intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thần thoại sisyphus: phần 2 - nxb trẻ

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

phần 2 gồm các nội dung chính: sáng tạo phi lý, triết học và hư cấu, kirilov, sáng tạo phù du, thần thoại sisyphus, hy vọng và phi lý trong tác phẩm của franz kafka. mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thần thoại sisyphus: phần 2 - nxb trẻ

SÁNG TẠO PHI LÝ<br /> <br /> <br /> TRIẾT HỌC VÀ HƯ CẤU<br /> Mọi sinh mệnh kiên trì sống trong bầu không khí phi lý tinh lọc sẽ không<br /> trụ lâu được nếu không có những tư duy thường trực và sâu sắc tiếp sức<br /> mạnh cho chúng. Chỉ riêng sự trung thành với phi lý là không đủ. Con người<br /> tỉnh thức đã hoàn thành nghĩa vụ của mình giữa những cuộc chiến tranh ngu<br /> xuẩn nhất mà không tin rằng có sự mâu thuẫn. Bởi lẽ quan trọng là không<br /> được trốn tránh điều gì. Chịu đựng được sự phi lý của thế giới là niềm vinh<br /> dự siêu hình. Chinh phục hay diễn xuất, hay trải nghiệm nhiều cuộc tình,<br /> cuộc nổi dậy phi lý là cống vật mà con người dâng cho phẩm giá của mình<br /> trong một chiến dịch anh ta đã bị đánh bại tử đầu.<br /> Đây đơn thuần là vấn đề trung thành với nguyên tắc của trận chiến. Suy<br /> nghĩ đó có lẽ đủ để giúp nuôi dưỡng một tâm trí, nó đã chống đỡ và bây giờ<br /> vẫn chống đỡ cho các nền văn minh. Không thể phủ nhận chiến tranh. Phải<br /> sống cùng nó hay chết vì nó. Như vậy sự phi lý ở đây là: phải sống cùng nó<br /> để nhận ra những bài học từ nó và giành lại xương thịt con người, về mặt<br /> này, niềm vui phi lý cao nhất là sự sáng tạo. Như Nietzsche nói: “Nghệ thuật<br /> và không có gì ngoài nghệ thuật, chúng ta có nghệ thuật để không phải chết<br /> vì sự thật.”<br /> Trong trải nghiệm mà tôi đang cố gắng mô tả và làm rõ bằng nhiều cách<br /> thức, một điều chắc chắn rằng hễ một nỗi đau khổ bị dập tắt thì nỗi đau khổ<br /> mới sẽ sinh ra. Cuộc truy tìm ngây ngô theo sau sự lãng quên, lời kêu cầu<br /> được thỏa mãn giờ không tiếng vọng. Nhưng sự căng thẳng thường trực<br /> khiến con người phải đối mặt với thế giới, cơn cuồng nhiệt tuân theo mệnh<br /> lệnh thúc giục anh ta phải lĩnh hội mọi thứ khiến anh ta rơi vào một cơn sốt<br /> khác. Trong vũ trụ này, tác phẩm nghệ thuật trở thành cơ may duy nhất để<br /> anh ta giữ được ý thức và sắp đặt những chuyến phiêu lưu của nó. Sáng tạo<br /> là sống nhiều gấp hai lần. Những dọ dẫm, cuộc kiếm tìm đầy bất an của<br /> Proust, những tỉ mẩn nhặt nhạnh nào hoa, nào giấy dán tường, và cả những<br /> nỗi lo âu của ông ta, chẳng hàm nghĩa điều gì khác cả. Nó cũng không nhiều<br /> ý nghĩa hơn sự sáng tạo liên tục dù khó thấy nơi người diễn viên, kẻ chinh<br /> phục, và mọi con người phi lý trong cuộc sống hàng ngày của họ. Tất cả bọn<br /> họ đều đang thử đóng kịch, lặp lại, và tái tạo cái thực tại của họ. Đến tận<br /> cùng ta luôn đến bước đường đối mặt với sự thật. Toàn bộ tồn tại của một<br /> con người vốn ngoảnh mặt trước sự bất diệt chính là vở kịch lớn không lời<br /> dưới lớp mặt nạ phi lý. Sáng tạo là vở kịch câm vĩ đại.<br /> <br /> Những kẻ nói trên biết cách bắt đầu, và sau đó toàn bộ nỗ lực của họ là<br /> để kiểm nghiệm, để phóng chiếu, và làm phong phú thêm hòn đảo phù du họ<br /> vừa đáp xuống. Nhưng trước hết họ phải biết đã. Vì cuộc khám phá phi lý<br /> trùng hợp với đoạn ngừng khi mà những đam mê trong tương lai được chuẩn<br /> bị và hợp thức hóa. Ngay cả những người không theo phúc âm nào vẫn có<br /> 61<br /> ngọn Núi Oliu của riêng mình . Không được phép ngủ quên trên đó. Vì đối<br /> với con người phi lý, điều quan trọng không phải là lý giải và giải quyết, mà<br /> là trải nghiệm và mô tả. Tất cả khởi đầu với sự dửng dưng sáng suốt.<br /> Mô tả, đó là tham vọng tối hậu của một suy nghĩ phi lý. Cũng như khoa<br /> học, một khi đă đi đến tận cùng những nghịch lý của nó, thì sẽ ngừng đưa ra<br /> gợi ý lý giải tiếp, để chiêm ngắm và phác họa cảnh quan muôn đời trinh<br /> nguyên của các hiện tượng. Từ đó trái tim học được rằng, cảm xúc làm lòng<br /> ta rộn ràng khi nhìn thấy các khía cạnh của thế giới này không phải xuất phát<br /> từ sự sâu sắc, mà là từ sự đa dạng của chúng. Lý giải chẳng ích gì, cảm thụ<br /> vẫn còn mãi, và ứng với nó là những những lời mời gọi liên tục từ một vũ trụ<br /> vô cùng tận về số lượng. Từ đây có thể hiểu được vị trí của tác phẩm nghệ<br /> thuật.<br /> Tác phẩm nghệ thuật ghi dấu đồng thời cái chết của một kinh nghiệm lẫn<br /> sự nhân lên của nó. Nó là một hình thức lặp lại đơn điệu mà đầy đam mê<br /> những chủ đề đã được hòa phối bởi thế giới: cơ thể, những thánh tượng trơ<br /> 62<br /> trơ không biết mệt trụ trên trán tường các đền thờ, các hình thái hay màu<br /> sắc, con số hay nỗi đau buồn. Như vậy khi một lần nữa đọ những chủ đề<br /> chính của tiểu luận này trong thế giới tuyệt vời và tươi non của người sáng<br /> tạo, kết luận không hề dửng dưng. Thật sai lầm khi tìm một biểu tượng trong<br /> nó và cho rằng tác phẩm nghệ thuật rốt cuộc là nơi trú ẩn cho sự phi lý. Bản<br /> thân nó là một hiện tượng phi lý, và ở đây ta chỉ quan tâm đến sự mô tả của<br /> nó. Tác phẩm nghệ thuật không là lối thoát cho căn bệnh trí tuệ. Mà nó là<br /> một trong những triệu chứng của căn bệnh ảnh hưởng toàn bộ tư duy của<br /> một con người. Nhưng tác phẩm nghệ thuật đã khiến lần đầu tiên tâm trí<br /> bước ra ngoài chính nó và đặt nó đối diện với những tâm trí khác; không<br /> phải để nó lạc lối mà là để chỉ rõ cho nó con đường cụt mà tất cả đều đã dấn<br /> vào. Nói theo lập luận phi lý, thì sự sáng tạo theo đuổi sự dửng dưng lẫn<br /> khám phá. Nó đánh dấu nơi những đam mê phi lý bung nở và lý lẽ dừng<br /> chân. Địa vị của nó trong tiểu luận này sẽ được biện luận theo hướng này.<br /> Ớ đây cần xem xét một số chủ đề chung của người sáng tạo và nhà tư<br /> tưởng để chỉ ra trong các tác phẩm nghệ thuật mọi mâu thuẫn trong tư duy<br /> liên quan đến sự phi lý. Thật ra, không có nhiều kết luận đồng nhất chứng<br /> minh sự liên quan của tâm trí bằng kết luận về các mâu thuẫn chung. Như<br /> <br /> vậy nó gắn với tư duy và sáng tạo. Có lẽ tôi không cần phải nói rằng cùng<br /> một nỗi thống khổ đã thúc con người hướng tới hai điều đó. Tâm trí và sáng<br /> tạo trùng nhau ở điểm khởi đầu là đây. Nhưng tôi thấy rằng rất hiếm tư<br /> tưởng bắt nguồn từ sự phi lý trụ lại được trong quá trình sáng tạo. Và chính<br /> giữa những sự chệch hướng lẫn bất trung (so với tư tưởng phi lý ban đầu) đó,<br /> tôi lượng được điều gì thuộc về sự phi lý. Tôi cũng tự hỏi: Liệu có thể nào<br /> thực hiện tác phẩm nghệ thuật phi lý được không?<br /> <br /> <br /> ***<br /> <br /> <br /> Không thể nào quá khăng khăng một hướng về bản chất dễ đổi dời của<br /> sự đối lập xưa cũ giữa nghệ thuật và triết học. Nếu khẳng định sự đối lập đó<br /> theo nghĩa quá bó hẹp, thì hẳn nhiên sẽ sai. Còn nếu chỉ nói rằng hai lĩnh vực<br /> đó, mỗi lĩnh vực đều có môi trường riêng biệt của chúng, thì có lẽ đúng<br /> nhưng vẫn còn mơ hồ. Luận cứ duy nhất khả dĩ chấp nhận được căn cứ trên<br /> mâu thuẫn giữa người triết gia được bao bọc bên trong hệ thống của chính<br /> ông ta và người nghệ sĩ khi được đặt trước tác phẩm của mình. Nhưng luận<br /> cứ đó chỉ thỏa đáng khi áp dụng trong một số hình thức nghệ thuật và triết<br /> học nhất định, mà ở đây ta coi là thứ yếu. Ý tưởng cho rằng có thứ nghệ<br /> thuật tách rời khởi người sáng tạo ra nó không chỉ là đã quá lỗi thời, mà còn<br /> sai lầm. Trái với người nghệ sĩ, chưa có triết gia nào sáng tạo được nhiều hệ<br /> thống. Nhưng thật ra cho đến nay, cũng chưa có nghệ sĩ nào diễn tả được<br /> nhiều hơn một chủ đề dù dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Trong nghệ thuật<br /> có sự toàn hảo tức thời và luôn cần đổi mới, đúng thế, nhưng chỉ dựa trên<br /> một khái niệm định trước. Vì tác phẩm nghệ thuật cũng như một công trình<br /> xây dựng, và ai cũng biết các nghệ sĩ sáng tác vĩ đại “nhất điệu” đến thế nào.<br /> Với lý do tương tự như các nhà tư tưởng, người nghệ sĩ gắn bó và hóa thân<br /> trong tác phẩm họ tạo ra. Sự thẩm thấu đó làm dấy lên những vấn đề quan<br /> trọng nhất trong mỹ học. Hơn nữa, với những ai tin vào tính đơn mục đích<br /> của tâm trí, thì sự phân biệt dựa trên phương pháp và đối tượng sáng tạo quả<br /> là vô ích. Giữa những môn nghệ thuật mà con người đặt ra cho chính mình<br /> nhằm thông hiểu và yêu thương, không hề có rào cản nào. Chúng đan cài vào<br /> nhau, và được nối kết bởi cùng một mối lo âu.<br /> Đầu tiên cần nói rõ điều này. Việc thực hiện một tác phẩm nghệ thuật phi<br /> lý đòi hỏi một tư tưởng sáng suốt nhất. Nhưng đồng thời đó không được là<br /> một tư tưởng rõ ràng hiển nhiên, ngoại trừ do trí tuệ tự điều hòa. Mâu thuẫn<br /> này có thể được giải thích theo sự phi lý. Tác phẩm nghệ thuật ra đời khi trí<br /> <br /> tuệ khước từ suy luận về điều chắc chắn cụ thể. Nó đánh dấu chiến thắng của<br /> xúc cảm trần tục. Chính tư tưởng sáng suốt khuấy động nó, nhưng chính<br /> trong hành động đó tư tưởng chối bỏ nó. Nó sẽ không đầu hàng trước nỗi<br /> cám dỗ chấp nhận thêm thứ được mô tả là một chiều ý nghĩa sâu sắc hơn, mà<br /> nó biết là không hợp lý. Tác phẩm nghệ thuật là hiện thân của một vở kịch<br /> của trí tuệ, chỉ là nó chứng tỏ điều này theo lối gián tiếp. Tác phẩm nghệ<br /> thuật phi lý đòi hỏi người nghệ sĩ ý thức được những hạn chế này cũng như<br /> một môn nghệ thuật trong đó cái cụ thể biểu hiện không gì khác hơn là chính<br /> nó. Nó không thể là mục đích, ý nghĩa, hay niềm an ủi cho cuộc đời. Sáng<br /> tạo hoặc không sáng tạo đều không thay đổi điều gì. Người sáng tạo phi lý<br /> không đề cao đánh bóng tác phẩm của mình. Anh ta có thể chối bỏ tác phẩm<br /> của mình. Và trên thực tế đã có những trường hợp như vậy. Cứ xét trường<br /> 63<br /> <br /> hợp của Rimbaud trong thời kỳ ông ở Abyssinia cũng đủ rõ.<br /> Đồng thời ta cũng thấy được một nguyên tắc thẩm mỹ trong nghệ thuật.<br /> Những tác phẩm nghệ thuật thực thụ luôn là thước đo nhân văn. Về cơ bản<br /> đó là những tác phẩm phản ánh “ít hơn”. Giữa toàn bộ trải nghiệm của người<br /> nghệ sĩ và tác phẩm phản ánh trải nghiệm đó có mối liên hệ nhất định, như<br /> giữa diễn tiến của nhân vật Wilhelm Meỉster với sự trưởng thành của Goethe.<br /> Mối quan hệ sẽ trở xấu khi muốn bày toàn bộ trải nghiệm lên những trang<br /> giấy đẹp đẽ có họa tiết viền quanh trong một tác phẩm văn chương có tính lý<br /> giải. Còn mối quan hệ đó tốt đẹp khi tác phẩm chỉ là một mảnh cát từ kinh<br /> nghiệm, một mặt của khối kim cương trong đó ánh rực rỡ từ bên trong tỏa ra<br /> không giới hạn. Trong trường hợp đầu tiên, có sự quá tải lẫn kỳ vọng hướng<br /> đến vĩnh cửu. Trong trường hợp thứ hai, tác phẩm phong phú giàu có vì toàn<br /> bộ kinh nghiệm ẩn hàm trong đó, với độ sâu dày khôn dò. Vấn đề của người<br /> nghệ sĩ phi lý là phải đạt tới trình độ savoir-vivre (ở đây tạm dịch là biết xử<br /> lý tác phẩm), vốn vượt cao hơn savoir-faire (khả năng xử lý tác phẩm). Và<br /> cuối cùng, trên tất cả, các nghệ sĩ vĩ đại trong môi trường này là những hiện<br /> hữu sống tuyệt vời, khái niệm “sống” ở đây ngang ngửa với trải nghiệm lẫn<br /> phản ánh. Do đó tác phẩm thể hiện vở diễn của trí tuệ. Tác phẩm phi lý minh<br /> họa sự chối từ của tư duy trước danh giá gán cho nó, nó từ chối không trở<br /> thành thứ gì hơn là một trí tuệ mô tả tỉ mỉ những vẻ ngoài và vỏ bọc bằng<br /> những hình ảnh không chứa lý giải lý trí nào trong đó. Nếu thế giới này rõ<br /> ràng dễ hiểu, nghệ thuật sẽ không tồn tại.<br /> Ở đây tôi không nói đến các môn nghệ thuật của hình thái hay màu sắc,<br /> 64<br /> <br /> trong đó sự mô tả thắng thế trong sự giản dị tuyệt vời của nó . Sự biểu lộ bắt<br /> đầu nơi mà tư tưởng kết thúc. Những xác ướp thiếu niên với hốc mắt trống<br /> rỗng được người ta đưa vào đền thờ và viện bảo tàng – triết lý của họ thể<br /> hiện trong cử chỉ. Đối với con người phi lý, điều đó còn dạy họ nhiều điều<br /> <br /> hơn mọi thư viện trên đời. Điều này cũng đúng cho âm nhạc, ở một khía<br /> cạnh khác. Nếu có môn nghệ thuật không chứa đựng bài học nào, thì đó hẳn<br /> là âm nhạc. Nó liên quan quá mật thiết với toán học đến nỗi không phải vay<br /> mượn sự vô vị lợi của môn này. Trò chơi tâm trí tự bày ra cho nó tuân theo<br /> những quy luật định sẵn và nhịp nhàng này, diễn ra trong tầm âm vang ta<br /> nghe được, và xa hơn đó những rung chấn gặp nhau trong một vũ trụ phi<br /> nhân. Không còn cảm thụ nào tinh thuần hơn thế. Những ví dụ này quá dễ<br /> thấy. Con người phi lý nhìn nhận những hòa âm và hình thái ấy là của mình.<br /> Tôi muốn nói đến một dạng tác phẩm nghệ thuật mà trong đó nỗi cám dỗ<br /> lý giải vẫn mạnh nhất, ảo tưởng tự động phơi lộ, và việc đi đến kết luận hầu<br /> như không thể tránh khỏi. Đó chính là sáng tạo hư cấu. Hãy thử tìm xem<br /> trong đó sự phi lý có trụ được không.<br /> <br /> <br /> ***<br /> <br /> <br /> Việc tư duy, về cơ bản là sáng tạo ra một thế giới (Hoặc rào chắn thế giới<br /> riêng của mình, cả hai đều dẫn đến cùng một kết quả). Quá trình đó phát sinh<br /> từ mối bất đồng cơ bản tách rời con người khỏi kinh nghiệm để tìm ra một<br /> điểm chung tùy theo nỗi hoài vọng của nó, một vũ trụ được rào giậu bởi lý lẽ<br /> hay được thắp sáng bởi các phép loại suy, nhưng chính nó, dù trong trường<br /> hợp nào đi nữa, đều chừa lại một cơ hội để hủy bỏ cuộc phân ly khôn kham<br /> 65<br /> <br /> đó. Người triết gia, bao dù ông ta có là Kant đi chăng nữa, cũng là một<br /> người sáng tạo. Triết gia có những nhân vật, những biểu tượng, và hành<br /> động được che đậy. Ông còn có sẵn các kết cục khác nhau cho cốt truyện của<br /> mình. Ngược lại, sự vượt lên của thể loại tiểu thuyết so với thơ ca và tiểu<br /> luận đơn thuần tượng trưng cho lượng trí thức hóa nghệ thuật lớn hơn, mặc<br /> dù nhìn bề ngoài khó thấy điều đó. Xin đừng nhầm lẫn, ở đây tôi chỉ đang<br /> nói đến những tiểu thuyết vĩ đại nhất. Sự giàu có và tầm quan trọng của một<br /> thể loại văn học thường được đo lường bằng lượng “sản phẩm rác” trong đó,<br /> nhưng không thể vì số lượng tiểu thuyết tồi mà quên giá trị của những kiệt<br /> tác. Những kiệt tác này thực sự đã mang theo cả một vũ trụ trong chúng.<br /> Tiếu thuyết có logic riêng, lập luận riêng, trực giác riêng, và những định đề<br /> 66<br /> riêng. Nó cũng có đòi hỏi riêng về mức độ rõ ràng .<br /> Sự đối lập kinh điển mà tôi có nhắc bên trên thậm chí còn ít chính đáng<br /> hơn trong trường hợp cụ thể này. Tác phẩm có giá trị lâu dài khi dễ dàng<br /> tách rời triết lý khỏi tác giả của nó. Ngày nay, khi tư duy đã không còn đòi<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2