intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Theo dõi đặc điểm vết mổ phẫu thuật chỉnh hình chi dưới bằng công cụ đánh giá vết mổ SWAT tại bệnh viện Quân Y 175

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đánh giá và theo dõi vết mổ đóng vai trò thiết yếu trong chăm sóc hậu phẫu. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ chuẩn hóa để hỗ trợ đánh giá trong thực hành vẫn còn hạn chế. Bài viết trình bày mô tả đặc điểm vết mổ sau phẫu thuật chỉnh hình chi dưới bằng công cụ SWAT, xác định điểm số SWAT, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) và các yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Theo dõi đặc điểm vết mổ phẫu thuật chỉnh hình chi dưới bằng công cụ đánh giá vết mổ SWAT tại bệnh viện Quân Y 175

  1. Nghiên cứu Y học Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh; 28(2):74-83 ISSN: 1859-1779 https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.10 Theo dõi đặc điểm vết mổ phẫu thuật chỉnh hình chi dưới bằng công cụ đánh giá vết mổ SWAT tại bệnh viện Quân Y 175 Trịnh Thị Thơm1, Lê Thị Hồng Nhung1, Lê Ngọc Huyền1, Nguyễn Thị Thảo Ngân1, Nguyễn Thị Phượng1, Nguyễn Thị Huyền Trang1, Nguyễn Thị Mỹ1, Nguyễn Trần Mai Thi1, Phạm Thị Hoa1, Nguyễn Thị Phương Lan2,* 1 Khoa Phẫu thuật Chi dưới, Bệnh viện Quân y 175, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 2 Khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt Đặt vấn đề: Đánh giá và theo dõi vết mổ đóng vai trò thiết yếu trong chăm sóc hậu phẫu. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ chuẩn hóa để hỗ trợ đánh giá trong thực hành vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vết mổ sau phẫu thuật chỉnh hình chi dưới bằng công cụ SWAT, xác định điểm số SWAT, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 261 vết mổ chỉnh hình chi dưới tại bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 11/2023 tới tháng 5/2024. Vết mổ được đánh giá tại 3 thời điểm lần đầu thay băng, ngày thứ 5 sau mổ và ngày ra viện. Kết quả: Có 63,2% người bệnh là nam giới, tuổi trung bình 53,8 ± 17,8. Lần đầu thay băng 85,8% vết mổ có dịch máu; 65,6% sưng nề; 62,1% đau trung bình. Lần thứ hai, 77% băng khô và 51% sưng nề. Ngày ra viện, 98,2% vết mổ khô. Các đặc điểm vết mổ thay đổi có ý nghĩa thống kê qua ba lần thay băng (p
  2. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Abstract MONITORING SURGICAL WOUND CHARACTERISTICS OF LOWER LIMB ORTHOPEDIC SURGERY USING THE SWAT WOUND ASSESSMENT TOOL AT MILITARY HOSPITAL 175 Trinh Thi Thom, Le Thi Hong Nhung, Le Ngoc Huyen, Nguyen Thi Thao Ngan, Nguyen Thi Phuong, Nguyen Thi Huyen Trang, Nguyen Thi My, Nguyen Tran Mai Thi, Pham Thi Hoa, Nguyen Thi Phuong Lan Background: Postoperative wound assessment and management play a crucial role in postoperative care. However, the use of standardized tools to support evaluation in clinical practice remains limited. Objectives: Describe the characteristics of postoperative wounds after lower limb orthopedic surgery using the SWAT tool and to determine SWAT scores, the surgical site infection (SSI) rate and its associated factors. Methods: A descriptive cross-sectional study was conducted on 261 patients with lower limb orthopedic surgical wounds at the 175 Military Hospital from November 2023 to May 2024. The wound was evaluated at 3 times of the first dressing change, the 5th day after surgery and the day of discharge. Results: 63.2% patients were men, the average age was 53.8±17.8; During the first dressing change, 85.8% of wounds exhibited serosanguineous discharge, 65.6% swelling, 62.1% patients experienced moderate pain. At the second dressing change, 77% of wounds had dry bandages, and 51% still showed swelling. By discharge, 98.2% of wounds were dry. Wound characteristics changed significantly over the three dressing changes (p
  3. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Để khắc phục những hạn chế này, năm 2019 tác giả Đỗ Thị Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Thu Hiền đã phát triển Công cụ đánh giá vết mổ (Surgical 2.2.2. Cỡ mẫu Wound Assessment Tool - SWAT) như một phương pháp tiêu Áp dụng công thức ước lượng một tỷ lệ, dựa trên tỷ lệ chuẩn hóa để đánh giá vết thương phẫu thuật [3]. SWAT cung nhiễm khuẩn vết mổ (p = 0,054) từ nghiên cứu của Đặng cấp một cách tiếp cận có cấu trúc và hệ thống trong việc đánh Phồn Như tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện giá vết thương, bao gồm các yếu tố NB và bệnh lý đi kèm, Trung ương Huế, với d = 0,03 [10]. Cỡ mẫu tính được là 261 yếu tố liên quan đến phẫu thuật và đặc điểm vết mổ. SWAT vết mổ. đã được áp dụng thử nghiệm trong đánh giá vết mổ ở nhiều lĩnh vực như phẫu thuật chỉnh hình, ngoại tiêu hóa, tiết niệu, Kĩ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện dựa trên lịch phẫu thần kinh và lồng ngực, chỉ số giá trị nội dung thang đo tổng thuật của khoa thỏa mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời thể là 0,9, độ tin cậy cao với ICC (Intra-Class Correlation gian thu thập số liệu tới khi đủ 261 vết mổ. index) 0,8 và thời gian hoàn thành bộ công cụ trong 3 phút là 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu khả thi trong điều kiện lâm sàng ở Việt Nam [9]. Tuy nhiên, Chọn lựa 5 điều dưỡng có trên 2 năm kinh nghiệm chăm công cụ này chưa được áp dụng rộng rãi trong lâm sàng tại sóc NB chỉnh hình chi dưới tham gia nghiên cứu được tập các bệnh viện và trong phẫu thuật chỉnh hình chi dưới, liệu huấn sử dụng bộ công cụ SWAT, sử dụng ca lâm sàng mẫu và đặc điểm vết mổ sẽ thay đổi như thế nào nếu sử dụng công cụ thực hành trên NB thực tế để đạt được kết quả tương đồng SWAT để đánh giá? giữa các điều dưỡng viên. Mục tiêu nghiên cứu Thu thập thông tin cá nhân (giới tính, năm sinh, vị trí tổn thương, chẩn đoán, ngày vào viện và ra viện) từ hồ sơ bệnh (1) Mô tả đặc điểm của vết mổ chỉnh hình chi dưới ở lần án. Thông tin trong bộ công cụ SWAT thu thập từ hồ sơ bệnh đầu thay băng, ngày thứ 5 sau mổ và ngày ra viện. án và đánh giá trực tiếp trên NB. (2) Xác định điểm số SWAT ở lần đầu thay băng, ngày thứ 5 sau mổ và ngày ra viện. (3) Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) ở người bệnh phẫu thuật chỉnh hình chi dưới trong thời gian nằm viện và các yếu tố liên quan. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Người bệnh (>18 tuổi) được điều trị phẫu thuật mở bao gồm cả mổ chương trình và mổ cấp cứu tại khoa Phẫu thuật Chi dưới bệnh viện Quân Y 175 từ tháng 11/2023 - 5/2024. 2.1.1. Tiêu chuẩn loại trừ Hình 1. Lưu đồ nghiên cứu Trường hợp NB phẫu thuật bằng phương pháp nội soi hoặc 2.2.4. Biến số nghiên cứu ghép da, có vết thương mạn tính (kéo dài trên 6 tuần), hoặc không tham gia đủ 3 lần lấy mẫu trong thời gian nghiên cứu. SWAT gồm 3 phần được cho điểm từ 0 tới 3 điểm: Phần A: Yếu tố NB và bệnh lý kèm theo gồm 9 yếu tố: 2.2. Phương pháp nghiên cứu Tuổi, BMI, đái tháo đường, hút thuốc lá, sử dụng steroid, điều trị hóa chất, suy giảm miễn dịch, nguy cơ suy dinh dưỡng và 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 76 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.10
  4. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 vết thương gây ra bởi chấn thương. Thang điểm từ 0 -2 điểm, không sử dụng Steroid, không điều trị hóa chất và không có tổng điểm phần A là 17 điểm. tình trạng suy giảm miễn dịch chiếm 100%. Tỷ lệ người bệnh không hút thuốc lá và không có bệnh lý đái tháo đường chiếm Phần B: Những yếu tố liên quan tới phẫu thuật: phân loại đa số. Phân loại vết mổ sau phẫu thuật với đa số là vết mổ vết mổ, loại phẫu thuật, thời gian phẫu thuật, kháng sinh dự sạch, mổ theo chương trình chiếm 81,2%. Thời gian phẫu phòng và loại phẫu thuật đặc biệt (gãy hở). Thang điểm cho thuật phổ biến nhất từ 1-3 giờ và sử dụng kháng sinh điều trị mỗi yếu tố trong phần B từ 0 - 3 điểm. Tổng điểm phần B là chiếm đa số. Phẫu thuật gãy xương hở chiếm 8,1% (Bảng 1). 10 điểm. Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học, bệnh lý đi kèm và đặc điểm Phần C: Đánh giá đặc điểm lâm sàng vết mổ: gồm 11 yếu phẫu thuật của dân sô nghiên cứu (n=261) tố: Vị trí, kích thước, bờ mép, nền vết mổ, sự sưng nề, da tấy Biến số Giá trị biến số n (%) đỏ, tụ máu, màu sắc và tính chất dịch tiết, số lượng dịch tiết, < 65 tuổi 184 (70,5) mùi, và tình trạng đau. Thang điểm từ 0 - 3 điểm cho mỗi yếu Nhóm tuổi >= 65 tuổi 110 (29,5) tố. Tổng điểm phần C là 13 điểm. Nam 165 (63,2) Giới tính Tổng điểm 3 phần của bộ công cụ là 40 điểm với mức ý Nữ 96 (36,8) nghĩa điểm càng cao nguy cơ biến chứng vết mổ càng cao. Bàn chân và mắt cá 28 (10,7) Biến số NKVM được xác định dựa trên chấn đoán của bác Đùi 126 (48,2) Vị trí phẫu sĩ (BS) điều trị theo hướng dẫn giám sát NKVM được Bộ Y thuật Cẳng chân 62 (23,8) Tế ban hành kèm theo quyết định số 1526/QĐ_BYT ngày 24 Gối 38 (14,6) tháng 3 năm 2023 và được áp dụng tại bệnh viện Quân Y 175. Khác 7 (2,7) Có 4 giá trị: Không/ Có- NKVM nông/Có-NKVM sâu/ Có- Nhỏ hơn 18,5 (Nhẹ cân) 12 (4,6) NKVM khoang cơ thể. 18,5 - 22,9 (Bình thường) 153 (58,6) Chỉ số khối cơ thể 23-27,5 (Thừa cân) 81 (31) 2.2.5. Phân tích và xử lý số liệu Lớn hơn 27,5 (Béo phì) 15 (5,7) Số liệu nghiên cứu được phân tích bằng phần mềm SPSS Có (HbA1c 7%) 16 (6,1) cáo bằng tần số và tỷ lệ phần trăm. Đối với các biến định đường Không 234 (89,7) lượng, kết quả được báo cáo bằng trung bình và độ lệch chuẩn Có hút, đã bỏ ít nhất 4 tuần trước (nếu dữ liệu phân bố chuẩn) hoặc trung vị và khoảng tứ phân 30 (11,5) phẫu thuật vị (nếu dữ liệu không phân bố chuẩn). Phép kiểm phương sai Hút thuốc lá Có hút và hút đến ngày phẫu thuật 32 (12,3) lặp một chiều (One-Way Repeated Measures ANOVA), Không 199 (76,2) Cochran’s Q test và McNemar test được áp dụng để so sánh Nguy cơ suy Có 16 (6,1) sự thay đổi điểm trung bình SWAT và tỷ lệ phần trăm các đặc dinh dưỡng Không 245 (93,9) điểm vết mổ theo thời gian. Phép kiểm Chi bình phượng được Không 69 (26,4) Vết thương sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố: người gây ra bởi Có, tới lúc phẫu thuật dưới 6 giờ 17 (6,5) bệnh, phẫu thuật, đặc điểm lâm sàng vết mổ với tỉ lệ nhiễm chấn thương Có, tới lúc phẫu thuật trên 6 giờ 175 (67) khuẩn vết mổ. Sạch 170 (65,1) Phân loại vết Sạch - nhiễm 75 (28,7) mổ sau 3. KẾT QUẢ phẫu thuật Nhiễm 14 (5,4) Bẩn 2 (0,8) 3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu Không 212 (81,2) Phẫu thuật Kết quả nghiên cứu từ 261 vết mổ có 250 vết mổ kín và 11 Có, do bệnh lý 6 (2,3) cấp cứu vết mổ hở. Đặc điểm tình trạng NB trước phẫu thuật được Có, do chấn thương 43 (16,5) đánh giá dựa trên phần A của bộ công cụ SWAT. Tỷ lệ mẫu Nhỏ hơn 1 giờ 17 (6,5) https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 77
  5. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Biến số Giá trị biến số n (%) mổ tại các lần thay băng ghi nhận được ngoại trừ dấu hiệu Từ 1-3 giờ 237 (90,8) mùi vết mổ, các đặc điểm còn lại đều có sự khác biệt thay đổi Thời gian phẫu thuật Từ 3-6 giờ 7 (2,7) có ý nghĩa thống kê theo thời gian giữa các lần thay băng với Kháng sinh Có, trong vòng 120 phút trước rạch p
  6. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 3.3. Điểm SWAT tại các thời điểm vết mổ tại các lần đánh giá, kết quả phân tích ghi nhận: ở lần Điểm số SWAT nhìn chung giảm dần qua 3 thời điểm đánh đầu thay băng chỉ có dấu hiệu da tấy đỏ là có mối liên quan giá. Điểm chung SWAT cao nhất là 19,5/40 điểm ở lần đánh có ý nghĩa thống kê với NKVM với p = 0,025. Ở lần 2, các giá thứ nhất và thứ 2. Lần đánh giá thứ 3 điểm SWAT cao nhất đặc điểm như: mép vết mổ, da tấy đỏ, màu sắc dịch và số là 17 điểm. lượng dịch có mối liên quan với NKVM với mức ý nghĩa thống kê p
  7. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 bình lần lượt là 49 ± 18,63 và 51,3 ± 17,01. Đây là nhóm tuổi giá (từ 12,4% ở lần 1 và 13,8% ở lần 2) [11]. Điều này do lao động chủ yếu, thường xuyên tham gia các hoạt động thể nghiên cứu của 2 tác giả trên chỉ đánh giá tại 2 thời điểm là lực và công việc nặng nhọc, dẫn đến nguy cơ cao mắc các lần đầu thay băng và ngày thứ 5 sau mổ trong khi chúng tôi chấn thương, đặc biệt là chấn thương liên quan đến chỉnh hình đánh giá thêm tại thời điểm thứ 3 là ngày ra viện – khi tình trạng vết mổ tạm ổn, điều này giúp có cái nhìn tổng thể hơn Về đặc điểm giới tính, tỷ lệ nam giới chiếm 63,2%, với tỷ về quá trình lành vết mổ trong thời gian nằm viện. lệ nam/nữ là 1,7:1, tương đồng với kết quả của Đặng Phồn Như tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình bệnh viện Trung ương Huế năm 2020 và kết quả của Đỗ Thị Thu Hiền, trong 4.3. Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ đó nam giới chiếm 67,7% [4,10]. Điều này cho thấy bệnh lý Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ NKVM ghi nhận là liên quan đến chỉnh hình, đặc biệt là chấn thương chi dưới, có 3,1%, kết quả này thấp hơn với tỉ lệ NKVM chung ở Việt xu hướng ảnh hưởng nhiều hơn đến nam giới, có thể do nhóm Nam dao động từ 5-10% tùy theo vị trí phẫu thuật, mức độ đối tượng này thường tham gia vào các hoạt động thể lực và tổn thương, đối tượng NB, quy mô bệnh viện và thời gian lao động nặng nhọc, làm tăng nguy cơ chấn thương. nghiên cứu [12]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của tác giả Đặng Phồn Như tại trung tâm Chấn thương Về bệnh lý kèm theo, tỷ lệ NB có đái tháo đường (10,3%), Chỉnh hình bệnh viện Trung ương Huế (5,4%) và thấp hơn hút thuốc lá (23,8%), thấp hơn so với các nghiên cứu của Đỗ đáng kể so với nghiên cứu tại bệnh viện Quân Y 110 (12,9%) Thị Thu Hiền (13,9% và 34,2%) và Nguyễn Thị Kim Oanh [10,13]. Tuy nhiên lại cao hơn so với kết quả của tác giả (20,5% và 30,2%) [4,11]. Ngược lại, tỷ lệ NB có vết thương Nguyễn Thị Kim Oanh thực hiện tại khoa Ngoại gan- mật- do chấn thương chiếm đến 72,5%, cao hơn gấp ba lần so với tuy, tiết niệu, chỉnh hình và thần kinh thuộc bệnh viện Chợ các nghiên cứu trước đó. Sự khác biệt này có thể được lý giải Rẫy (2%) và tương đồng với nghiên cứu của Najjar YW năm bởi phạm vi đối tượng nghiên cứu này tập trung vào NB chỉnh 2018 thực hiện trên 286 người bệnh phẫu thuật chỉnh hình tại hình chi dưới, trong khi các nghiên cứu của Đỗ Thị Thu Hiền Jordan (2,8%) [11,14]. Có sự khác biệt này là do nghiên cứu và Nguyễn Thị Kim Oanh bao gồm nhóm NB tại các khoa của chúng tôi chỉ thu thập trường hợp NKVM trên đối tượng ngoại khác nhau như tiêu hóa, thần kinh và chỉnh hình [4,11]. người bệnh phẫu thuật chỉnh hình chi dưới và dựa vào chẩn Kết quả này góp phần làm nổi bật sự khác biệt về đặc điểm đoán của bác sỹ điều trị trong thời gian nằm viện với ngày bệnh lý, phản ánh tính đặc thù của nghiên cứu trên nhóm NB điều trị trung bình là 10,5 ngày so với tiêu chí chẩn đoán chỉnh hình chi dưới. NKVM của CDC (Centers for diseases control and prevention) là theo dõi trong vòng 30 ngày thì thời gian theo 4.2. Đặc điểm vết mổ dõi của chúng tôi tương đối ngắn. Ngoại trừ đặc điểm mùi vết mổ, các đặc điểm còn lại đều có sự khác biệt có nghĩa thống kê giữa các lần thay băng. Giữa 4.4. Các yếu tố liên quan từng lần thay băng, có sự thay đổi các đặc điểm: mép vết mổ, Nghiên cứu tìm được mối tương quan giữa NKVM với sưng nề, số lượng, tính chất dịch và tình trạng đau giữa lần 1, yếu tố vị trí phẫu thuật (bàn chân và mắt cá). Điều này tương 2 và 3 với p
  8. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 khuẩn da trước phẫu thuật [15,18]. Các yếu tố phẫu thuật với Tỉ lệ NKVM là 3,1%. Không tìm được mối liên quan giữa phẫu thuật cấp cứu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với đặc điểm NB và NKVM, tuy nhiên các yếu tố: phẫu thuật cấp tình trạng NKVM, kết quả này không tương đồng với kết quả cứu, vị trí phẫu thuật là bàn chân và các đặc điểm vết mổ như của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh thực hiện tại bệnh viện mép vết mổ, da tấy đỏ, màu sắc và số lượng dịch tiết có giá Chợ Rẫy năm 2020 [11], tuy nhiên lại tương tự như kết quả trị tiên lượng với tình trạng NKVM. trong nghiên cứu được thực hiện trên nhóm NB phẫu thuật bàn chân và mắt cá của Kenani NS năm 2017, tác giả Akın S Nguồn tài trợ năm 2021, Meena S năm 2023, Nguyễn Văn Hoàn năm 2019 Nghiên cứu không nhận tài trợ. tại bệnh viện Quân Y 110 [13,19-21], điều này được giải thích bởi khi mổ cấp cứu cần tiến hành nhanh, không có thời gian Xung đột lợi ích chuẩn bị NB như mổ chương trình, nhiều ca không được dùng Không có xung đột lợi ích tiềm ẩn nào liên quan đến bài viết kháng sinh kịp thời, vệ sinh trước mổ, hay tầm soát kịp các này được báo cáo. bệnh lý toàn thân khác. Về đặc điểm vết mổ, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ở ORCID lần thay băng đầu tiên tình trạng da tấy đỏ có mối tương quan Trịnh Thị Thơm với NKVM. So với tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh thì ở lần 1 https://orcid.org/0009-0001-3897-0323 tình trạng nền vết mổ với đặc điểm là giả mạc và hoại tử có mối liên quan dự báo NKVM [11]. Có sự khác biệt này là do Nguyễn Thị Phương Lan trong nghiên cứu của chúng tôi lần đầu thay băng được thực https://orcid.org/0000-0002-5796-4359 hiện vào ngày thứ 1,1 sau mổ và số lượng vết mổ hở trong nghiên cứu là khá thấp với 4,2% trong khi tác giả Nguyễn Thị Đóng góp của các tác giả Kim Oanh thực hiện thay băng lần đầu trong nghiên cứu là Ý tưởng nghiên cứu: Trịnh Thị Thơm ngày thứ 2,5 sau mổ và tỉ lệ vết mổ hở cao hơn với 13,4%. Ở Đề cương và phương pháp nghiên cứu: Trịnh Thị Thơm, lần thay băng thứ 2, nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận đặc Nguyễn Thị Phương Lan điểm màu sắc dịch có mối tương quan với NKVM, kết quả Thu thập dữ liệu: Lê Thị Hồng Nhung, Lê Ngọc Huyền, Nguyễn này tương đồng như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Kim Thị Thảo Ngân, Nguyễn Thị Mỹ, Nguyễn Trần Mai Thi Oanh, tuy nhiên chúng tôi ghi nhận thêm tình trạng mép vết mổ, da tấy đỏ, và số lượng dịch. Đây cũng là những đặc điểm Giám sát nghiên cứu: Trịnh Thị Thơm, Nguyễn Thị Phượng, nổi bật của các dấu hiệu của NKVM bởi quá trình lành vết Nguyễn Thị Huyền Trang mổ cấp tính 4 ngày đầu sau phẫu thuật là thời gian diễn ra quá Nhập dữ liệu: Phạm Thị Hoa, trình viêm với các dấu hiệu sinh lý bình thường. Tuy nhiên từ Quản lý dữ liệu: Trịnh Thị Thơm ngày thứ 5 sau mổ sự gia tăng về dịch tiết vết thương được coi là bất thường và là dấu hiệu của NKVM có thể xảy ra. Phân tích dữ liệu: Trịnh Thị Thơm, Nguyễn Thị Phương Lan Viết bản thảo đầu tiên: Trịnh Thị Thơm, Nguyễn Thị Phương 5. KẾT LUẬN Lan Góp ý bản thảo và đồng ý cho đăng bài: Nguyễn Thị Phương Các đặc điểm của vết mổ đều có sự thay đổi có ý nghĩa Lan thống kê giữa 3 lần thay băng với p
  9. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức department. International Journal of Orthopaedic and Nghiên cứu đã được thông qua Hội đồng Đạo đức trong Trauma Nursing. 2018;30:3-7. nghiên cứu Y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí 8. Culver DH, Horan TC, Gaynes RP, Martone WJ, Jarvis Minh, số 1124/HĐĐĐ-ĐHYD ngày 13/11/2023. WR, Emori TG, et al. Surgical wound infection rates by wound class, operative procedure, and patient risk index. TÀI LIỆU THAM KHẢO National Nosocomial Infections Surveillance System. The American journal of medicine. 1991;91(3b):152s-7s. 1. Fingar KR (Truven Health Analytics) SCA, Weiss AJ 9. Nguyễn Thị Kim Oanh, Nguyễn Thị Phương Lan, Đỗ Thị (Truven Health Analytics), Steiner CA (AHRQ). Most Thu Hiền, Phạm Lê An. Độ tin cậy nội lực và thời gian Frequent Operating Room Procedures Performed in U.S. hoàn thành công cụ nhận định vết mổ (SWAT). Tạp chí Y Hospitals, 2003-2012. HCUP Statistical Brief #186. học Việt Nam. 2022;519:289-97. December 2014. Agency for Healthcare Research and 10. Đặng Phồn Như, Thân Thị Diệu, Trương Thị Thu Nhung, Quality, Rockville, MD. http://www.hcup- Nguyễn Thị Mai Hòa, Đặng Nhật Tân. Một số điểm đặc us.ahrq.gov/reports/statbriefs/sb186-Operating-Room- điểm nhiễm khuẩn vết mổ khám tại Trung tâm Chấn Procedures-United-States-2012.pdf. thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Huế. Tạp chí 2. Le J, Dong Z, Liang J, Zhang K, Li Y, Cheng M, et al. Y học Lâm sàng. 2020;60:61-6. Surgical site infection following traumatic orthopaedic 11. Nguyễn Thị Kim Oanh. Ứng dụng phiếu nhận định vết surgeries in geriatric patients: Incidence and prognostic mổ trong thực hành điều dưỡng. Luận văn Thạc sỹ Điều risk factors. International Wound Journal. dưỡng. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2020. 2020;17(1):206-13. 12. Bộ Y tế. Hướng dẫn thực hiện công tác kiểm soát nhiễm 3. Đỗ Thị Thu Hiền. Nguyễn Thị Huế, Edwards Helen, khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thông tư số Finlayson Kathleen. Xây dựng và chuẩn hóa bộ công cụ 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 08 năm 2017. đánh giá vết mổ. Tạp chí Y học lâm sàng- Bệnh viện Trung ương Huế. 2022; doi: 10.38103/jcmhch.79.8. 13. Nguyễn Văn Hoàn. Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Quân y 110 năm 2019. 4. Đỗ Thị Thu Hiền. Development and validation of a Tạp chí Y dược Lâm sàng 108. 2019;14(6):122-7. surgical wound assessment tool for use in Vietnam. Queensland University of Technology. 2019; 14. Najjar YW, Al-Wahsh ZM, Hamdan M, Saleh MY. Risk https://eprints.qut.edu.au/129791/. factors of orthopedic surgical site infection in Jordan: A prospective cohort study. International Journal of Surgery 5. Young DL, Shen JJ, Estocado N, Landers MR. Financial Open. 2018;15:1-6. Impact of Improved Pressure Ulcer Staging in the Acute Hospital with Use of a New Tool, the NE1 Wound 15. Ralte P, Molloy A, Simmons D, Butcher C. The effect of Assessment Tool. Advances in Skin & Wound Care. strict infection control policies on the rate of infection after 2012;25(4):158-66. elective foot and ankle surgery: a review of 1737 cases. The Bone & Joint Journal. 2015;97-b(4):516-9. 6. Campwala I, Unsell K, Gupta S. A Comparative Analysis of Surgical Wound Infection Methods: Predictive Values 16. Attinger CE, Evans KK, Bulan E, Blume P, Cooper P. of the CDC, ASEPSIS, and Southampton Scoring Angiosomes of the foot and ankle and clinical Systems in Evaluating Breast Reconstruction Surgical implications for limb salvage: reconstruction, incisions, Site Infections. Plastic Surgery (Oakville, Ont). and revascularization. Plastic and Reconstructive Surgery. 2019;27(2):93-9. 2006;117(7 Suppl):261s-93s. 7. Copanitsanou P, Kechagias VA, Grivas TB, Wilson P. 17. Amis AA, de Leeuw PA, van Dijk CN. Surgical anatomy Use of ASEPSIS scoring method for the assessment of of the foot and ankle. Knee Surgery, Sports surgical wound infections in a Greek orthopaedic Traumatology, Arthroscopy: official Journal of the 82 | https://www.tapchiyhoctphcm.vn https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.10
  10. Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh * Tập 28 * Số 2 * 2025 ESSKA. 2010;18(5):555-6. 18. Chang A, Hughes A, du Moulin W, Mukerjee C, Molnar R. Randomised comparison of two skin preparation methods in foot and ankle surgery. Foot and Ankle Surgery. 2016;22(3):170-5. 19. Al-Kenani NS, Alsultan AS, Alosfoor MA, Bahkali MI, Al-Mohrej OA. Incidence and predictors of surgical site infections following foot and ankle surgery. Journal of Musculoskeletal Surgery and Research. 2017;1:6-9. 20. Akin M, Topaloglu S, Ozel H, Avsar FM, Akin T, Polat E, et al. Awareness and wound assesment decrease surgical site infections. Turkish Journal of Surgery. 2021;37:133. 21. Meena R, Chakravarti S, Agarwal S, Jain A, Singh S, Dey S. A prospective study of surgical site infection with its risk factors and their correlation with the NNIS risk index. Journal of West African College of Surgeons. 2023;13(4):26-33. https://doi.org/10.32895/hcjm.m.2025.02.10 https://www.tapchiyhoctphcm.vn | 83
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
706=>1