intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tháp Chiên Đàn

Chia sẻ: Ngô Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

70
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm tháp Chiên Đàn (tài liệu Pháp ghi là Chiên Đàng) thuộc xã Tam An, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam, cạnh quốc lộ I. Di tích gồm có 3 tháp xếp thành một hàng theo trục Bắc Nam, cửa ra vào ở hướng Đông Cả 3 tháp có hình dạng gần giống nhau, mặt bằng tháp hình vuông, mái tháp là những tầng thu nhỏ dần lên trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tháp Chiên Đàn

  1. Tháp Chiên Đàn Nhóm tháp Chiên Đàn (tài liệu Pháp ghi là Chiên Đàng) thuộc xã Tam An, Huyện Phú Ninh, Tỉnh Quảng Nam; cách thành phố Đà Nẵng khoảng 60 km về phía Nam, cạnh quốc lộ I. Di tích gồm có 3 tháp xếp thành một hàng theo trục Bắc Nam, cửa ra vào ở hướng Đông Cả 3 tháp có hình dạng gần giống nhau, mặt bằng tháp hình vuông, mái tháp là những tầng thu nhỏ dần lên trên. Tháp Chiên Đàn
  2. + Tháp Bắc: là tháp nhỏ nhất trong nhóm. Phần đỉnh tháp đã bị sụp đổ hoàn toàn, cửa ra vào đổ mất phần tiền sảnh. Vòm cuốn trên cửa ra vào còn tương đối nguyên vẹn, các cửa giả bị hư hại nặng. + Tháp Giữa: là tháp lớn nhất trong nhóm, được bảo tồn tốt hơn 2 tháp kia. Đỉnh tháp còn lại một tầng, tiền sảnh và các cửa giả bị sụp mất phần chân. Chóp tháp bằng sa thạch rơi ngay sau tháp, gồm 2 thớt khá lớn ghép lại với nhau: thớt dưới là một hình bát giác, mỗi góc chạm nổi một lá đề, trên lá đề có mặt Kala, thớt trên tương tự thớt dưới nhưng nhỏ hơn và nhọn ở trên đỉnh, có chốt gắn vào lổ ở thớt dưới. Trên chóp tháp còn dấu vết những lỗ khoan nhỏ và những đầu đinh bằng đồng, dường như trước kia người ta đã gắn những mảnh kim loại quý vào đây. + Tháp Nam: nhỏ hơn tháp Giữa và lớn hơn tháp Bắc. Phần mái tháp đã bị sụp đổ hoàn toàn. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cũng như các nhóm 3 tháp khác (Khương Mỹ, Dương Long, Hưng Thạnh, Hòa Lai), tháp Nam Chiên đàn được xây dựng trước, tiếp theo là tháp Giữa, sau cùng là tháp Bắc. Trên thân các tháp ở Chiên Đàn không có hoa văn trang trí. Các trụ ốp tường và các đường gờ của khối hình chữ nhật hẹp dọc theo chân tháp làm cho tháp có vẻ cao hơn. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên các cửa có vòm uốn cong và nhọn lên trên thành hình lá đề, giữa vòm cuốn có một bức phù điêu dạng lá nhỉ (Tympan). Trên các đường diềm mái bằng sa thạch có chạm một dãy mặt Kala tương tự nhau. Trong đợt trùng tu di tích vào năm 1989, các nhà khảo cổ đã khai quật quanh các tháp, làm lộ ra hệ thống chân tường và các trang trí chân tường bằng sa thạch cùng với hàng trăm tác phẩm điêu khắc có giá trị. Phần trang trí chân tường ở tháp Giữa còn tương đối nguyên vẹn nhất, đó là những thớt đá lớn ghép quanh chân tháp, được chạm trổ tinh vi, gồm hình những chiến sĩ cầm vũ khí nhảy múa cùng các vũ nữ, nhạc công, các apsara, mặt Kala và makara. Ở mặt bắc của tháp Giữa có cảnh một cặp voi quay đầu vào nhau, ở giữa là một cụm hoa lá sen, cặp voi trông sống động và ngộ nghĩnh. Trong số các hiện vật phát hiện được ở tháp Chiên Đàn có 2 bàn thờ chạm nổi hình hoa sen khá độc đáo, bàn thờ hình tròn, đường kính lớn nhưng mỏng, được để trên phần đế
  3. rời, mặt bàn thờ chạm 2 tầng hoa sen, mỗi tầng có 8 cánh hoa, ở giữa là gương sen lớn có những hạt sen tròn. Tại khu vực tháp Nam, người ta tìm thấy một tấm lá nhỉ (Tympan) thể hiện nữ thần Uma có 6 tay, 2 tay chắp lại trên đầu, 4 tay còn lại cầm cung, tên, đinh ba, vòng. Nữ thần đứng trên lưng một con bò, chân phải co lại, chân trái duỗi ra, hai bên nữ thần có 2 người cầu nguyện. Có lẽ đây là tấm lá nhỉ gắn trên vòm cửa ra vào của tháp Nam. Ngoài tượng người, ở tháp Chiên Đàn có nhiều tượng động vật: rắn Naga, ngỗng thần Hamsa, chim thần Garuda, Voi, Sư tử, Nai… Tượng động vật ở tháp Chiên Đàn được thể hiện bộ phận giới tính trông rất ngộ nghĩnh. Nhiều vật trang trí kiến trúc chạm trổ đầu Makara phun ra người hoặc các động vật khác. Tượng người và động vật ở Chiên Đàn còn bảo lưu đôi nét của nghệ thuật Trà Kiệu, giai đoạn cuối thế kỷ X, nhất là hình ảnh những con voi đầu quay ngang với đôi vai to. Động
  4. tác múa của các vũ nữ Chiên Đàn mô phỏng theo các vũ nữ ở đài thờ Trà Kiệu, nhưng không còn vẻ mềm mại, trang phụccũng thay đổi, kiểu váy ngắn đến đùi, thắt lưng vải buông thành một vạt lớn, giống như 1 chiếc khố, cong và nhọn ở đầu mút. Đồ đeo cổ là một vòng bằng kim loại. Vào giữa năm 1997, chúng tôi đã khai quật được tấm bia của khu tháp Chiên đàn, đó là một tảng đá lớn, được mài bằng ở một mặt, trên đó có khắc 8 dòng chữ Sanskit. Tất cả các hiện vật đó đang được bảo quản tại nhà trưng bày cạnh khu tháp. Có thể nói, cho đến nay chưa có nhóm 3 tháp nào có số lượng hiện vật nhiều bằng Chiên Đàn. Đa số các nhà nghiên cứu đã xếp các tác phẩm điêu khắc ở Chiên Đàn vào phong cách Chánh Lộ, thế kỷ XI-đầu thế kỷ XII. Cho đến thời điểm tháng 6/2001, Chiên Đàn là nơi có số lượng hiện vật điêu khắc bằng sa thạch nhiều nhất được biết đến trong các nhóm 3 tháp ở Quảng Nam gồm: Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật, với những bức tượng chất lượng cao thu hút nhiều khách du lịch cũng như các nhà nghiên cứu. Khu vực này còn có phòng trưng bày hiện vật Champa với nhiều bức phù điêu, tượng người: nữ thần, vũ nữ, các chiến sĩ cầm vũ khí, tượng linh vật: rắn Naga, chim thần Garuda, voi, sư tử, bia đá… có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và du khách quan tâm. Những tác phẩm điêu khắc trên mang phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chiên Đàn, có niên đại vào nửa cuối thế kỷ 10, là giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2