀ<br />
Cha ông xưa có câu:”Đàn ông xây nhà, đàn<br />
bà xây tổ ấm”. Người phụ nữ xưa với thiên<br />
chức làm vợ, làm mẹ của mình thường chỉ bó<br />
hẹp trong môi trường gia đình với việc thực<br />
hiện đạo lý “ Tam tòng tứ đức”. Người phụ<br />
nữ ngày nay không những đã “Trung hậu<br />
đảm đang” mà còn luôn “năng động, sáng<br />
tạo”, “ giỏi việc nước đảm việc nhà”. Thiên<br />
chức làm vợ, làm mẹ đã được nâng thành<br />
nghệ thuật sống. Cuộc sống đã tạo cho người<br />
phụ nữ những thân phận mới - “ Thân phận<br />
của người phụ nữ Việt Nam thời hiện đại”.<br />
Chính vì vậy việc tìm ra những đặc điểm về<br />
thân phận của người phụ nữ Việt Nam ngày<br />
nay sẽ mang lại ý nghĩa thiết thực cho việc<br />
khẳng định vai trò, vị trí của người phụ nữ đối<br />
với gia đình và xã hội hôm nay.<br />
NỘI DUNG<br />
Khách thể nghiên cứu<br />
Khách thể nghiên cứu gồm 200 phụ nữ trong<br />
các gia đình công nhân viên chức thuộc thành<br />
phố Thái Nguyên.<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Chúng tôi sử dụng hai nhóm phương pháp<br />
nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn gồm các<br />
phương pháp cụ thể sau: Phương pháp phân<br />
tích và tổng hợp lý thuyết; Phương pháp phân<br />
loại và hệ thống lý thuyết; Phương pháp quan<br />
sát; Phương pháp trò truyện; Phương pháp<br />
<br />
<br />
Tel: 0912.806.057<br />
<br />
điều tra bằng anket; Phương pháp lấy ý kiến<br />
chuyên gia<br />
Nội dung<br />
Thân phận xã hội là một vấn đề phức tạp, vì<br />
vậy trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ<br />
trình bày hai vấn đề cơ bản sau:<br />
Đặc trưng cơ bản của thân phận xã hội của<br />
người phụ nữ Việt Nam hiện nay<br />
Các chuẩn mực của phụ nữ Việt Nam hiện đại<br />
Đặc trưng cơ bản của thân phận xã hội của<br />
người phụ nữ Việt Nam hiện nay<br />
Trước hết dưới góc độ tâm lý học xã hội ,<br />
thân phận được hiểu là: “Trong mối quan hệ<br />
liên nhân cách, mỗi cá nhân tự nhận thức<br />
được mình và có biểu tượng về bản thân<br />
mình, biết được vị trí của mình trong mối<br />
quan hệ với người khác ở một bối cảnh xã hội<br />
nhất định”.<br />
Mỗi thân phận có ở một con người cụ thể và<br />
trong cuộc đời mỗi người trải qua nhiều thân<br />
phận khác nhau.<br />
Thân phận có 3 đặc trưng cơ bản:<br />
Xác định mình là ai<br />
Sự qui thuộc xã hội<br />
Sự tham dự xã hội<br />
Thân phận không phải là số phận, thân phận<br />
không có yếu tố bẩm sinh, di truyền mà nó<br />
được hình thành trong quá trình hoạt động và<br />
giao tiếp của cá nhân trong các mối quan hệ<br />
xã hội. “ Thân phận được xem là điểm hội tụ<br />
những nhân tố xã hội và tâm lý bên trong một<br />
<br />
, Email:<br />
<br />
165<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Thị Hậu và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
cấu trúc tình cảm và nhận thức cho phép cá<br />
nhân tự hình dung được mình là ai và trao đổi<br />
với thế giới xã hội bao quanh mình để từ đó<br />
có một giá trị thừa nhận”. [1]<br />
Ngày nay, phụ nữ chiếm 51% lực lượng lao<br />
động xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng<br />
sản Việt Nam, phụ nữ Việt Nam đã có cơ hội<br />
và điều kiện tham gia hoạt động trên tất cả<br />
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt,<br />
trước những yêu cầu của sự nghiệp CNH –<br />
HĐH đất nước, trước sự phát triển ngày càng<br />
mạnh mẽ của kinh tế tri thức khi bước vào thế<br />
kỉ XXI, vai trò và thân phận của người phụ nữ<br />
ngày càng được nâng cao.<br />
Người phụ nữ Việt Nam ngày nay ý thức về<br />
cái tôi cá nhân:<br />
Ý thức về cái tôi cá nhân là đặc trưng đầu<br />
tiên của thân phận. Để thấy rõ bổn phận của<br />
mình người phụ nữ thường phải trả lời câu<br />
hỏi: Mình là ai? Để trả lời câu hỏi này, người<br />
phụ nữ phải xuất phát từ vị trí của mình, từ<br />
<br />
65(03): 165 - 169<br />
<br />
chỗ đứng của mình trong gia đình và ngoài xã<br />
hội. Những đặc trưng về cơ thể được xác định<br />
bằng giới tính, độ tuổi trong những mối quan<br />
hệ nhất định. Ngày nay, cái đẹp là một giá trị,<br />
nó là một trong những nhân tố quy định giá trị<br />
nhân cách của người phụ nữ.<br />
Vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia<br />
đình hiện nay.<br />
Trong gia đình, quan niệm cho rằng phụ nữ là<br />
người thực hiện chức năng xây dựng gia đình<br />
ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc chiếm<br />
đa số (91%), quan niệm vai trò phụ nữ là xây<br />
dựng xã hội cộng đồng và là vợ hiền dâu thảo<br />
chiếm thứ bậc nhỏ nhất trong 10 quan niệm.<br />
Rõ ràng quan niệm về vai trò của phụ nữ Việt<br />
Nam trong gia đình hiện đại đã có nhiều thay<br />
đổi so với trước đây, ngày nay phụ nữ có vai<br />
trò quyết định trong việc xây dựng một nền<br />
tảng gia đình ấm no và hạnh phúc.<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả điều tra về vai trò người phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện nay<br />
STT<br />
<br />
Vai trò<br />
<br />
Số ý kiến<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
1<br />
<br />
Là người thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người<br />
của gia đình (GĐ)<br />
<br />
140/ 200<br />
<br />
70<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
Là người thực hiện chức năng giáo dục trong GĐ<br />
<br />
166/200<br />
<br />
83<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
Là người thực hiện chức năng kinh tế GĐ<br />
<br />
148/200<br />
<br />
74<br />
<br />
6<br />
<br />
148/200<br />
<br />
74<br />
<br />
6<br />
<br />
182/200<br />
<br />
91<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
5<br />
<br />
Là người thực hiện chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý,<br />
tình cảm trong GĐ<br />
Là người thực hiện chức năng xây dựng gia đình ấm no,<br />
bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.<br />
<br />
6<br />
<br />
Là người tổ chức đời sống vật chất tinh thần trong GĐ<br />
<br />
156/200<br />
<br />
78<br />
<br />
4<br />
<br />
7<br />
<br />
Là người tham gia xây dựng xã hội và cộng đồng<br />
<br />
137/200<br />
<br />
68.5<br />
<br />
9<br />
<br />
8<br />
<br />
Là người đảm nhiệm tốt công việc mà xã hội giao cho<br />
<br />
148/200<br />
<br />
74<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
Là người giáo dục con cái trong GĐ<br />
<br />
166/200<br />
<br />
83<br />
<br />
2<br />
<br />
10<br />
<br />
Là người vợ hiền, dâu thảo<br />
<br />
137/200<br />
<br />
68.5<br />
<br />
9<br />
<br />
Nguồn: Kết quả nghiên cứu ở 200 gia đình (ở thành phố Thái Nguyên) [6]<br />
<br />
Bảng 2. Kết quả điều tra về vai trò người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hiện nay<br />
STT<br />
<br />
Vai trò<br />
<br />
Số chị em tham gia<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
<br />
Thứ bậc<br />
<br />
1<br />
<br />
Nữ chủ doanh nghiệp<br />
<br />
36/200<br />
<br />
18<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
Trí thức nữ thuộc khoa học tự nhiên<br />
<br />
74/200<br />
<br />
37<br />
<br />
2<br />
<br />
166<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Thị Hậu và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
65(03): 165 - 169<br />
<br />
3<br />
<br />
Trí thức nữ thuộc khoa học xã hội<br />
<br />
77/200<br />
<br />
38.4<br />
<br />
1<br />
<br />
4<br />
<br />
Tiến sĩ<br />
<br />
28/200<br />
<br />
13.8<br />
<br />
5<br />
<br />
5<br />
<br />
Người lao động bình thường<br />
<br />
50/200<br />
<br />
25<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
Làm nội trợ trong gia đình<br />
<br />
16/200<br />
<br />
7.8<br />
<br />
6<br />
<br />
Nguồn: Kết quả nghiên cứu ở 200 gia đình (ở thành phố Thái Nguyên) [6]<br />
<br />
Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong xã hội.<br />
Về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong<br />
xã hội hiện đại - quan niệm cho rằng: phụ nữ<br />
là những trí thức thuộc lĩnh vực khoa học xã<br />
hội và tự nhiên chiếm tỷ lệ khá cao; sau đó<br />
đến quan niệm cho rằng phụ nữ là người lao<br />
động bình thường trong xã hội. Theo kết quả<br />
điều tra, mặt tích cực nhất là quan niệm về vai<br />
trò của phụ nữ trong xã hội đã có sự thay đổi<br />
hoàn toàn, rất ít người quan niệm phụ nữ<br />
ngày nay chỉ có vai trò nội trợ (chiếm 7,8%),<br />
phần lớn các quan niệm đã đánh giá và đề<br />
cao vị trí, vai trò người phụ nữ trong xã hội<br />
ngày nay, đặc biệt là phụ nữ đã được giải<br />
phóng khỏi việc nhà và tham gia tích cực có<br />
hiệu quả vào các hoạt động nghề nghiệp và<br />
công tác xã hội.<br />
Sự qui thuộc xã hội<br />
Trong thời kì chuyển đổi sang nền kinh tế thị<br />
trường, phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện<br />
đại có nhiều cơ hội hơn trong việc lựa chọn<br />
việc làm. Họ tham gia vào các lĩnh vực khoa<br />
học, kỹ thuật, văn hóa, chính trị, kinh tế - xã<br />
hội ngày càng nhiều hơn. Điều đó khẳng định<br />
vị thế của phụ nữ trong sự bình đẳng với nam<br />
giới và cũng là biểu hiện năng lực của mình<br />
trong hoạt động xã hội.<br />
Do hoàn cảnh nghề nghiệp, vị trí xã hội khác<br />
nhau, sự phấn đấu của mỗi người khác nhau<br />
nó muốn có, muốn thực hiện với cái bị áp đặt<br />
từ vị trí và điều kiện xã hội.<br />
Các chuẩn mực của phụ nữ Việt Nam ngày nay<br />
Dưới thời phong kiến. người phụ nữ phải tuân<br />
theo qui định của luật tam tòng tứ đức. Ngày<br />
nay, khi đã có sự bình đẳng giới, luật tam<br />
tòng không còn phù hợp với thực tiễn nữa<br />
nhưng tứ đức vẫn còn nguyên giá trị. Đó là:<br />
Công, dung, ngôn, hạnh. Có thể khẳng định<br />
Công, dung, ngôn, hạnh tạo ra thân phận xã<br />
hội của người phụ nữ ngày nay.<br />
<br />
sẽ làm cho thân phận xã hội được vận hành<br />
theo những hệ qui chiếu khác nhau; Đó là<br />
những điều kiện về: Đất nước, chủng tộc, tôn<br />
giáo, đảng phái, nhóm, tập thể… đã in dấu<br />
khá đậm nét lên cách sống, cách nghĩ và tạo<br />
nên những hành vi xã hội của cá nhân. Tất cả<br />
những điều đó đã tạo nên những thân phận<br />
mang tính điển hình của người phụ nữ.<br />
Thân phận xã hội của người phụ nữ còn phụ<br />
thuộc vào các phạm trù về đạo đức, văn hóa<br />
thuộc lĩnh vực xã hội, vào tính giai cấp hay<br />
trình độ văn hóa văn minh của xã hội.<br />
Thân phận xã hội còn phụ thuộc vào giá trị<br />
nội tại của nhóm mà người phụ nữ tham gia<br />
như gia đình và cơ quan.<br />
Thân phận xã hội còn phụ thuộc vào giới tính.<br />
Các nhà nghiên cứu cho rằng thân phận xã<br />
hội của người phụ nữ được hình thành dưới<br />
sự tác động của những yếu tố tiêu cực, khó<br />
khăn và xung đột nhiều hơn nam giới.<br />
Sự tham dự xã hội<br />
Thân phận xã hội không phải là một hiện thực<br />
khi đã được khẳng định là cứ thế tồn tại mãi.<br />
Nó vận động trong cả cuộc đời và được xây<br />
dựng thông qua sự chọn lựa và những tham<br />
dự xã hội của con người. Vì vậy thân phận<br />
không cố định mà có sự thay đổi do sự vận<br />
động của bản thân con người. Thực chất thân<br />
phận bao giờ cũng có sự xung đột giữa cái mà<br />
Người đàn ông ở thời đại nào cũng mong<br />
muốn có một người vợ đảm đang, hiền hậu,<br />
nói năng cư xử khéo léo, nhẹ nhàng và luôn<br />
phải biết cách làm đẹp. Tương đương với yêu<br />
cầu của người xưa là: có đủ công, dung, ngôn,<br />
hạnh. Tuy nhiên yêu cầu về công, dung, ngôn,<br />
hạnh của thời kỳ hiện đại ngày nay cũng có<br />
những đặc điểm khác xưa. Kết quả khảo sát<br />
bước đầu thể hiện tại bảng 3.<br />
Theo kết quả điều tra, chuẩn mực đầu tiên đối<br />
với người phụ nữ hiện đại là: Yêu chồng,<br />
thương con (xuất phát từ vai trò vị trí của phụ<br />
<br />
167<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Thị Hậu và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nữ trong gia đình). Chuẩn mực thứ 2 là: Có<br />
nghề nghiệp ổn định, và thứ 3 là: Chung thủy;<br />
Thứ 4 là: Có trí thức; Chuẩn mực sau cùng là:<br />
Năng động và sáng tạo. Điều này chứng tỏ<br />
người phụ nữ hiện đại vẫn phải đạt những<br />
chuẩn chung về tứ đức ngày xưa mà cha ông<br />
ta đã đúc kết; đó là “công, dung, ngôn, hạnh”.<br />
Chuẩn mực quan trọng thứ hai là nghề nghiệp<br />
ổn định, đây là yếu tố quyết định đến sự thay<br />
đổi vai trò và vị trí của thân phận người phụ<br />
nữ Việt Nam hiện đại. Rõ ràng, trong xã hội<br />
hiện đại các quan niệm về chuẩn mực của<br />
người phụ nữ đã thay đổi theo chiều hướng<br />
tích cực. Đó là sự thể hiện được được phần<br />
nào yếu tố bình đẳng giới. Mặt khác, các quan<br />
niệm về chuẩn mực cũng phản ánh được xu<br />
hướng phát triển và đặc điểm của xã hội thời<br />
kỳ hiện đại là: coi trọng tri thức. Tuy nhiên<br />
trong sự biến động theo xu hướng toàn cầu<br />
<br />
65(03): 165 - 169<br />
<br />
hóa nhưng vẫn phải đảm bảo yếu tố truyền<br />
thống của người phụ nữ Việt Nam.<br />
KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT<br />
Kết luận<br />
Thân phận xã hội của phụ nữ ngày nay phụ<br />
thuộc vào nhiều hệ qui chiếu khác nhau.<br />
Tùy theo giá trị và tầm quan trọng của từng<br />
hệ qui chiếu mà mỗi thân phận có một vai<br />
trò xã hội nhất định.<br />
Ngày nay, phụ nữ có nhiều cơ hội để nâng<br />
cao hiểu biết, nâng cao vị thế và vai trò của<br />
mình ngang bằng với nam giới. Do đó ngoài<br />
những phẩm chất, những yêu cầu có tính chất<br />
truyền thống, người phụ nữ phải có thêm một<br />
số phẩm chất mới mang tính thời đại. Ngày<br />
nay, phụ nữ có rất nhiều cơ hội phấn đấu<br />
trong mọi lĩnh vực xã hội theo xu hướng:<br />
“Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tuy nhiên<br />
cũng phải đứng trước nhiều khó khăn, phức<br />
tạp do mặt trái của lối sống hiện đại mang lại.<br />
<br />
Bảng 3. Kết quả điều tra về các chuẩn mực của phụ nữ hiện đại<br />
STT<br />
Các chuẩn mực<br />
Số ý kiến<br />
1<br />
Yêu chồng, thương con<br />
38/200<br />
2<br />
Có nghề nghiệp ổn định<br />
32/200<br />
3<br />
Có tri thức<br />
24/200<br />
4<br />
Có sức khỏe<br />
20/200<br />
5<br />
Chung thủy<br />
26/200<br />
6<br />
Năng động<br />
12/200<br />
7<br />
Sáng tạo<br />
12/200<br />
8<br />
Có lối sống văn hóa<br />
16/200<br />
9<br />
Có lòng nhân hậu<br />
14/200<br />
10<br />
Quan tâm đến lợi ích XH, cộng đồng<br />
22/200<br />
Nguồn: Kết quả nghiên cứu ở 200 gia đình (ở thành phố Thái Nguyên) [6]<br />
<br />
Ý kiến đề xuất<br />
Phụ nữ là một lực lượng sản xuất to lớn trong<br />
xã hội hiện nay, vì vậy họ phải được coi trọng<br />
và là đối tượng trực tiếp được chuyển giao<br />
các tiến bộ khoa học và công nghệ trong hoạt<br />
động nghề nghiệp và trong hoạt động kinh tế<br />
gia đình.<br />
Cần tổ chức đào tạo các nghành nghề, mở các<br />
lớp dạy nghề cho phụ nữ (đối tượng phụ nữ<br />
lao động phổ thông) nhằm đáp ứng nhu cầu<br />
phát triển của xã hội.<br />
Người phụ nữ mang trong mình nhiều thân<br />
phận: Là mẹ, là vợ, là người lao động, người<br />
cán bộ, công chức, nhà hoạt động xã hội... do<br />
đó ảnh hưởng của họ hết sức to lớn đến gia<br />
đình và xã hội. Chính vì vậy cần trang bị cho<br />
<br />
Tỷ lệ %<br />
19<br />
16<br />
12<br />
10<br />
13<br />
6<br />
6<br />
8<br />
7<br />
11<br />
<br />
Thứ bậc<br />
1<br />
2<br />
4<br />
5<br />
3<br />
9<br />
9<br />
7<br />
8<br />
6<br />
<br />
họ những kiến thức cơ bản cần thiết về mọi<br />
mặt để họ có thể thực hiện tốt thân phận mình<br />
trong gia đình và ngoài xã hội.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1] A.G. Coovacio (1967), Tâm lý học xã hội, Nxb<br />
Giáo dục, Hà Nội.<br />
[2] UBQG vì sự tiến bộ của phụ nữ 2000, Phân<br />
tích tình hình và khuyến nghị chính sách về bình<br />
đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.<br />
[3] TS. Trần Thị Vân Anh (2004), Giới trong xóa<br />
đói giảm nghèo và phát triển miền núi, Tạp chí<br />
Khoa học về phụ nữ, số 5/2004.<br />
[4] TS Dương Thị Minh (2000), Gia đình Việt<br />
Nam và vai trò người phụ nữ trong gia đình hiện<br />
nay, Nxb Văn hóa, Hà Nội.<br />
<br />
168<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đỗ Thị Hậu và cs<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
[5] TS Nguyễn Thế Hùng (2006), Nghệ thuật làm<br />
vợ - làm mẹ, Nxb Văn hóa – Thể thao.<br />
[6] Đào Thị Cẩm Nhung, Thân phận xã hội của<br />
phụ nữ Việt Nam trong gia đình hiện đại, Khóa<br />
<br />
65(03): 165 - 169<br />
<br />
luận tốt nghiệp, 2006. Người hướng dẫn: Th.s Đỗ<br />
Thị Hậu.<br />
<br />
THE SOCIAL POSITION OF VIETNAMESE WOMEN NOWADAYS<br />
Do Thi Hau, Vu Van Anh, Hoang My Hanh<br />
<br />
College of Education – Thai Nguyen University<br />
SUMMARY<br />
Old woman with a natural as the wife, as his mother often only narrow bundles of family<br />
environment with the implementation of moral "tam tong tu duc. Body parts of women's society<br />
today depends on many different systems referring. Depending on the value and importance of<br />
each system referring each body part has a certain social role.<br />
Today, women have more opportunities to enhance understanding, enhance the position and his<br />
role on par with men. Thus in addition to the quality, nature and requirements have traditionally,<br />
women have also brought a new quality computer time. A woman's body in its many parts: A<br />
mother, wife, the workers, the officials, civil servants, social activists ... therefore their influence to<br />
enormous family and society. So to equip them with basic knowledge needed in all aspects so that<br />
they can make good their body parts in the family and outside society.<br />
Key words: the social position of vietnamese women, position of vietnamese women.<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0912.806.057<br />
<br />
, Email:<br />
<br />
169<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.Lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />