Thằng cháu đích tôn
lượt xem 1
download
Dòng họ Đinh Đông An của chúng tôi gắn liền với ngôi làng cổ từ thời vua Trần Duệ Tông phái Quản mục Trịnh Cuông đem thuộc hạ đến mảnh đất tân bồi do lấn biển để lập thành “Tứ ấp” là: Liêu Tây, Liêu Thượng, Liêu Hạ và Liêu Đông. Rồi giao cho bốn người con trai mang bốn dòng họ: Trịnh, Nguyễn, Hoàng, Cao cai quản. Người con thứ ba là Hoàng Công Mẫn làm chủ ấp Liêu Hạ (chính là làng Đông An ngày nay). Đến thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích, nhà...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thằng cháu đích tôn
- Thằng cháu đích tôn TRUYỆN NGẮN CỦA ĐINH QUANG TỈNH Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây có thật một trăm phần trăm mà cũng “sexy” một trăm phần trăm. Dòng họ Đinh Đông An của chúng tôi gắn liền với ngôi làng cổ từ thời vua Trần Duệ Tông phái Quản mục Trịnh Cuông đem thuộc hạ đến mảnh đất tân bồi do lấn biển để lập thành “Tứ ấp” là: Liêu Tây, Liêu Thượng, Liêu Hạ và Liêu Đông. Rồi giao cho bốn người con trai mang bốn dòng họ: Trịnh, Nguyễn, Hoàng, Cao cai quản. Người con thứ ba là Hoàng Công Mẫn làm chủ ấp Liêu Hạ (chính là làng Đông An ngày nay). Đến thời Minh Mạng, việc khẩn hoang rất được khuyến khích, nhà vua sai quan lại mộ dân lập ấp, lấn biển khắp trong Nam ngoài Bắc. Con dân ở ấp mới được miễn thuế để sớm an cư lạc nghiệp. Thấy được ích lợi của việc này, Đức Thủy tổ Đinh Phúc Thành đã cùng cụ bà là Hoàng Thị Huệ và hai người con trai, đem gia đinh từ Đông Nhuế - Thái Bình sang đất Liêu Hạ để lập nghiệp, đến sau các tộc họ Trịnh, Nguyễn, Hoàng, Cao và họ Phạm. Đúng là “Trâu chậm uống nước đục”, “người tính không bằng trời tính”, ruộng đồng được chia nhiều, cứ tưởng cày cấy được ngay, nhưng toàn là chân ruộng chua phèn, cỏ lau cỏ lác mọc như rừng nên việc khẩn hoang vô cùng gian nan. Do đó, ngoài việc đào mương dẫn nước thau phèn, phần lớn đàn ông phải làm thêm nghề đánh dậm, đánh cụp để bắt tôm, bắt cá; Còn đàn bà con gái thì lặn lội mò cua, bắt ốc kiếm miếng ăn qua ngày. Nghèo đói quá hóa hèn, gặp lúc giáp hạt, trong nhà không có lấy một hột gạo để nấu cháo, đành phải vác rá đến các họ tộc khác vay từng đấu gạo, xin từng thìa muối... bởi vậy mới có câu ca: “Họ Đinh ăn rình họ Phạm, họ Phạm đánh cạm họ Đinh”. Cái ăn còn lần không ra huống hồ là mặc. Hồi ấy, hai cha con đóng chung một cái khố rách là chuyện bình thường. Con cháu Thủy tổ nghèo đến mức “Khố ngắn đóng chặt - ổ chật
- nằm co”, chính vì vậy mà con trai họ Đinh ngay từ khi lọt lòng mẹ, dái đứa nào cũng bị vẹo sang một bên, lâu dần thành tật, di truyền cho đến tận ngày nay. Cũng may, họ Đinh Đông An chỉ gian nan có vài đời, sau đó nhờ trời “mưa thuận gió hòa”, được mùa liên tiếp. Nhiều nhà đã có của ăn của để, có nhà còn mời được thầy đồ về dạy chữ cho con. Rồi đời nối đời “an cư lạc nghiệp”, họ Đinh sinh sôi nảy nở chiếm đến quá nửa làng Đông An. *** Con sông Ba Vành khởi nguồn từ cống Cát, chảy qua làng Liêu Hạ, uốn khúc lượn quanh đất Liêu Thượng, Văn Phú, Thủy Nhai, Hạc Châu, Ngọc Cục, Trà Lũ rồi đổ ra sông Ninh Cơ, nơi đây là dấu tích tháo chạy của nghĩa quân Phan Bá Vành năm 1827. Trên đường lui, hàng ngàn người vừa chạy vừa vục tay ném bùn sang hai bên để nước chảy thành sông cho thuyền chở quân lương, vũ khí từ sông Cái về tận Trà Lũ cố thủ. Dân làng Đông An quen gọi là sông Ba Vành hay sông Trước, chứ không quen gọi là sông “Bá Vành” bao giờ. Ca dao có câu: “Trên giời có ông Sao Tua/ ở làng Trà Lũ có Vua Ba Vành”. Sông cho nước ăn, nước uống, tưới tắm ruộng, vườn … làm nên cuộc sống hiền hòa, trù phú quê tôi. Chiều chiều đi làm đồng về, mình mẩy lấm láp, mọi người cùng lội ùa xuống sông tắm táp, gột rửa bùn đất làm cho con người sạch sẽ, tâm hồn thơm thảo, đó là tập tục lâu đời của cộng đồng cư dân miền đồng bằng Bắc Bộ đã quen sống chung với nước, với cả cảnh đói nghèo. Nghèo đến độ áo xống nhất bộ, phải ở truồng hong khố đã thành nếp quen rất tự nhiên của đàn ông ở ấp Liêu Hạ. Tôi nhớ như in hồi còn bé, vào tầm giữa trưa hè hoặc xẩm tối, vừa cơm nước xong là mấy bác thợ cày lực lưỡng lại cởi quần vắt vai, một tay xỉa răng, một tay bịt “của quý” rồi cứ thế thỗn thện bách bộ ra sông tắm, gặp ai cũng đon đả chào: “Bà đã xơi cơm chửa?”, các bà, các mẹ phải vội vã giả nhời rồi rảo cẳng bước mau. Mãi đến thời cải cách ruộng đất, nông dân được hội họp nhiều, thói quen lạ lùng này mới dần mất đi. Dẫu biết “Ngũ cốc là gốc nhà nông”, nhưng họ Đinh vẫn hướng con cháu vào học hành, chữ nghĩa hơn là làm giàu bằng nghề canh nông. Tuy vậy, nhiều đứa vẫn còn mảng chơi bỏ cả việc “dùi mài kinh sử”, bị đòn luôn mà vẫn chứng nào tật ấy. Nhớ lại chuyện cái
- Rận chuyên câu cáy ở vệ sông Trước, nó ghét nhất lũ con trai cởi truồng tồng ngồng đuổi nhau, hò hét ỏm tỏi rồi bất thình lình nhảy tùm xuống nước khiến lũ cáy hốt hoảng chui tọt hết vào hang làm cho nó câu không đủ cáy về làm mắm, bị mẹ đánh sưng u cả đầu. Hôm sau lại bị bọn trẻ phá đám, cái Rận tức lắm, nó không thèm nhìn mặt mà chỉ liếc mắt thấy cu thằng nào vẹo đích thị là giai họ Đinh, nó nín lặng chạy một hơi vào mách cụ Đồ, cụ giận lắm, sai người nhà gọi bọn chúng về nọc ra giữa sân gạch, dùng roi mây hỏi tội, mông thằng nào cũng lằn kín “lươn”, từ đấy cạch đến già có cho kẹo chúng cũng không dám trốn học ra sông nô đùa nữa. Đức Thủy tổ Đinh Phúc Thành lập nghiệp ở Liêu Hạ, đến đời cha tôi là “hàng Cửu” (đời thứ 9). Cha mẹ tôi sinh được ba trai, một gái; Tôi là con trai thứ hai. Trước năm đói ất Dậu, ông Nội tôi bị kiện về tội cố ý làm cháy nhà gây chết người. Thời ấy, hai tội “thiêu gia, sát nhân” (đốt nhà, giết người) đều bị xử chém nhưng không hiểu vì sao lại bưng bít cho đến tận bây giờ cũng không một ai trong họ biết “đầu cua tai nheo” chuyện là thế nào. Đây là một vụ kỳ án, ngụy tạo bằng cớ, nên mấy đời nha huyện xử mà vẫn không khép được tội. Ông nội “khuynh gia bại sản” vì suốt mấy năm trời theo kiện, uất ức không sao kể xiết. Lẽ thường, người ta sinh con trai thì mừng, cậy thầy đặt tên hay, tên đẹp cho con để rạng rỡ gia phong. Đằng này, cha tôi lại lấy tên của hai viên quan Huyện Phủ Xuân Trường là Đặng Nam Thanh và Vũ Ngọc Tỉnh đặt tên con trai mình cho bõ tức. Bởi vậy, hai anh em chúng tôi phải đeo cái tức tối của cha ông suốt cả đời. Trớ trêu thay, mùa Thu năm 45, dưới lá cờ đỏ sao vàng, cha tôi đứng đầu quân khởi nghĩa vùng lên giành lại Phủ Xuân Trường, Tri phủ Vũ Ngọc Tỉnh đã phải dâng ấn đầu hàng, bắt sống được tên cẩu quan mà nghĩa binh không tốn một viên đạn, cha tôi như hả được cơn giận. Chỉ tiếc rằng ông lại quên không đổi tên cho anh em tôi. Rồi chiến tranh, loạn lạc triền miên, hết đánh Pháp lại đuổi Mỹ. Cha mất sớm, nhà lâm vào cảnh “mẹ góa con côi”, bốn anh em tôi mỗi người một phương, đứa làm con nuôi, đứa đi học xa, thằng đi bộ đội. Mẹ theo nếp cổ, để giữ đạo “quyền huynh, thế phụ” nên bỏ quê, bỏ ruộng về sống với anh trưởng từ ngày chúng tôi mới ra trường, khi ấy anh vẫn chưa lập gia đình. Anh lấy vợ muộn, chị dâu tôi trẻ hơn vợ chú út đến mấy tuổi. Ngày
- mới về làm dâu, nhiều lần lỡ miệng chị xưng hô với chúng tôi bằng “eem”, nguyên giọng Quảng Ninh gốc, nghe mộc mạc mà dễ gần. Anh chị sinh hạ được hai con: một trai và một gái. Cậu con trai đầu lòng được bà nội đặt tên “kêu” như cái khánh bằng vàng - Đinh Khánh Hoàng, học hết phổ thông anh chị tôi “đầu tư” cho Hoàng đi Trung Quốc du học để mong sau này được dựa vào con. Nhưng chưa tốt nghiệp, cậu cả đã đem từ Quảng Tây về một cô gái Tàu rồi bắt gia đình tổ chức cưới hỏi rất linh đình, đến cuối mùa Đông năm ấy, anh chị tôi “đón tay” cô cháu nội đầu lòng, do sinh vào năm Sửu nên cả nhà quen gọi là cái “Nghé”. Mặc dù cả hai anh chị đã nghỉ hưu, nhưng cuộc sống cũng an nhàn, con cái đều đã khôn lớn, của nả gửi cả vào hai cơ ngơi; Một dinh cơ trong khuôn viên ngót một sào Bắc bộ ở Yên Giang để sinh hoạt và trồng cây cảnh; Một ngôi nhà ba tầng mặt phố, ngay sau chợ Rừng, làm cửa hàng và nơi ở riêng của vợ chồng Hoàng. Cửa hàng ấy nhiều lộc, chị lại mát tay buôn bán nên có năm “hái ra bạc”. Nhưng lối đời lại hay trái ngược, khi đã có tiền có của rồi, lại hao hụt thứ khác. Vợ chồng Hoàng ăn ở với nhau được ngót hai năm, chẳng biết vì nguyên do gì mà cô vợ người dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây đùng đùng bế thốc đứa con gái mới nhú bốn cái răng cửa, thuê xe taxi ngược Hà Nội, rồi lên máy bay vù về nước. Thấm thoát cũng đã hơn một năm, nhiều lần Hoàng muốn sang Quảng Tây đón vợ con về, nhưng anh chị tôi sợ bên ấy bắt cậu con trai duy nhất làm “con tin” nên còn e ngại chưa dám quyết. Từ đấy, như “thả hổ về rừng”, Hoàng lại tự do tung hoành như thuở trai tân, vì thông thạo tiếng Trung Quốc nên đã lao vào làm ăn buôn bán mãi tận biên giới Móng Cái. Tuy vậy, thi thoảng Hoàng cũng tạt về thăm bà nội và bố mẹ, nhưng đa phần là nhờ cậy xoay thêm vốn liếng để kinh doanh và tháng tháng gửi tiền chu tất cho vợ, cho con để tròn trách nhiệm làm chồng, làm cha của con nhà tử tế. Mẹ tôi đã ngót trăm tuổi, sức khỏe kém dần. Cụ chỉ “đau đáu được ẵm chắt đích tôn” trước khi nhắm mắt xuôi tay. Mẹ mong bao nhiêu thì nàng dâu trưởng cũng mong ngần ấy, nên chị tôi ngày một héo hon trong lo âu và phấp phỏng đợi chờ. Kể cũng lạ, tự dưng chị thay tính đổi nết, chăm lễ bái và làm việc thiện. Cứ ngày rằm, mồng một là đóng cửa nghỉ bán hàng, đều đặn đội lễ lên chùa. Nghe nơi nào có thầy bà mát tay là chị thu xếp đi
- đến kêu cầu cho bằng thỏa. Từ việc chăm sóc mồ mả tổ tiên, đến việc giỗ chạp của hai bên nội, ngoại đều một tay chị lo toan, chu tất. Thấy vậy, tuy không nói ra miệng, nhưng mẹ tôi cũng yên dạ, mát lòng. Đúng là ông Giời có mắt. Vào một buổi trưa, chiếc ôtô bám đầy bụi đường, phanh đánh két trước cửa hàng làm chị dâu giật mình đánh thót. Từ trên xe bước xuống là cậu con trai quý tử, dắt theo một phụ nữ tay ẵm con, gương mặt rắn rỏi, nhưng cũng không giấu nổi vẻ bỡ ngỡ, rụt rè nép sau Hoàng. Đứng trước mẹ, Hoàng lấy hết can đảm nói như đã nhẩm thuộc lòng: “Con mang thằng cháu đích tôn về cho ông bà nội đây!”. Hoàng cố ý nhấn mạnh chữ “thằng”, rồi nhấc chiếc mũ che thóp để khoe thằng bé mới dăm ba tháng tuổi, mũm mĩm, trắng nõn nà, đang ngủ thiếp vì mệt mỏi đường xa. Lòng người bà bỗng dưng ấm lại, chị tôi chẳng cần nghĩ suy gì nhiều, đón vội thằng bé, ấp nó vào ngực rồi chạy ù lên gác. Căn phòng lâu nay vắng tiếng trẻ, giờ lại ngọt lành âu yếm lời ru: “Cái cò, cái vạc cái nông…”
- Lúc ấy, anh tôi còn đang ở nhà với mẹ. Nhận tin anh bàng hoàng vội vã buông màn cho mẹ rồi ống thấp, ống cao tất tưởi chạy bộ ra cửa hàng để xem binh tình ra sao. Không kịp bỏ dép, anh vội níu tay vào lan can cầu thang cố bước lên gác, rồi lao vào đón ngay thằng bé từ tay chị, mặc cho mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Đúng là “máu mủ ruột rà”, cu cậu vẫn ngủ khì, chỉ cựa mình rồi rúc vào nách ông nằm im như cún con tìm được ổ, số phận quả đã an bài. Ngay tối hôm ấy, cả nhà anh chị tôi tay bồng, tay bế, tong tưởi đem thằng chắt về trình với cụ nội. Mấy ngày nay, thời tiết chuyển mùa rất khó chịu, mẹ tôi như yếu hẳn đi. Cụ nằm liệt trên chiếc sôpha đệm hơi, không tự trở mình được, ngày đêm phải có người nâng giấc, ấy vậy mà khi nghe anh cả đánh tiếng: “Cụ ơi! Thằng Hoàng đem đích tôn về chào cụ đây này!”. Bỗng như có một ma lực nhập vào cơ thể của bà lão đã ngót trăm tuổi. Mẹ tôi chống tay tự ngồi rột dậy, như không hề hấn ốm đau gì. Những nếp nhăn nhúm chi chit hằn kín trên gương mặt mẹ như vết men rạn trên bình gốm cổ bỗng giãn đều ra, làm ửng hồng đôi má. Niềm vui đến bất ngờ, giọt nước mắt khó nhọc chưa kịp lăn ra đã bị thấm cạn vào những nếp nhăn trên má - Mẹ tôi đã khóc vì hạnh phúc, trước khi nụ cười tươi lại trên môi. Cụ chậm chạp đưa bàn tay run rẩy cố nắm cho được cái chim của thằng bé, nó bị nhột nên toét miệng cười thật đáng yêu. Mắt thấy, tay sờ rõ mười mươi cụ mới gật gù nựng chắt: “Cơ ngơi này là của thằng đít vàng, đít bạc này đây!”. Anh chị tôi mừng đến ứa nước mắt, biết rằng mẹ đã mãn nguyện mà vẫn không quên “xí phần” hơn cho cái Nghé cửa hàng ở ngoài phố. Do việc đã rồi, nên muốn để thằng cháu đích tôn có danh, có phận hẳn hoi thì anh chị tôi còn phải làm rất nhiều thủ tục, nhưng trước hết nó phải có danh. Nghĩ vậy, anh tôi vội đem bản gốc giấy chứng sinh của cháu, kèm theo một chai rượu ngoại đến tận xã Cẩm La, tìm gặp bằng được ông Lê Đồng Sơn, người có tiếng là “hay chữ” ở thị xã Yên Hưng để nhờ đặt tên cho cháu nội. Nghe ông giảng giải, anh chị tôi ưng nhất bộ chữ “Đinh Sỹ Khải” để đặt tên cho cháu đích tôn - chữ Sỹ trong kẻ sỹ, ý nói sẽ học hành để thành người trí thức; chữ Khải trong từ khải hoàn, ý nói làm gì cũng đem chiến thắng trở về. ***
- Cha tôi mất khi mẹ mới 35 tuổi, hơn 60 năm ở vậy, thờ chồng nuôi con, bà là người phụ nữ “tiết hạnh khả phong” của làng Đông An. Đã bước sang tuổi 96 rồi mà người mẹ vẫn chưa thể nhắm mắt được chỉ vì nỗi lo anh trưởng chưa có cháu đích tôn. Nay đũa đã có đầu, việc nối dõi tông đường đã được định liệu, mẹ tôi như khỏe trở lại. Nhưng cũng không được bao lâu, mẹ như cây cổ thụ héo nước, sức lực ngày một cạn kiệt, khi tỉnh, khi mơ, lúc nào Cụ cũng nhắc tên thằng cháu đích tôn Đinh Sỹ Khải. Mẹ đã làm tất cả những điều tốt đẹp nhất cho con cháu, rồi thanh thản ra đi vào một đêm se lạnh, bên người con trai trưởng. Ngoài kia, cái xóm nhỏ Yên Giang đang sáng rực ánh đèn, rộn ràng chuẩn bị đón Tết, đón Xuân. Ngẫm câu: “Sống thì lâu, chết giỗ đầu nay mai”, mới đó mà đã đến ngày cúng Thất tuần vong mẹ. Chúng tôi cung kính làm lễ rước linh hồn Cụ về nương nhờ cửa Phật tại chùa Đống Phúc, nơi có cây thị 700 năm tuổi và miếu thờ Vua Bà, người có công giúp Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288. Khóa lễ phổ độ cho mẹ tôi rất long trọng, do đích thân đại đức Thích Thanh Lịch trụ trì Chùa Đống Phúc điều hành, cùng ba vị đại đức danh tiếng của Giáo hội tỉnh Quảng Ninh. Lễ tịnh độ cho mẹ đã chu viên thành tựu, cả gia tộc đều hoan hỷ, còn anh em chúng tôi như đã cùng nhau thể hiện được tình yêu và sự hiếu đễ đối với mẹ. Đêm nay thật là ý nghĩa, các bác trưởng tộc, con trưởng chi họ Đinh Đông An, đại diện họ Ngoại đều có mặt đông đủ tại nhà anh cả, trước là cúng 49 ngày mẹ tôi, sau là chứng kiến lễ viết tên thằng cháu đích tôn vào gia phả họ Đinh. Mọi việc đã sắp sẵn trong đầu, nhưng anh tôi cứ phân vân đón ý mãi mà chưa biết thưa với họ tộc thế nào cho thuận. Anh là người hiền lành, cả đời sống thẳng ngay “như sợi chỉ đặt”, do vậy, dẫu biết thằng cháu đích tôn đã được mẹ ưng thuận, và theo lời khuyên của chú bác, anh cũng đã đưa cháu về tận Từ đường họ Cả để dâng lễ bái kiến, ấy vậy mà trong lòng vẫn chưa yên. Việc con trai anh đã có vợ con, bỗng nhiên lại thêm vợ, thêm con mà chưa cưới hỏi, chắc không tránh được điều ong tiếng ve. Nhất là khi người em ruột đã bạo miệng đề xuất: “Để tránh hậu họa, đành phải chịu tốn kém, gửi mẫu phẩm sang Singapore thử ADN cho chắc ăn”. Biết rằng, việc xét nghiệm ADN là cách kiểm tra quan hệ huyết thống một cách
- chính xác và tin cậy nhất hiện nay. Nhưng khi ngắm hai bố con thằng Hoàng giống nhau cứ như hai giọt nước thì anh lại chần chừ không nỡ quyết. Đêm đã khuya, rượu đã ngấm, chuyện cũng vãn dần, mọi người có vẻ uể oải, nếu anh cả cứ rềnh rang chưa dám nói thì sẽ hỏng việc lớn. Tôi đánh liều mời anh cả đang ẵm thằng cháu nội lên đứng trước đại diện họ tộc, rồi đằng hắng mấy lần mới đủ dũng khi vào đề. Tôi thuật lại chuyện từ thuở “hồng hoang” của Họ Đinh khi về lập ấp ở Liêu Hạ đến sự tích “cái cu vẹo”, đặc điểm chỉ có ở trai họ Đinh Đông An. Chú bác lúc đầu tưởng tôi nói chuyện tiếu lâm, nhưng hiểu đầu, cuối câu chuyện với chứng lý thuyết phục, thì mọi người đều gật gù tán thưởng, khiến tôi vững dạ để chốt lại vấn đề. Tôi quay sang thưa với anh cả: “Anh à! Khi mẹ còn sống đã nhận thằng Sỹ Khải là chắt đích tôn rồi, tang Cụ nó cũng được chít khăn vàng. Chỉ hiềm một nỗi là các chú, các bác trong họ vẫn còn có chỗ nghi ngại. Chẳng thà bây giờ anh cứ cho cả họ xem cái “của quý” của thằng cháu đích tôn, nó thẳng hay là nó vẹo? Nếu vẹo thì đích thị là con cháu nhà mình rồi!”. Anh cả bị bất ngờ, ở vào thế “tiến thoái lưỡng nan” nên đành liều “được ăn cả, ngã về không”. Nghĩ vậy, anh làm theo ý tôi, đoạn nhẹ nhàng một tay xốc nách thằng bé, tay kia kéo tụt quần cháu xuống rồi lột tung cái “bỉm” đang nịt chặt lấy mông nó. Tự nhiên được ở truồng thoải mái, thằng bé cười thành tiếng, hai chân thi nhau đạp như đạp nước, để lộ “cái chim” trắng hồng, mịn như bột nặn tò he, vẹo hẳn sang một bên, dính tịt vào đùi, trông thật ngộ nghĩnh. Anh tôi reo lên “Cu vẹo các cụ ơi!”. Mọi người ồ lên phấn khích. Ông trưởng tộc dương mục kỉnh, ngắm nghía rồi khẳng định: “Giống” này, trăm phần trăm là giai họ Đinh ta rồi các ông ạ!”, đoạn ông cầm cây bút cẩn trọng viết tên Đinh Sỹ Khải - Đời 12 vào Gia phả họ Đinh. Từ trong quầng lửa đỏ rực nhoàng lên giữa bàn thờ hiện ra một luồng sáng lung linh, huyền ảo cứ sóng sánh trước tấm hình mẹ tôi, gian nhà thờ như bị nhấc bẫng lên trong ảo ảnh. Thấy sự lạ, mọi người bật đứng dậy, cùng reo lên: “Bát nhang của Cụ hóa rồi!”. Đúng là bát hương thờ mẹ tôi đã hóa, chỉ còn lại tro trầm và chân nhang cháy cong, xòe đều ôm lấy bát hương. Thật trọn vẹn và linh nghiệm. Phải chăng mẹ tôi đã về dương gian trong khoảnh khắc ấy!
- Liên - em gái tôi, ngày còn bé tên là Gái, năm nay đã ngoài 60, một tiến sỹ khoa học hạt nhân, có 18 năm làm việc tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân ở Đupna (Liên Xô), nay đã nghỉ hưu. Cô ấy dường như chẳng tin vào điều gì ngoài các hạt nguyên tử Proton và Nơtron. Vậy mà, mới trong một thời gian ngắn phụng dưỡng báo hiếu mẹ, cho đến khi Cụ nhắm mắt xuôi tay đã phải thốt lên rằng: “Có một thế giới tâm linh thần bí và phi phàm. Chỉ là cái cu vẹo của thằng cháu đích tôn cũng khiến cả họ nhà mình vững tin hơn cả việc xét nghiệm ADN hiện đại, nhưng vô cùng tốn kém ở tận đất nước Singapore xa xôi”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bến đò ngang bí ẩn P2
23 p | 191 | 27
-
Thằng cháu nội đích tôn
18 p | 108 | 12
-
Truyện ngắn Hồ Dzếnh - NXB Văn học
102 p | 111 | 11
-
Chị ơi, em yêu chị
9 p | 89 | 7
-
Bách Luyện Thành Tiên Quyển 2 + 3 chương 609
7 p | 83 | 4
-
Đầu Gối Tay ấp
11 p | 46 | 4
-
Truyện ngắn Tôi Xin Đưa Em, Đến Hết Cuộc Đời
13 p | 80 | 4
-
Truyện ngắn Thằng cháu nội đích tôn
14 p | 90 | 3
-
Đông Châu Liệt Quốc - Hồi 66
25 p | 65 | 3
-
Ebook Chân trời cũ: Phần 2
80 p | 24 | 3
-
Ông Cựu
3 p | 62 | 2
-
Truyện ngắn Chị ơi, em yêu chị
10 p | 96 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn