intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thèm ngủ giấc ngủ ấy

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

34
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ông Đáo và ông Lai cùng ở khu phố Lương Văn Chánh. Tuổi họ đã vượt hàng bảy. Cả hai đều 73 tuổi. Nhưng 7 + 3 = 10 là bị sao La Hầu chiếu. Công thức cứ như thế. Nam sợ La Hầu, nữ kỵ Kế Đô. Năm nay gay go. Xấu. Ông Đáo lọt khỏi bụng mẹ vào tháng Giêng, ông Lai lọt ra tháng Hai. Thế nên Ông Đáo buộc phải làm vai anh. Việc làm vai anh này rất đương nhiên vì Ông Đáo già hơn ông Lai cả tháng. Làm anh chả lợi lộc gì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thèm ngủ giấc ngủ ấy

  1. Thèm ngủ giấc ngủ ấy TRUYỆN NGẮN CỦA NGÔ PHAN LƯU Ông Đáo và ông Lai cùng ở khu phố Lương Văn Chánh. Tuổi họ đã vượt hàng bảy. Cả hai đều 73 tuổi. Nhưng 7 + 3 = 10 là bị sao La Hầu chiếu. Công thức cứ như thế. Nam sợ La Hầu, nữ kỵ Kế Đô. Năm nay gay go. Xấu. Ông Đáo lọt khỏi bụng mẹ vào tháng Giêng, ông Lai lọt ra tháng Hai. Thế nên Ông Đáo buộc phải làm vai anh. Việc làm vai anh này rất đương nhiên vì Ông Đáo già hơn ông Lai cả tháng. Làm anh chả lợi lộc gì nhưng nguyên tắc phải thế. Sinh đôi, rớt ra “bịch…bịch”, đứa “bịch” trước cũng buộc phải làm anh hay làm chị. Hai ông vẫn thường uống rượu trắng nơi quán Cây Trứng Cá góc Bà Triệu – Nguyễn Tri Phương. Họ chỉ uống rượu trắng và ăn lạc rang. Lúc nào cũng thế, cũng rượu trắng và chỉ lạc rang. Ngày trước ông Đáo là võ sư Thiếu Lâm Tự, ông Lai là thầy giáo dạy Văn. “Đô” uống của hai ông chung một lít rượu mạnh là vừa đủ ngon. Dân khu phố Lương Văn Chánh ai cũng biết hai ông, nhưng phần đông họ không rõ ông nào là Đáo, ông nào là Lai. Họ không ghét cũng không thương. Không trọng cũng không khinh. Nói chung, họ không quan tâm. Có hai ông cũng được, không có hai ông cũng được, cũng vẫn mãi là khu phố Lương Văn Chánh nhàn nhạt, nghèo nghèo. Bà Bảy chủ quán Cây Trứng Cá không nói chuyện với hai ông. Hễ thấy hai ông vào, bà liền đặt lít rượu, đĩa lạc rang, hai chiếc ly lên bàn và lo công việc của mình. Hai ông cũng không nói chuyện với bà Bảy. Uống xong, họ đặt tiền lên bàn, dằn cái chai cho gió khỏi bay, rồi ra đi không ngoái cổ lại. Vòm cây Trứng Cá trên chỗ hai ông ngồi, thỉnh thoảng gió thổi rớt trái chín xuống mặt bàn, phụ vào đĩa lạc rang một hương vị khó quên.
  2. *** Chiều nay như thường lệ, họ ngồi uống rượu trắng nơi quán Cây Trứng Cá. Hai ông vừa uống vừa lơ đãng nhìn người qua kẻ lại. Gió mát từ sông Ba tạt vào. Một buổi chiều không khí dễ chịu. Dường như gió có quyền lực màu nhiệm, thổi cả tâm hồn con người ra ngoài thân thể, thoát khỏi tù hãm, để hưởng chút mát mẻ rộng thênh. Vừa cụng ly với bạn, đột nhiên ông Đáo nhớ mình nay đã 73 tuổi. Cái nhớ thật kỳ cục. Mình 73 tuổi sờ sờ ra đấy, vậy mà trí mình vẫn cứ nhớ mình 73 tuổi. Như thế có nghĩa là gì nhỉ? Ông chau mày tự hỏi. Lập tức ông mỉm cười. Như thế có nghĩa là trí nhớ nó“báo động”. Không phải trí nhớ nó nhớ, chính là nó báo động. Báo động khác với nhớ. Nó báo động quỹ thời gian đời mình gần kiệt. Ông hớp ngụm rượu, thong thả hỏi ông Lai, giọng rất thân mật dịu dàng: “Lai à, có bao giờ hiền đệ nghĩ đến cái chết của mình không nhỉ?” “Cái chết của mình à?” – Ông Lai ngước nhìn bạn. Ông Đáo vẫn trầm ngâm nhìn ra đường: “Ừ, cũng như mình có cái nhà, mình có chiếc xe, mình có bà vợ của mình…thì mình cũng có cái chết của mình. Cái chết đó, nó là của mình chứ của ai? Tôi nghĩ đó cũng là một dạng tài sản khó chịu”. Ông Lai nói giọng đều đều: “Huynh nói đúng. Nói chung, dạng tài sản khó chịu ấy ẩn núp khắp mọi nơi. Nó lấp lánh nơi mũi dao, cót két trên giường, mặn mà trong nụ hôn, lảo đảo trong tai nạn, sột soạt trong tiền Pô-li-me, gầm rú ngoài sông biển, ngã đổ trên rừng, vun vút trên đường…Nhưng tài sản khó chịu của tôi, lại nhiều khả năng có ngay tại nhà tôi, trên tấm phản gỗ, rồi tiếp đến tại bệnh viện đa khoa tỉnh. Và cuối cùng, trụ vĩnh viễn tại nghĩa địa cây Trâm”. “Thế, đệ có biết nó ra sao không? Cái tài sản khó chịu ấy?” – Ông Đáo hỏi.
  3. “Nó ấy à? Cái chết của mình ấy à? Tài sản khó chịu ấy à? Ồ, nó rất giản dị, nhanh gọn và không trọng lượng. Sau khi mình xài nó…chắc chắn mình sẽ được tự do”. Nghe thế, ông Đáo nín thinh. Ông nghĩ, nếu như thế, như lời ông bạn Lai nói, ắt có hai loại người luôn hưởng được tự do. Đó là loại chưa sinh và loại chết rồi. Còn loại đang sống không bao giờ có được tự do ấy. Tự do cũng quả thật khó chịu. Ông hỏi ông bạn Lai: “Đệ có sợ nó không?” “Nó là ai?” – Ông Lai gặng lại. “Nó là tự do” – Ông Đáo nói. Ông Lai ngước nhìn vòm cây Trứng Cá, ánh mắt như mong nó rớt vài trái: “Sao không sợ? Chết xong mới được tự do cơ mà. Sao không sợ tự do?”. Ông Đáo cười vu vơ. Lại hỏi: “Vậy tự do là gì?” Ông Lai trả lời ngay: “Là chết xong. Là hết sống”. Ông Đáo nín thinh. Đúng thế. Tự do quả thật dễ hiểu nếu ta chết rồi. Giờ, còn sống không thể nào hiểu nổi. Ông Lai rót rượu và họ cụng một ly nữa. Sau khi khà một tiếng, ông Lai nói: “Nếu không có đệ bên cạnh, mỗi khi có việc gì bí… huynh hãy hỏi rượu, nhá?”. “Hỏi rượu? Rượu biết gì trả lời?” – Ông Đáo mím môi nhìn bạn. Ông Lai lại rót rượu: “Hỏi nó bằng cách uống nó. Khi huynh hỏi nó, nó sẽ trả lời trong bụng huynh . Và lúc ấy tai huynh sẽ nghe như nghe điện thoại vậy”. Ông Đáo cười:
  4. “Ghi nhận. Đệ Lai này, mình lúc nào cũng bám theo cái chết của mình. Hễ nó kêu lên… là mình liền dạ có tôi. Xin lỗi đệ, ban nãy, tôi lầm rồi. Cái chết nó có mình, không phải mình có nó. Ôi, tôi lầm lẫn hàng loạt mới khổ cơ chứ. Chiếc xe nó có mình, cái nhà nó có mình, bà vợ có ông chồng là mình. Cái chết nó có mình”. Ông Lai tròn mắt hỏi: “Tại sao lại ngược ngạo như vậy?” “Sao ngược ngạo?” – Ông Đáo nói tiếp, giọng quả quyết – “Đệ thử thả trí tưởng tượng xem. Có hai bà vợ quen nhau đang nói chuyện với nhau. Bà vợ đệ than phiền: “Tôi sắm cái ông Lai nhà tôi thật vô dụng. Suốt ngày cặp kè uống rượu với lão Đáo”. Lúc ấy bà vợ tôi cũng than: “Chẳng thà không có cái ông Đáo nhà tôi lại hơn. Có ông ấy chả được cái lợi lộc gì”. Đấy, thế thì mấy chiếc xe dựng phía ngoài kia cũng trò chuyện kiểu như thế…Tao vớ phải cái đít của thằng chó này to quá…”. Ông Lai chau mày suy nghĩ. Ông bạn Đáo này cũng “gớm” nhỉ. Ồ, mà phải như thế mới công bằng. Vạn vật phải như thế mới công bằng. Phải rồi. Phải như thế chứ. Cả hai cùng cười nhẹ nhàng. Một làn gió mạnh từ sông Ba thổi vào, lao xao vòm cây Trứng Cá. Trái chín rụng xuống mặt bàn lộp bộp. Ông Đáo nhặt đưa cho bạn một trái, mình một trái. Ông Lai nhận lấy, nói: “Trái Trứng Cá này vừa kiếm được người nhai nó… là tôi đây”. Nói xong, ông bỏ vào miệng nhai nhỏm nhẻm. Ông Đáo cũng ăn trái Trứng Cá. Họ lại uống rượu… Ông Đáo hỏi bạn: “Hồi trưa đệ ăn cơm với gì?”. “Huynh hỏi trật rồi. Phải hỏi: “Cơm gì hồi trưa bắt đệ ăn?” – Ông Lai sửa lưng. Ông Đáo cười sặc sặc, không hỏi nữa. Ông lại lơ đãng nhìn ra đường… Đột nhiên có vô số nỗi buồn trườn nhẹ vào người. Chúng bò như đàn lươn, không gây tiếng động, êm ái lạ thường. Đột nhiên ông hỏi nhỏ như chỉ cho mình nghe:
  5. “Hôm nay rạp Xi-nê chiếu phim gì nhỉ?” Ông Lai ngạc nhiên hỏi: “Huynh vừa nói cái gì?” Ông Đáo vẫn giọng buồn buồn: “Lâu quá tôi không đi coi xi-nê”. Nghe thế, ông Lai chăm chú nhìn vào mặt bạn. Ông nghĩ, việc này kể cũng lạ. Lâu nay huynh ấy đâu nói đến chuyện Xi-nê. Ông cười vu vơ và đột ngột nhận ra mình cũng lâu quá chưa coi Xi-nê ở rạp lần nào. Ý tưởng hay đấy. Ông Lai vội nói: “Vậy, xong rượu chúng mình đi coi Xi-nê nhá. Hôm nay, rạp Hưng Đạo chiếu phim gì?”. Một cơn gió nữa lại thổi qua. Vòm Trứng Ca xôn xao. Vài trái Trứng Cá lại rụng xuống mặt bàn. Ông Đáo vừa nhặt trái Trứng Cá vừa nói: “Đệ chưa hiểu ý tôi. Tôi thèm vào rạp xi-nê, không phải coi phim mà… để ngủ. Ngày trước tôi vẫn thường ngủ như thế mỗi khi có chuyện buồn. Không coi mà chỉ ngủ. Ngủ giữa nhiều người đang thức theo dõi màn ảnh rộng. Tôi nhớ giấc ngủ ấy quá. Một giấc ngủ phải mua bằng tiền, có vé cầm tay hẳn hoi và có người rọi đèn pin chỉ chỗ có ghi số đàng hoàng để mình ngủ”. “Ồ, thưa huynh, đệ cũng vậy. Ngày trước đệ cũng thế, nhất là thời sinh viên. Rạp có máy lạnh mà. Ngủ sướng lắm. Ngủ giữa tiếng súng, tiếng la, tiếng cười, tiếng nhạc, tiếng đánh nhau chan chát phát ra từ màn ảnh rộng…Xi-nê-ma-xì-cộp…Tắc-ni-cô-lo…” – Ông Lai hưng phấn nói. “Thế thì…chúng mình trùng ý. Quá trùng ý – Ông Đáo đưa trái Trứng Cá cho ông Lai, giọng trìu mến – Nào, mời đệ uống cạn với huynh. Chúc mừng việc chúng mình sẽ gặp nhau trong giấc ngủ tại rạp xi-nê Hưng Đạo”. Họ cùng nâng cốc uống cạn. Lúc này họ vui sướng hẳn. Những ngày trong trẻo xa xưa sẽ về. Mặt mày họ hớn hở. Họ sắp đi mua vé ngủ. Vòm Trứng Cá cũng rộn ràng, rớt thêm vài trái nữa chung vui…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2