intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

43
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đề cập đến thực trạng thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập TPP, những cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam khi thực hiện các cam kết về lao động, từ đó đi đến một số kiến nghị và giải pháp để thị trường lao động Việt Nam hội nhập sâu rộng, thành công hơn trong TPP.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương

  1. THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHI GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG VIETNAM’S LABOR MARKET WHEN JOINING THE TRANS - PACIFIC PARTNERSHIP AGREEMENT (TPP) ThS. Đinh Thị Hương Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác kinh tếxuyên Thái Bình Dương (TPP)- bước ngoặt này là cơ hội, nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn không ít thách thức đối với thị trường lao động. Các doanh nghiệp nước ngoài đến Việt Nam sẽ cần thuê nhiều lao động, cung - cầu, giá cả của sức lao động trên thị trường lao động chắc chắn có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, TPP cũng mang lại không ít thách thức khi mà việc gia nhập hiệp định này sẽ tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường lao động và xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước tham gia, có nghĩa là người lao động ở các nước thành viên TPP cũng sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại Việt Nam khiến người lao động Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh không nhỏ ngay ở trên sân nhà. Bài viết đề cập đến thực trạng thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập TPP, những cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam khi thực hiện các cam kết về lao động, từ đó đi đến một số kiến nghị và giải pháp để thị trường lao động Việt Nam hội nhập sâu rộng, thành công hơn trong TPP. Từ khóa: thị trường lao động Việt Nam, hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương Abstract Vietnam officially joins the Trans - Pacific Partnership Agreement (TPP), which is not only an opportunity but also poses lots of hidden challenges for the labor market. Foreign enterprises located in Vietnam will need to hire more employees. Hence, supply - demand, price of labor power on the labor market will have positive changes. However, the TPP also brings many challenges when joining this agreement creates competition in the labor market and trend of labor movement in the participating countries. This means that workers in the TPP member countries will have more opportunities to work in Vietnam, which poses fierce competition for Vietnam’s labor force even though they work within the home country. The article mentions the situation of Vietnam’s labor market when the TPP is implemented, opportunities and challenges for Vietnam’s labor market when making commitments on labor. Then, some recommendations and solutions for Vietnam’s labor market to deeper integrate and more successfully take part in the TPP. Key words: Vietnam’s labor market, the Trans - Pacific Partnership Agreement (TPP) 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Toàn cầu hóa và hội nhập khu vực đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cánh cửa mới để bước chân vào một sân chơi kinh tế bình đẳng, nhiều cơ hội nhưng cũng không ít những thách thức. Bắt kịp xu thế này, Việt Nam đã gia nhập nhiều tổ chức mang tầm 295
  2. vóc quốc tế và khu vực như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á- ASEAN, Tổ chức thương mại thế giới- WTO, diễn đàn kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương APEC…Cùng với đó là nhiều Hiệp định thương mại được kí kết với các nước thành viên. Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết ngày 5/10/2015 đánh dấu một mốc son trong tiến trình hội nhập của Việt Nam, mở ra cho thị trường lao động nhiều cơ hội về việc làm và về thu nhập.TPP đã trở thành hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam có các quy định liên quan đến lao động. Điều này đồng nghĩa với việc TPP không chỉ áp dụng cho hàng hóa mà còn bao trùm cả những người lao động sản xuất ra hàng hóa đó.Bên cạnh những cơ hội cũng có rất nhiều thách thức về trình độ tay nghề chuyên môn, tác phong làm việc chuyên nghiệp của người lao động trong sự cạnh tranh trên thị trường lao động. Đây là một thách thức lớn đối với thị trường lao động Việt Nam do có sự dịch chuyển lao động từ các quốc gia khác vào thị trường lao động Việt Nam, đặc biệt là khả năng tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng, do một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ không đủ sức cạnh tranh và đáp ứng các tiêu chuẩn sẽ bị phá sản trong môi trường chung TPP, đó là những rủi ro về thị trường lao động - việc làm mà Việt Nam phải đối mặt. Theo kết quả điều tra dân số của Tổng cục Thống kê năm 2014, Việt Nam có gần 90 triệu người. Điều này phản ánh thị trường lao động của Việt Nam đang phát triển dồi dào. Lực lượng lao động của Việt Nam được cấu thành chủ yếu là nông dân, công nhân, trí thức, doanh nhân... Trong đó, lao động nông dân có gần 63 triệu người, chiếm hơn 70% dân số, lao động công nhân là 9,5 triệu người, chiếm gần 10% dân số, lao động trí thức tốt nghiệp từ đại học, cao đẳng trở lên là hơn 2,5 triệu người, chiếm khoảng 2,15% dân số, lao động từ các doanh nghiệp khoảng 2 triệu người, trong đó, khối doanh nghiệp trung ương gần 1 triệu người…. Sự xuất hiện của giới doanh nhân trẻ trẻ được xem như một nhân tố mới và quan trọng trong thị trường lao động (TS. Đặng Xuân Hoan, 2015). Như vậy cấu trúc lực lượng lao động của Việt Nam phân bổ rất bất hợp lý,thiếu lao động giỏi, lao động có tay nghề cao. Tuy lực lượnglao động dồi dào nhưng lại yếu về “chất” và đã bộ lộ không ít những yếu kém trong quá trình làm việc của họ. Điều đó là cực kỳ khó khăn để có những chính sách đồng bộ và thống nhất trong các vấn đề hình thành giá cả, tiền lương, thu nhập, thuế khoá phù hợp với việc tính toán quyền lợi cho các chủ thể khác nhau của thị trường lao động. Bên cạnh đó thị trường lao động Việt Nam vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên và gần như hoàn toàn tự phát, cung-cầu sức lao động mất cân đối, giá cả sức lao động chưa phải là yếu tố điều tiết thị trường. Hệ thống thông tin thị trường lao động chưa hoàn chỉnh dẫn đến khả năng kết nối cung cầu lao động kém.Xuất phát từ thực tế đó, bài viết được lựa chọn thực hiện nhằm giúp thị trường lao động Việt Nam nắm bắt tốt nhất những cơ hội mà TPP mang lại cũng như vượt qua những thách thức đặt ra từ TPP, khẳng định vị thế và vai trò của thị trường lao động Việt Nam trên trường quốc tế. Các nghiên cứu liên quan đến thị trường lao động Việt Nam khi gia nhập TPP: TS. Đặng Xuân Hoan, (2015) về: “Nguồn nhân lực Việt Nam- Thực trạng và giải pháp”. Bài viết phân tích thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam nhìn từ góc độ chính sách vĩ mô và chỉ ra những thực tiễn trong thị trường nhân lực Việt Nam là nhân lực phổ thông và nhân lực chất lượng cao. Hạn chế của nghiên cứu này là chưa làm rõ được cơ hội và thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam khi Việt Nam gia nhập TPP; Bài viết của TS. Phạm Trọng Nghĩa (2015) về:“Cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP: cần đánh giá tác động toàn diện”. Theo tác 296
  3. giả đối với lĩnh vực lao động, phân tích cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP và trong kế hoạch hành động là những cam kết cải tiến pháp luật và thể chế mạnh mẽ, chưa từng có tiền lệ và có nhiều vấn đề cần tiếp tục phải nghiên cứu làm rõ. Việc thực hiện các cam kết này sẽ có tác động làm thay đổi cơ bản hệ thống quan hệ lao động và công đoàn của nước ta. Đồng thới cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP sẽ có những tác động quyết định đến cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động. Tuy nhiên điểm hạn chế ở nghiên cứu này vẫn chỉ là tập trung nghiên cứu về mặt lý luận, không đi sâu nghiên cứu thực trạng về chất lượng lao động trên thị trường lao động Việt Nam; Tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài (2014) nghiên cứu về “Hiệp định xuyên Thái Bình Dương Cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam”. Hạn chế của nghiên cứu này là nội dung chỉ mới đưa ra được những luận điểm về cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động trong TPP mà chưa phân tích về thực trạng thị trường lao động Việt Nam hiện nay có những đặc điểm gì và những nội dung nào liên quan đến thị trường lao động khi gia nhập TPP; Nghiên cứu của Lê Thị Hồng Điệp(2014)về: “Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay”.Nghiên cứu này chỉ là tập trung ở những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động, không đi sâu nghiên cứu về những thành công của lao động và việc làm, cũng như không làm rõ được các nhân tố chủ yếu trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay như: cung - cầu sức lao động, giá cả sức lao động, cạnh tranh và hệ thống thông tin nhân lực trên thị trường này.Như vậy, thông qua các nghiên cứu nêu trên thì việc nghiên cứu chuyên sâuthị trường lao động Việt Nam khi gia nhập TPP để thấy được một bức tranh khái quát nhất về thực trạng thị trường lao động của Việt Nam trong bối cảnh hiện tại, đánh giá thời cơ, thách thức cũng như những tác động của TPP đến thị trường lao động. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài báo này tác giả đã tiến hành tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả về thị trường lao động Việt Nam, cùng với các báo cáo thống kê có liên quan để đánh giá thực trạng thị trường lao động Việt Nam, nghiên cứu về cam kết lao động của Việt Nam trong Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương cũng như những giải pháp đang áp dụng cho thị trường lao động tại Việt Nam trong thời gian qua. Bên cạnh đó dữ liệu thu thập được phân thành các hạng mục bao gồm: cơ sở lý thuyết, số liệu thống kê, dữ liệu về thực trạng, dữ liệu thuộc nhóm giải pháp. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng khung dàn ý, lồng ghép dữ liệu để có nghiên cứu hoàn chỉnh. 2. NỘI DUNG CAM KẾT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM TRONG TPP Việc đưa nội dung về lao động vào trong các TPP với mục đích nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh công bằng giữa các bên trong quan hệ thương mại. Một quốc gia duy trì tiêu chuẩn lao động thấp, tiền lương và các điều kiện lao động không được xác lập trên cơ sở thương lượng thường được cho là sẽ có chi phí sản xuất thấp hơn so với nước thực hiện các tiêu chuẩn cao hơn, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi chính đáng của người lao động (TS. Phạm Trọng Nghĩa, 2015). Do đó, để tránh cạnh tranh không bình đẳng thông qua việc không bảo đảm điều kiện làm việc cơ bản cho người lao động, các nước tham gia Hiệp định TPP đưa ra những cam kết về lao động trong chương 19 của Hiệp định TPP quy định về lao động, gồm 15 điều. Trong đó, tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: Các quốc gia thành viên khẳng định cam kết thực thi nghĩa vụ là thành viên ILO và các nghĩa vụ nêu trong Tuyên bố năm 1998 của ILO; không sử dụng các tiêu chuẩn về lao 297
  4. động nhằm mục đích bảo hộ thương mại.Các quốc gia thành viên cam kết thông qua và duy trì trong hệ thống pháp luật của mình cũng như trong thực tiễn các quyền được khẳng định trong Tuyên bố năm 1998 của ILO, gồm:Tự do hiệp hội và thực hiện có hiệu quả quyền thương lượng tập thể,xóa bỏ mọi hình thức lao độngcưỡng bức và lao động bắt buộc và xóa bỏ có hiệu quả lao động trẻ em và nghiêm cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất và xóa bỏ phân biệt đối xử trong công việc. Bên cạnh đó các quốc gia thành viên có nghĩa vụ bảo đảm trong pháp luật và thực tế quy định về điều kiện làm việc có thể chấp nhận được về tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc và an toàn vệ sinh lao động.Hiệp định quy định về nghĩa vụ tham vấn công chúng cũng như nghĩa vụ phản hồi các yêu cầu liên quan đến lao động từ các bên liên quan. Hiệp định quy định cụ thể về hợp tác trong lĩnh vực lao động: xác định 7 nguyên tắc hợp tác (như theo ưu tiên của mỗi quốc gia, vì lợi ích chung, minh bạch và có sự tham gia của công chúng). Bên cạnh đó nó xác định 20 lĩnh vực hợp tác (từ vấn đề giải quyết việc làm, tiền lương đến xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, đối thoại xã hội và trách nhiệm xã hội) và đưa ra 4 hình thức cơ bản để thực hiện hợp tác (hội nghị, hội thảo, đối thoại; tham quan để nghiên cứu, học tập; hợp tác nghiên cứu; trao đổi chuyên gia). Hiệp định đưa ra cơ chế thực thi các cam kết về lao động thông qua: đối thoại, đầu mối liên lạc và hội đồng lao động.Hiệp định nhấn mạnh sự tham gia của công chúng (đối tác xã hội) vào quá trình xây dựng và thực hiện pháp luật lao động của các quốc gia.Bên cạnh đó nó thúc đẩy tham vấn lao động, chia sẻ thông tin giữa các quốc gia thành viên trong giải quyết các vụ việc về lao động trước khi áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định chung tại Chương 28 của Hiệp định TPP. Theo đó, việc vi phạm các cam kết về lao động có thể dẫn đến việc bị áp dụng chế tài thương mại. Như vậy về cơ bản, các nội dung trong cam kết lao động trong TPP như: đảm bảo quyền tự do lập hội, đảm bảo quyền thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động trẻ em, xóa bỏ phân biệt đối xử nam nữ… đều được quy định trong pháp luật về lao động của Việt Nam. Tuy nhiên, trong ngắn hạn việc chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định TPP về lao động sẽ là một thách thức không nhỏ. Do trình độ của người lao động không đồng đều, năng suất và hiệu quả lao động còn thấp hơn rất nhiều so với các quốc gia trong khu vực, thị trường lao động Việt Nam do đó khó có thể đáp ứng triệt để ngay tất cả các tiêu chuẩn lao động của TPP. 3. THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM KHI GIA NHẬP TPP Về cung - cầu sức lao động:qui mô chung và cấu trúc “cung-cầu” sức lao động trên thị trường lao độngvẫn còn nhiều bất cập. Hiện nay ở Việt Nam cung về sức lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai, điều đó tạo ra một áp lực rất lớn về việc làm cho người lao động. Hàng năm cung sức lao động tăng từ 3,2% đến 3,5%, do đó mỗi năm chúng ta sẽ có thêm khoảng 1,3 đến 1,5 triệu người đến độ tuổi lao động.Như vậy, cung cầu về lao động chưa được giải quyết khiến việc giải quyết mối quan hệ giữa lao động và việc làm bị ách tắc. Bên cạnh đó thị trường lao động vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên và gần như hoàn toàn tự phát, lực lượng lao động mới lại không có chuyên môn, chưađáp ứng một cách đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của nhà tuyển dụng.Vì vậy, vấn đề đào tạo và đào tạo lại trở lên rất cấp bách, nó mang tính chiến lược và là vấn đề mấu chốt để tăng chất lượng và 298
  5. khả năng cạnh tranh của sức lao động trên thị trường lao động khi tham gia TPP. Theo Tổng cục Thống kê (2016), lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước tính đến thời điểm 01/01/2016 là 54,61 triệu người, lao động sống ở vùng nông thôn chiếm gần 70%. Cả nước hiện chỉ có 16,6% số người trong độ tuổi lao động được qua đào tạo, tức là đã từng học hoặc tốt nghiệp ở một trường đào tạo chuyên môn kỹ thuật hoặc trình độ tương đương thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ 3 tháng trở lên, có văn bằng chứng chỉ công nhận kết quả đào tạo. Cũng theo kết quả điều tra đó, có tới 47,7% số người trong độ tuổi lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; nhưng chỉ có 3% được đào tạo các nghề có liên quan đến lĩnh vực này (tính trên tổng số 16% lao động trong độ tuổi được qua đào tạo các ngành, nghề khác nhau). Những con số trên cho thấy, cơ cấu cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay tiềm ẩn nhiều dấu hiệu bất ổn. Về chất lượng nguồn lao động trên thị trường lao động: Theo các chuyên gia, thị trường lao động ở Việt Nam rất dồi dào nhưng lại chưa đáp ứng về chất lượng. Lao động Việt Nam được đánh giá là khéo léo, tiếp thu nhanh kỹ thuật và công nghệ hiện đại được chuyển giao từ bên ngoài nhưng còn thiếu tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao như: chuyên gia về quản trị kinh doanh, lập trình viên, kỹ thuật viên, các nhà quản lý trung gian hiểu biết về tài chính và tiếp thị với yêu cầu cơ bản về tiếng Anh, các công nhân có tay nghề cao và ham học. Như vậy, có một nghịch lý tồn tại trong thị trường lao động của Việt Nam là: “Lực lượng lao động qua đào tạo của Việt Nam thiếu những người đáp ứng được yêu cầu công việc nhưng lại thừa những người không làm được việc” (Lê Thị Hồng Điệp, 2014). Sau đây là phân bổ lao động làm việc phân theo nghề nghiệp: 299
  6. Bảng 1: Sốlao động từ 15 tuổi trở lên làm việc phân theo nghề nghiệp từnăm 2009-2014 Đơn vị: nghìn người TT Các nghề nghiệp 2009 2010 2011 2012 2013 2014 1 Nhà lãnh đạo 460,0 463,7 537,5 532,0 551,0 573,4 2 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 2.218,9 2.498,6 2.675,8 2.817,7 2.968,4 3.221,7 3 Chuyên môn kỹ thuật bậc 1.818,3 1.786,4 1.773,8 1.745,0 1.698,6 1.640,1 trung 4 Nhân viên 783,2 707,8 763,7 839,3 881,5 911,1 5 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ bán 7.432,0 7.140,9 7.543,7 8.213,8 8.461,8 8.492,7 hàng 6 Nghề trong nông, lâm, ngư 7.051,3 7.589,8 7.070,9 6.533,2 6.280,4 6.444,6 nghiệp 7 Thợ thủ công và các thợ khác 5.983,3 6.189,2 6.064,3 6.055,7 6.274,5 6.312,2 có liên quan 8 Thợ lắp ráp và vận hành máy 3.188,1 3.434,0 3.509,6 3.728,5 3.637,4 3.888,8 móc, thiết bị 9 Nghề giản đơn 18.808,6 19.130,8 20.305,5 20.828,9 21.326,5 21.124,2 10 Khác .. 107,4 107,3 128,3 127,6 135,7 Tổng số 47.743,6 49.048,5 50.352,0 51.422,4 52.207,8 52.744,5 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Qua bảng 1 ta nhận thấy trong năm 2014: lao động làm nghề giản đơn chiếm tỷ lệ cao nhất 21.124,2 nghìn người (tương ứng 40,05%). Lao động giản đơn chủ yếu chưa qua học nghề, học việc mà tham gia vào các công việc mang tính chất thời vụ, buôn bán hoặc làm những công việc không đòi hỏi kinh nghiệm, tay nghề. Trong khi đó, các khu chế xuất - khu công nghiệp khi tuyển công nhân cho các ngành may mặc, điện tử cũng yêu tiên người có kinh nghiệm, tay nghề, lao động đã qua đào tạo.Nhóm nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng giảm năm 2014 là6.444,6 nghìn lao động chiếm 12,32% tổng việc làm cả nướcđội ngũ cán bộ chỉ có khoảng 9% có trình độ ĐH, CĐ; 39,4% trình độ trung cấp và 9,8% sơ cấp. Nhưng theo quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Thủ tướng Chính phủ, đến năm 2020 tỷ lệ nhân lực qua đào tạo khối ngành nông, lâm, ngư khoảng 50% năm 2020, như vậy đến năm 2020, nguồn nhân lực ngành nông, lâm, ngư sẽ thiếu khoảng 3,2 triệu lao động qua đào tạo. Nhóm thợ thủ công và các thợ khác có liên quan chiếm 6.312,2 nghìn lao động 12,11% lao động cả nước với 1450 làng nghề phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước. Thế nhưng, mức lương của người lao động trong nhóm này hiện nay đang thấp 300
  7. hơn so với các nước trong khu vực. Theo số liệu điều tra, công nhân Việt Nam có thu nhập từ 0,2 - 0,6 USD/giờ, trong khi ở Indonesia từ 0,3 - 0,4 USD/giờ, Trung Quốc từ 0,5 - 0,75 USD/giờ, Malaysia từ 1,25 - 1,4 USD/giờ, Thái Lan từ 1,5 USD/giờ trở lên và ở Đài Loan khoảng 5 USD/giờ. Lý giải cho mức lương thấp này có nguyên nhân chính là chất lượng lao động nhóm này chưa cao,rất ít nghệ nhân hoặc lao động có tay nghề cao được đào tạo nghề tại trường hoặc dạy nghề tại doanh nghiệp, mà gần như con số tuyệt đối là hình thức “cha truyền con nối”. Điều này dẫn đến hệ quả là trường chủ yếu đào tạo nghề phổ thông cho các đối tượng ngoài xã hội, còn làng nghề phải tự lo đào tạo cho làng nghề.Như vậy, việc cần phải xây dựng trường nghề hoặc hình thức đào tạo thợ thủ công cho làng nghề vẫn là câu hỏi lớn.Bên cạnh đó nhóm lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ chỉ có 3.221,7 nghìn lao động chỉ chiếm 6,1% tổng việc làm cả nước có. Trong số đó có đến gần 1,4 triệu người (tương ứng 43,5%) không có bằng cấp hoặc chỉ có bằng sơ cấp, trung cấp, người có trình độ đào tạo cao đẳng trở lên chiếm 56,5% lao động trình độ cao. Mặc dù tăng nhanh nhưng quy mô lao động trình độ cao vẫn còn nhỏ bé so với yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Giai đoạn 2009-2014, lao động trình độ cao chỉ tăng bình quân mỗi năm 175 nghìn người, bằng 1/5 mức tăng của tổng việc làm.Lao động trình độ cao đang tập trung nhiều nhất trong ngành giáo dục và đào tạo (chiếm 30% số lao động trình độ cao). Công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành chủ lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chỉ chiếm 9% tổng số lao động trình độ cao, trong khi với các quốc gia phát triển trên thế giới tỷ lệ này lên đến 40-60% ( Đặng Xuân Hoan, 2015).Bên cạnh đó, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng hợp tác để hoàn thành công việc của người lao động Việt Nam còn yếu kém. Chính điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp không thể thành công dù họ đã tập hợp được đội ngũlao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao. Hệ thống giáo dục hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao.Như vậy nó sẽ dẫn đến một hệ quả là năng suất, hiệu quả lao động trong các ngành kinh tế sẽ thấp. Về giá cả sức lao động:giá cả sức lao động vẫn chưa phản ánh đúng giá trị, tốc độ tăng tiền lương nhỏ hơn tốc độ tăng của năng suất lao động,chưa tác động mạnh đến cung cầu thị trường lao động và chưa phải là yếu tố điều tiết thị trường. Hiện nay, mức lương tối thiểu chung vẫn còn thấp hơn mức lương tối thiểu thực trả trên thị trường lao động, chưa phản ánh được sự chênh lệch về giá cả sinh hoạt, chi tiêu, mức sống dân cư giữa các vùng. Tiền lương cho một lao động ở các khu vực kinh tế vẫn còn thấp so với mức sống tối thiểu và nhu cầu cuộc sống của một người lao động.Theo nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng mới áp dụng từ ngày 1/1/2016 đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan tổ chức có thuê mướn lao động, vùng 1 là 5,56 USD/ngày, vùng 2 là 4,92 USD/ngày, vùng 3 là 4,28 USD/ngày, vùng 4 là 3,81 USD/ngày. Mức này cao hơn một số nước, như Campuchia (2,03- 2,05 USD/ngày), Myanma (0,58 USD/ngày), nhưng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (Thượng Hải: 4,00-7,09 USD/ngày), Malaysia (Kuala Lumpur: 9,81 USD/ngày), Thái Lan (9,45- 10,00 USD/ngày), Philippines (Manila: 9,72- 10,60 USD/ngày)(Nguyễn Thị Thu Hoài, 2014). Về sự cạnh tranhtrên thị trường lao động:cạnh tranh trên thị trườngxoay quanh bài toán dịch chuyển lao động. Hiện nay, tính linh hoạt của thị trường lao động chưa cao, đặc biệt sự dịch chuyển lao động trong nước và nước ngoài, giữa các khu vực, các ngành nghề bị hạn 301
  8. chế và còn nhiều rào cản do cung lớn hơn cầu. Theo Tổng cục thống kê (2015): tỷ lệ lao động xuất cư năm 2012 là 7,2%, năm 2013 là 8,8% và năm 2014 là 9,2%. Ước tính cho thấy khoảng 35% - 40% lực lượng lao động nông thôn bị dư thừa và phần lớn lao động rời bỏ nông thôn đi tìm việc làm tại các thành phố lớn, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho thị trường lao động ở những khu vực. Như vậy bất chấp những điều chỉnh lớn và những chính sách về thị trường lao động của Nhà nước đối với lực lượng lao động nông thôn thì xu hướng chuyển dịch lao động dư thừa từ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục gia tăng và đã tạo ra những rào cản lớn ngăn cách nông thôn với thành thị. Về cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp lý của thị trường lao động: cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp lý của thị trường lao độngchưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung - cầu lao động kém. Hệ thống thông tin thị trường lao động cũng chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, thiếu tin cậy, chưa có sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các cơ quan chức năng, giữa trung ương và địa phương. Đồng thời các quy định của doanh nghiệp về chế độ chưa phù hợp với yêu cầu của người lao động (như nhà ở, sinh hoạt văn hóa, chế độ đãi ngộ về lương, thưởng...) nên chưa thu hút được lao động. Việc hoạch định các chính sách nói chung và chính sách về thị trường lao động còn yếu do chưa nhận thức được đầy đủ về vai trò, chức năng và lộ trình phát triển của thị trường lao động (Nguyễn Thị Thu Hoài, 2014). Hiện nay, trong Bộ luật Lao động 2012 việc thỏa thuận tiền công, điều kiện làm việc, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tham gia bảo hiểm xã hội… chủ yếu là do người sử dụng lao động tự áp đặt, còn người lao động không có quyền được thỏa thuận. Như vậy, quan hệ lao động chưa được tôn trọng, chưa có cơ chế phù hợp để bảo đảm sự thỏa thuận giữa các bên khi xác lập cũng như trong quá trình thực hiện quan hệ lao động. Bên cạnh đó Nhà nước can thiệp quá sâu vào vấn đề riêng của người lao động và doanh nghiệp. Đối với tiền lương, nó chính là giá cả sức lao động do hai bên thỏa thuận, quyết định, bị chi phối bởi yếu tố cung cầu trên thị trường lao động. Sự can thiệp sâu và trực tiếp vào cơ chế tiền lương sẽ tạo ra lực cản cho sự tự thương lượng, thỏa thuận của các bên trong quan hệ lao động và làm cho tiền lương không thể hiện đầy đủ bản chất kinh tế thị trường vốn có. Khi Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu và quy định ở mức quá thấp sẽ tạo ra chỗ dựa cho người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động chỉ cần trả công cho người lao động bằng hoặc cao hơn so với mức quy định là được. Như vậy, tuy không trái luật, nhưng điều đó lại tạo ra sự bất ổn trong quan hệ lao động vì người lao động phải mức tiền công không bảo đảm được cuộc sống cho họ. Bên cạnh đó hệ thống thông tin nhân lực còn xa với thực tế, chưa kịp thời cập nhật thông tin về cung-cầu lao động cho các nhà tuyển dụng và người lao động cũng như các cơ sở đào tạo để có định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường. Theo Bản tin thị trường lao động do Viện Nghiên cứu Lao động xã hội Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2016) công bố cho thấy: tỷ lệ người lao động làm trái ngành nghề lên đến gần 70%, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm có trình độ đại học trở lên tăng mạnh nhất, từ 3,9% lên 4,6% (tăng từ 178.000 người lên gần 200.000 người). Do vậy, trong vấn đề lao động việc làm thì hơn lúc nào hết công tác thông tin, dự báo thị trường lao động cần được đầu tư kịp thời để theo sát thực tế. 4. ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA TPP ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM 4.1. Cơ hội của TPP đối với thị trường lao động Việt Nam 302
  9. Được xem là Hiệp định của thế kỉ 21, TPP là một bước tiến mới trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam với các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ.TheoBộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (2016) khẳng định, Hiệp định sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam cả về phương diện kinh tế, thể chế và xã hội. Về kinh tế, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế độc lập, TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 23,5 tỷ USD vào năm 2020 và 33,5 tỷ USD vào năm 2025. Xuất khẩu sẽ tăng thêm được 68 tỷ USD vào năm 2025. Như vậy, tham gia TPP sẽ tạo ra nhiều cơ hội tốt cho thị trường lao động Việt Namcụ thể như sau: Đối với thị trường lao động, quy định lao động trong TTP giúp Việt Nam đạt được đồng thời hai mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện an sinh xã hội, qua đó thúc đẩy và duy trì tính bền vững của quá trình cải cách chính sách kinh tế tại Việt Nam. Bởi lẽ, gia nhập TTP có nghĩa là các hạn chế về dịch chuyển trong thị trường lao động sẽ bị gỡ bỏ dưới áp lực của TTP. Đây là kết quả tự thân của sự thay đổi trong chính sách về thị trường lao động của Chính phủ, trước yêu cầu của thực tế đòi hỏi phải tự do hóa thị trường lao động nhằm khắc phục tình trạng cách biệt giữa lao động trong nước và lao động ngoài nước,tăng mức linh hoạt của thị trường lao động và từ đó dẫn đến việc nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực lao động. Những tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế khi tham gia TPP sẽ mang lại nhiều cơ hội về việc làm, thu nhập cho một bộ phận lớn người lao động vào nước ta trong nhiều lĩnh vực khác nhau Thị trường lao động - việc làm sẽ có sự tăng trưởng và biến động mạnh, tập trung vào các ngành vốn chiếm lượng nhân công lớn như: May mặc, da giày, thủy hải sản, lắp ráp thiết bị điện tử… Như vây, nhu cầu lao động vì thế cũng sẽ tăng lên. Đây có thể xem là một tin vui cho những ngườilao động tìm công việc phổ thông ở Việt Nam. Vì như chúng ta biết, đa số lao động nước ta đều là lao động phổ thông, công việc rất bấp bênh và dễ có nguy cơ bị thấp nghiệp. Do đó có thể giảm được vấn đề cạnh tranh khốc liệt ở thị trường lao động nước ta trong những năm gần đây. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc TTP quy định đảm bảo quyền tự do lập hội và thương lượng tập thể sẽ giúp làm giảm bớt hành vi vi phạm các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, giảm bớt tình trạng bất bình đẳng tiền lương, giảm tình trạng thất nghiệp kéo dài, giảm số vụ đình công cũng như rút ngắn thời gian đình công, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người lao động, từ đó, tăng mức tiêu dùng, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, các cam kết về lao động trong TTP chỉ áp dụng cho các vấn đề lao động liên quan đến thương mại nên bất kỳ nước nào muốn cáo buộc Việt Nam vi phạm các quy định về lao động đều phải chỉ ra và chứng minh được rõ các hành vi vi phạm đó (nếu có xảy ra) tác động như thế nào đến quan hệ thương mại giữa hai bên. Khi tham gia TPP, sức ép cạnh tranh giữa các ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng góp phần tạo điều kiện để thị trường lao động phát triển. Thông qua đó, góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động phải phấn đấu nâng cao trình độ, kỹ năng và ý thức lao động đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Ngoài ra, TPP làm tăng cơ hội để người lao động tiếp cận trực tiếp với nền sản xuất hiện đại, trình độ và kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh tiên tiến của thế giới, qua đó góp phần nâng cao trình độ, kỹ năng, tác phong lao động, kiến thức tổ chức, quản lý của người lao động. 4.2. Thách thức của TPP đối với thị trường lao động Việt Nam 303
  10. Việt Nam khi gia nhập TPP cùng với mở cửa thị trường, hàng hóa của các nước đặc biệt là hàng tiêu dùng sẽ nhập khẩu vào với số lượng ngày càng lớn và đa dạng.Hàng nhập khẩu với nhiều ưu thế về chất lượng, giá cả và tâm lý thích dùng hàng ngoại của người Việt sẽ rất dễ chiếm lĩnh thị trường. Tình trạng này khiến doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, phải thực hiện tái cơ cấu,thu hẹp sản xuất, phá sản dẫn đến lao động trong các doanh nghiệp đó bị mất việc làm. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tham gia TPP sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ di chuyển lao động từ nông thôn tới thành phố và các khu công nghiệp. Sức ép về việc làm ở các khu đô thị sẽ tăng lên. Trên thị trường lao động Việt Nam chất lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu công việc sẽ có tác động xấu tới khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Bên cạnh đó lực lượng lao động giản đơn quá lớn tạo áp lực rất cao cho vấn đề giải quyết việc làm. Một bộ phận lớn lao động ở các khu vực mới đô thị hóa, lao động chuyển dịch từ nông thôn lại không có tay nghề, thiếu ý thức, tác phong, thái độ làm việc chưa chuyên nghiệp.Chính vì vậy càng làm cho mâu thuẫn giữa “thừa lượng” và “thiếu chất” trở nên khốc liệt hơn. Người lao động của Việt Nam được đánh giá đa phần là tốt, với phẩm chất cần cù, thông minh, chịu thương chịu khó, sống hòa đồng…Nhưng cùng với đó, việc nâng cao tay nghề, và tăng số lượng lao động chất lượng cao, khắc phục những hạn chế về tiêu chuẩn lao động tại Việt Nam cũng đang là bài toán đặt ra khi chúng ta tham gia TPP. Đối với chủ sử dụng lao động, việc đảm bảo các quyền lao động cơ bản theo cam kết trong TTP sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và lợi thế của nguồn lao động giá rẻ khiến chủ sử dụng lao động thu hẹp quy mô sản xuất, giảm cầu về lao động. Vấn đề mất cân bằng giữa cung và cầu sức lao động có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực tới tiêu dùng và sự ổn định, phát triển kinh tế. Khi tham gia TPP, ngoài việc phải áp dụng các tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế, các quốc gia thuộc TPP sẽ phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn cao hơn nữa. Trong đó, đáng lưu ý là “đảm bảo các điều kiện lao động chấp nhận được” gồm tiền công tối thiểu, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, lao động trẻ em. Nhưng trên thực tế thị trường lao động Việt Nam còn nhiều điểm chưa đáp ứng được yêu cầu theo TPP. Cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp lý cho thị trường lao động chậm đổi mới tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh, phân bổ nguồn nhân lực, thu nhập và chia sẻ rủi ro. Vì thế, với những quy định chặt chẽ về lao động trong TPP, nhiều khả năng hệ thống pháp luật Việt Nam không thể thay đổi kịp thời sẽ gây ra thách thức về sức ép cho thị trường lao động Việt Nam trong việc thực thi các cam kết. 5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP Trước những thực trạng trên, vấn đề đặt ra cần được giải đáp là thị trường lao động Việt Nam làm gì để tận dụng những cơ hội cũng như vượt qua được thách thức? Đây không phải là vấn đề riêng của doanh nghiệp hay của người lao động mà đòi hỏi một chiến lược ở tầm quốc gia. Vì vậycác giải pháp được đề xuất bao gồm: Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam để quản lý một cách hiệu quả nhất cung - cầu sức lao động. Cần khắc phục những bất hợp lý của các quy định pháp luật về lao động hiện hành, đảm bảo sự hợp lý. Điều chỉnh quan hệ lao độngvà công đoàn một cách hài 304
  11. hòa để tạo ra sự cân đối giữa các yếu tố về quyền lợi, nghĩa vụ của các bên, đặc biệt là về lợi ích kinh tế, điều tiết thị trường lao động cần linh hoạt, giảm sự bảo hộ của Nhà nước và từng bước chuyển sang quá trình tự bảo vệ thông qua hoạt động của tổ chức công đoàn và đại diện người sử dụng lao động; đảm bảo sự tham gia của đại diện các bên, đặc biệt là khu vực tư nhân vào việc hoàn thiện, sửa đổi bổ sung pháp luật lao động.Nên chăng hoàn thiện pháp luật lao động theo hướng từng bước tách một số chế định thành một số luật chuyên ngành để tiện cho việc thực hiện như: Luật về tiền lương tối thiểu, Luật về quan hệ lao động, luật về bảo hộ lao động, Luật về điều kiện lao động… Thứ hai, tăng cường quản lý nhà nước thị trườnglao động.Nâng cao tính chuyên nghiệp và hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của các cơ quan thống kê và cung ứng thông tin thị trường lao động các cấp. Tiếp tục phát triển và hoàn thiện các hình thức thông tin thị trường lao động (hội chợ việc làm, trang web việc làm trên Internet, thông tin và quảng cáo việc làm...). Tạo lậpcơ sở dữ liệu về thị trường lao động kết nối giữa trung ương với 63 tỉnh, thành phố. Bên cạnh đósử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để đưa các chương trình cụ thể như: “Chương trình thị trường lao động” tới gần với người dân, giúp đỡ để người lao động có được những thông tin, kỹ năng cần thiết về nghề nghiệp và những hiểu biết cần thiết khi tìm việc làm. Xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thu thập, phân tích, đánh giá, cung cấp thông tin về nguồn nhân lực, lao động, việc làm và dạy nghề một cách khả thi. Cần thiết phải có các quy định quản lý lực lượng lao động cả về số lượng và chất lượng làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách điều tiết thị trường lao động, hạn chế mất cân đối cung-cầu lao động cục bộ, góp phần nâng cao chất lượng lao động cũng như chất lượng việc làm cho người lao động. Thứ ba, đối với người lao động thì chất lượng lao động thấp là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp phải sử dụng người nước ngoài. Để hạn chế dòng chảy này, cách tốt nhất là nâng cao chất lượng lao động tại chỗ để có thể đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư . Người lao động có chuyên môn tốt là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng vì nhiều người lao động hiện nay không thể đáp ứng nhu cầu công việc của doanh nghiệp hoặc chuyên môn thấp sẽ để thua ngay trên “sân nhà”. Bên cạnh đó cần hoàn thiện các kỹ năng mềm để sẵn sàng đón nhận cơ hội phát triển khi Việt Nam gia nhập TPP.Theo báo cáo phân tích thị trường lao động (2015) ở 5 thành phố lớn, gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, nhà tuyển dụng thường đề cập đến những kỹ năng mềm sau : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng viết báo cáo, sự trung thực, làm việc theo nhóm, đàm phán, sự linh hoạt, sự thích nghi, tư duy sáng tạo, kỹ năng tìm hiểu và xử lý thông tin, kỹ năng giải quyết vấn đề…Chính vì vậy, người lao động cần mở rộng học hỏi và hoàn thiện chúng trong môi trường làm việc. Đây là những kỹ năng cơ bản nhất để người lao động có thể tự tin đáp ứng yêu cầu công việc mà các nhà tuyển dụng hàng đầu thế giới luôn mong đợi ở ứng viên và người lao động hiện nay cũng cần có thái độ làm việc nghiêm túc, có trách nhiệm cao để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh việc làm khắc nghiệt. Đây cũng là các yếu tố giúp mọi người lao động nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Thứ tư, nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm giới thiệu việc làm. Phát triển hệ thống môi giới, tư vấn việc làm và nghề nghiệp để làm cầu nối cho cung cầu lao động gặp nhau. Thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thị trường lao động. Phát triển mạng lưới giao dịch việc làm, cung cấp dịch vụ việc làm. Đầu tư công tác thống kê, phân tích dữ liệu thông 305
  12. tin thị trường lao động; tiến tới xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn các tỉnh, thành phố để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời trên mọi lĩnh vực. Bên cạnh đó cần đổi mới hoạt động sàn giao dịch việc làm Sàn giao dịch việc làm đã trở thành thương hiệu của nhiều trung tâm giới thiệu việc làm và địa chỉ quen thuộc của các nhà tuyển dụng và người lao động. Thông qua hoạt động của sàn giao dịch việc làm, thông tin cung - cầu lao động trên thị trường lao động thường xuyên được cập nhật một cách có hệ thống với độ tin cậy cao, hiệu quả kết nối cung - cầu lao động tăng lên một cách rõ rệt. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, các sàn giao dịch việc làm vẫn chưa chuyên nghiệp, tính kết nối trong hệ thống chưa chặt chẽ, tần suất và phạm vi hoạt động chưa sâu rộng, thông tin phục vụ cho công tác tư vấn, giới thiệu việc làm còn thiếu cả về quy mô và chủng loại, đặc biệt là thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động theo ngành nghề, trình độ cho những năm tới để định hướng cho giáo dục- đào tạo và là cơ sở quan trọng cho người lao động tìm việc làm phù hợp. Thứ năm, tăng cường xuất khẩu và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động. Đây là một hướng giải quyết việc làm tương đối hiệu quả và khá tích cực đối với thị trường lao động khi gia nhập TTP, bởi lẽ trong bối cảnh nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, việc xuất khẩu lao động sẽ tăng cầu lao động để cân đối với cung lao động, tạo nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định so với lao động tự tạo việc làm trong nước, góp phần vào việc đào tạo tay nghề cho người lao động. Đối với người lao động, xuất khẩu lao động là cơ hội để họ có thể có điều kiện học tập về kỹ thuật, tiếp cận công nghệ hiện đại, tích lũy kinh nghiệm, tạo ý thức chấp hành kỷ luật lao động… Đó là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động trong nền sản xuất lớn. Thứ sáu, hạn chế tỷ lệ lao động dịch chuyển và phát triển mạnh mẽ thị trường lao động Phát triển mạnh mẽ thị trường lao động để lao động được xã hội hóa, người lao động được quyền tham gia trao đổi sức lao động trên thị trường theo quan hệ kinh tế thị trường. Điều đó vừa đảm bảo lợi ích cho người lao động, vừa tạo động lực thúc đẩy chất lượng đội ngũ lao động. Cần gắn kết chính sách lao động - việc làm với quá trình và kế hoạch tổng thể về tái cấu trúc kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững; chủ động phát triển có tổ chức các thị trường lao động có nhiều tiềm năng và hiệu quả kinh tế cao, nhất là thị trường lao động chất lượng cao về kinh tế nông nghiệp cao, kinh tế biển, công nghệ thông tin và xuất khẩu lao động. Cần tạo môi trường áp lực cao để người lao động Việt Nam khắc phục ảnh hưởng của lao động trong nền sản xuất nhỏ, tiểu nông, manh mún, được học tập và rèn luyện trong các trường dạy nghề trọng điểm chất lượng cao, trường đại học đẳng cấp quốc tế, được quản lý theo mục tiêu bảo đảm chất lượng đào tạo và gắn với nhu cầu của xã hội. Để hạn chế tỷ lệ lao động dịch chuyển gây biến động về lao động, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế, Nhà nước cần phải có những quy định pháp lý ràng buộc người lao động có ý thức và trách nhiệm gắn bó với doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, thị trường lao động có phát triển ổn định thì nền kinh tế mới phát triển bền vững. Bởi lẽ con người - nguồn nhân lực là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Để tạo nên một bước tiến về đào tạo, cơ chế tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp, đặc biệt là trong các doanh nghiệp nhà nước, cần có sự thay đổi theo hướng ưu tiên lao động có chất lượng, có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 306
  13. 6. KẾT LUẬN Như vậy, trước cơ hội và thách thức mà Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương mang lại, chúng ta phải tiến hành phân tích thực trạng về cung- cầu, giá cả, chất lượng và hệ thống thông tin thị trường của thị trường lao động Việt Nam. Bên cạnh đó đánh giánhững tác động xác thực của các cam kết về lao động trong Hiệp định TPP đến chất lượng nguồn nhân lực và đối với thị trường lao động kể cảtiến hành thêm các nghiên cứu định lượng trong tương lai nhằm phát triển thị trường lao động Việt Nam để có thể nắm bắt tối đa những cơ hội và vượt qua những thách thức từ TPP và hội nhập sâu rộng hơn vào thị trường lao động thế giới. 307
  14. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Thị Hồng Điệp, 2014, Những hạn chế về lao động và việc làm trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay.Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Tập 30. [2] Thu Hòa, (2014), Thu nhập và tích lũy của hộ nông thôn. Tạp Chí con số và sự kiện [3] TS. Đặng Xuân Hoan, (2015),” Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,http://www.smp.vnu.edu.vn/content/phat-trien-nguon-nhan-luc-viet-nam-giai-doan-2015- 2020-dap-ung-yeu-cau-day-manh-cong-nghiep [4] Nguyễn Thị Thu Hoài, 2014, “Hiệp định xuyên Thái Bình Dương Cơ hội và thách thức đối với thị trường lao động Việt Nam” Tạp chí Khoa học ĐHQGHN Tập 30. [5] Bùi Sĩ Lợi, “Những bất cập của Bộ luật Lao động hiện hành và một số quan điểm sửa đổi Bộ luật Lao động”, luatdaiviet.vn/.../nhung-bat-captrong-bo-luat-lao-dong-hien-hanh. [6] TS. Phan Trọng Nghĩa, 2015, “Cam kết về lao động của Việt Nam trong TPP: cần đánh giá tác động toàn diện”, http://hopchuanvietcraft.vn/news/cam-ket-ve-lao-dong-cua-viet-nam- trong-tpp/ [7] Tổng cục Thống kê, “Báo cáo về tình hình dân số và việc làm”, 2014. [8] Peter A. Petri, Michael G. Plummer, Fan Zhai, The Trans-Pacific Partnership and Asia- Pacific Integration: A Quantitative Assessment, Honolulu: East-West Center, 2011. 308
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0