intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

The Chinese's history through periods

Chia sẻ: Vòng Nhục Sáng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:194

57
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo sông Hoàng Hà và sông Dương Tử trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại sông Hoàng Hà. Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.Các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất là từ đời nhà Thương (khoảng 1700-1046 trước Công nguyên)...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: The Chinese's history through periods

  1. Author: NXB Lô Thành Corp.
  2. LỜI GIỚI THIỆU Nền văn minh Trung Quốc bắt nguồn tại các khu vực thung lũng dọc theo sông Hoàng Hà và sông Dương Tử trong Thời đại đồ đá mới, nhưng cái nôi của nền văn minh Trung Quốc được cho là tại sông Hoàng Hà. Với hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, đây là một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới. Các văn bản ghi chép lịch sử của Trung Quốc được tìm thấy có niên đại cổ nhất là từ đời nhà Thương (khoảng 1700-1046 trước Công nguyên), mặc dù một vài văn bản khác như Sử ký Tư Mã Thiên (khoảng 100 trước Công nguyên) và Trúc thư kỷ niên khẳng định rằng triều đại nhà Hạ đã tồn tại trước nhà Thương.Một số phong tục văn hóa, văn học và triết học được phát triển mạnh trong suốt thời kỳ nhà Chu. Năm 221 trước Công nguyên được coi là năm Trung Quốc bắt đầu thống nhất trở thành một đế chế rộng lớn, với vị Hoàng đế nổi tiếng Tần Thủy Hoàng cai trị, đánh giấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Hoa. Vào thời kỳ này, Tần Thủy Hoàng cho xây dựng Vạn lý trường thành để bảo vệ đất nước khỏi các tộc người phương Bắc. Ông cho thống nhất chữ viết, các đơn vị đo lường và tiền tệ. Các luật lệ của đế chế rất chặt chẽ và ác nghiệt, đặc biệt đối với người trong triều đình. Hình phạt cho tham nhũng dành cho mọi thành viên triều đình là tử hình. Các pháp gia cũng tin rằng việc tập trung hoá về tư tưởng, sợ rằng bất kỳ một cách suy nghĩ nào khác ngoài Pháp gia có thể dẫn tới việc phá vỡ hay nổi loạn. Vì thế mọi trường phái triết học khác bị đặt ra ngoài vòng pháp luật, đặc biệt là Khổng giáo, và sách vở của họ bị đốt, giáo viên bị hành quyết. Nhà Tần cũng mạnh tay đối với thương mại. Coi đó là một kiểu tiêm nhiễm hay sự ăn bám, nhà Tần cấm ngặt buôn bán và chủ nghĩa trọng thương, đánh thuế nặng đối với thương nhân, và hành quyết các thương nhân vì những lỗi nhỏ nhất. Trải qua hơn 3.000 năm đế chế (khoảng 2000 trước Công nguyên - 1912 sau Công nguyên), văn minh Trung Hoa phát triển rực rỡ, với những thành tựu đáng nể, gồm các phát minh vĩ đại như giấy, nghề in, la bàn... Trong thời gian này, có hai nền đế chế của Trung Quốc phụ thuộc vào các tộc người ngoại bang, là người Mông Cổ lập nên nhà Nguyên và người Mãn Châu lập nên nhà Thanh. 2
  3. CỔ ĐẠI PART 1 Tam Hoàng Ngũ Đế Phần 1 Tam Hoàng Các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là ai. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là: Thiên Hoàng (trị vì 18.000 năm)  Địa Hoàng(trị vì 11.000 năm)  Nhân Hoàng(còn gọi là Thái Hoàng)_ (trị vì 45.600 năm).  Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao cho rằng ba vị là: Phục Hi  Nữ Oa  Thần Nông  Trong đó, Phục Hi và Nữ Oa là thần chồng và thần vợ, được coi là tổ tiên của loài người sau một trận đại hồng thủy. Cũng như Thần Nông là người đã phát minh ra nghề nông và là người đầu tiên dùng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Các sách Thượng thư đại truyện và Bạch hổ thông nghĩa thay thế Nữ Oa bằng Toại Nhân, người phát minh ra lửa. Sách Đế vương thế kỉ thay thế Nữ Oa bằng Hoàng Đế, người được coi là tổ tiên của người Hán. Việc thay thế Nữ Oa - một nữ thần - bằng một vị nam thần được cho là kết quả của việc chuyển từ chế độ mẫu hệ thời cổ xưa sang chế độ phụ hệ trọng nam khinh nữ. I. Thiên Hoàng Thiên Hoàng (Tiānhuáng) là vị vua đầu tiên trong truyền thuyết của Trung Quốc sau thời đại Bàn Cổ. Theo Nghệ Văn Loại Tụ, ông là người đầu tiên trong Tam Hoàng. * Thân thế Sau khi trời và đất hình thành, đã xuất hiện Thiên Hoàng người có mười hai đầu, hóa phép cho nước bao phủ trái đất. Sống đến 18000 tuổi. Hoặc, Thiên Hoàng là vị vua có nhiều thành tựu, sống đến 18000 tuổi. Có mười hai con trai phò tá trị vì thiên hạ. Thành tựu lớn nhất của ông là dẹp hết phiến loạn, chia loài người thành nhiều họ tộc, chọn người giỏi nhất làm tộc trưởng. 3
  4. Tiền Kế nhiệm: nhiệm: Địa Hoàng Tam Hoàng Không có * Chú Thích: Bàn Cổ Bàn Cổ (Pángǔ) được coi là vị thần khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ trong thần thoại Trung Quốc. Đây cũng là vị thần đầu tiên trong Tam Thanh của Đạo giáo. Theo Lão giáo, Bàn Cổ là thủy tổ của loài người, do Trời sanh ra, cũng giống như bên Thiên Chúa Giáo là Adam. Theo Tam Hoàng Thiên Kinh, sự tích Bàn Cổ như sau: Tại núi Côn Lôn có một cục đá lớn đã thọ khí Âm Dương chiếu diệu rất lâu đời, nên đã thâu được các tánh linh thông của vũ trụ mà tạo thành thai người. Sau 10 tháng 16 ngày, đúng giờ Dần, một tiếng nổ vang, khối đá linh ấy nứt ra, sản xuất một vị Linh Chơn hy hữu, một con người đầu tiên của thế gian, được gọi là Bàn Cổ. Vừa sanh ra thì vị ấy tập đi, tập chạy, tập nhảy, hớp gió nuốt sương, ăn hoa quả, lần lần lớn lên, mình cao trăm thước, đầu như rồng, có lông đầy mình, sức mạnh vô cùng. Một ngày kia, Bàn Cổ chạy qua hướng Tây, bắt gặp một cái búa và một cái dùi ước đặng ngàn cân. Bàn Cổ, tay phải cầm búa, tay trái cầm dùi, ra sức mở mang cõi trần. Thuở đó Trời Ðất còn mờ mịt. Ngài ước cho phân biệt Trời Ðất thì nhơn vật mới hóa sanh được. Ngài ao ước vừa dứt tiếng thì sấm nổ vang, Thiên thanh, Ðịa ninh, vạn vật sinh ra đều có đủ cả. Ngài liền chỉ Trời là Cha, chỉ Ðất là Mẹ, muôn dân là con. Ngài chính là tôn chủ sáng lập thế gian, nên cũng gọi Ngài là Thái Thượng Ðạo Quân. Ngài tự xưng là Thiên tử, tức là con Trời, cai trị muôn dân. Ngài là vị vua đầu tiên của cõi thế gian nên gọi Ngài là Thiên Hoàng. Bàn Cổ thọ được 18.000 tuổi rồi qui Thiên. Tiếp theo thì có Ðịa Hoàng, rồi Nhơn Hoàng, nối nhau cai trị thiên hạ. Ðó là Tam Hoàng (Thiên Hoàng, Ðịa Hoàng, Nhơn Hoàng) vào thời khởi thủy của nước Trung Quốc. 4
  5. Nhiệm Phưởng, thế kỷ 6, đã viết huyền thoại Bàn Cổ trong quyển Thuật Dị Ký rằng: "Ngày xưa khi Bàn Cổ chết, đầu biến thành bốn ngọn núi, hai mắt biến thành mặt trời và mặt trăng, mỡ biến thành sông biển, râu tóc biến thành thảo mộc. Thời Tần và Hán, dân gian kể rằng đầu của Bàn Cổ là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc, tay trái là Nam Nhạc, tay phải là Bắc Nhạc, và hai chân là Tây Nhạc. Các văn nhân ngày xưa kể rằng nước mắt của Bàn Cổ là sông, hơi thở là gió, giọng nói là sấm, đồng tử trong mắt là ánh sáng." II. Địa Hoàng Địa Hoàng ( Dìhuáng) là vị vua thứ hai trong truyền thuyết của Trung Quốc sau thời đại Bàn Cổ. Theo Nghệ Văn Loại Tụ ông là người thứ hai trong Tam Hoàng. * Thân thế Địa Hoàng có mười một đầu, là vua lửa (Hỏa Đức Vương) (Huǒdéwáng). Hoặc, Địa Hoàng là vị vua có nhiều thành tựu, có mười một anh em, sống đến 18000 tuổi. Sau khi ông ra đời, đất trời chìm ngập trong hỗn loạn. Năm đó, mặt trời và mặt trăng do hai mắt của Bàn Cổ, những ngôi sao từ tóc của ông không còn di chuyển chính xác. làm cho nhiều ngày không có ban ngày, hay nhiều ngày liên tục mặt trời soi rọi, hoặc họa sao rơi. Với sức mạnh của mình, Địa Hoàng lập lại trật tự cho tất cả. Ông bắt các ngôi sao, mặt trăng, mặt trời di chuyển đúng trở lại, quy định số ngày cho một tháng, số tháng cho một năm. Địa Hoàng trị vì hết 11000 năm. Ông tạo ra Hùng Nhĩ Sơn (Xióng'ĕr Shān) và Long Môn Sơn (Lóngmén Shān). Tiền nhiệm: Kế nhiệm: Tam Hoàng Thiên Hoàng Nhân Hoàng 5
  6. hoặc Thái Hoàng (泰泰) III. Nhân Hoàng Nhân Hoàng ( Rénhuáng) là vị vua truyền thuyết thứ ba của Trung Quốc sau thời đại Bàn Cổ. Theo Nghệ Văn Loại Tụ ông là người thứ ba và cuối cùng trong Tam Hoàng. *Thân thế Nhân Hoàng có bảy đầu, cưỡi xe mây, miệng nhả ra thóc lúa. Ông có chín anh em. Họ chia nhau trị vì Cửu Châu, mỗi người đều có đất riêng. Triều đại truyền qua 150 đời, trải qua 45000 năm. Thành tựu lớn nhất của Nhân Hoàng là chia Trung Quốc ra thành Cửu Châu, xây dựng triều đại kéo dài 45000 năm. Tiền Kế nhiệm: nhiệm: Tam Hoàng Không có Địa Hoàng Phần 2 Ngũ Đế Ngũ Đế cũng có nhiều giả thuyết: Theo Sử ký Tư Mã Thiên, Ngũ Đế bao gồm: Hoàng Đế  Chuyên Húc  Đế Khốc  Đế Nghiêu  Đế Thuấn  Theo Sử Trung Quốc của Nguyễn Hiến Lê, các vua đó đều do người Trung Quốc tưởng tượng ra, chỉ có Nghiêu, Thuấn có thể coi là bán thực bán huyền (semi- historique). Trong đó, Nghiêu và Thuấn còn được gọi là Nhị Đế, cùng với Đại Vũ, người sáng lập ra nhà Hạ, được Khổng giáo coi là các vị vua kiểu mẫu và là các tấm gương đạo đức. Thượng thư tự và Đế vương thế kỷ lại liệt kê Thiếu Hạo thay cho Hoàng Đế. Sở Từ nói đến Ngũ Đế như là các vị thần ở các phương: Thiếu Hạo (đông)  Chuyên Húc (bắc)  6
  7. Hoàng Đế (trung)  Phục Hi (tây)  Thần Nông (nam)  Lễ ký đồng nhất Ngũ Đế với Ngũ Thị, bao gồm: Hữu Sào thị  Toại Nhân thị  Phục Hi thị  Nữ Oa thị  Thần Nông thị  Vị hoàng đế Trung Hoa đầu tiên trong lịch sử là Tần Thủy Hoàng, người đã tạo từ mới cho "hoàng đế" bằng cách kết hợp các danh hiệu "hoàng" của Tam Hoàng với "đế" (với nghĩa vua - thần). Thông tin thêm Trong các vị Tam Hoàng Ngũ Đế, tên của các vị như Đế Khốc , Đế Nghiêu, Đế  Thuấn , Thần Nông có thứ tự các từ không giống với cấu trúc ngôn ngữ của người Hán phương Bắc (tính từ đặt trước danh từ) mà giống với cấu trúc của ngôn ngữ phương Nam (tiếng Quảng Đông, tiếng Việt...). Do đó, có thuyết cho rằng các vị này có xuất xứ từ vùng đất Bách Việt ở phía Nam. Ngoài ra, vua Thần Nông cũng được gọi là Viêm Đế. Viêm có nghĩa là nóng  ấm. Có thuyết cho rằng vua Thần Nông đến từ miền nóng ấm, tức là phương nam, tức là đất Bách Việt. Từ đó suy ra nông nghiệp Trung Quốc bắt nguồn từ Bách Việt. 1. Thiếu Hạo Là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc, một trong Ngũ Đế. Thiếu Hạo là hậu duệ và các bộ tộc cổ xưa. Nhưng có thuyết lại cho rằng Ngũ Đế gồm Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Hoài Nam Tử cũng xác nhận chỉ có hai vua là Phục Hi và Thần Nông. Tư Mã Thiên sử gia chính thống của nhà Hán trong bộ Sử ký muốn đề cao Hoàng Đế là tổ tiên của Hán tộc nên ghi Hoàng Đế đứng đầu ngũ đế vì vậy Tư Mã Thiên đã loại Đế Chí là vị vua thứ ba ra nên xếp lại Ngũ đế đứng đầu là Hoàng Đế rồi tới Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Theo Bách Việt Ngọc Phả Truyền thư thì hai vua là Phục Hi còn gọi là Đế Thiên [cần dẫn nguồn]. Phục Hi họ Hiên Viên tên thụy là Thái Hạo thờ Rồng. Phục Hi truyền ngôi cho con là Thần Nông tức Đế Thần, họ Khương tên thụy là Thiếu Hạo thờ Chim. Sử sách Trung quốc ghi Thiếu Hạo họ Kim thiên nhưng Từ Húc Sinh trong “ Trung quốc Cổ sử đích truyền thuyết thời đại” đã liệt kê các họ thời cổ trong đó có họ Cát Thiên chứ không có họ Kim Thiên. Thiếu Hạo, dưới sự thận trọng nuôi dưỡng của cha mẹ với một tài năng phép thuật và khả năng phi thường. Thiếu Hạo lớn lên 7
  8. trở thành nhà lãnh đạo của gia tộc này, và sau này trở thành nhà lãnh đạo của toàn bộ lạc Dongyi 2. Chuyên Húc Chuyên Húc là một vị vua thời Trung Hoa cổ đại, một trong Ngũ Đế. Theo Sử ký, ông là người kế vị của Hoàng Đế. Sự nghiệp Theo truyền thuyết Trung Quốc cổ đại, ông là Thiên Đế ở phương Bắc, tên là Cao Dương, cháu của Hoàng Đế. Theo Sử ký, Hoàng Đế và Luy Tổ có 2 con trai là Huyền Hiêu và Xương Ý. Xương Ý được phong ở Nhược Thủy, lấy người con gái của thị tộc Thục Sơn là Xương Phó và sinh ra Chuyên Húc[2]. Sau khi Chuyên Húc kế ngôi, thành tích chính trị thể hiện rõ rệt, xa gần đều phục tùng, trở thành một vị vua quyền uy thời đó...[3] Sử ký, Ngũ Đế bản kỷ, mô tả ông là người uyên bác, trầm tĩnh, có mưu lược. Ông thông hiểu mọi việc, biết chăm sóc mọi vật, sử dụng đất đai và ghi chép thời tiết; chú trọng việc giáo hóa và định ra các chế độ. Dân các tộc phía bắc tới U Lăng, phía nam tới Giao Chỉ, phía tây tới Lưu Sa, phía đông tới Bàn Mộc đều thuận theo ông[2]. Hậu duệ Theo Sử ký, Chuyên Húc có người con trai là Cùng Thiền[2]. Cùng Thiền sinh Kính Khang. Kính Khang sinh Câu Vọng. Câu Vọng sinh Kiều Ngưu. Kiều Ngưu sinh Cổ Tẩu. Cổ Tẩu sinh Trọng Hoa. Trọng Hoa tức là vua Thuấn sau này[2]. Tranh cãi về giới tính Sử sách xưa nay đều chép vua Chuyên Húc là nam giới, thậm chí có vợ tên Nữ Lộc.[3] Tuy vậy, cũng có người cho rằng ông là nữ giới. Những người giữ quan điểm này nói ông chính là Cao Dương thị, tổ tiên của tộc Sở. Thời cổ đại, các vị thần làm Cao Tổ tỉ của bộ tộc được chủ quản việc hôn nhân trong các đền miếu. Các vị thần này đều có chồng mà không sinh con, đều cho thấy họ là nữ thần cả. Mà Chuyên Húc lại chính là Cao tổ tỉ của tộc Sở.[3] Căn cứ vào điều nói trong “Sơn Hải Kinh - Đại Hoang Tây Kinh”: Chuyên Húc hóa thành “ngư phụ” sau khi chết, có người cho rằng ngư phụ chính là nàng tiên cá trongtruyền thuyết.[3] Điều này lại là một chứng minh vị vua này là đàn bà. Phần lớn sử sách đều ghi ông là nam giới, bởi vì sau khi chế độ phụ hệ thay cho chế độ mẫu hệ, vì mục đích tuyên dương sự vĩnh hằng của phụ hệ, chiều theo yêu cầu của xã hội đàn ông, các vị nữ thần bị đem cải tạo thành nam thần, theo thuyết này thì Chuyên Húc chính là một trong số đó.[3] Ngoài ra, một số học giả cho rằng, tiên tỉ (tổ tiên đã mất) của dân tộc Sở là Cao Dương Thị, Cao Dương là nữ giới: Thế nhưng có người nói Cao Dương và Chuyên Húc là hai người khác nhau, và chẳng có gì đáng nghi ngờ về việc Chuyên Húc là nam giới.[3] Đối với việc nói ông chết hóa thành ngư phụ trong Sơn Hải Kinh, có nhà thần thoại học cho rằng: Chuyên Húc hóa ngư phụ, đại ý chỉ việc ngư (tức cá) làm vợ của Chuyên Húc, đã cứu sống được tính mạng của ông ta. Thế nhưng, có người xem cách 8
  9. nói này chỉ là một loại suy đoán chủ quan, không có chứng cứ đầy đủ để bảo vệ lập trường. Cho đến nay, việc phân tích giới tính của vị vua này vẫn không có kết quả 3. Hoàng Đế Hoàng Đế (huángdì), còn gọi làHiên Viên Hoàng Đế, là một vị vua huyền thoại và anh hùng văn hoá Trung Quốc, được coi là thuỷ tổ của mọi người Hán. Chữ hoàng ở đây hàm nghĩa sắc vàng, là màu biểu trưng cho hành thổ. Hiểu nôm na “Hoàng Đế” là “Vua Vàng”, khác vớihoàng trong hoàng đế là danh xưng của các vua Trung Quốc kể từ thời nhà Tần. Hoàng Đế được coi là một trong Ngũ Đế, theo huyền sử Trung Quốc thì ông trị vì trong khoảng 2698 TCN đến 2599 TCN và là người sáng lập ra nền văn minh Trung Quốc. Theo truyền thuyết, việc ông rút về phía tây tại trận Trác Lộc đánh thủ lĩnh Xi Vưu là cái mốc hình thành người Hán. Thân thế Hoàng Đế, tên thật là Công Tôn Hiên Viên, là con của bà Phù Bửu. Thân mẫu ông đã nằm mơ thấy sao Bắc Đẩu rớt vào mình mà thụ thai sinh ra ông. Thưở nhỏ, ông rất thông minh, có tính thần linh, thường khuyên người đồng thời lo làm lành và tu ngũ đức. Chiến tranh với Xi Vưu Cách đây hơn 4000 năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Hoàng Đế là một trong những thủ lĩnh bộ lạc nổi tiếng nhất trong truyền thuyết. Bộ lạc Thiểu Điển, do Hoàng Đế làm thủ lĩnh, ban đầu sống ở vùng Cơ Thuỷ thuộc tây bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Viêm Đế (Thần Nông) là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế, cư trú tại vùng Khương Thuỷ ở tây bắc Trung Quốc. Theo truyền thuyết Trung Hoa thì Viêm Đế có họ hàng thân tộc với Hoàng Đế. Còn Xi Vưu là thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê. Họ chế tạo ra các loại vũ khí như đao, kích, cung, nỏ, thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp phá các bộ lạc khác. Có lần, Xi Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế. Viêm Đế đem quân chống lại nhưng thất bại. Viêm Đế đành chạy đến Trác Lộc, xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế liên kết các bộ lạc, chuẩn bị lương thực, vũ khí, triển khai một trận quyết chiến với Xi Vưu trên cánh đồng Trác Lộc. Về trận đại chiến này, đã có nhiều truyền thuyết hoang đường, khi quân của Hoàng Đế thừa thắng đuổi theo quân của Xi Vưu, trời bỗng nổi cuồng phong, là do Xi Vưu đã được sự giúp đỡ của thần gió, thần mưa. Hoàng Đế cũng nhờ Thiên Nữ giúp đỡ. Cuối cùng, Xi Vưu bại vong.[2] Những truyền thuyết trên chỉ có tính chất phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến. 9
  10. Từ đó, Hoàng Đế được nhiều bộ lạc ủng hộ. Nhưng sau đó 2 bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Bản Tuyền, Viêm Đế thất bại. Từ đó Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc các vùng Trung Nguyên. Trong các truyền thuyết cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là thuỷ tổ của ngườiHoa Hạ (tức dân tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu của Hoàng Đế. Viêm Đế và Hoàng Đế vốn thân thuộc nên sau này hai bộ lạc lại hoà hợp, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm-Hoàng. Để kỉ niệm vị tổ tiên chung đó, người ta xâylăng Hoàng Đế ở Kiều Sơn, phía bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây. Tầm quan trọng của Hoàng Đế “Đời Thần Nông, con trai cày mà ăn, con gái dệt mà mặc, không dùng hành chính mà dân được được trị, không dấy binh đao mà làm vua thiên hạ. Vua Thần Nông mất rồi thì các bộ tộc nổi lên, mạnh hiếp yếu, đông hiếp ít, nên vua Hiên Viên Hoàng Đế mới bày ra nghĩa vua tôi, trật tự trên dưới, lễ cha con, anh em, và sự phối hợp vợ chồng”. Sách Thương Quân Qua đó, ta thấy thời vua Hoàng Đế diễn ra một biến cố quan trọng trong lịch sử và chính trị và xã hội của Trung Hoa cổ xưa. 4. Đế Khốc Đế Khốc còn gọi là Đế Cốc, họ Cơ, tên Tuấn, hiệu Cao Tân thị, là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc, một trong Ngũ Đế. Thân thế Theo Sử ký, Đế Khốc là chắt của Hoàng Đế và là con của Kiều Cực. Sự nghiệp Theo truyền thuyết, ông trị vì từ năm 2412 TCN tới năm 2343 TCN. Ngũ Đế bản kỷnói, Đế Khốc “Sinh ra đã là thần linh, tự nói tên mình, ban phát lợi vật ở khắp nơi, không nghĩ gì đến thân mình”[1]. Cũng theo Sử ký, ông là người nhân ái khiêm nhường, được thiên hạ theo về. Ông có khả năng tận dụng đất đai và tài nguyên, có tài lãnh đạo mọi người. Ông còn là người chế ra lịch phù hợp với quy luật sự vận động của mặt trời, mặt trăng và thành kính thờ tế quỷ thần. Đế Khốc có thái độ nghiêm túc, phẩm chất cao thượng, ứng xử hợp tình hợp lý, không tạo ra sự chênh lệch lớn trong xã hội, do đó mọi người đều tuân theo. Các con Đế Khốc lấy con gái họ Trần Phong sinh ra Phóng Huân. Sau đó ông lại lấy con gái họ Tu Ty sinh ra người con khác là Chí. Sau khi ông mất, hai người con lần lượt làm vua. 5. Đế Nghiêu 10
  11. Đế Nghiêu(2337 TCN–2258 TCN) là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc cổ đại, một trong Ngũ Đế. Ông, cùng với các vua Thuấn và Vũ sau này, được Khổng giáo xem là các vị vua kiểu mẫu và các tấm gương đạo đức. Thân thế Nghiêu, cũng được gọi là Giao Đường Thị. Theo Sử ký - Ngũ đế kỷ, ông có tên là Phóng Huân, là con trai của Đế Khốc, mẹ họ Trần Phong. Ông có người em khác mẹ là Đế Chí. Vì Nghiêu thuộc bộ tộc Đào Đường nên ông cũng được gọi là Đường Nghiêu. Cũng theo Sử ký, Đế Khốc mất, Đế Chí lên thay. Tuy nhiên, do Chí không có tài trị nước nên Phóng Huân thay ngôi, tức là Đế Nghiêu. Theo thư tịch cổ Trong thư tịch cổ, Đường Nghiêu thường được ca tụng là một vị vua tài giỏi và đạo đức, lòng nhân từ và sự cần cù của ông được coi là kiểu mẫu cho mọi bậc Đế vương khác của Trung Quốc. Buổi ban đầu lịch sử Trung Hoa, ba gương mặt sáng suốt, Nghiêu, Thuấn và Vũ rất thường được đề cập tới, và những nhà sử học thời sau tin rằng có thể họ đại diện cho những lãnh tụ của các bộ tộc liên minh đã thành lập nên một hệ thống trật tự chính phủ thống nhất trong một giai đoạn chuyển tiếp sang một xã hội phong kiến gia trưởng. Theo truyền thuyết, Nghiêu lên ngôi khi 20 tuổi, qua đời ở tuổi 119 và ông truyền ngôi cho vua Thuấn, người được ông gả cho hai cô con gái từ trước. Trong nhiều cống hiến của mình, vua Nghiêu được cho là đã phát minh ra cờ vây. Truyền thuyết “Sào Phủ Hứa Do” là một chuyện đời vua Nghiêu. Nhân vật Bành Tổcũng được cho là một nhân vật của thời vua Nghiêu. Theo Trúc thư kỉ niên Việc Nghiêu truyền ngôi cho Thuấn chứ không truyền ngôi cho con là Đan Chu thường được sử sách đời sau xem là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng tư của dòng họ. Tuy nhiên, có ý kiến căn cứ vào Trúc thư kỉ niên, cuốn biên niên sử của nước Ngụy thời Chiến Quốc cho rằng: Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương rồi cướp lấy ngôi vua. Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha.[1] Trong tôn hiệu thời Trần Thời Trần, các vua nhường ngôi cho con về làm Thái Thượng Hoàng, thường được đặt tôn hiệu có tên của vua Nghiêu, với ngụ ý truyền thuyết vua Nghiêu nhường ngôi cho vua Thuấn là người tài. Cách đặt này ngoài ngụ ý so sánh Thái Thượng hoàng như vua Nghiêu, còn so sánh vua kế vị như vua Thuấn. Trần Thái Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiển Nghiêu. Trần Thánh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quang Nghiêu. 11
  12. Trần Nhân Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Hiến Nghiêu. Trần Anh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Quảng Nghiêu. Trần Minh Tông, khi làm Thái thượng hoàng có tôn hiệu Chương Nghiêu. 6. Thuấn Đế Thuấn là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, nằm trong Ngũ Đế. Tên khi sinh của ông Diêu Trọng Hoá. Ông cũng được gọi là Hữu Ngu Thị. Vua Thuấn, cùng với các vua Nghiêu và Vũ, được Khổng giáo coi là những vị vua kiểu mẫu, và là những tấm gương đạo đức. Thân thế Thuấn nổi tiếng là người hiền đức trong thiên hạ. Theo truyền thuyết, mẹ ông, Ốc Đăng là người rất hiền đức mất sớm, cha là Cổ Tẩu lấy vợ khác và sinh ra Tượng. Dù bị mẹ con Tượng và cả Cổ Tẩu đối xử không tốt, Thuấn vẫn một mực hiếu thuận, giữ đúng đạo làm con. Được Nghiêu truyền ngôi Danh tiếng của Thuấn đồn xa. Ông được vua Nghiêu mời giúp cai quản việc nước và gả cho hai người con gái là Nga Hoàng và Nữ Anh. Sau một thời gian, Nghiêu già yếu, Thuấn được Nghiêu nhường ngôi khi 53 tuổi và chết khi 100 tuổi. Ông đặtthủ đô của vương quốc tại Bồ Phản, Sơn Tây hiện nay). Ông cũng được gọi là Đại Thuấn hay Ngu Thuấn. Việc Nghiêu chọn Thuấn nhường ngôi chứ không nhường ngôi cho con mình là Đan Chu thường được sử sách đời sau coi là tấm gương mẫu mực của việc chọn người tài đức chứ không vì lợi ích riêng tư của dòng họ. Theo Trúc thư kỉ niên Tuy nhiên có ý kiến căn cứ vào Trúc thư kỉ niên, cuốn biên niên sử nước Ngụy thời Chiến Quốc cho rằng: “Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương rồi cướp lấy ngôi vua.” “Thuấn giam Nghiêu và không cho Đan Chu gặp cha.”. Truyền ngôi cho Vũ Thời cổ đại, trị thuỷ để ổn định cuộc sống, phát triển việc cày cấy là việc cấp bách hàng đầu. Theo sử sách, Thuấn sai Cổn làm việc trị thuỷ. Cổn trị thuỷ không thành công nên bị Thuấn xử tội chết. 12
  13. Thuấn lại dùng con Cổn là Hạ Vũ trị thuỷ. Sau nhiều năm, Hạ Vũ trị thuỷ thành công, vì thế được Thuấn chọn làm người kế vị. Thuấn không truyền ngôi cho con mình là Thương Quân mà trao ngôi báu cho Hạ Vũ. Nhà Hạ Nhà Hạ (Xià Cháo, khoản thế kỷ 21 TCN - 16 TCN) là triều đại đầu tiên ở Trung Quốc được mô tả trong các ghi chép sử học cổ đại như Sử ký, Trúc thư kỉ niên, Kinh Thư. Triều đại này được vua Đại Vũ huyền thoại thành lập sau khi Thuấn, một trong Ngũ Đế nhường ngôi cho ông. Nhà Hạ sau này được kế thừa bởi nhà Thương. Theo biên niên sử truyền thống dựa trên các tính toán của Lưu Hâm, nhà Hạ trị vì từ khoảng năm 2205 TCN tới năm 1766 TCN; theo biên niên sử dựa trênTrúc thư kỉ niên, khoảng thời gian này là từ khoảng 1989 TCN tới 1558 TCN.Hạ Thương Chu đoạn đại công trình đưa ra các con số tương ứng là 2070 TCN và 1600 TCN. Mặc dù một số học giả từng tranh cãi về sự tồn tại của triều đại này, nhưng chứng cứ khảo cổ học lại chỉ ra sự tồn tại của nó. Giới sử gia Trung Quốc coi đây là triều đại đầu tiên của Trung Quốc, sau thời Tam hoàng Ngũ đế và trước thời nhà Thương. Tuy nhiên, người ta có quyền đặt nghi vấn đối với triều đại này vì trên thực tế, những văn thư đầu tiên của Trung Quốc được viết ra sau triều đại này cả hơn một nghìn năm. Những cuộc khai quật gần đây tại các di chỉ thời đại đồ đồng sớm tại Nhị Lí Đầu tại tỉnh Hà Nam, cũng khó tách biệt truyền thuyết ra khỏi thực tế đối với sự tồn tại của triều đại này. Hầu hết các nhà khảo cổ học Trung Quốc cho rằng văn hoá Nhị Lí Đầu là nơi phát tích của nhà Hạ, tuy vậy các nhà khảo cổ học phương Tây vẫn không đồng ý về mối liên hệ giữa nhà Hạ và văn hoá Nhị Lí Đầu. Thành lập Truyền thuyết nói rằng vua Vũ là người hiền, có công đào vét chín con sông trị thủy cho Trung Quốc trong tám năm. Trong thời gian đào vét, ông nhiều lần đi ngang qua nhà mình mà không vào. Vì công lao như vậy, năm 2263 TCN ông được vua Thuấn chọn làm người truyền ngôi. Năm 2246, vua Thuấn mất, Vũ để tang 3 năm rồi chính thức lên ngôi vua năm 2243 TCN. Sau khi lên ngôi, ông vẫn giữ lệ cử người hiền tài trong nước thay mình như các đời trước mà không có ý định truyền ngôi cho con là Khải - con với người vợ họ Đồ Sơn. Ông dự định cử Cao Dao thay mình làm vua sau này. Nhưng Cao Dao lại mất 13
  14. trước ông, vì vậy ông phong cho con cháu Cao Dao ở đất Anh, đất Lục, rồi lại tiến cử Bá Ích quản lý chính sự để chuẩn bị làm vua. Năm 2198 TCN, Vũ đi tuần phía đông, đến Cối Kê thì mất. Bá Ích không nhận ngôi vua mà nhường lại cho con Vũ là Khải rồi tránh ra ở phía nam Cơ Sơn. Vì Khải cũng có nhiều uy tín nên thiên hạ nhiều người quy phục. Kể từ đời vua Khải, nhà Hạ giữ lệ cha truyền con nối. Loạn Hậu Nghệ, Hàn Trác  Hậu Nghệ cướp ngôi Năm 2188 TCN, vua Khải mất, con là Thái Khang lên thay. Thái Khang ham chơi bời, thích săn bắn, không quan tâm việc chính sự. Bầy tôi của Thái Khang là Hậu Nghệ - vua nước chư hầu Hữu Cùng - thấy Thái Khang bỏ triều chính nên nảy sinh ý định giành ngôi. Một hôm Thái Khang rời kinh đô đi săn ở đất Lạc. Hậu Nghệ bí mật điều quân từ nước Hữu Cùng sang tập kích kinh đô nhà Hạ, chiếm được kinh thành. Sau đó Nghệ mang quân ra chặn bờ sông, phong toả lối về của Thái Khang. Thái Khang mang quân trở về bị quân Hữu Cùng chặn đánh, phải bỏ chạy sang nước chư hầu. Thái Khang định tập hợp chư hầu đánh Hậu Nghệ, nhưng các chư hầu đều không phục Thái Khang, vì vậy Thái Khang phải lưu vong ở nước ngoài cho đến hết đời. Năm 2160 TCN, Thái Khang chết ở nước ngoài, em là Trọng Khang nối ngôi. Năm 2147 TCN, Trọng Khang chết, con là Tướng nối ngôi. Tướng ở nhờ trên đất nước chư hầu là Châm Tầm. Vua Châm Tầm ủng hộ Hạ Tướng khôi phục ngôi báu.  Hàn Trác cướp ngôi Hậu Nghệ Hậu Nghệ cướp được ngôi nhà Hạ lại tỏ ra kiêu ngạo, bỏ chính sự như Thái Khang trước kia. Hậu Nghệ cũng ham mê săn bắn, chơi gái và thích uống rượu. Một hôm mê chơi gái nên bị bầy tôi của Hậu Nghệ là Hàn Trác thấy Hậu Nghệ như vậy bề ngoài ra sức tán tụng nhưng bên trong toan tính giành ngôi. Hậu Nghệ tin tưởng Hàn Trác, giao cho Trạc toàn bộ việc triều chính để hưởng lạc. Năm 2120 TCN, Hậu Nghệ đi săn, Hàn Trác đi theo. Trác mang rượu dâng lên Hậu Nghệ. Nghệ uống rượu say bất tỉnh, Hàn Trác thừa cơ giết chết cướp ngôi. Năm 2119 TCN, Hàn Trác nghe tin Hạ Tướng chuẩn bị binh lực ở nước Châm Tầm, bèn sai hai con là Kiêu và Ế mang quân đánh Châm Tầm. Quân Hàn Trác tiến đến Châm Tầm, giết chết Hạ Tướng và tiêu diệt nước này. Vợ Hạ Tướng là Hậu Mân đang có mang, chui qua lỗ tường trốn thoát và sinh ra Thiếu Khang. 14
  15. Hàn Trác phong cho hai con là Kiêu làm vua chư hầu đất Quá và Ế làm vua chư hầu đất Qua. Thiếu Khang trung hưng Con của Hạ Tướng là Thiếu Khang chạy đến nước Hữu Nhưng, được vua Hữu Nhưng giúp sức, muốn mang quân trở về đánh Hàn Trác. Hàn Trác bèn sai Kiêu và Ế đi đánh Hữu Nhưng, song vua Hữu Nhưng bèn thả cho Thiếu Khang bỏ trốn sang nước Hữu Ngu, lại tập hợp lực lượng chống lại Hàn Trác. Trong khi đó, một quý tộc nhà Hạ khác là Mỵ cũng bỏ trốn đến nước Hữu Cách, tập hợp lực lượng đối phó với Hàn Trác. Năm 2080 TCN, Mỵ liên lạc với Thiếu Khang cùng tiến quân trở về kinh thành. Hàn Trác tàn bạo mất lòng dân, quân đội dưới quyền không muốn liều chết. Vì thế khi quân của Thiếu Khang và Mỵ kéo đến, quân Hàn Trác bỏ chạy. Trác bị Thiếu Khang bắt sống và xử tử. Không lâu sau, Thiếu Khang đem quân đi diệt nước Quá, giết chết Kiêu. Thiếu Khang sai con là Trữ đi đánh nước Qua của Ế. Trữ dùng mưu dụ Ế ra ngoài kinh thành giết chết, tiêu diệt nước Qua. Thiếu Khang thống nhất thiên hạ, khôi phục ngôi vua nhà Hạ. Tính từ Thái Khang đến Thiếu Khang, nhà Hạ bị mất ngôi chính thống 4 đời, lưu lạc ở nước ngoài. Diệt vong Năm 2058 TCN, vua Thiếu Khang mất, con là Trữ nối ngôi. Từ Trữ truyền 8 đời đến vua Khổng Giáp (1879 - 1849 TCN) thì nhà Hạ bắt đầu suy sụp. Khổng Giáp tin quỷ thần và hoang dâm do đó nhiều chư hầu không thần phục nhà Hạ nữa. Qua 3 đời vua, đến đời thứ 17 nhà Hạ là vua Lý Quý, còn gọi là Kiệt (1826 - 1774 TCN). Hạ Kiệt tàn bạo, hoang dâm, mê nàng Muội Hỷ, bị dân chúng oán ghét. Các chư hầu nổi dậy chống lại Kiệt, Kiệt mang quân đánh dẹp các bộ tộc đó. Một thủ lĩnh bộ lạc Thương là Thành Thang bị Kiệt bắt giam ở Hạ Đài. Sau một thời gian, Kiệt thả Thương Thang. Thương Thang trở về nước, ra sức làm việc nhân đức, quy tập lực lượng. Các chư hầu quy phục Thương. Khoảng năm 1767 TCN, Thành Thang dấy quân đánh Hạ Kiệt. Vua Kiệt thua chạy ra đất Minh Điều, nói với thủ hạ: Ta hối hận không giết Thang nên mới ra nông nỗi này 15
  16. Thương Thang diệt nhà Hạ, lập ra nhà Thương. Hạ Kiệt ở ngôi 52 năm, bị đày ra Nam Sào 3 năm thì chết tại núi Đình Sơn. Thang phong cho con cháu nhà Hạ, đến thời nhà Chu đất ấy gọi là nước Kỷ. Khám phá khảo cổ học Đã có một cuộc tranh luận về sự liên quan của văn hoá Nhị Lí Đầu với nhà Hạ. Điều tra phóng xạ bằng carbon thiết lập thời đại của di chỉ là từ 2100 đến 1800 TCN, cung cấp bằng chứng vật lý cho sự tồn tại của nhà nước đương thời và có thể tương đương với nhà Hạ như mô tả trong các tác phẩm lịch sử Trung Quốc. Năm 1959, tại một điểm đặt ở Yển Sư đã khai quật được một cung điện lớn mà một số nhà khảo cổ cho là kinh đô của nhà Hạ. Trong những năm 1960 và 1970, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra các điểm đô thị và các ngôi mộ tại các địa điểm được trích dẫn trong văn bản lịch sử cổ đại Trung Quốc về nhà Hạ; ở mức tối thiểu, nhà Hạ đánh dấu một giai đoạn tiến hóa giữa các nền văn hóa đồ đá mới và nền văn minh đô thị Trung Quốc tiêu biểu của nhà Thương [6]. Theo báo cáo vào năm 2011, các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã phát hiện ra phần còn sót lại của một cung đình được xác định niên đại vào năm 1700 TCN tại Nhị Lí Đầu ở tỉnh Hà Nam, làm tăng thêm trọng lượng cho các bằng chứng chứng minh cho sự tồn tại của nhà Hạ. Thần thoại Trong quyển 5 của sách Mặc Tử, Mặc Tử mô tả sự sáng lập của nhà Hạ với mô tả của những sự cố tự nhiên. Mặc dù một số nhà sử học Trung Quốc coi mô tả của Mặc Tử là một huyền thoại không có cơ sở lịch sử, những người khác coi nó như là một mô tả bằng thơ của những tác động gây ra bởi sự xáo trộn khí hậu do núi lửa. "Mặt trời mọc vào ban đêm" có thể ám chỉ ánh sáng rực rỡ của núi lửa, "mưa máu" có thể là để chỉ mưa màu đỏ tạo ra bởi tro trong bầu khí quyển, nước biến thành băng có thể biểu thị nhiệt độ mùa hè lạnh bất thường, tro đỏ có thể được nhìn thấy trong đền thờ và giải thích như là một dấu hiệu của sự hiện diện gần đó của con rồng. Các vị vua Nhà Hạ Bảng liệt kê những người cai trị của Hạ theo Sử kí của Tư Mã Thiên. Không giống như danh sách của Tư Mã Thiên về các vua của nhà Thương, hồ sơ của các vua nhà Hạ đã không được tìm thấy trong các cuộc khai quật khảo cổ. Các chư hầu hậu duệ 16
  17. Theo Sử ký Tư Mã Thiên, các vua Hạ mang họ Tự, hậu duệ được phong thêm ở các nước chư hầu đã lấy nước làm họ, gồm có (những nước chữ nghiêng đã bị diệt trong chiến tranh với Hậu Nghệ và Hàn Trác): - Hạ Hậu thị, Hữu Nam thị, Châm Tầm thị, Bao thị, Hữu Hộ thị, Phí thị, Kỷ thị, Tăng thị, Tân thị, Minh thị, Châm Qua thị.. Nhà Thương Nhà thương còn là tên gọi để chỉ bệnh viện. Nhà Thương (Thương triều) hay nhà Ân (Ân đại), Ân Thương là triều đại đầu tiên được công nhận về mặt lịch sử là một triều đại Trung Quốc. Theo biên niên sử dựa trên các tính toán của Lưu Hâm thì nhà Thương trị vì từ khoảng năm 1766 TCN tới khoảng năm 1122 TCN, tuy nhiên theo biên niên sử dựa theo Trúc thư kỉ niên thì khoảng thời gian này là 1556 TCN tới 1046 TCN. Các kết quả của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình coi khoảng thời gian này là từ 1600 TCN tới 1046 TCN. Thành lập Theo truyền thống lịch sử, nhà Thương tiếp nối sau triều đại có tính huyền thoại là nhà Hạ và trước nhà Chu. Triều đại này bắt đầu từ vua Thành Thang và kết thúc ở vua Trụ. Nhà Thương bắt đầu nổi lên từ phía Tây châu thổ sông Vị. Bằng vũ lực, nhà Thương thống nhất vùng đồng bằng phía bắc Trung Quốc, xây dựng một đế chế theo kiểu những kẻ chinh phục khác: để lại phía sau một lực lượng đồn trú để kiểm soát dân chúng địa phương, biến vị vua ở đó trở thành một kẻ đồng minh phụ thuộc, cho phép ông ta kiểm soát công việc ở lãnh địa của mình, đánh thuế những nơi đã bị chinh phục. Quân sự Phía đông, bắc và nam của nền văn minh Thương bị người Thương coi là mọi rợ, gồm cả các dân tộc nông nghiệp sống dọc sông Dương Tử. Nhà Thương thường phái quân đội đi chiến đấu chống lại những kẻ xâm lăng, và nhà Thương cũng đi ra ngoài lãnh thổ để cướp bóc và bắt những người dân ngoại tộc cần thiết cho sự hiến tế. Những lăng mộ vua nhà Thương được khai quật cho thấy họ có thể đưa ra trận từ ba đến năm nghìn binh lính. Các đồ vật chôn theo vua được tìm thấy là các đồ trang sức cá nhân và những cái giáo mũi đồng và những phần còn lại của những cái cung và mũi tên. Ngựa và xe ngựa cũng được chôn cùng với vua để chở lính ra trận. Và khi vị vua chết, người đánh xe, chó, người hầu và những nhóm mười người - những người bị chặt đầu trong lễ bái bằng rìu đồng. Diệt vong 17
  18. Vua thứ 30 nhà Thương là Trụ Vương bạo ngược tàn ác, mất lòng nhân dân và các chư hầu. Bộ tộc Chu ở sông Vị muốn nhân cơ hội nhà Thương suy yếu để tiêu diệt và thay thế từ nhiều năm. Trưởng tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương chiêu tập lực lượng chống Thương, nhưng chưa kịp khởi sự thì qua đời. Con Cơ Xương là Cơ Phát lên ngôi đã tập hợp chư hầu đi đánh Trụ Vương. Khoảng năm 1122 TCN, hai bên quyết chiến ở Mục Dã. Quân Trụ Vương tuy đông nhưng binh lính không có tinh thần chiến đấu cho bạo chúa nên nhanh chóng tan rã. Trụ Vương chạy lên Lộc Đài tự thiêu mà chết. Nhà Thương diệt vong. Hậu duệ Cơ Phát lên ngôi vua (Chu Vũ Vương), phong cho con Trụ Vương là Vũ Canh ở đất Ân để giữ hương hỏa nhà Thương. Sau khi Vũ Vương chết, con là Thành Vương lên thay còn nhỏ. Vũ Canh thuyết phục được 3 người em Vũ Vương là Quản Thúc, Hoắc Thúc, Sái Thúc nổi loạn chống nhà Chu. Phụ chính nhà Chu là Chu Công Đán mang quân dẹp loạn, giết Vũ Canh và lập người tông thất khác nhà Thương là Vi Tử Khải làm vua nước Tống. Tống trở thành một chư hầu của nhà Chu, tồn tại đến thời Chiến Quốc, truyền nối được 34 vua thì bị nước Tề diệt (286 TCN). Nhà Chu Nhà Chu (Zhōu Cháo; Wade–Giles: Chou Ch'ao) nối tiếp sau nhà Thương và trước nhà Tần ở Trung Quốc. Nhà Chu tồn tại lâu hơn bất cứ một triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc và việc sử dụng đồ sắt cũng đã xuất hiện ở Trung Quốc trong thời kỳ này. Nhà Chu cũng là khoảng thời gian khi hệ thống chữ viết cổ xuất hiện trên các đỉnh đồng thời Tây Chu bắt đầu chuyển sang giai đoạn hiện đại, dưới hình thức những văn bản ghi chép cổ cuối thời Chiến Quốc. Nguồn gốc Nhà Chu khởi nguồn ở sông Vị (Wei), phía tây nền văn minh Thương. Tổ tiên bộ tộc Chu khởi nghiệp từ đất Thai (nay thuộc tây Vũ Công, Thiểm Tây), tương truyền có tên là Khí, còn gọi là Hậu Tắc, sống vào đời vua Thuấn, được ban cho họ Cơ. Qua nhiều đời di cư, Chu phát triển thành một bộ lạc lớn và bắt đầu di cư về đất Mân (nay thuộc tây nam huyện Tuần Ấp, Thiểm Tây). Tại đây, bộ lạc Chu bắt đầu mở rộng ảnh hưởng và trở thành thủ lĩnh một liên minh gồm các bộ lạc gần nền văn minh Thương, đóng đô tại đất Kỳ (nay là Kỳ Sơn, Thiểm Tây). Truyền 15 đời từ Hậu Tắc 18
  19. tới đời Tây bá Cơ Xương, liên minh bộ lạc này phát triển thành một tiểu quốc Chu hùng mạnh, với kinh đô tại đất Phong (nay thuộc tây Tràng An, Thiểm Tây), uy hiếp mạnh mẽ sự tồn tại của nhà Thương. Cơ Xương mất, con là Cơ Phát lên thay, tiếp tục ý định diệt Thương. Vị vua Thương,Đế Tân hay Trụ Tân (Zhouxin) tàn bạo và mất lòng dân. Cơ Phát đã tranh thủ sự ủng hộ của các chư hầu oán ghét nhà Thương, tập hợp lực lượng chống lại. Nhà Chu và đồng minh coi việc suy yếu của nhà Thương là một cơ hội để nổi dậy, và vào năm 1123 trước Công Nguyên[1] họ chiến thắng vua nhà Thương là Trụ trong trận chiến Mục Dã (Mu-ye). Vua Trụ thua trận, nhảy vào lửa tự thiêu. Từ đó, vương triều Chu bắt đầu cai trị ở vùng đất trước đó thuộc nền văn minh Thương. Cơ Phát lên làm thiên tử, tức là Chu Vũ Vương. Cai trị Nhà Chu coi tất cả đất đai thuộc về thần thánh, và họ là những đứa con của thần thánh vì vậy tất cả đất đai và dân cư đều thuộc về họ. Thấy rằng đất đai mình chinh phục được quá rộng lớn để một người có thể cai trị, các vua nhà Chu đã chia đất đai thành những vùng và chỉ định một người nào đó để cai trị vùng đó dưới danh nghĩa của mình (chư hầu), lựa chọn một người thân trong họ, một người có thể tin tưởng trong bè cánh, hay vị thủ lĩnh một bộ lạc đã cùng họ chống lại nhà Thương. Chính sách của nhà Châu khá tương đồng với mô hình chính trị Âu châu thời Trung cổ, trong đó có rất nhiều tiểu quốc được thành lập, và phần lớn đều do con cháu của thiên tử làm lãnh đạo. Các lãnh đạo, hay lãnh chúa của các tiểu quốc đó đều nhận tước hiệu của nhà Chu. Tuyệt đại đa số các nước chư hầu đều được thành lập và thụ phong tước Hầu hay tước Tử trong thời Tây Chu, xem như họ đều là cánh tay nối dài của gia đình Chu Văn Vương. Chỉ trừ một số ít chư hầu khác là được thành lập dưới tiền triều Thương, như nước Trần và Tống. Mỗi vị thủ lĩnh địa phương có quyền sắp đặt mọi vùng đất quanh mình và có lực lượng dân phòng riêng. Và nhà Chu ban cho họ những quà tặng như xe ngựa, vũ khí bằng đồng, người hầu và súc vật. Các vị tù trưởng này được phong các tước vị và cai quản vùng lãnh địa của mình như một tiểu quốc thần phục nhà Chu. Những vị vua địa phương này truyền ngôi cho con trai mình và tước vị của họ là cha truyền con nối. Và để cai trị vùng đất của mình tốt hơn, vị chư hầu đó lại phong những tước nhỏ hơn cho những người đã từng cầm đầu các nhóm dân ở nơi đó trước khi họ đến. Một hệ thống thứ bậc địa vị và trách nhiệm xuất hiện giữa và bên trong 19
  20. các gia đình, với việc anh lớn thì có quyền cao hơn em, với quy tắc kế tục theo đó những người đàn ông sẽ làm chủ gia đình. Nếu một người quý tộc đã có gia đình mà lại thích một người đàn bà khác, thay vì đuổi vợ khỏi nhà, ông ta có thể đưa người đàn bà kia vào trong gia đình với tư cách vợ lẽ, với cấp bậc thấp hơn vợ mình. Các vị vua sáng lập nhà Chu đã tuyên truyền với những người bị mình chinh phục rằng nhà Chu đã đuổi tiền nhân các vua nhà Thương khỏi thiên đường và thiên đường đã bị vị thần tối cao của họ chiếm, vị thần mà họ gọi là “Thượng đế”, người, theo họ nói, đã ra lệnh cho sự sụp đổ của nhà Thương. Giống như ở vùng Tây Á, các vua Chu tuyên bố rằng họ cai trị bằng quyền lực thần thánh. Họ cho rằng họ là hiện thân trên mặt đất của “Thượng đế” và nhiệm vụ của họ là làm trung gian với Thượng đế, để thực hiện các cuộc hiến tế thích đáng và giữ gìn quan hệ tốt giữa thiên đường và thần dân của họ. Họ tuyên bố rằng bất kỳ một sự chống đối nào với sự cai trị của họ là chống đối lại ý muốn của trời. Bắt đầu từ thời các vua nhà Chu, các vị thủ lĩnh địa phương nhận được quyền hành động như các thầy tế: để thực hiện hiến tế, để cho phép hát một số loại bài hát và một số điệu nhảy, quyền cúng tế các vị thần núi sông ở địa phương, các dòng suối và đất và mùa màng. Tuy nhiên, các quý tộc địa phương tiếp tục đi theo di sản của ông cha để lại. Họ lấy vợ bằng những nghi thức tôn giáo và sự ủng hộ trong khi người dân thường vẫn tiếp tục không có kiểu lấy vợ như vậy, không có họ hay có gia phả. Họ chỉ đơn giản sống với nhau và được công nhận là một cặp bởi những người hàng xóm. Giống như ở Ấn Độvà Tây Á, cùng với thời gian có một sự pha trộn giữa các tôn giáo của kẻ chinh phục và kẻ bị chinh phục. Những vị cai trị nhà Chu chấp nhận vào danh sách thần thánh của mình một số vị thần của nền văn minh Thương. Sự cúng tế nhiều vị thần từ thời nhà Thương vẫn được tiếp tục, gồm cả vị thần mùa màng, mưa và nông nghiệp - một trong những vị thần này được tin rằng được sinh ra từ một bà mẹ trinh trắng. Trong số các vị thần đó có vị thần sông Hoàng Hà, người có thân cá nhưng có mặt người. Trong nền văn minh Chu, con người tiếp tục cố gắng làm dịu các vị thần bằng cách cúng tế. Những người có khả năng thì hiến tế bằng gia súc, cừu, lợn hay ngựa. Việc hiến tế bằng người giảm bớt so với thời nhà Thương, nhưng nhà Chu có cả vợ và bạn bè ở trong mộ, và mỗi năm một cô gái trẻ bị cúng làm cô dâu cho thần sông. Việc hiến tế này bắt đầu bằng việc những bà đồng cốt lựa chọn một cô gái đẹp nhất có thể. Mặc cho cô ta đồ satin, tơ và đeo trang sức và đặt lên một cái giường cưới trên một cái bè. Họ tống cái bè xuống sông. Cái bè sẽ chìm và cô gái chết đuối, coi như là một đồ hiến tế cho thế giới vô hình của vị thần sông. Mệnh Trời (Thiên Mệnh) 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2