intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THÁNG BA, TRẺ THƯỜNG MẮC BỆNH GÌ?

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

213
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa đưa ra dự báo về tình hình một số bệnh sẽ xảy nhiều ở trẻ em trong tháng ba. Mục đích là để có những biện pháp phòng ngừa, đối phó với bệnh tật... Một số bệnh xảy ra nhiều Theo dự báo của Bệnh viện Nhi đồng 1, trong tháng ba này sẽ có một số bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em như: bệnh tay chân miệng; bệnh trái rạ (thủy đậu); bệnh rubella; quai bị và sốt xuất huyết trái mùa. Trong đó, đáng lưu ý nhất ở thời điểm hiện nay...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THÁNG BA, TRẺ THƯỜNG MẮC BỆNH GÌ?

  1. THÁNG BA, TRẺ THƯỜNG MẮC BỆNH GÌ? Nguồn: www.khamchuabenh.com Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) vừa đưa ra dự báo về tình hình một số bệnh sẽ xảy nhiều ở trẻ em trong tháng ba. Mục đích là để có những biện pháp phòng ngừa, đối phó với bệnh tật... Một số bệnh xảy ra nhiều Theo dự báo của Bệnh viện Nhi đồng 1, trong tháng ba này sẽ có một số bệnh xảy ra nhiều ở trẻ em như: bệnh tay chân miệng; bệnh trái rạ (thủy đậu); bệnh rubella; quai bị và sốt xuất huyết trái mùa. Trong đó, đáng lưu ý nhất ở thời điểm hiện nay là bệnh tay chân miệng. Trong tháng 2 vừa qua, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 có 19 trường hợp trẻ bị viêm não do vi - rút Entero 71 - đây là một biến chứng nặng của căn bệnh tay chân miệng, trong đó có 3 trường hợp bị tử vong. Triệu chứng điển hình của bệnh thường gặp là nổi những bóng nước màu xám, hay màu đỏ, nổi tập trung nhiều ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi, miệng (gây vết loét bên trong môi, miệng), đầu gối, mông, hoặc bóng nước cũng có thể nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể. Đặc biệt, những bóng nước ở bệnh tay chân miệng ấn vào không đau. Trẻ còn kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy... Biến chứng nguy hiểm của bệnh là viêm màng não như nói trên. Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM cũng khuyến cáo về nguy cơ gia tăng bệnh sốt xuất huyết trái mùa bởi tình trạng phát sinh nhiều muỗi tại một số quận huyện trên địa bàn TP.HCM trong thời gian gần đây. Phụ huynh cần biết Để phòng và ngăn chặn bệnh xảy ra nhiều, chiều 4.3 vừa qua, Sở Y tế TP.HCM đã có buổi họp với các phòng, ban để bàn về kế hoạch phòng chống bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết... Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM) bố mẹ cần lưu ý phòng bệnh cho trẻ, để ý phát hiện sớm đưa trẻ đi khám bệnh kịp thời. Đặc biệt với bệnh tay chân miệng là bệnh gây biến chứng nguy hiểm hơn so với các bệnh còn lại nói trên nhưng lại chưa có thuốc phòng ngừa, mà chủ yếu chỉ phòng bệnh cho trẻ bằng việc đảm bảo vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường trẻ sống, vui chơi (kể cả đồ chơi của trẻ cũng phải sạch sẽ), vì nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là do siêu vi trùng đường ruột, bệnh lây qua đường tiêu hóa và hô hấp. Cần cách ly trẻ bệnh với trẻ lành... Bệnh trái rạ (thủy đậu) cũng nổi mụn nước nhưng mụn nước to hơn, nhiều hơn và thời gian nổi nhanh hơn so với bệnh tay chân miệng. Còn ở bệnh rubella thì nổi những nốt hồng ban không có nước bên trong. Ở bệnh quai bị thì trẻ có biểu hiện sưng, đau tuyến mang tai, bên cạnh những triệu chứng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi, quấy khóc... như các bệnh nói trên. Bệnh trái rạ, rubella, quai bị cũng cần phải cách ly để phòng ngừa bệnh. Riêng với bệnh trái rạ và rubella cần đặc biệt chú ý, nếu trong nhà có trẻ mắc bệnh phải cách ly ngay với phụ nữ mang thai, bởi nếu phụ nữ mang thai bị lây nhiễm hai bệnh này sẽ gây ảnh hưởng nguy hiểm cho thai nhi như sinh non, dị tật bNm sinh...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2