intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thế mạnh trong trồng nấm ở Việt Nam

Chia sẻ: Tulip_12 Tulip_12 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

116
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bước trong quy trình sấy nấm tiến hành như sau: 1) Sau khi cắt gốc, phân loại nấm theo kích thước rồi rửa sạch. 2) Xử lý nấm trước khi sấy bằng cách hấp hơi nước trong 2 - 3 phút. 3) Làm nguội nhanh bằng cách ngâm vào nước lã. Sau đó vớt nấm, để ráo, rồi xếp vào khay. 4) Sấy. Các thông số: Độ ẩm ban đầu: 80% Độ ẩm cuối: 14% Nhiệt độ sấy: 50 - 700C Thời gian sấy: 10giờ Tỷ lệ thành phẩm: 20 tươi/1khô. 5) Phân loại, để nguội rồi đóng bao....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thế mạnh trong trồng nấm ở Việt Nam

  1. Thế mạnh trong trồng nấm ở Việt Nam
  2. Các bước trong quy trình sấy nấm tiến hành như sau: Sau khi cắt gốc, phân loại nấm theo kích thước rồi rửa sạch. 1) Xử lý nấm trước khi sấy bằng cách hấp hơi nước trong 2 - 3 phút. 2) Làm nguội nhanh bằng cách ngâm vào nước lã. Sau đó vớt nấm, để ráo, rồi xếp vào khay. 3) Sấy. Các thông số: 4) Độ ẩm ban đầu: - 80% Độ ẩm cuối: - 14% Nhiệt độ sấy: - 50 - 700C Thời gian sấy: 10giờ - T ỷ lệ thành phẩm: 20 tươi/1khô. - Phân loại, để nguội rồi đóng bao. Thời gian bảo quản có thể được 1 năm. 5) Nguyên liệu nấm rơm phải sạch đất cát, tạp chất và tươi tốt. Từ khi thu hái đến khi bắt dầu chế biến không được quá 8 giờ và phải bảo quản lạnh, nguyên liệu nấm mỡ cũng cớ yêu cầu tương tự. 1.Chọn và xử lý nguyên liệu.(Nấm muối chủ yếu là nấm rơm và nấm mỡ) - Nguyên liệu nấm rơm phải sạch đất cát, tạp chất và tươi tốt. Từ khi thu hái đến khi bắt dầu chế biến không được quá 8 giờ và phải bảo quản lạnh, nguyên liệu nấm mỡ cũng cớ yêu cầu tương tự. Những va chạm nhẹ trên bề mặt cây nấm đều có thể gây nên vết bầm, sau này không tẩy đi được. Vì vậy khi hái nấm mỡ phải hết sức nhẹ tay, không ném ra xa, không vất mạnh vào rổ. Nấm phải được đựng trong túi nilông chở ngay về nơi chế biến trong thời gian ngắn nhất, để chống xóc gây bầm giập trong lúc vận chuyển bằng xe ô tô , có thể chở nấm trong những can nước sạch. Lúc đưa về nơi chế biến, nấm phải được ngâm ngập trong nước. Việc ngâm này là rất cần thiết để hạn chế việc oxy hóa, chống biến mầu, nhưng nếu nước không sạch lại làm cho nấm nhiễm nhiều vi sinh vật, ảnh hưởng đến khả năng bảo quản. Vì vậy không nên dùng nước ao, nước sông để ngâm nấm. Chọn bỏ những cây nấm không đạt yêu cầu như sâu bệnh, bầm giập, biến mầu… dùng dao ionx gọt rửa cho sạch đất cát (bám ở chân nấm), cắt cuống nấm để lại một đoạn cuộng không quá 5mm. 2. Sơ chế và muối. - Việc sơ chế tiến hành ngay tại nơi trồng nấm. Sau khi thu hái và chọn lựa, cần trần nấm ngay để chống biến mầu, nước trần là dung dịch muối 1%, nhiệt độ trần là 90 - 1000C. Làm nguội ngay sau khi trần bằng nước lã sạch. Đây là khâu dễ bị xem thường và gây hậu quả rất xấu cho sản xuất. Nếu nước không đủ nhiều và không đủ sạch thì việc làm nguội trở thành nhân tố kích thích sự phát triển của vi sinh vật. ở những nơi trồng nấm phải có sẵn hệ thống cung cấp nước sạch, tuyệt đối không dùng nước ao, nước sông.
  3. Nấm đã trần được muối sơ bộ trong dung dịch nước muối 10%, hai ngày sau bổ sung muối hoặc thay đổi nước để cho sản phẩm có hàm lượng muối 25%. Để tăng cường khả năng bảo quản và chống biến mầu, cho vào trong nấm muối một lượng axit xitric bằng 0,5% hàm lượng nấm. Nấm muối đuợc đóng vào can nhựa PE miêng rộng, vặn chặt nắp có lót vòng đệm cao su. Hai can đóng chung vào một thùng gỗ nan thưa. Khi vận chuyển xuống cảng, chở các thùng rời lên ô tô hoặc xếp các thùng lên pallet rồi chuyển cả pallet xuống kho, xuống tầu. Nấm muối không cần bảo quản lạnh , thời hạn bảo quản đạt 6 tháng. Nếu kéo dài quá thời hạn trên nấm sẽ có mầu xấu và kém hương vị.Từ nấm muối người ta có thể chế biến các món ăn đặc biệt với nấm hoặc chế biến thành nấm hộp. 3. Kỹ thuật sấy nấm. Công nghệ chế biến nấm sấy cũng t ương tự như chế biến các loại rau sấy khác, chỉ cần chú ý nấm là loại rau rất nhạy cảm với nhiệt, lại là loại rau quý nên phải chấp hành các chế độ kỹ thuật một cách nghiêm chỉnh và phải hết sức tiết kiệm. Vấn đề sấy nấm là chống biến mầu, chống cháy, chống tổn thất. Để chống biến mầu, cần chần nấm trước khi sấy. Cách chần tốt nhất là chần hơi thời gian chần 2 đến 3 phút với nhiệt độ 1000C, làm nguội nhanh qua nước sạch hoặc quạt gió mạnh rồi xếp vào khay. Khay sấy nấm làm bằng inox có mắt lưới dày. Lớp nấm không dầy quá 3 cm. Nhiệt độ sấy nấm không được vượt quá 700C. Thiết bị sấy thích hợp cho nấm có 2 loại. Lò sấy kiểu tủ, sấy gián đoạn và sấy kiểu băng tải, sấy liên tục. Dù kiểu lò sấy gì cũng cần thông gió cưỡng bức. Tốc độ gió 4m/s. Nếu sấy băng tải thì cho gió nóng đi ngược chiều với sản phẩm, nhiệt độ không khí lúc ra khỏi giàn trao đổi nhiệt là 650C, sau đó giảm dần và không khí được đẩy ra ngoài mang theo hơi ẩm, nhiệt độ hơi ẩm ở cửa thoát khoảng 40 - 450C. Hàm ẩm của nấm thành phẩm là 5%, lúc này độ hút ẩm của nấm khô rất cao nên cần phải bao gói kịp thời. Bao bì của nấm phải đủ dày để chống ẩm, thường đóng gói cỡ 200 - 500g cho tiêu thụ lẻ và cỡ 20 - 25 kg làm nguyên liệu cho các dây chuyền chế biến thực phẩm khác. Sản phẩm nấm khô có thể chia làm ba loại theo hình thức: loại nguyên vẹn, loại gẫy vỡ và loại bột, như vậy mức độ tận dụng rất cao. Yêu cầu chất lượng quan trọng nhất của nấm khô là độ ẩm phải bảo đảm dưới 7%, màu sáng, không cháy, không lẫn tạp chất. - - Thời tiết o Ngành Nấm được Nhà nước & Chính Phủ ưu tiên phát triển đặc biệt. o Nâm Rơm là một trong những hướng phát triển ngành nấm mạnh mẽ của VN nhờ thời tiết khí hậu thuận lợi. o Nấm mỡ là một trong những hướng ưu tiên phát triển của Miền Bắc, một phần rất lớn do thị trường nội địa tiêu thụ của VN rất cao, lượng hàng xuất khẩu ngày càng tăng. o 20 – 30 oC là ngưỡng nhiệt cực thịnh của một số loại nấm, thích hợp thời tiết của VN.
  4. o VN phát triển các loại nấm Sò, nấm Linh chi, bắt đầu phát triển các loại Nấm cấp cao như Nấm chân dài, Nấm sò tân, Nâm kim châm. Tất cả các loại nấm đang được ưa chuộm trên thế giới thì VN đều trồng được. - Nguyên liệu. o Nguồn rơm rạ cực lớn, 20 triệu tấn rơm rạ / năm. o Nếu sử dụng 10 % tổng số rơm rạ trên thì VN chắc chắn đứng đầu trong sản lượng trồng Nấm trên thế giới. o Thực tế, VN chỉ sử dụng một vài % tổng số rơm rạ, phần rơm rạ còn lại được bà con nông dân đốt, gây ô nhiễm môi trường, lại lãng phí nguồn nguyên liệu. o Sở dĩ như vậy do sau khi thu hoạch thóc, bà con nông dân không có thời gian thu hoạch rơm rạ, chưa có phương pháp bảo quản nguyên liệu rơm rạ sau khi thu hoạch.  Nếu dùng phương pháp phơi khô rơm rạ, đòi hỏi diện tích bề mặt lớn, không thể có ở nhà nông dân.  Hiện nay, ngay sau khi thu hoạch rơm rạ trên đồng, người ta cần chế biến ngay nguồn nguyên liệu để phục vụ cho vụ trồng nấm này, sau đó bảo quản nguyên liệu cho vụ trồng nấm sau.  Đòi hỏi phải có cơ sở chế biến nguyên liệu, đòi hỏi có mặt bằng, nhưng phải ở ngay trên cánh đồng, không tập trung trong nhà dân.  Cần sử dụng nguyên liệu tươi sẽ nâng cao được sản lượng Nấm, nguyên liệu khô cần được bảo quản. - Thị trường o Gần Trung Quốc, vừa là thị trường, vừa là cạnh tranh. o Sản lượng Nấm của TQ, 14 triệu tấn / năm. o Nấm Trung Quốc, nghi ngờ có chất bảo quản. o Thương hiệu nấm VN hoàn toàn không có chất bảo quản. - Lao đông o Lao động VN nhiều, trẻ, khỏe. o Nhân công lao động rẻ - Công nghệ nuôi trồng Nấm mang thương hiệu VN - Nguồn giống nấm của VN o Tương đối hoàn chỉnh, tương đối đa dạng. o Có đầy đủ các bộ giống mà nhu cầu thế giới đang cần. - Cơ chế, chính sách của nhà nước o Đầu tư cho vấn đề sản xuất nấm. NẤM BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG TRỒNG NẤM
  5. Posted on August 31, 2011 by honhuhai Lê Duy Thắng ĐH Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM Cơ chất dùng nuôi cấy hoặc trồng nấm cũng có thể là thức ăn cho nhiều loại vi sinh vật khác. Trong đó, vi khuẩn và nấm mốc có tốc độ sinh sản nhanh,đặc biệt bào tử nấm mốc phát tán rộng nên khả năng lây nhiễm của chúng thường nhiều hơn. Ở đa số trường hợp ghi nhận được, thì nấm trồng có khả năng ức chế một phần mầm bệnh, thậm chí bao chụp lên vết bệnh và vẫn ra tai nấm bình thường, tất nhiên sản lượng nấm sẽ giảm sút so với không bệnh Nếu trường hợp nhiễm kèm theo ẩm độ nguyên liệu cao hoặc pH acid (chua) có thể ức chế tơ nấm ăn lan và bệnh phát triển gây hư hỏng toàn bộ cơ chất. Hoặc nhầy nhớt (nhiễm trùng) hoặc đổi màu từng vùng hay biến đổi đều khắp (nấm mốc), lúc này tơ nấm không mọc được và dĩ nhiên cũng không tạo được quả thể.
  6. Bảng 1: vài loài nấm mốc thường gặp trong nuôi trồng nấm Hình 1 : Cấu trúc vài loài nấm mốc gây bệnh nấm trồng
  7. Đa số trường hợp nấm mốc và vi khuẩn trở thành gây hại là làm biến đổi môi trường, tạo ra nhiều sản phẩm bất lợi đối với nấm trồng. Đối với chế biến bịch phôi có thể gặp mốc cam (Neurospora), đây là mốc hoại sinh, xuất hiện giai đoạn đầu sau cấy giống. Mốc tăng trưởng
  8. Hình 2: mốc cam xuất hiện ở miệng bịch phôi nhanh sinh tơ ăn đầy bịch phôi, tơ có màu vàng hoặc hồng. Sau đó xuất hiện khối thịt nấm màu cam qua miệng bịch hoặc vết rách trên bịch. Bệnh lây lan nhanh nên cần cô lập và dập ngay nguồn bệnh. Ngoài ra, có thể bị bệnh mốc xanh do Trichoderma. Nhóm mốc này tấn công trên bịch đã có tơ ăn đầy, thậm chí trên cả tai nấm (linh chi). Đây là mốc ký sinh và khả năng gây hại rất lớn. Nguyên nhân do quá trình di chuyển làm dập tơ nấm hoặc do khí hậu thời tiết không thuận lợi làm nấm yếu dễ phát sinh bệnh. Tác nhân gây bệnh khác có thể gặp trong nuôi trồng là nấm nhầy (exomycetes). Nấm nhầy là sinh vật chưa phải là nấm và gồm hai giai đoạn:
  9. giai đoạn động vật, nấm có dạng amib, nhưng nhìn bằng mắt thường như một đám bọt và nhầy nhớt. Vai đoạn thực vật, nấm tạo dạng rễ tre và bắt đầu sinh ra cấu trúc đặc biệt là những cọng râu tua tủa màu nâu đen (ở Stemonitis hay nấm râu) hoặc những bọc nhỏ, như quả cà tím, màu vàng đến cam (ở Arcyria)… . Nguyên nhân do vệ sinh kém, nơi trồng ẩm ướt, nhà trồng hoặc dàn kệ bằng gỗ hay nguyên liệu xử lý không tốt. Bệnh biểu hiện dạng bọt trắng hay đục sữa, nhưng phổ biến vẫn là những vết lan thành hình rễ cây màu trắng hoặc vàng. Thể sinh sản gồm các túi mang bào tử. Bệnh làm giảm chất lượng nấm và cạnh tranh một phần thức ăn, nhưng nấm vẫn có thể tạo tai và phát triển bình thường. Hình 3 : Bịch phôi bị nấm râu (nấm nhầy) Trong nuôi trồng, nhiều khi xuất hiện những nấm ngoài ý muốn, gọi là nấm dại. Nấm dại thực ra là một trong những loài nấm lớn. Chúng có sẵn trong nguyên liệu, do không khử trùng hoặc khử trùng không kỹ, bào tử tồn tại và phát sinh trở lại trên cơ chất trồng nấm. Bào tử nấm dại cũng có thể xâm nhập vào qui trình trồng nấm ở một giai đoạn nào đó. Chúng phát triển và cạnh tranh thức ăn với nấm trồng, kết quả làm sản lượng giảm và đôi khi cản
  10. trở sự phát sinh quả thể của nấm trồng. Thường gặp nhất là Coprinus (nấm đậu…). Quả thể nấm tương tự nấm rơm, tai nấm lúc non dạng búp, trưởng thành có dạng dù, nhưng mau tàn, mũ nhanh chóng chảy rữa ra thành dịch nước đen, nên còn có tên gọi là nấm gió, nấm mực hoặc hắc thủ (đầu đen)… (hình 4). Nấm phát triển tốt trên cơ chất có nhiều urê, pH thấp và độ ẩm cao, là một trong những đối tượng cạnh tranh với nấm rơm và một số loài nấm trồng khác. Hình 4: Nấm Coprinus (nấm gió, hắc thủ, đậu…) Ngoài Coprinus, nhiều loài nấm phá hoại gỗ khác, như Schizophyllum commun, Trametes sp., Poria sp., Hypoxylon sp…. Các loài này chủ yếu cạnh tranh về thức ăn với nấm trồng và thường xuất hiện khi trồng với gỗ khúc (vì không khử trùng như mạt cưa). LỜI NÓI ĐẦU Ở nhiều nước trên thế giới, trồng nấm là một nghề cho thu nhập khá cao. Ở nước ta, nghề trồng nấm đã bước đầu phát triển, tuy nhiên chưa có thương hiệu nào lớn mạnh vươn tầm ra thế giới. Đa số người trồng chỉ dựa trên kinh nghiệm là chính, ít có áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyên môn hóa nên năng suất chưa cao. CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ NẤM LINH CHI Tổng quan về nấm Linh Chi
  11. Hình 1: Nấm Linh Chi Linh chi là vị thuốc quý đã được loài người nghiên cứu sử dụng từ lâu đời. Trong sách “Thần nông bản thảo” – một dược thư cổ của Trung Quốc cách đây hơn 2.000 năm cũng ghi lại khá nhiều tác dụng chữa bệnh của linh chi. Linh chi còn có nhiều tên khác như thuốc Thần tiên, nấm Trường thọ, cỏ Trường sinh v.v… Xưa kia linh chi chỉ được khai thác trong thiên nhiên nên nó là loại thuốc quý, hiếm và rất đắt tiền. Giá một lạng linh chi còn đắt hơn một lạng vàng ròng nên chỉ dành để tiến vua, chúa hoặc bán cho những người giàu có. Linh chi (Ganoderma) có chu trình sống giống các loại nấm đảm khác, vị trí phân loại như sau: Ngành: Eumycote Bộ: Polyporales Chi: Ganoderma Lớp: Basidiomycetes Họ: Ganodermataceae Loài: Ganoderma lucidum Đặc điểm sinh học Linh Chi thuộc nhóm nấm lớn và rất đa dạng về chủng loại. Từ khi xác lập thành một chi riêng, là Ganoderma Karst. (1881), đến nay tính ra có hơn 200 loài được ghi nhận, riêng Ganoderma lucidum đã có 45 thứ. Nấm Linh Chi (quả thể) cây nấm gồm 2 phần cuống nấm và mũ nấm (phần phiến đối điện với mũ nấm). Cuống nấm dài hoặc ngắn hay không cuống, đính bên có hình trụ đường kính 0,5-3cm. Cuống nấm cứng, ít phân nhánh, đôi khi có uốn khúc cong queo. Lớp vỏ cuống màu đỏ, nâu đỏ, nâu đen, bóng, không có lông, phủ suốt lên mặt tán nấm. Mũ nấm (tai nấm) hoá gỗ, xoè tròn, khi non có hình trứng, lớn dần có hình quạt, hình bầu dục hoặc thận. Trên mặt mũ có vân gạch đồng tâm màu sắc từ vàng chanh- vàng nghệ- vàng nâu – vàng cam – đỏ nâu – nâu tím, nhẵn, được phủ bởi lớp sắc tố bóng như láng vecni. Mũ nấm có đường kính 2-15cm, dày 0,8-1,2cm, phần đính cuống thường gồ lên hoặc hơi lõm. Mặt dưới
  12. phẳng, màu trắng hoặc vàng, có nhiều lỗ li ti, là nơi hình thành và phóng thích bào t ử nấm. Bào tử nấm dạng trứng cụt với hai lớp vỏ, giữa hai lớp vỏ có nhiều gai nhọn nối từ trong ra ngo ài Chu trình phát triển của nấm linh chi Khi nấm đến tuổi trưởng thành thì phát tán bào tử từ phiến có màu nâu sẫm. Cấu tạo nấm linh chi Các yếu tố sinh thái Yếu tố Giai đoạn Thích hợp Chú thích Nuôi tơ 28 – 32oC Nhiệt độ Kết hạch 25 – 27oC Ra quả thể 27-28oC Nuôi tơ pH 5,0-6,0 Quả thể Ánh sáng 500-1200 lux Nuôi tơ Nguyên liệu 40-60% Độ ẩm Quả thể 70-90% Không khí Phân loại : Có 2 nhóm lớn là: Cổ linh chi và linh chi
  13. Cổ linh chi: Là các loài nấm gỗ không cuống (hoặc cuống rất ngắn) có nhiều tầng (mỗi năm thụ tầng lại phát triển thêm một lớp mới chồng lên). Mũ nấm hình quạt, màu từ nâu xám đến đen sẫm, mặt trên sù sì thô ráp. Chúng sống ký sinh và hoại sinh trên cây gỗ trong nhiều năm (đến khi cây chết thì nấm cũng chết). Vì vậy các nhà bảo vệ thực vật xếp cổ linh chi vào nhóm các tác nhân gây hại cây rừng, cần khống chế. Cổ linh chi mọc hoang từ đồng bằng đến miền núi ở khắp nơi trên thế giới. Trong rừng rậm, độ ẩm cao, cây to thì nấm phát triển mạnh, tán lớn. Ở Việt Nam đã phát hiện trong rừng sâu Tây Nguyên có những cây nấm cổ linh chi lớn, có cây tán rộng tới hơn 1 mét, nặng hơn 40kg. Tên khoa học: Ganoderma applanatum (Pers) Past. Cổ linh chi có hàng chục loài khác nhau. Hình 2: Cổ linh chi Linh chi: Là các loài nấm gỗ mọc hoang ở những vùng núi cao và lạnh ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Ðông (Trung Quốc). Nấm có cuống, cuống nấm có màu (mỗi loài có một màu riêng như nâu, đỏ vàng, đỏ cam). Thụ tầng màu trắng ngà hoặc màu vàng. Mũ nấm có nhiều hình dạng, phổ biến là hình thận, hình tròn. Mặt trên bóng. Nấm hơi cứng và dai.
  14. Hình 3:Linh chi Tên khoa học: Ganoderma lucidum (Leyss ex Fr) Kart (Linh chi có rất nhiều lo ài khác nhau). Sách Bản thảo cương mục (in năm 1595) của Lý Thời Trân, đại danh y Trung Quốc đã phân loại linh chi theo màu sắc thành 6 loại, mỗi loại có công dụng chữa bệnh khác nhau: Loại có màu vàng gọi là Hoàng chi hoặc Kim chi. Loại có màu xanh gọi là Thanh chi. Loại có màu trắng gọi là Bạch chi hay Ngọc chi. Loại có màu hồng, màu đỏ gọi là Hồng chi hay Ðơn chi hoặc Xích chi. Loại có màu đen gọi là Huyền chi hay Hắc chi. Loại có màu tím gọi là Tử chi. Bảng:Thành phần hoá học của nấm Linh Chi (T.Quốc và V.Nam) PHÂN TÍCH CỦA VIỆT NAM THÀNH PHẦN TÀI LIỆU TRUNG QUỐC (%) Bột Linh Chi (%) Cao Linh Chi (%)
  15. Nước Cellulose Đạm tổng số Chất béo 12- 13 54- 56 1,6- 2,1 1,9- 2 12- 13* 62- 63* 17,1* 5,0* Hợp chất Steroid Hợp chất Phenol Chất khử Saponin toàn phần 0,11- 0,16 0,08- 0,1 4- 5 1,15** 0,10** 0,30** 0,52** 0,40** 1,23** (*) Viện Pasteur TP.HCM (**) Phân viện Dược liệu TP.HCM Nguồn: Mushclubvn.com Những nghiên cứu phân tích kết hợp với lâm sàng ghi nhận ở bảng sau: Bảng: Thành phần các chất có hoạt tính ở Linh Chi NHÓM CHẤT HOẠT CHẤT HOẠT TÍNH - Trợ tim Alcaloid ***
  16. Polysaccharid b-D-glucan Ganoderan A, B, C, D- 6- Chống ung thư, tăng tính miễn dịch -Hạ đường huyết -Tăng tổng hợp protein, tăng chuyển hoá acid nucleic Steroid Ganodosteron Lanosporeric acid A Lonosterol-Giải độc gan -Ức chế sinh tổng hợp Cholesterol Triterpenoid Ganodermic acid Mf,T-O Ganodermic acid R, S Ganoderic acid B,D,F,H, K,S,Y… Ganodermadiol Ganosporelacton A, B Lucidon A Lucidol-Ưc chế sinh tổng hợp Cholesterol -Ưc chế giải phóng Histamin* -Hạ huyết áp, ức chế ACE** -Chống khối u -Bảo vệ gan Nucleosid Adenosin dẫn suất-Ức chế kết dính tiểu cầu, thư giản cơ, giãm đau Protein Lingzhi – 8-Chống dị ứng phổ rộng, điều ho à miễn dịch Acid béo Oleic acid-Ưc chế giải phóng Histamin (*) Histamin (từ acid amin histidin mất nhóm -COOH) có tác động làm dãn và tăng tính thấm của mao mạch, tăng nhịp tim và tăng co bóp cơ tim, co thắt cơ trơn và gây ngộp thở ( ở người hen suyển), kích thích thần kinh, gây đau ngứa, gây d ãn mạch, nhức đầu, ức chế hiện tượng thực bào của bạch cầu trung tính, ức chế tạo kháng thể của bạch cầu lymphocyte B và lymphokine của tế bào T. (**) ACE (Angiotension Converting Enzym): sự ức chế enzym này liên quan đến tác dụng hạ huyết áp. Trong đó, hai nhóm được quan tâm nhiều nhất là polysaccharid và triterpenoid. Polysaccharid gồm 2 loại chính : GL-A: Gal: Glu: Rham: Xyl (3,2: 2,7: 1,8; 1,0) M= 23.000 Da
  17. GL-B: Glu: Rham: Xyl (6,8: 2,0: 1,0) M= 25.000 Da GL-A có thành phần chính là Gal, nên gọi là Galactan, còn GL-B có thành phần chính là Glu, nên gọi là Glucan. b (1-3) -D-glucan, khi phức hợp với một protein, có tác dụng chống ung thư rõ rệt (Kishida & al., 1988). Polysaccharid có nguồn gốc từ Linh Chi dùng điều trị ung thư đã được công nhận sáng chế (patent) ở Nhật. Năm 1976, Cty Kureha Chemical Industry sản xuất chế phẩm trích từ Linh Chi có tác dụng kháng carcinogen. Năm 1982, Cty Teikoko Chemical Industry sản xuất sản phẩm từ Linh Chi có gốc glucoprotein làm chất ức chế neoplasm. Bằng sáng chế Mỹ 4051314, do Ohtsuka & al. (1977), sản xuất từ Linh Chi chất mucopolysaccharid dùng chống ung thư. Triterpenoid đặc biệt là acid ganoderic có tác dụng chống dị ứng, ức chế sự giải phóng histamin, tăng cường sử dụng oxy và cải thiện chức năng gan. Hiện nay, đã tìm thấy trên 80 dẫn xuất từ acid ganoderic. Trong đó ganodosteron được xem là chất kích thích hoạt động của gan và bảo vệ gan. Theo B. K. Kim, H. W. Kim & E. C. Choi (1994), thì dịch chiết nước và methanol của quả thể Linh Chi ức chế sự nhân lên của virus. Hiệu quả cũng nhận thấy trên tế bào lympho T của người nhiễm HIV-1. Phân đoạn hổn hợp methanol (A) kháng virus rất mạnh. Các phân đoạn khác, như hexan (B), etyl acetat (C), trung tính (E), kiềm (G)… đều có tác dụng kháng virus tốt. Phân tích thành phần nguyên tố của nấm Linh Chi, còn phát hiện thấy có rất nhiều nguyên tố (khoảng 40), trong đó phải kể đến germanium. Germanium có liên quan chặt chẻ với hiệu quả lưu thông khí huyết, tăng cường chuyển vận oxy vào mô, đặc biệt là giảm bớt đau đớn cho người bệnh bị ung thư ở giai đoạn cuối. Ði đầu về trồng nấm Linh Chi là các nhà khoa học Nhật Bản, năm 1972 đã trồng thí nghiệm nấm linh chi đạt kết quả tốt. Sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc. Ở Việt Nam, Viện Dược liệu – Hà Nội đã trồng nấm linh chi (giống Trung Quốc) thành công vào năm 1978. Chín năm sau, năm 1987, các nhà khoa học thuộc Ðại học khoa học tự nhiên đã chọn được giống linh chi mọc hoang ở rừng núi Lâm Ðồng để nhân giống và đưa vào sản xuất tại trại trồng nấm linh chi của Xí nghiệp Dược phẩm TW 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988. Ngày nay nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Mỹ… đã sản xuất nấm cùng các chế phẩm linh chi làm thuốc và thực phẩm dưỡng sinh. Chất lượng của nấm linh chi trồng phụ thuộc vào 2 điều kiện chính, đó là: - Giống thuần chủng, không bị lai tạp. Thành phần dinh dưỡng và điều kiện môi trường cho nấm sinh sản phát triển (đây là bí mật công nghệ của từng nhà sản xuất). Có 2 loại giá thể chính để trồng nấm linh chi là mạt cưa và khúc gỗ chôn xuống đất. Ở Việt Nam người ta trồng linh chi bằng mạt cưa cao su đựng trong túi. Ở Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản người ta trồng linh chi bằng khúc gỗ chôn dưới đất, sau 6-7 tháng sẽ thu hoạch, nấm có đường kính lớn, mỗi cây nấm sau khi sấy khô đạt 200-400g (loại to). Cách đây hàng ngàn năm, nấm Linh Chi đã được dùng để làm thuốc. Các sách dược thảo của nhiều triều đại ở Trung Quốc đều ghi nhân Linh Chi được sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Sách “Thần nông bản thảo” đã nói: “Linh chi là thuốc kết tinh được cái quý của mây mưa trên núi cao, cái tinh của ngũ hành trong ngày đêm mà khoe năm sắc nên có thể giữ sức khoẻ cho các bậc đế vương”. Đến đời Minh (năm 1590) trong sách “Bản thảo cương mục”, tác giả Lý Thời Trân đã mô tả 6 loại Linh Chi và khái quát tác dụng trị liệu của Linh Chi: Linh Chi đều có tính bình, không độc, có tác dụng làm tăng trí nhớ, dưỡng tim, bổ gan khí, an thần, chữa trị tức ngực. Với hệ hô hấp có tác dụng ích phổi, thông mũi, chữa ho nghịch hơi, an thần, ích tỳ khí. Nấm Linh Chi còn có các tác dụng chữa trị chứng bí tiểu, bổ thận khí, chữa trị đau nhức khớp xương, gân
  18. cốt… Nấm Linh Chi được Lý Thời Trân coi như một loại thần dược: Ăn nhiều lần cơ thể nhẹ đi mà không già, sống lâu như thần tiên. Theo cách diễn đạt truyền thống của người phương Đông, các tác dụng cụ thể của nấm Linh Chi được tập hợp vào những mặt tác dụng lớn như sau: Kiện não (làm sáng suốt, minh mẫn) Bảo can (bảo vệ gan) Cường tâm (thêm sức cho tim) Kiện vị (củng cố dạ dày và hệ tiêu hoá) Cường phế (thêm sức cho phổi, hệ hô hấp) Giải độc (giải toả trạng thái nhiễm độc) Giải cảm (giải toả trạng thái dị cảm) Trường sinh (sống lâu tăng tuổi thọ). Qua phân tích các hoạt chất về mặt dược tính, dược lý và sử dụng nấm Linh Chi, người ta thấy Linh Chi có tác dụng rất tốt với các bệnh: Đối với bệnh về hệ tim mạch: Nấm Linh Chi có tác dụng điều ho à, ổn định huyết áp. Khi dùng cho người huyết áp cao, nấm Linh Chi không làm tăng mà làm giảm bớt, dùng nhiều thì huyết áp ổn định. Đối với những người suy nhược cơ thể, huyết áp thấp thì nấm Linh Chi có tác dụng nâng huyết áp lên gần mức dễ chịu nhờ cải thiện, chuyển hoá dinh dưỡng. Đối với bệnh nhiễm mỡ, xơ mạch, dùng nấm Linh Chi có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, làm tăng nhóm lipoprotein t ỷ trọng cao trong máu, làm giảm hệ số sinh bệnh. Nấm Linh Chi làm giảm xu thế kết bờ của tiểu cầu, giảm nồng độ mỡ trong máu, giảm co tắc mạch, giải toả cơn đau thắt tim. Đối với các bệnh về hô hấp: Nấm Linh Chi đem lại kết quả tốt, nhất là với những ca điều trị viêm phế quản dị ứng, hen phế quản tới 80% có tác dụng giảm và làm nhẹ bệnh theo hướng khỏi hẳn. Đối với hệ tuần hoàn: Ổn định huyết áp, lọc sạch máu tăng cường tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hoà kinh nguyệt, làm da dẻ hồng hào chống các bênh ngoài da như dị ứng, trứng cá Ngoài ra nấm Linh Chi còn có tác dụng tốt tới các bệnh gan mãn tính mới phát, nâng cao chức năng gan, ổn định đường huyết ở những người bị bệnh đái tháo đường. Các tác giả ở Đài Loan dùng Linh Chi trồng trên gỗ long não điều trị ung thư cho kết quả rất tốt – khối u tiêu biến hoàn toàn. Trên cơ sở nguyên lý hiệu dụng là do nấm Linh Chi làm tăng và khôi phục hệ miễn dịch. Hàng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ các loài nấm Linh Chi ở Đài Loan đạt trên 35 triệu USD. Để sử dụng nấm Linh Chi chữa bệnh, người ta thường dùng một số cách như sau: Cách sử dụng: * Thái lát: (Cách này phổ biến nhất) Cho 50g Linh chi và 1 ít Cam Thảo vào ấm đun cùng với 1L nước, đun khoảng 2~3 phút rồi tắt lửa. Để ngâm như vậy trong vòng 5 phút rồi đun tiếp khoảng 30 phút bằng lửa nhỏ đến khi nước cạn còn khoảng 0.8L thì ta được nước đầu tiên. Sử dụng lại 2 – 3 lần. Sau khi được nước 3 lấy bã Linh chi phơi khô đun lấy nước 4 hoặc dùng để tắm, rất tốt cho da và tóc.
  19. * Nghiền thành bột: Cho vào tách hãm bằng nước thật sôi trong 5 phút sau đó uống hết cả bã.(Có thể làm người dùng hơi khó chịu vì sự không tan của nó, nhưng đây là cách dùng tốt nhất theo khuyến cáo của các nhà khoa học.) * Ngâm rượu: Thái lát trước khi ngâm. Ngâm 100g Linh Chi với 2L rượu loại ngon. Sau 1 tháng có thể sử dụng. Nên ngâm kết hợp với Táo tàu và mật ong để tăng hương vị. Tình hình phát triển trồng nấm trên thế giới: Hiện nay, bên cạnh một số nấm được nuôi trồng truyền thống lâu đời ở châu Âu, châu Mỹ, còn nhiều loại nấm ăn được nghiên cứu nuôi trồng làm thực phẩm. Nếu tính về sản lượng thì tốc độ tăng hàng năm. Nấm trồng không những là sản phẩm của các nước nông nghiệp, mà còn phát triển ở các nước công nghiệp.. Ở châu Âu, nghệ trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Năm 1983, Pháp sản xuất được 200.000 tấn nấm tươi nhưng chỉ có khoảng 6000 người trồng. Nhật là nước có sản lượng nấm cao nhất thế giới. Ở châu Á, trồng nấm còn mang tính thủ công nhiều, năng suất không cao, chủ yếu sản xuất ở qui mô gia đ ình với số đông nên tổng sản lượng lớn. Chỉ trong 10 năm, diện tích trồng nấm của Đài Loan tăng hơn 900 lần, từ 13.200 m2 năm 1957 đến hơn 12 triệu m2 năm 1967. Trung Quốc bắt đầu trồng nấm từ năm 1973, nhưng đến năm 1980 diện tích đã đạt 20 triệu m2 và sản lượng đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển mạnh và rộng khắp, nhất là trong 20 năm trở lại đây. Tình hình phát triển nấm ở Việt Nam và tiềm năng: Sự phát triển của nghề trồng nấm có nhiều nguyên nhân, như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và sự hình thành các hiệp hội nấm. Tuy nhiên vấn đề chủ yếu vẫn là hiệu quả của nấm trồng. Một ngành nuôi trồng chỉ sử dụng nguyên liệu chính là phế liệu của ngành nông, công nghiệp như bã mía, bông thải, mạt cưa… ít bị cạnh tranh bởi những ngành khác, nhưng sản phẩm lại là nguồn thực – dược phẩm rất quí. Ngành nuôi trồng nấm hiện nay rất dễ phát triển vì các lý do sau: Điều kiện thiên nhiên ưu đãi, nhất là các tỉnh phía Nam. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng lạnh và tháng nóng không nhiều lắm, nên có thể trồng nấm quanh năm. Điều kiện độ ẩm cao thuận lợi cho nấm phát triển. Độ ẩm thấp nhất trung bình ở thành phố Hồ Chí Minh cũng không nhỏ hơn 80%. Nguồn nguyên liệu dồi dào, mỗi năm khai thác khoảng 3,5 triệu m3, nếu chế biến sản phẩm sẽ cung cấp lượng mạt cưa khổng lồ cho ngành trồng nấm, chưa kể các phế liệu khác cũng chiếm số lượng rất lớn như cùi bắp (cùi ngô), bã mía, bông thải… Lực lượng lao động nhàn rỗi khá đông, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 80% dân số cả nước), nếu tham gia trồng nấm thì sản lượng sẽ rất lớn. Nhiều nơi có truyền thống trồng nấm lâu đời như Bình Chánh (Tp HCM), Long An… hoặc đang phát triển nghề nấm như Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Khánh, Hóc Môn (Tp HCM)…bên cạnh một đội ngũ kỹ thuật được rèn luyện trong thực tế ngày càng nhiều, sẽ là hạt nhân thúc đẩy phong trào trồng nấm lan rộng. Ngành chế biến và xuất khẩu nấm đang ở bước đầu với lợi nhuận tương đối, khả dĩ khuyến khích được người trồng nấm. Tóm lại, phát triển ngành trồng nấm ở nước ta hiện nay là điều tất yếu. Nó không chỉ giải quyết vấn đề về lao động mà còn đem lại của cải cho xã hội. Tuy nhiên để nghề trồng nấm nhanh chóng phát triển ở nước ta, bên cạnh sự vận động theo nhu cầu xã hội, cần có nhiều đầu tư về
  20. mặt khoa học như giống nấm, kỹ thuật nuôi trồng, vấn đề phòng bệnh, chế biến sản phẩm, cung cấp thông tin cũng như huấn luyện kỹ thuật trồng nấm và nhất là có chính sách ưu đãi cho người trồng nấm như cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế… Tác dụng của nấm Linh Chi Không phải chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng phái ngự y Lư Sinh tìm thuốc trường sinh bất tử ở biển Đông thì linh chi mới có mặt trong lịch sử y học. Từ nhiều ngàn năm nay, linh chi chiếm vị trí cao nhất trong cổ thư Trung Quốc. Vì thế, nó không còn xa lạ với thầy thuốc bốn phương và từ lâu đã có tên chính thức trong dược điển của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… như một phương thuốc trị ung thư. Không chỉ được trọng dụng ở Á Đông, linh chi hiện là một trong những đề tài nghiên cứu và ứng dụng nóng bỏng của ngành y dược Âu Mỹ. Y học phương Tây ắt hẳn phải có động cơ chính đáng khi tìm về một dược liệu ở bên kia chân trời. Tuy được xếp vào nhóm thuốc bổ thượng phẩm của Trung y nhưng giá trị bổ dưỡng của linh chi không đồng nghĩa với tác dụng kiến tạo kiểu “vai u thịt bắp” mà miếng thịt hay quả trứng mang lại. Đã có không biết bao nhiêu người sử dụng linh chi cảm thấy khỏe hơn, ăn ngon, ngủ yên; nhưng khi phân tích thì linh chi không có chất đạm cần thiết cho cấu trúc của tế bào, không chứa chất cải thiện chức năng tiêu hóa, cũng không mang hoạt chất có tính an thần. Khả nă ng nâng đỡ tổng trạng của linh chi là một thực tế không thể chối cãi, không chỉ căn cứ vào cảm giác chủ quan của người bệnh, mà dựa trên các tiêu chuẩn khoa học khách quan với định lượng rõ ràng, theo kết quả của hàng trăm công trình nghiên cứu tại nhiều học viện từ Á sang Âu. Nếu vậy, linh chi tác dụng theo cơ chế nào? Cấu trúc độc đáo của linh chi chính là thành phần khoáng tố vi lượng đủ loại, trong đó một số khoáng tố như germanium, vanadium, crôm… Chúng đã được khẳng định là nhân tố quan trọng cho nhiều loại phản ứng chống ung thư, dị ứng, lão hóa, xơ vữa, đông máu nội mạch, giúp điều chỉnh dẫn truyền thần kinh, bảo vệ cấu trúc của nhân tế bào. Có căn bệnh nào hiện nay thoát khỏi ảnh hưởng của các yếu tố bệnh lý vừa kể? Với thành phần độc đáo như vừa tả, linh chi phục hồi cơ thể bằng cơ chế tác dụng gián tiếp. Trái với chức năng cung cấp dưỡng chất theo kiểu “thiếu thì bổ sung” của các loại thuốc bổ thông thường, linh chi hữu ích cho cơ thể nhờ chọn con đường vận hành khéo léo và linh động hơn nhiều qua kiểu đòn bẩy. Nó một mặt thanh lọc cơ thể toàn diện và đồng bộ qua tác dụng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hóa trong cơ thể nhờ vai trò xúc tác của khoáng tố vi lượng. Linh chi khéo léo đánh thức sức đề kháng của cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành các tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn dịch. Một khi hội đủ 3 điều kiện vừa kể thì cơ thể rất khó bệnh, con người chậm già. Người xưa đâu có quá lời khi xếp linh chi vào nhóm thuốc cải lão hoàn đồng! Nếu dựa vào hàng trăm báo cáo chuyên đề trong các hội nghị quốc tế về hiệu quả của linh chi thì vấn đề đặt ra “linh chi có tác dụng hay không” quả là thừa. Nếu căn cứ vào con số bệnh nhân từ Đông sang Tây đã và đang được điều trị rất hài lòng với linh chi, thì mọi thắc mắc về cơ sở khoa học của linh chi không còn cần thiết. Nhưng có một điều chắc chắn: Linh chi không phải là thần dược giúp sống lâu trăm tuổi, trẻ mãi không già như quảng cáo hoặc ảo vọng của bạo chúa họ Tần. Trên nền tảng tri thức khoa học, nếu biết cách áp dụng linh chi, đó sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường nặng nề của thế kỷ 21. CHƯƠNG 2 KỸ THUẬT TRỒNG NẤM LINH CHI
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2