intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường chứng khoán: Tại sao phải “tháo chạy”?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

67
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Thứ nhất: Vnindex đang bước vào chân sóng lớn (50%) mà bước đầu tiên có thể lên đến tối thiểu là 550 - 560 điểm. Công ty này cũng xác định đây là khả năng cao nhất. - Thứ hai: VN-Index sẽ điều chỉnh xuống một mức thấp hơn mức hiện tại 5% rồi bắt đầu một chân sóng lớn (khả năng này chiếm 30%); - Thứ ba: Vnindex tiếp tục sideway trong phạm vi 480 - 530 trong thời gian bốn tháng còn lại của năm (khả năng này chiếm 20%). Căn cứ để CTCP chứng khoán Stockmart đưa ra các...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường chứng khoán: Tại sao phải “tháo chạy”?

  1. Thị trường chứng khoán: Tại sao phải “tháo chạy”? - Thứ nhất: Vnindex đang bước vào chân sóng lớn (50%) mà bước đầu tiên có thể lên đến tối thiểu là 550 - 560 điểm. Công ty này cũng xác định đây là khả năng cao nhất. - Thứ hai: VN-Index sẽ điều chỉnh xuống một mức thấp hơn mức hiện tại 5% rồi bắt đầu một chân sóng lớn (khả năng này chiếm 30%); - Thứ ba: Vnindex tiếp tục sideway trong phạm vi 480 - 530 trong thời gian bốn tháng còn lại của năm (khả năng này chiếm 20%). Căn cứ để CTCP chứng khoán Stock mart đưa ra các dự báo này là về cơ bản, tình hình kinh tế vĩ mô đã diễn ra theo đúng dự báo được đưa ra từ đầu năm 2010, đó là: Việt Nam sẽ bảo đảm được tăng trưởng kinh tế mà không bị áp lực lạm phát. Đến thời điểm này, các con số thống kê đã khẳng định kịch bản này chính xác khi lạm phát tháng 7 là khá thấp, 0.06% - thấp nhất kể từ đầu năm tới nay. Các dự báo về lạm phát của các tổ chức nước ngoài về GDP và CPI đã cho thấy sự chưa chính xác (tính tới thời điểm này) khi dự báo CPI của Việt Nam năm 2010 sẽ ở mức hai con số. Hơn nữa, việc nắm được chu kỳ kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn Early Upswing (giai đoạn phát triển sau khi thoát
  2. khỏi khủng hoảng có đặc tính tăng trưởng không kèm áp lực lạm phát) cho chúng ta cơ sở để dự báo Chính phủ sẽ điều hành vĩ mô theo hướng sớm đưa ra biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ, tăng cung tiền để phát triển kinh tế vĩ mô. Việc tăng cung tiền sẽ là cơ sở để TTCK Việt Nam tăng trưởng bởi nhìn vào đồ thị của VN-Index với đồ thị của tăng trưởng tín dụng qua các tháng sẽ thấy rõ sự tương quan mạnh mẽ này: tăng trưởng tín dụng luôn song hành với VN-Index. Kết hợp thông tin về CPI tháng 7, đặc thù của Việt Nam hiện nay đang ở Early Upswing, con số tăng trưởng tín dụng thực tế sáu tháng của VND (mới chỉ ở mức 4,6% trên tổng chỉ tiêu là 25%), mục tiêu tăng trưởng GDP, phát biểu của các chuyên gia kinh tế trên các phương tiện thông tin đại chúng… chính là cơ sở để Công ty này dự báo chính sách tiền tệ được nới lỏng sẽ được thực hiện một cách mạnh mẽ, không hời hợt như việc hô hào hành chính, hay hạ lãi suất cơ bản (vì lãi suất cơ bản hiện nay đã không còn vai trò điều hành)…. Động thái đầu tiên là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ đẩy mạnh cho vay nông thôn, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho những ngân hàng đẩy mạnh cho vay nông nghiệp, dự kiến thực hiện từ tháng 8. Từ đó, dự báo các chỉ số đều cho thấy con sóng lớn của VN-Index đang ở giai đoạn khởi động và các thành phần tham gia thị trường phải bám sát để tránh bỏ lỡ cơ hội. Nhìn tổng thể VN-Index, theo Elliot thì từ 2003 đến nay đều có sự tương quan giữa các bước sóng với chu kỳ kinh tế và bước sóng giữa các chu kỳ VN-Index. Như thế VN-Index sẽ phải tiếp tục đi ngang thêm khoảng 86
  3. phiên nữa (tương đương bốn tháng với thời điểm kết thúc vào cuối năm 2010). Còn nếu nhìn nhận thị trường theo Bảng tuần hoàn cổ phiếu thì rõ ràng là hiện nay, sự chuyển dịch dòng tiền giữa các lớp cổ phiếu và dòng tiền tổng thể vào thị trường đang có biến, khi các cổ phiếu bluechip của các CTCK có tỷ trọng tự doanh lớn đều có dấu hiệu tăng nhẹ (điển hình là KLS sau khi có kết quả kinh doanh lỗ mà vẫn không xuống quá giá, thậm chí có dấu hiệu chuẩn bị tăng mạnh). Nếu hiểu một cách đơn thuần thì dòng tiền thông minh trên thị trường đang kỳ vọng vào khuynh hướng đi lên mạnh mẽ của VN-Index sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho danh mục của các CTCK có tự doanh lớn. Và một điều dễ nhận ra và cần khẳng định lại là TTCK luôn phản ánh trước sự vận động thực của nền kinh tế và doanh nghiệp, do đó động thái này là hoàn toàn dễ hiểu. Cùng cách nhìn nhận tích cực này, CTCK SME (SMES) - trong báo cáo về cơ hội bứt phá của thị trường và chiến lược lựa chọn nhóm ngành trong Quý III/2010 cũng khẳng định, trong điều kiện thị trường đang chịu sức ép tâm lý như giai đoạn hiện nay thì không nên kỳ vọng vào sự đột phá mạnh mẽ của thị trường như năm 2009, nhưng cũng không quá bi quan so với quý II do mặt bằng chung của kinh tế toàn cầu đã sáng sủa hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0