THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT<br />
(KIRAN DESAI) NHÌN TỪ LÝ THUYẾT HẬU THỰC DÂN<br />
PHAN THỊ THANH TUYỀN – BỬU NAM<br />
Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Di sản của mất mát của Kiran Desai là viên ngọc sáng của nền<br />
văn học Ấn Độ đương đại và thế giới. Đây là tác phẩm viết về cuộc lữ hành<br />
của con người giữa hai không gian văn hóa trong thời kỳ thuộc địa và hậu<br />
thuộc địa. Nghiên cứu thế giới nhân vật trong tác phẩm này dưới góc nhìn<br />
của lý thuyết hậu thực dân sẽ giúp chúng ta thấy được số phận của một dân<br />
tộc luôn bị quá khứ thuộc địa ám ảnh, đồng thời mở ra một hướng mới trong<br />
nghiên cứu văn học ở nước ta hiện nay.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Di sản của mất mát là tác phẩm đưa Kiran Desai, ngôi sao mới đầy triển vọng của văn<br />
học Ấn Độ đương đại, trở thành nhà văn trẻ nhất trong lịch sử giải Booker. Di sản của<br />
mất mát kể về cuộc sống của những người dân Ấn Độ thời hậu thực dân ở hai vùng đất:<br />
Kalimpong - Ấn Độ và New York - Mỹ. Đây là một câu chuyện chi tiết, đẹp đẽ, chân<br />
thực và đầy day dứt về cuộc lữ hành của thân phận con người giữa hai thế giới.<br />
Lý thuyết hậu thực dân (hay còn gọi là lý thuyết hậu thuộc địa) là một loại lý thuyết<br />
“bao gồm việc phản ứng và phân tích những di sản văn hóa của chủ nghĩa thực dân”<br />
[6] với “mục tiêu cuối cùng là thanh toán và đấu tranh chống lại những ảnh hưởng còn<br />
lại của chủ nghĩa thực dân trên các nền văn hóa... nhằm hướng tới sự bình đẳng giữa<br />
các nền văn hóa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau” [6]. Theo Nguyễn Hưng Quốc,<br />
“nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành lý thuyết hậu thực dân chính là sự bất lực<br />
của các lý thuyết Tây phương trong việc lý giải tính chất phức tạp trong nền văn học<br />
các nước cựu thuộc địa” [7]. Do đó, lý thuyết hậu thực dân là công cụ hữu hiệu nhất để<br />
nghiên cứu những nền văn hóa, văn học hậu thực dân. Nhưng ở Việt Nam, lý thuyết này<br />
còn khá xa lạ, ít được giới thiệu và vận dụng. Vì vậy, việc nghiên cứu thế giới nhân vật<br />
trong tiểu thuyết Di sản của mất mát của nhà văn Kiran Desai dưới góc nhìn của lý<br />
thuyết hậu thực dân sẽ cho thấy “Sự thương tổn” mà Tây phương đã để lại và tiếp tục<br />
gây ra trên đời sống người dân Ấn” [5], đồng thời góp phần vào một hướng đi mới đầy<br />
tiềm năng trong nghiên cứu văn học ở nước ta hiện nay.<br />
2. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT<br />
Thời của Mặt trời không bao giờ lặn trên đất nước Anh đã tắt nhưng tình cảnh nô lệ<br />
không dễ gì tan biến khỏi ký ức của người dân thuộc địa. Điều đó ảnh hưởng sâu sắc<br />
đến từng cá nhân ngay cả khi Ấn Độ thoát khỏi thân phận thuộc địa, gây nên nhiều bi<br />
kịch. Do đó, thế giới nhân vật của Di sản của mất mát đều là những gương mặt nhàu nát<br />
vì đau thương, tuyệt vọng, vì cô đơn, mất mát.<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 04(20)/2011: tr. 101-107<br />
<br />
102<br />
<br />
PHAN THỊ THANH TUYỀN – BỬU NAM<br />
<br />
2.1. Nhân vật Jemubhai và bi kịch lưu vong<br />
Trong thế giới nhân vật của Di sản của mất mát, Jemubhai là nhân vật tiêu biểu nhất<br />
cho thứ sản phẩm đầy khiếm khuyết mà văn hóa Anh đã để lại trên đất Ấn Độ. Mang<br />
trong mình khát vọng thay đổi cái thân phận thấp hèn của người dân thuộc địa,<br />
Jemubhai sang Anh du học để rồi bị Anh hóa đến tận chân răng kẽ tóc.<br />
Là sinh viên Ấn, Jemubhai bị những người Anh khinh miệt. Điều đó gia tăng mặc cảm<br />
nhược tiểu của Jemubhai khiến ông sống khép kín như một cái bóng, ngày càng xa lạ<br />
với chính mình. Cho đến một ngày, Jemubhai “hầu như không còn thấy mình là con<br />
người nữa” [4, tr. 73]. Đó là sự bắt đầu của một hành trình tha hóa, lưu vong! Theo lý<br />
thuyết hậu thực dân, dưới sự bá quyền của diễn ngôn thực dân, người dân thuộc địa dần<br />
dần rơi vào mặc cảm nhược tiểu và tính chất nước đôi. Mặc cảm nhược tiểu là cảm giác<br />
thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, thua kém người khác, từ đó thấy buồn, day dứt và tự ti. Tính<br />
chất nước đôi là “sự dao động liên tục giữa mong muốn một điều và mong muốn thứ<br />
trái ngược với nó” [1]. Trong lý thuyết diễn ngôn thuộc địa của Bhabha, tính chất nước<br />
đôi “diễn tả sự phức hợp của trạng thái yêu thích và căm ghét, trạng thái đặc trưng<br />
giữa thực dân và thuộc địa” [2, tr. 12]. Vì vậy, những người dân thuộc địa và cựu thuộc<br />
địa thường vừa căm ghét vừa yêu thích những giá trị văn hóa thực dân, vừa muốn chạy<br />
theo văn hóa thực dân vừa muốn níu giữ bản sắc dân tộc... Điều đó khiến họ cứ loay<br />
hoay giữa những giá trị văn hóa. Và dĩ nhiên, lựa chọn giá trị nào cũng khiến họ cảm<br />
thấy day dứt, nuối tiếc và rơi vào bi kịch.<br />
Trong tác phẩm, để thoát khỏi ánh mắt miệt thị của người Anh, Jemubhai đã cố tẩy rửa<br />
căn cước Ấn Độ bằng cách dùng những bộ áo quần phủ kín thân thể, rắc phấn trắng lên<br />
mặt nhằm che đậy lớp da nâu và bắt chước lối sống phương Tây. Nhưng đáng tiếc, nỗ<br />
lực đó không biến Jemubhai thành người Anh mà biến ông trở thành Cái khác, không<br />
những khác với thực dân mà còn khác với chính mình trong quá khứ. Đứng trước người<br />
Anh, Jemubhai vẫn không thôi mặc cảm, sợ hãi nhưng khi đứng trước người Ấn,<br />
Jemubhai lại coi khinh họ. Trong cái nhìn của Jemubhai về nước Anh tồn tại mặc cảm<br />
nhược tiểu và tính chất nước đôi của người dân thuộc địa: “Cậu ghen tị người Anh. Cậu<br />
ghê tởm người Ấn. Cậu nỗ lực làm người Anh bằng nhiệt huyết của lòng căm ghét, và<br />
chính vì cái mà cậu sắp trở thành, cậu sẽ bị hết thảy mọi người khinh rẻ, cả người Anh<br />
lẫn người Ấn” [4, tr. 197]. Từ đó cho đến cuối đời, Jemubhai mang kiếp sống lưu vong,<br />
lưu vong trên đất nước mình và lưu vong ngay trong gia đình mình.<br />
Sau 5 năm sống ở nước Anh, Jemubhai bị Anh hóa từ diện mạo cho đến tâm hồn. Trở<br />
về nước, Jemubhai cảm thấy xa lạ với tất cả mọi thứ ở Ấn Độ. Ngược lại, mọi người<br />
cũng cảm thấy xa lạ với con người mới mà Jemubhai trở thành - một Jemubhai với cái<br />
nhìn của kẻ thực dân. Trong mắt Jemubhai giờ đây, chỉ có người Anh, nước Anh mới là<br />
văn minh, tốt đẹp. Jemubhai quyết tâm trở thành người Anh bằng mọi cách, trong đó có<br />
cách tàn nhẫn nhất là coi khinh gia đình, xa lánh họ hàng, ruồng rẫy vợ con để xóa bỏ<br />
gốc gác. Từ đó, mặc dù nắm trong tay quyền lực nhưng mãi mãi Jemubhai là một kẻ cô<br />
đơn, không nhận được sự yêu thương của bất cứ ai. Trước khi đi Anh, Jemubhai còn có<br />
được tình thương của cha mẹ, những giờ phút lãng mạn, hạnh phúc bên người vợ trẻ.<br />
<br />
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT...<br />
<br />
103<br />
<br />
Nhưng sau khi trở về, ông mất tất cả. Cuối cùng, cái mà ông nhận được khi chạy theo<br />
văn hóa phương Tây chỉ là sự cô đơn và ám ảnh tội lỗi. Ông hoàn toàn trắng tay, đến<br />
một con chó bầu bạn cũng không giữ nổi. Người Anh đã rời Ấn Độ song họ đã kịp để lại<br />
trên xứ sở thuộc địa này sản phẩm hải ngoại của mình: ông tòa Jemubhai lạc lõng, bơ<br />
vơ, không thể hòa nhập nổi với cuộc sống và con người của dân tộc mà từ đó ông được<br />
sinh ra.<br />
2.2. Hai cha con người đầu bếp và bi kịch tan vỡ giấc mơ Mỹ<br />
Chưa từng đặt chân ra nước ngoài, nhưng người đầu bếp của ông tòa Jemubhai cũng<br />
mang tư tưởng của một kẻ lưu vong. Cuộc sống và niềm tin của bác đều hướng về nước<br />
Mỹ. Do đó, bằng mọi giá, bác đã lo liệu chạy vạy cho con trai sang Mỹ với lời dặn dò<br />
trước sau như một: “Ở bên đó, kiếm tiền, đừng quay về đây nữa” [4, tr. 311]. Bác đâu<br />
biết rằng, trong khi bác nằm mơ về ghế bành tivi, tài khoản ngân hàng và một cuộc sống<br />
sung túc giàu sang ở Mỹ thì con trai bác, Biju tội nghiệp đang sống chui lủi như kẻ đào<br />
tẩu trên đường lẩn trốn vì lo sợ bị trục xuất.<br />
Mang theo giấc mơ của người cha, Biju sang Mỹ làm chân chạy bàn hết nhà hàng này<br />
đến nhà hàng với đồng lương rẻ mạt và không có lấy một ngày nghỉ ngơi. Cuộc sống tủi<br />
nhục: ban ngày làm việc quần quật, ban đêm ngủ trong những tầng hầm tối tăm đầy<br />
chuột và gián khiến Biju “nhận ra trong mình có một niềm kính sợ đối với người da<br />
trắng, những người có thể nói là đã đem lại cho Ấn Độ nhiều điều tệ hại” [4, tr. 131].<br />
Càng lang thang qua nhiều nhà hàng, Biju càng thấy được sự phân biệt đối xử giữa<br />
người da trắng với người da màu, giữa thực dân, đế quốc và thuộc địa. Điều đó làm gia<br />
tăng mặc cảm nhược tiểu ở Biju, khiến cậu rụt rè, co mình lại trong sự cô độc và nỗi<br />
nhớ quê nhà bỏng cháy.<br />
Như một lời nguyền dành cho những người Ấn lưu vong, Biju đang lặp số phận của ông<br />
tòa năm xưa, đang kế thừa những mất mát mà ông tòa để lại. Cuộc sống tủi cực đã đập<br />
tan những ảo tưởng và hình thành ở Biju tính nước đôi: vừa căm ghét nước Mỹ, người<br />
Mỹ vừa kính sợ họ, vừa muốn thoát khỏi nơi đây vừa khao khát được cư trú hợp pháp ở<br />
Hoa Kì. Do đó, Biju luôn bị ám ảnh bởi giấc mơ về tấm thẻ xanh. Nó giày vò tâm trí<br />
Biju vì “ai cũng muốn có nó, dù họ thích nó hay ghét nó. Đôi khi càng ghét bao nhiêu,<br />
người ta lại càng muốn có được nó bấy nhiêu” [4, tr. 222]. Rốt cuộc, sau bao năm sống<br />
ở Mỹ, Biju vẫn không biết gì về nước Mỹ ngoài sự trải nghiệm tình cảnh lao động cực<br />
nhọc và mặc cảm bị miệt thị của người dân thuộc thế giới thứ ba. Biju quyết định quay<br />
về Ấn Độ tìm nơi nương náu nhưng cái đất nước mà Biju nhớ nhung đã đón tiếp sự trở<br />
về đó theo cách không thể tàn nhẫn hơn: Biju bị cướp sạch quần áo tư trang và lao vào<br />
vòng tay của người cha khi trên mình chỉ có một chiếc váy ngủ của đàn bà mà cậu giật<br />
tạm để che thân.<br />
Hình ảnh hai cha con Biju ôm nhau khi kết thúc truyện vừa khôi hài vừa bi đát, làm toát<br />
lên bi kịch của thế giới thứ ba, đó là: họ luôn nhìn phương Tây bằng cái nhìn từ bên<br />
dưới, đầy thèm khát, không quan tâm cũng như không biết đến giá trị của mình. Sự tan<br />
vỡ giấc mơ Mỹ của hai cha con Biju là lời cảnh tỉnh dành cho những ai đang mơ về một<br />
<br />
104<br />
<br />
PHAN THỊ THANH TUYỀN – BỬU NAM<br />
<br />
thiên đường trên đất Mỹ. Vì thiên đường ấy không hề tồn tại mà chỉ là sản phẩm của<br />
những diễn ngôn thực dân. Và Kiran Desai đã bóc trần sự bịp bợm đó một cách không<br />
thương tiếc qua số phận những kẻ lưu vong.<br />
Có thể nói, không có nơi nào trên trái đất, người phụ nữ lại chịu nhiều thiệt thòi như ở<br />
Ấn Độ. Đặc biệt, từ khi bị thực dân thống trị, số phận của họ muôn phần cay đắng.<br />
Trong công trình Three Women’s Texts and a Critique of Imperialsim (1985), Spivak,<br />
một trong những tên tuổi lớn của lý thuyết hậu thực dân đã chỉ ra vị thế của người phụ<br />
nữ bản xứ: “trong bối cảnh thực dân và hậu thực dân, phụ nữ là tạo phẩm “chập đôi”<br />
bởi quyền lực nam giới và quyền lực chính quốc, họ buộc phải câm lặng và chìm khuất”<br />
[3, tr. 65]. Vì thế, số phận của người phụ nữ thời thực dân và hậu thực dân vô cùng thê<br />
thảm.<br />
Trong tác phẩm, nhân vật nữ có số phận bi đát nhất là Nimi, vợ ông tòa Jemubhai. Ngày<br />
còn ở nhà cha mẹ, Nimi như con chim bị nhốt trong chiếc lồng, và bị gả đi khi chỉ là<br />
một đứa con nít bởi tham vọng của người cha. Từ khi người chồng từ Anh quốc trở về,<br />
cuộc sống của Nimi lập tức biến thành địa ngục trần gian. Nimi bị đánh đập tàn nhẫn, bị<br />
sỉ nhục, chửi rủa chỉ vì cô là một người vợ “đặc Ấn”, không biết tiếng Anh, không chịu<br />
bắt chước phụ nữ Anh mà chồng Nimi thì luôn cho rằng: “một phụ nữ Ấn Độ không bao<br />
giờ đẹp bằng một phụ nữ Anh” [4, tr. 273]. Từ một cô gái xinh đẹp, Nimi đã bị biến<br />
thành một người tàn phế, ngơ ngẩn. Cuối cùng, Nimi bị trả về cho gia đình, bị ruồng rẫy<br />
cho đến chết sau khi sinh đứa con gái đáng thương, người sẽ phải thừa kế những mất<br />
mát mà Nimi từng nếm trải.<br />
Ngay từ khi chào đời, con gái Nimi đã bị cha mình - ông tòa Jemubhai ném vào trường<br />
dòng nội trú. Cô lớn lên trong cô đơn và cố thoát khỏi lời nguyền của số phận bằng cuộc<br />
hôn nhân với một phi công. Nghiệt ngã thay, vợ chồng cô bị chết dưới bánh xe của<br />
những người ngoại quốc, để lại đứa con gái 6 tuổi sống trong tu viện. Sai mồ côi, lạc<br />
loài ngay từ lúc sinh ra. Cuộc sống trong tu viện với lối giáo dục theo kiểu Anh khiến<br />
Sai trở thành người Ấn mất gốc. Cuộc sống của Sai chỉ tươi tắn lên khi Sai yêu anh<br />
chàng gia sư Gyan. Nhưng sự khác biệt quá lớn giữa hai lối sống: một bên hướng về<br />
phương Tây hiện đại, một bên hướng về Ấn Độ truyền thống khiến tình yêu của Sai tan<br />
vỡ như chiếc bong bóng mong manh giữa đại dương hỗn loạn. Chứng kiến cuộc hội ngộ<br />
của hai cha con người đầu bếp, Sai thấy mình bất lực, nhỏ bé trước dòng chảy của lịch<br />
sử, trước gánh nặng của quá khứ. Sai nhìn về tương lai nhưng đó chỉ là những gì không<br />
rõ rệt, như ánh sáng mờ nhạt lúc rạng đông khi kết thúc truyện.<br />
Từ tấn bi kịch kép mang tính chất kế thừa của những người phụ nữ trong tác phẩm,<br />
Kiran Desai đã tạo nên sức mạnh của diễn ngôn nữ quyền hậu thực dân, tiếng nói đòi<br />
quyền lợi cho người phụ nữ ở các xứ sở cựu thuộc địa trong thế đối diện thường xuyên<br />
với quy chế gia trưởng và bạo lực tri thức phương Tây.<br />
Trong khi phê phán sự bá quyền của văn hóa thực dân, lý thuyết hậu thực dân còn phê<br />
phán những biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan của các dân tộc cựu thuộc địa. Đó<br />
là sự đề cao quá mức văn hóa dân tộc trước sự bành trướng của văn hóa thực dân. Trong<br />
<br />
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT DI SẢN CỦA MẤT MÁT...<br />
<br />
105<br />
<br />
tác phẩm, tiêu biểu cho những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan là Gyan, người<br />
được sinh ra trong một gia đình có lịch sử hơn 100 năm gắn bó với những cuộc chiến<br />
của người Anh (làm bia đỡ đạn cho quân Anh trên nhiều mặt trận). Chính lịch sử đau<br />
thương của gia đình cộng với hoàn cảnh nghèo nàn, khốn khó khiến Gyan có lối sống<br />
bài ngoại, khép kín, xa lạ với văn hóa Anh. Đây là nguyên nhân làm cho Gyan không<br />
thể đi đến cùng trong tình yêu với Sai và cảm thấy vô cùng đau khổ. Sự bài ngoại ở<br />
Gyan thực chất là một biểu hiện khác của tâm lí mặc cảm nhược tiểu ở những người dân<br />
thuộc địa. Họ thực hiện lối sống bài ngoại chẳng qua là để giải trừ mặc cảm thua kém<br />
khi đối diện với văn hóa thực dân. Điều đó cho thấy một thực tế là diễn ngôn thực dân<br />
vẫn còn chi phối rất mạnh trong đời sống tinh thần người dân Ấn Độ.<br />
Trong và sau thời kì thuộc địa, những dân tộc từng bị thực dân thống trị thường “mô<br />
phỏng” lối sống phương Tây nên đánh mất bản sắc. Điều đó tạo nên những lai ghép văn<br />
hóa. Trong lý thuyết hậu thực dân, lai ghép được dùng để chỉ tất cả những gì được hình<br />
thành từ sự pha trộn giữa nhiều yếu tố khác biệt, là nét đặc thù trong nền văn hóa thuộc<br />
địa. Bởi vì trong thời kì thuộc địa, những yếu tố văn hóa thực dân bắt đầu hòa nhập vào<br />
nền văn hóa bản địa, làm mất đi tính thuần nhất của nền văn hóa này và ngược lại,<br />
những yếu tố văn hóa thuộc địa cũng xâm nhập vào nền văn hóa thực dân tạo nên những<br />
lai ghép văn hóa. Trong tác phẩm, các nhân vật đều là sản phẩm lai ghép của hai nền<br />
văn hóa thực dân – thuộc địa và đều có số phận bi kịch. Đó là do họ sống trong một xã<br />
hội Ấn Độ hậu thực dân, nơi mà những xung đột văn hóa Đông – Tây chưa bao giờ im<br />
tiếng. Ngoài những nhân vật mang bi kịch kể trên, trong tác phẩm còn có nhiều nhân vật<br />
khác mang bi kịch thời hậu thực dân. Đó là những người trong cái cộng đồng biệt lập<br />
“thân Anh” sống như những người ngoại quốc trên chính quê hương mình, lạc lõng giữa<br />
cuộc đời nên nhanh chóng bị nhấn chìm trong làn sóng bạo động. Đó là những người<br />
Ấn sống ở nước ngoài, do trực tiếp tiếp xúc với văn hóa phương Tây nên có một cuộc<br />
sống tủi nhục, cay đắng, tha hóa: đánh mất lòng tự tôn, tín ngưỡng, bản sắc dân tộc.<br />
Trong tính cách của những người này đều tồn tại tính chất nước đôi và là biểu hiện của<br />
sự lai ghép. Chẳng hạn, sinh viên Ấn du học ở Mỹ thích những mối tình lãng mạn theo<br />
kiểu phương Tây nhưng lại muốn một đám cưới truyền thống Ấn Độ với đống hồi môn<br />
kếch xù; những người Ấn thành đạt thì đánh mất lòng tự tôn, bản sắc bằng lối sống hai<br />
mặt: xun xoe trước mặt người da trắng nhưng trong thâm tâm lại muốn bóp cổ họ,... Do<br />
chạy theo văn hóa phương Tây một cách mù quáng, những người Ấn sống ở nước ngoài<br />
dần dần đánh mất những tình cảm tốt đẹp, bị tiêm nhiễm tư tưởng sống thực dụng, lạnh<br />
lùng của xã hội phương Tây. Ví dụ, khi bị bố la mắng vì bắt chước người Mỹ, con gái<br />
của Harish Harry đã trả lời: “Con có cần bố mẹ sinh con ra đâu. Cô nói: Bố mẹ đẻ con<br />
ra chẳng qua vì sự ích kỷ của bản thân muốn có người hầu hạ chứ gì? Nhưng ở cái đất<br />
nước Mỹ này, chẳng có ai chùi đít không công cho bố đâu” [4, tr. 243].<br />
Có thể nói, trong suốt quá trình thực dân Anh thống trị, người dân Ấn Độ luôn mang<br />
mặc cảm nhược tiểu của một dân tộc thuộc địa. Và để giải tỏa tâm lí mặc cảm, người<br />
dân thuộc địa và cựu thuộc địa thường tìm cách chê bai các dân tộc ở Châu Phi là mọi<br />
rợ hay tự an ủi mình về quá khứ huy hoàng của dân tộc như là cách tìm lại lòng tự tôn<br />
đã mất. Họ loay hoay trước sức quyến rũ của văn hóa ngoại lai và dần đánh mất bản sắc<br />
<br />