Thảo luận và viết tiểu luận KTCT Mác-Lênin
lượt xem 89
download
1. Lược sử hình thành và phát triển môn Kinh tế chính trị. 2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? 3. Các yếu tố cấu thành quá trình lao động sản xuất, trong đó yếu tố nào là quan trọng nhất. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? 4. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. 2. Vì sao khi nghiên cứu quan hệ sản xuất, kinh tế chính trị lại nghiên cứu nó trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thảo luận và viết tiểu luận KTCT Mác-Lênin
- NỘI DUNG ÔN TẬP, THẢO LUẬN VÀ VIẾT TIỂU LUẬN CHƯƠNG I ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP, CHỨC NĂNG CỦA KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊ NIN 1. Lược sử hình thành và phát triển môn Kinh tế chính trị. 2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất trong đời sống xã hội. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? 3. Các yếu tố cấu thành quá trình lao động sản xuất, trong đó yếu tố nào là quan trọng nhất. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này? 4. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này. 2. Vì sao khi nghiên cứu quan hệ sản xuất, kinh tế chính trị lại nghiên cứu nó trong sự tác động qua lại với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng. 3. Phân biệt qui luật kinh tế và chính sách kinh tế. Ý nghĩa của việc nhận thức đúng qui luật kinh tế. Vận dụng: Sinh viên khi đang học tập và khi ra trường làm việc có chịu sự tác động của các qui luật kinh tế không? Giải thích? 7. Vì sao trừu tượng hoá được xem là phương pháp quan trọng của kinh tế chính trị. Ví dụ về sự vận dụng phương pháp này. 8. Phân tích các chức năng của Kinh tế chính trị Mác - Lênin. CHƯƠNG II TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ. 1. Tái sản xuất là gì? Phân loại tái sản xuất. Phân biệt tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và tái sản xuất mở rộng theo chiều sâu. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đối với sản xuất ở Việt Nam. 2. Phân tích nội dung chủ yếu của tái sản xuất. Mối quan hệ giữa các nội dung đó trong quá trình tái sản xuất. Liên hệ với điều kiện Việt Nam . 3. Phân biệt 2 chỉ tiêu GDP và GNP. 4. Phân biệt xã hội hoá sản xuất với tính chất xã hội của sản xuất. 5. Vai trò của tăng trưởng kinh tế? Các yếu tố của tăng trưởng kinh tế. Trong các yếu tố đó, yếu tố nào là quan trọng nhất. Vì sao? Những biện pháp cơ bản để thúc đẩy kinh tế Việt Nam tăng trưởng? 6. Phát triển kinh tế là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam được nêu lên trong Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam từ nay đến năm 2010 trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X như thế nào? -1-
- 7. Vận dụng: Sự phát triển của ngành thuỷ lợi có vai trò như thế nào đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. 8. Khái niệm và biểu hiện của tiến bộ xã hội. Để tăng chỉ số HDI ở Việt Nam cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào? 9. Phân tích mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội.Tại sao ở nước ta hiện nay phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển CHƯƠNG III SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ CÁC QUI LUẬT KINH TẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 1. Phân tích điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá. Những ưu thế của sản xuất hàng hoá và giải thích tại sao sản xuất hàng hóa lại có những ưu thế hơn hẳn so với sản xuất tự cung tự cấp. 2. Khái niệm hàng hoá và 2 thuộc tính của hàng hoá. Vận dụng: Nước với tư cách là sản phẩm của các công ty thuỷ nông có phải là hàng hoá không? Vì sao? 3. Tính chất 2 mặt của lao động sản xuất hàng hoá và mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hoá. 4. Tại sao lượng giá trị phải được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết chứ không phải được đo bằng thời gian lao động cá biệt? 5. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động có ảnh hưởng như thế nào đến lượng giá trị của hàng hoá. 6. Nguồn gốc và bản chất, chức năng của tiền. 7. Các qui luật kinh tế của sản xuất hàng hoá. Vận dụng: khi các nhà thầu xây dựng làm hồ sơ dự thầu có chịu sự tác động của qui luật kinh tế hay không? Giải thích? 8. Quy luật giá trị có tác động như thế nào đối với sản xuất hàng hóa? Tại sao nó lại có tác động như vậy? 9. Tại sao nói qui luật cạnh tranh xuất phát từ bản chất của nền sản xuất hàng hoá, của qui luật giá trị? 10. Nội dung của qui luật cạnh tranh, cung cầu. Ý nghĩa của nghĩa nghiên cứu đối với nhà nước trong quản lý vĩ mô nền kinh tế. 11. Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi; giá cả và giá trị của tiền; giá cả và quan hệ cung – cầu. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá cả của hàng hoá trên thị trường (chỉ ra sự ảnh hưởng như thế nào)? 12. Thị trường là gì? Các chức năng cơ bản của thị trường? CHƯƠNG IV SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ – QUY LUẬT KINH TẾ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN 1. Tại sao công thức T – H – T’ gọi là công thức chung của tư bản và hiểu như thế nào về mâu thuẫn của công thức chung. -2-
- 2. Phân biệt sự khác nhau giữa hàng hoá thông thường và hàng hoá sức lao động. Vì sao nói: điểm đặc biệt của giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn công thức chung của tư bản. 3. Phân biệt các loại tư bản bất biến, tư bản khả biến. Nêu ý nghĩa và căn cứ của sự phân chia cặp phạm trù này. 4. Sự giống nhau và khác nhau giữa giá trị thặng dư tuyệt đối và giá trị thặng dư tương đối, giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêu ngạch. 5. Bản chất của tiền công. Phân biệt tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế (về khái niệm, về những nhân tố ảnh hưởng đến tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế). Ý nghĩa của việc nghiên cứu trong việc áp dụng chính sách tiền công đối với người lao động. 6. Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là qui luật kinh tế cơ bản của CNTB. 7. Thực chất của tích luỹ tư bản. Tỷ suất tích lũy là gì ? Những nhân tố ảnh hưởng đến qui mô tích luỹ (chỉ ra sự ảnh hưởng như thế nào: thuận chiều hay ngược chiều đến qui mô tích luỹ) 8. Phân biệt tích tụ tư bản và tập trung tư bản. 9. Giải thích: quá trình tích luỹ tư bản là quá trình làm tăng cấu tạo hữu cơ của tư bản. CHƯƠNG V VẬN ĐỘNG CỦA TƯ BẢN VÀ TÁI SẢN XUẤT TƯ BẢN XÃ HỘI 1. Thế nào là tuần hoàn, chu chuyển của tư bản; tư bản cố định, tư bản lưu động? Nêu căn cứ và ý nghĩa của sự phân chia cặp phạm trù trên. 2. Tốc độ chu chuyển của tư bản; mối quan hệ giữa tốc độ chu chuyển của tư bản với m. Cần có những biện pháp nào để nâng cao tốc độ chu chuyển của tư bản. 3. Phân tích ý nghĩa lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển của tư bản, tư bản cố định và tư bản lưu động đối với sản xuất, kinh doanh ở nước ta hiện nay? 4.Tư bản xã hội là gì? Nêu những điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn và mở rộng. 5. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế. Nêu các giai đoạn của một chu kỳ kinh tế. CHƯƠNG VI CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ. 1. Thế nào là lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận? So sánh p với m và p’với m’. 2. Phân tích sự hình thành lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất. 3. Các phạm trù lợi nhuận, lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất đã che dấu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa như thế nào? 4. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận thương nghiệp, lợi tức, địa tô tư bản chủ nghĩa. -3-
- 5. Khái niệm công ty cổ phần và thị trường chứng khoán. Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu đối với nước ta hiện nay. 6. Hiểu thế nào là tư bản giả? Sự khác nhau giữa cổ phiếu và trái phiếu. CHƯƠNG VII CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC 1. Nguyên nhân ra đời và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền. 2. Trình bày những đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền. Đặc điểm nào giữ vai trò quyết định nhất. Vì sao? Những biểu hiện mới trong các đặc điểm đó của CNTB độc quyền trong giai đoạn hiện nay. 3. Vì sao tập trung sản xuất lại dẫn đến độc quyền ? Các hình thức độc quyền. 4. Vai trò của các công ty độc quyền xuyên quốc gia (công ty xuyên quốc gia) của CNTB đối với các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay? 5. Tính tất yếu và tác động của xuất khẩu tư bản đối với những nước nhập khẩu tư bản. 6. Phân tích những nguyên nhân ra đời và bản chất của CNTB độc quyền nhà nước. 7. Trình bày những biểu hiện chủ yếu của CNTB độc quyền nhà nước và cơ chế điều tiết của nó. 8. Sự biểu hiện của qui luật giá trị và qui luật giá trị thặng dư qua hai giai đoạn phát triển của CNTB. 9. Nêu lên những nhận xét về sự vận động của quan hệ sản xuất trong CNTB độc quyền và CNTB độc quyền nhà nước. 10. Tại sao nói: ngày nay CNTB đang có sự tự điều chỉnh nhưng nó không thể vượt qua được giới hạn lịch sử của nó? CHƯƠNG VIII QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 1. Thế nào là thời kỳ quá độ. Hiểu thế nào về: quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam. Những khả năng, tiền đề để quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở nước ta. 2. Thành phần kinh tế là gì ? Cơ sở (căn cứ) nào để phân chia nền kinh tế thành nhiều thành phần? Mục đích phân chia để làm gì? 3. Vì sao ở nước ta trong thời kỳ quá độ tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần? 4. Trình bày khái quát vai trò của các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. 5. Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đó. 6. Quan điểm của Đảng ta về phát triển thành phần kinh tế nhà nước hiện nay: Hình thức sở hữu; hình thức tổ chức; hình thức phân phối; vai trò và các giải pháp chủ yếu để kinh tế nhà nước xứng đáng với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Liên hệ: hình thức sở hữu; về hình thức tổ chức; vai trò của các công ty khai thác công trình thuỷ lợi (công ty thuỷ nông) ở nước ta hiện nay. -4-
- 7. Hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, vai trò và xu hướng vận động của thành phần kinh tế tập thể 8. Hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, vai trò và xu hướng vận động của thành phần kinh tế tư nhân. 9. Hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, vai trò và xu hướng vận động của thành phần kinh tế tư bản nhà nước. 10. Hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, vai trò và xu hướng vận động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài CHƯƠNG IX CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Tại sao ở nước phải kết hợp chặt chẽ hai nội dung “công nghiệp hóa” và “hiện đại hóa” trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Tại sao nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân là nhiệm vụ trung tâm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. 3. Trình bày đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và đặc điểm của nền kinh tế tri thức. 4. Phân tích quan điểm: “Công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa” 5. Thế nào là cơ cấu kinh tế hợp lý? Những nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6. Phân tích những tiền đề để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. CHƯƠNG X KINH TẾ NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 1. Thế nào là kinh tế nông thôn? Phân tích vai trò của kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độlên CNXH ở Việt Nam. 2. Trình bày công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Liên hệ: Vai trò của thuỷ lợi hoá trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. 3. Phát triển kinh tế hàng hoá ở nông thôn với cơ cấu kinh tế nhiều thành phần: nội dung, vai trò, giải pháp chủ yếu. Liên hệ: Vai trò của thuỷ lợi đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam. CHƯƠNG XI KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM -5-
- 1. Tại sao nói: trong thời kỳ quá độ lên CNXH, để phát triển kinh tế nước ta phải phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. 2. Phân tích các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Cho biết sự khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng XHCN và kinh tế thị trường TBCN (Dựa theo các nội dung trên). 3. Trình bày thực trạng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 4. Phân tích những điều kiện, khả năng và giải pháp để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. 5. Những tác động tích cực và hạn chế của phát triển kinh tế thị trường. Vai trò kinh tế đặc biệt của nhà nước XHCN. Các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. CHƯƠNG XII LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Phân tích bản chất và vai trò của lợi ích kinh tế. 2. Phân tích mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội. 3. Tại sao nói: vấn đề mấu chốt, căn bản nhất để phát huy tối đa vai trò nhân tố con người là phải tác động vào lợi ích kinh tế của mỗi cá nhân. 4. Vì sao trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta tồn tại nhiều hình thức phân phối thu nhập cá nhân.Trình bày các hình thức phân phối thu nhập cá nhân và các hình thức thu nhập 5. Những biện pháp để từng bước thực hiện công bằng xã hội trong phân phối thu nhập cá nhân ở nước ta? CHƯƠNG XIII KINH TẾ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM 1. Tại sao nói mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là xu thế tất yếu của thời đại ngày nay. 2. Lợi ích của việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Những thời cơ và thách thức của Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). 3. Các hình thức kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. 4. Vai trò của ngoại thương đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay. Biện pháp để phát huy vai trò. 5. Các hình thức đầu tư quốc tế. Tác động 2 mặt của hình thức đầu tư quốc tế đối với nước nhận đầu tư. Biện pháp để phát huy mặt tích cực, khắc phục hạn chế của hình thức này. -6-
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn