intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thành thái ( 1/1889 – 7/ 1907)

Chia sẻ: Nguyenkiki Nguyenkiki | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Niên hiệu : Thành Thái Sáu người con trai của Đồng Khánh đều còn quá nhỏ. Vâng ý chỉ của Lưỡng Tôn Cung ( Nghi thiên chương Hoàng hậu – vợ Thiệu Trị và Lệ Thiên anh Hoàng hậu – vợ Tự Đức) triều đình đón người con thứ 7 của Dục Đức ( đã bị phế truât là Hoàng tử Bửu Lân khi đó mới 8 tuổi lên làm vua.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thành thái ( 1/1889 – 7/ 1907)

  1. Thành thái ( 1/1889 – 7/ 1907) Niên hiệu : Thành Thái Sáu người con trai của Đồng Khánh đều còn quá nhỏ. Vâng ý chỉ của Lưỡng Tôn Cung ( Nghi thiên chương Hoàng hậu – vợ Thiệu Trị và Lệ Thiên anh Hoàng hậu – vợ Tự Đức) triều đình đón người con thứ 7 của Dục Đức ( đã bị phế truât là Hoàng tử Bửu Lân khi đó mới 8 tuổi lên làm vua. Chuyện kể rằng, khi triều quan đến nhà rước Hoàng tử vào hoàng thành làm lễ đăng quang thì mẹ là Từ Minh đi vắng. Ông hoàng bé bỏng run sợ, nói.
  2. Các ông đến làm chi ? Bắt tôi à ? Các ông muốn làm chi thì làm nhưng phải đợi ả tôi ( mẹ tôi) về đã. Khi Từ Minh về, biết chuyện con mình bị bắt đi làm chi thì làm vua, bà òa khóc, nghẹn ngào nói. Lạy các quan ! Xin các quan tha cho mẹ con tôi ! Tôi không bao giờ quên cái chết vô cùng thê thảm của chồng tôi ( tức vua Dục Đức). Tôi cũng không quên rằng các vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc đã bị giết và vua Hàm Nghi thì bị đi đày. Sau một hồi khuyên giải của hàng xóm có mặt lúc đó. Từ Minh mới kể cho người ta bế con lên kiệu rước đi. Sau đó 3 giờ, chú bé Bửu Lân trở thành hoàng đế Thành Thái. Thành Thái thông minh, lên 4 – khi vua cha bị truất – đã phải sống ở ngoài thành với bà con lao động chia sẻ gian khổ với những người nghèo khó trong cảnh nước mất nhà tan. Vì thế, làm vua, tuy mới 10 tuổi. Thành Thái đã sớm có ý thức về quốc sự và rất ham hiểu biết. Vua thích đọc các tân thư chữ Hán của Trung Quốc và Nhật Bản. Nhờ đó, Thành Thái có tinh thần tự cường dân tộc và đầu óc cải cách. Song mọi dự định cách tân đất nước của vua đều bị thực dân Pháp ngăn chặn. Khâm sứ Pháp lo ngại một điều là Thành Thái rất gần dân, thương dân và hay vi hành. Có lần Thành Thái đi chơi bộ trên cầu Gia Hội, sắp gặp một người vác tre. Quân lính vội chạy lên trước, dẹp đường, vua bảo.
  3. Cứ để cho người ta đi ! Mình dân không phải là dân, vua không phải là vua, tại sao dẹp người ta ? Nhiều chuyến săn bắn ở Cổ Bi ( cách Huế khoảng 30 km) Vua thường ghé vào chơi các làng dọc sông Bồ. Vào làng, vua cho trả chiếu ngồi giữa đất, dân làng bu lại xem. Nếu lính đuôi, vua không cho và hỏi dân muốn gì ? Dân bảo muốn xem bắn. Vua liền giương súng bắn cho họ xem. Khâm sứ Pháp và quần thần Nam triều xu nịnh rất muốn truất ngôi của Thành Thái để thay bằng vua bù nhìn khác. Họ phao tin, nhà vua bị điện hạ uy thế. Khâm sứ Lê – véc – cơ rất tức tối sau nhiều lần nhà vua không làm theo ý hắn. Ngày 29 tháng 7 năm 1907 ( bắt đầu từ đây không dùng ngày âm lịch vì sang thế kỷ 20), Lê – véc – cơ nói thẳng với Vua. Nhà vua không chịu thành thật cộng tác với chính phủ bảo hộ thì từ này mọi việc đều do Hội đồng thượng thư tự quyết đoán. Nhà vua đã hết quyền hành và không được ra khỏi nơi Đại Nội dành cho riêng vua. Ngày 3 tháng 9 năm 1907, triều thần được lệnh của Pháp vào điện Càn Thanh dân vua dự thảo chiếu thoái vị với lý do sức khỏe không đảm bảo, xin tự nguyện rút lui. Xem xong bản dự thảo, Thành Thái nhếch mép cười, ghi ngay hai chữ « phê chuẩn » quay lưng đi vào. Ngày 12 tháng 9 năm 1907 thực dân Pháp cho áp giải vào Sài Gòn rồi đưa đi quản thúc tại Capsaint Jacques, đến năm 1916 thì đày ra đảo Réunion cùng với con là Duy Tân.
  4. Như vậy Thành Thái làm vua được 18 năm, phế truất năm 18 tuổi. Sau 31 năm bị đày, năm 1947, ông được phép trở về Tổ quốc nhưng buộc phải ở lại Sài Gòn để Pháp dễ bề kiểm soát. Mãi đến tháng 3 năm 1953, thực dân Pháp mới cho ông về thăm lăng tẩm cha mẹ, ông bà ở Huế sau lại phải trở vào Sài Gòn. Thành Thái mất tại Sài Gòn ngày 24 tháng 3 năm 1954, con cháu đưa ông về chôn ở Huế, thọ 74 tuổi. Không có miếu hiệu. Duy tân ( 1907 – 1916)
  5. Niên hiệu : Duy Tân Gạt xong Thành Thái, thực dân Pháp định dùng con của Thành Thái là Hoàng tử Vĩnh San mới 8 tuổi lên làm vua để dễ bề thao túng. Chúng không ngờ được rằng vị vua trẻ này còn có thái độ chống lại kiên quyết và tích cực hơn vua cha. Từ khi còn nhỏ, vua đã có những việc làm và lời nói cương nghị, chống Pháp rất quyết liệt. Có lần, ngồi câu trước bến Phu Văn Lâu cùng với thầy học là Nguyễn Hữu Bài, vua ra vế đối. « Ngồi trên nước không ngăn được nước, trót buông câu nên lỡ phải lần » Nguyễn Hữu Bài đối lại : « Nghĩ việc đời mà ngán cho đời, đành nhắm mắt đến đâu hay đến đó » Mắt đượm buồn, vua nói : Hóa ra thầy là người cam chịu bó tay trước số mạng. Theo ý trẫm, sống như thế thì buồn lắm. Phải có ý chí vượt qua gian khổ, khó khăn để tiến lên thì mới số có ý nghĩa. Cuối năm 1916, được một tổ chức cứu nước giúp đỡ, Duy Tân đã bí mật gặp hai nhà chí sĩ của Việt Nam Quang phục hội ( Phan Bội Châu chủ xướng) là Trần Cao Văn và Thái Phiên bàn mưu khởi nghĩa đánh
  6. Pháp. Vua đã chủ động tham gia và quyết định đẩy ngày khởi nghĩa lên sớm hơn để khỏi lỡ thời cơ. Không may, bị lộ, Duy Tân bị giặc Pháp bắt tại một ngôi chùa ở Quảng Ngãi ngày 6 tháng 5 năm 1916 cùng nhiều chiến sĩ cứu nước khác, Giặc dụ dỗ, Duy Tân khẳng khái trả lời. Nếu các ngươi dùng bạo lực bắt ta thì cứ bắt, còn ta, nhất định không về ! Toàn quyền Pháp ở Hà Nội đích thân ra gặp và dụ dỗ vua trở lại coi tôi là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi thư tín và chính kiến với chính phủ Pháp. Không chấp nhận được, toàn quyền Pháp lệnh cho Khâm sứ đưa Duy Tân vào tạm giữ ở đồn Mang Cá và giao cho Nam triều trong một tuần phải thuyết phục được nhà vua thay đổi chính kiến. Cuối cùng, không chịu khuất phục thực dân Pháp và tay sai, Duy Tân đã bi lưu đày sang đảo Rêuyniong, Trần Cao Vân, Thái Phiên, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu đều bị chém đầu. Theo vua đi đày có Hoàng mẫu Nguyễn Thị Định. Hoàng quý phi Mai Thị Vàng và em ruột là Mệ Cười mới 12 tuổi. Lúc theo chồng lên đường bà Mai Thị Vàng đã có mang 3 tháng và bị sảy thai, sau hai năm ở đảo Rêuyniong, vì không hợp thủy thổ, khí hậu, bị đau ốm luôn, mẹ, vợ và em vua cùng nhau trở về Tổ quốc. Năm 1925, Duy Tân đã gửi thư về cho Hội đồng dân tộc kèm theo giấy ly hôn bà Mai Thị Vàng, xin hội đồng chứng nhận để bà đi lấy chồng khác. Lúc đó, bà mới 27 tuổi, nhưng cương quyết thủ tiết với chồng.
  7. Sau khi đã ly dị bà Vàng, Duy Tân đã lấy một người phụ nữ địa phương, từ 1929 đến 1939, sinh được 4 con, ba trai, một gái. Rồi không rõ bà vợ này đã chết hay bỏ nhau, cựu hoàng lại lấy một người ở thủ đô Xanh bơ noa và sinh được một người con gái. Trong chiến tranh chống phát xít 1939 – 1945, Duy Tân tình nguyện gia nhập quân đội của « nước Pháp tự do » và khi đồng minh chiến thắng, ông được giải ngũ với hàm thiếu tá không quân. Việc làm này của ông bị vua cha là Thành Thái phản đối kịch liệt, tháng 10 thống Pháp Đờ Gôn trở về Việt Nam, nhưng bị tai nạn máy bay và mất trên đường đi thăm vợ con ở đảo Rêuyniong, thọ 48 tuổi. Không có miếu hiệu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2