YOMEDIA
ADSENSE
Thị trường Ma-rốc và việc kinh doanh: Phần 1
42
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về thị trường Ma-Rốc, qua đó khai thác tốt những tiềm năng trao đổi thương mại, tài liệu Thị trường Ma-Rốc và việc kinh doanh được chia sẻ dưới đây hi vọng sẽ là một công cụ hữu ích giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về thị trường Ma-rốc và kinh doanh trong thị trường này. Mời các bạn cùng tham khảo.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thị trường Ma-rốc và việc kinh doanh: Phần 1
- BỘ CÔNG THƢƠNG VỤ THỊ TRƢỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á KINH DOANH VỚI THỊ TRƢỜNG MA-RỐC NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƢƠNG HÀ NỘI - 2014
- M· sè: HN 01 TĐ 14
- LỜI NÓI ĐẦU Với dân số gần 33 triệu ngƣời, Vƣơng quốc Ma-rốc đƣợc đánh giá là một thị trƣờng xuất khẩu lớn, giàu tiềm năng của Việt Nam tại châu Phi. Năm 2013, Ngân hàng Thế giới (WB) xếp Ma-rốc là nền kinh tế lớn thứ năm ở châu Phi với GDP đạt 104,8 tỷ USD. Ma-rốc có vị trí địa lý thuận lợi, là điểm trung chuyển hàng hóa giữa châu Phi và châu Âu, có tình hình chính trị ổn định, hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc hiện đại. Do sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời dân nên mỗi năm Ma-rốc phải nhập khẩu 38-40 tỷ USD hàng hóa các loại, trong đó có các sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam nhƣ điện thoại, hàng điện tử, giày dép, dệt may, cà phê, hạt tiêu, cá tra, tôm... Trong thập kỷ qua, quan hệ chính trị, ngoại giao giữa hai nƣớc không ngừng phát triển với việc trao đổi các đoàn cấp cao. Cuối năm 2005, đầu năm 2006, Việt Nam và Ma-rốc đã mở Cơ quan đại diện ngoại giao tại thủ đô của nhau. Thƣơng vụ Việt Nam cũng đã đi vào hoạt động từ tháng 11 năm 2005 tại thành phố Casablanca - trung tâm kinh tế của Ma-rốc. Với việc tăng cƣờng công tác xúc tiến thƣơng mại, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này đã tăng lên nhanh chóng, từ 8,2 triệu USD năm 2004 lên 101 triệu USD năm 2013 và 76,2 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2014. Mặc dù có sự tăng trƣởng mạnh song trao đổi thƣơng mại giữa hai nƣớc, nhất là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ma-rốc vẫn còn khiêm tốn, chƣa khai thác hết những tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên. Nhằm giúp doanh nghiệp hiểu biết rõ hơn về thị trƣờng Ma- rốc, qua đó khai thác tốt những tiềm năng trao đổi thƣơng mại, Vụ Thị trƣờng châu Phi, Tây Á, Nam Á - Bộ Công Thƣơng biên soạn và phối hợp với Nhà xuất bản Công Thƣơng xuất bản cuốn sách “Kinh doanh với thị trƣờng Ma-rốc”. Mặc dù đã cố gắng chuyển tải những nội dung cần thiết nhƣng chắc chắn cuốn sách chƣa thể đáp ứng đƣợc hoàn toàn sự mong đợi của các doanh nghiệp và không
- tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của độc giả nói chung và các doanh nghiệp nói riêng để lần tái bản sau đƣợc hoàn thiện hơn. Vụ Thị trƣờng châu Phi, Tây Á, Nam Á
- Chƣơng 1 GIỚI THIỆU VỀ VƢƠNG QUỐC MA-RỐC I. Tổng quan về Ma-rốc 1. Điều kiện tự nhiên Vƣơng quốc Ma-rốc nằm ở Tây Bắc châu Phi, phía Bắc là Địa Trung Hải, phía Đông giáp Angiêri, phía Nam giáp Tây Sahara và phía Tây là Đại Tây Dƣơng. Diện tích Ma-rốc rộng 446.550 km2, dân số 32,3 triệu ngƣời (năm 2013), trong đó 99% là ngƣời Ả rập Béc- be. Rabat là thủ đô hành chính có dân số khoảng 1,65 triệu ngƣời. Các thành phố lớn khác là Casablanca, Marrakech, Tanger, Fès... trong đó Casablanca là thủ đô kinh tế với dân số trên 5,6 triệu ngƣời. Tiếng Ả-rập là ngôn ngữ chính thức, tiếng Pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong thƣơng mại và ngoại giao. Ngoài ra còn có tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha và tiếng địa phƣơng Béc-be cũng đƣợc sử dụng tuỳ vùng địa lý. Đạo Hồi là tôn giáo chính thức chiếm 98,7%, các tôn giáo khác là đạo Thiên Chúa, đạo Do Thái. Đơn vị tiền tệ của Ma-rốc là đồng điham (DH). Tỷ giá 1 USD tƣơng đƣơng 8,865 DH (tháng 7 năm 2014). Quốc khánh của Ma-rốc là ngày Quốc vƣơng Mohamed VI lên ngôi (từ 30/07/1999). Ngày tết độc lập của Ma-rốc là ngày 02/3/1956. Do có hai mặt giáp biển với 3.000 km bờ biển, lại nằm trên eo biển Gibralta là điểm ngắn nhất ngăn cách châu Âu với châu Phi (cách Tây Ban Nha 15km) nên Ma-rốc có một vị trí địa lý, chính trị quan trọng ở khu vực Bắc Phi, là điểm trung chuyển hàng hóa vào châu Âu và Tây Phi.
- 10 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Ở phía Bắc và trong nội địa, địa hình Ma-rốc là núi đồi với những cao nguyên rộng lớn xen kẽ giữa các dãy núi là các thung lũng và những dải đồng bằng phì nhiêu. Phía Nam lãnh thổ Ma-rốc nằm trong sa mạc Sahara. Khí hậu của Ma-rốc rất khác nhau tuỳ theo từng vùng: khí hậu Địa Trung Hải ở phía Bắc, Đại Tây Dƣơng ở phía Đông và khí hậu sa mạc Sahara ở phía Nam. Chỉ những vùng ven biển mới có khí hậu ôn đới. Có thể nhận thấy những chênh lệch về khí hậu đáng kể trong cùng một ngày. Vào mùa đông, khí hậu các vùng miền núi phía Nam thƣờng lạnh và ẩm ƣớt, tuyết rơi nhiều ở vùng núi Atlas. Tuy nhiên ở vùng Agadir, Fès, Marrakech và Ouarzazate thƣờng có nắng 8 giờ mỗi ngày. Nhiệt độ trung bình ở những thành phố này là trên 17oC, đôi khi có gió Xirôcô loại gió đến từ hƣớng Đông mang theo không khí khô và nóng làm nhiệt độ tăng cao. Sa mạc Sahara luôn có những trận gió khô và nóng, nhiệt độ đôi khi lên đến 45oC vào tháng 8. Tài nguyên thiên nhiên của Ma-rốc chủ yếu là khoáng sản, quan trọng nhất là phốt phát. Ngoài ra còn có than đá, cobalt, sắt, chì, mangan, dầu mỏ, bạc, thiếc và kẽm. 2. Điều kiện chính trị - xã hội Ma-rốc vốn là xứ sở của ngƣời Béc-be. Năm 682, ngƣời Ả-rập xâm chiếm Ma-rốc. Đến giữa thế kỉ 19, Ma-rốc bị xâu xé bởi nhiều cƣờng quốc phƣơng Tây. Từ năm 1912, Pháp và Tây Ban Nha đô hộ quốc gia Bắc Phi này. Đến tháng 3 năm 1956, Pháp thừa nhận nền độc lập của Ma- rốc. Tháng 4 năm 1956, Tây Ban Nha cũng thừa nhận nền độc lập của vùng đất Ma-rốc thuộc Tây Ban Nha. Tháng 8 năm 1957, Mohamed V lên ngôi vua, lập ra vƣơng quốc Ma-rốc.
- Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc 11 Ma-rốc là một nƣớc có nền quân chủ lập hiến, theo chế độ cha truyền con nối. Kể từ khi độc lập, đất nƣớc đã có 5 Hiến pháp. Vua hiện nay là Mohamed VI lên ngôi từ năm 1999. Vua là chỉ huy tối cao các lực lƣợng quân đội và chỉ đạo Hội đồng Bộ trƣởng. Vua lựa chọn Thủ tƣớng và bổ nhiệm các Bộ trƣởng theo đề xuất của Thủ tƣớng. Chính phủ chịu trách nhiệm trƣớc Vua và Nghị viện. Ngoài vai trò chính trị cao nhất, nhà Vua còn nắm tính hợp pháp tôn giáo với tƣ cách chỉ huy các Tín đồ và là con cháu của Nhà tiên tri Mohamed. Do vậy, Hoàng cung vẫn là tác nhân trung tâm trong các lĩnh vực chính trị, an ninh và kinh tế. Hiến pháp năm 1996 đã củng cố quyền của Nghị viện và lập ra chế độ hai viện. Nghị viện bao gồm Viện dân biểu hay Quốc hội và Viện cố vấn hay Thƣợng nghị viện. Hạ viện có 395 thành viên, đƣợc bầu theo hình thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp với nhiệm kỳ 5 năm. Thƣợng viện gồm 270 thành viên, đƣợc bầu trong số các thành viên Hội đồng vùng và xã với nhiệm kỳ 9 năm, trong đó 1/3 đƣợc bầu lại sau 3 năm. Ma-rốc áp dụng chế độ đa đảng chính trị, với khoảng 30 đảng phái hợp pháp. Đảng đối lập trƣớc đây gồm hai đảng kế tục Phong trào độc lập dân tộc Ma-rốc là đảng Istiglal (PI) và Liên minh các lực lƣợng nhân dân xã hội chủ nghĩa (USFP). Hiện nay, Thủ tƣớng Ma-rốc, ông Benkirane là ngƣời thuộc đảng Công lý và Phát triển (PJD). Trƣớc các tác động của Mùa xuân A-rập, Ma-rốc tiếp tục giữ vững đƣợc ổn định chính trị - xã hội nhờ vào các biện pháp cải cách chính trị, kinh tế kịp thời nhƣ tổ chức trƣng cầu dân ý thông qua Hiến pháp sửa đổi bổ sung (01/7/2011), bầu cử Quốc hội trƣớc thời hạn (25/11/2011)… Về mặt hành chính, lãnh thổ của Ma-rốc đƣợc chia thành 17 vùng (wilayas), 13 thành phố và 49 tỉnh. Năm 2002, phong trào phi tập trung hóa một lần nữa đƣợc đƣa ra với việc thông qua luật mới về công xã. Các đơn vị hành chính địa phƣơng (xã, tỉnh, thành phố, vùng) do những ngƣời đƣợc bầu lãnh đạo có một vị trí ngày càng tăng trong hoạch định các chính sách phát triển địa phƣơng.
- 12 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Từ vài năm nay, Ma-rốc thực hiện mục tiêu thiết lập một chế độ dân chủ hơn và xây dựng một nhà nƣớc pháp quyền (ban hành bộ luật gia đình mới, luật về các đảng phái chính trị, luật chống tra tấn…). Trong lĩnh vực xã hội, Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc xếp Ma-rốc đứng ở vị trí 123 về chỉ số phát triển con ngƣời. Nghèo đói tác động trƣớc tiên đến các vùng nông thôn và phụ nữ. Vào tháng 5 năm 2005, Đức Vua đã thông báo phát động Sáng kiến quốc gia về phát triển con ngƣời, đề xuất một chiến lƣợc tổng thể đấu tranh chống đói nghèo bao gồm nhà ở, cơ sở hạ tầng cơ bản, y tế, giáo dục và việc làm. Chính phủ đã dành 10 tỷ DH (1,2 tỷ USD) cho sáng kiến này. Tình hình chính trị - xã hội Ma-rốc hiện nay nhìn chung ổn định. Tuy nhiên Tây sahara vẫn đang là một điểm nóng chính trị của Ma-rốc. Giải pháp do Liên hợp quốc đƣa ra từ hơn 10 năm nay nhằm tổ chức trƣng cầu dân ý để nhân dân Tây Sahara tự quyết định tƣơng lai của mình vẫn không thực hiện đƣợc. Trong khi đó, chính quyền ở đây đã tuyên bố thành lập nƣớc Cộng hòa Ả rập Xarauy Dân chủ tuy chƣa đƣợc Liên hợp quốc và nhiều nƣớc trên thế giới công nhận. Vùng Tây Sahara có diện tích 266.000km2, dân số khoảng 538.820 ngƣời, là khu vực giàu phốt phát (trữ lƣợng 1 tỷ tấn), sắt và có thể sở hữu tài nguyên dầu khí và khí đốt. 3. Tình hình kinh tế Ma-rốc nằm trong số những nƣớc đang nổi lên giống nhƣ Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, là một trong số ít các quốc gia Ả-rập (cùng với Libăng và Palestin) không có nguồn tài nguyên dầu khí. Ngƣợc lại, nƣớc này lại có trữ lƣợng phốt phát vào loại lớn nhất thế giới và là quốc gia xuất khẩu số 1 trên thế giới về sản phẩm này. Ma-rốc có nền kinh tế thị trƣờng tự do đƣợc luật cung cầu điều tiết mặc dù một số lĩnh vực kinh tế vẫn còn do Chính phủ nắm giữ.
- Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc 13 Đối với nền kinh tế Ma-rốc, thập kỷ 90 đƣợc đánh dấu bằng mức tăng trƣởng không cao, trung bình chỉ đạt 2,2%/năm. Trong những năm 80, Ma-rốc theo đuổi những biện pháp thắt lƣng buộc bụng và cải cách theo yêu cầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Từ khi lên ngôi năm 1999, Vua Mohammed VI đã chủ trƣơng xây dựng một nền kinh tế ổn định với tốc độ tăng trƣởng cao, lạm phát thấp và giảm dần nợ chính phủ. Những chiến lƣợc phát triển công nghiệp và cải thiện cơ sở hạ tầng nhƣ xây dựng một cảng mới và thành lập khu vực tự do mậu dịch gần cảng Tanger đang giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ma-rốc. Những lĩnh vực xƣơng sống của nền kinh tế là nông nghiệp, du lịch, phốt phát, dệt may, chế tạo máy móc và thành phần điện tử. Năm 2006, Ma-rốc đã ký FTA với Hoa Kỳ và là quốc gia châu Phi duy nhất ký với Mỹ một hiệp định tự do mậu dịch. Năm 2008, Ma-rốc ký một Thỏa thuận về quy chế thƣơng mại ƣu đãi với EU. Mặc dù có những tiến bộ về kinh tế, nƣớc này vẫn chịu tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói cao. Năm 2011và 2012, sự tăng giá dầu lửa, mặt hàng mà Chính phủ Ma-rốc gần nhƣ hoàn toàn phải nhập khẩu và trợ giá đã làm thâm hụt ngân sách quốc gia. Những thách thức kinh tế của Ma-rốc hiện nay là đấu tranh chống tham nhũng, giảm chi tiêu Chính phủ, cải cách hệ thống giáo dục và tƣ pháp, xây dựng các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và đa dạng hơn. Về tài nguyên, Ma-rốc có trữ lƣợng phốt phát lớn nhất thế giới với 54,5 tỷ tấn (sản xuất khoảng 20 triệu tấn/năm, trong đó xuất khẩu 10 triệu tấn), ngoài ra còn có sắt, mangan, chì, thiếc, muối. Năm 2013, GDP của Ma-rốc đa ̣t 104,8 tỷ USD , tăng trƣởng 5,1%. GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 3.000 USD/năm. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp chiếm 15,1%, công nghiệp 31,7% và dịch vụ 53,2%. Về ngoại thƣơng, năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu của Ma-rốc đạt 21 tỷ USD, giảm 0,1%. Các mặt hàng xuất khẩ u chính gồm có phốt phát và phân bón, hàng dệt may, thực phẩm và đồ uống,
- 14 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc khoáng sản, thành phần điện tử, bán dẫn, sản phẩm dầu lửa, trái cây có múi, cá. Các bạn hàng chính là Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Braxin, Hoa Kỳ. Kim ngạch nhập khẩu của Ma-rốc năm 2013 là 44 tỷ USD, giảm 1,8%. Mă ̣t hàng nhập khẩ u chính gồm dầu thô , hàng sơ chế, trang thiết bị viễn thông, thực phẩm và đồ uống, hàng tiêu dùng, nhiên liệu, điện. Các bạn hàng chính là Pháp, Tây Ban Nha, Mỹ, Ả- rập Xê-út, Trung Quốc, Ý và Nga. Đáng lƣu ý là cán cân thƣơng mại hàng hóa của Ma-rốc vẫn bị thâm hụt kinh niên, kim ngạch xuất khẩu nhìn chung chỉ bằng 40 - 50% kim ngạch nhập khẩu. Nguyên nhân thâm hụt thƣơng mại của Ma-rốc là do hàng năm nƣớc này phải nhập khẩu một khối lƣợng lớn các sản phẩm nhiên liệu và máy móc thiết bị, chủ yếu là các loại hóa chất, chất dẻo nhân tạo, xe con và phụ kiện, dƣợc phẩm, hàng điện tử, lúa mì, đƣờng, sữa, cà phê, chè, thuốc lá. Ngoài ra, hàng năm Ma-rốc phải nhập hầu nhƣ toàn bộ nhu cầu trong nƣớc về dầu mỏ và khí đốt. Về hợp tác quốc tế và mở cửa thị trƣờng, Ma-rốc chủ yếu hƣớng về các nƣớc EU. Hai bên đã ký Hiệp định hợp tác Ma-rốc - EU, có hiệu lực từ 01/03/2000. Hiệp định này nằm trong khuôn khổ chƣơng trình hợp tác châu Âu - Địa Trung Hải, triển khai tự do hóa từng bƣớc quan hệ thƣơng mại song phƣơng trong giai đoạn 12 năm. Theo một hiệp định ký năm 1976, tất cả các sản phẩm công nghiệp của Ma-rốc đã hoàn toàn đƣợc tự do vào EU. Với hiệp định mới này, các mặt hàng thuỷ sản của Ma-rốc cũng đƣợc tự do vào EU không chịu thuế và hạn ngạch. Còn các mặt hàng nông sản vẫn chịu khống chế bằng hạn ngạch. Đối với EU, tác động lớn nhất của hiệp định này là việc Ma-rốc từng bƣớc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa EU trong thời hạn 12 năm. Ma-rốc và Mỹ có quan hệ song phƣơng khá phát triển. Ma-rốc chú trọng thu hút các công ty Mỹ vào đầu tƣ kinh doanh. Hiệp định thƣơng mại và đầu tƣ ký năm 1995 giữa Mỹ và Ma-rốc quy định các
- Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc 15 bên sẽ áp dụng những biện pháp khuyến khích thƣơng mại hàng hóa và dịch vụ, thiết lập các điều kiện thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ dài hạn. Các nhóm công tác hỗn hợp gồm các quan chức Mỹ, Ma-rốc và các đại diện khu vực tƣ nhân đã đƣợc lập để xác định các giải pháp cụ thể cho những mục tiêu trên. Ma-rốc đóng một vai trò tích cực trong các sáng kiến hội nhập khu vực. Tháng 5 năm 2001, Ma-rốc ký Tuyên bố Agadir cùng với Tuynidi, Ai Cập và Jordani hƣớng tới mục tiêu thành lập một khu thƣơng mại tự do giữa các nƣớc phía Nam Địa Trung Hải. Ma-rốc cũng là thành viên tích cực trong Liên minh Ả-rập Maghreb (UMA). Ma-rốc ngày càng quan tâm phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại với các nƣớc châu Á. Với Trung Quốc, Ma-rốc ký nhiều hiệp định và thỏa thuận về thƣơng mại, khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ, hợp tác kinh tế kỹ thuật, vận tải hàng không, vận tải đƣờng biển, thanh toán... Với Nhật Bản, Ma-rốc cố gắng tranh thủ vốn vay và đầu tƣ. Ma-rốc và Nhật Bản đã ký Hiệp định Thƣơng mại song phƣơng từ năm 1961, với nhiều lần điều chỉnh bổ sung. Ngoài ra hai nƣớc còn ký nhiều thỏa thuận qua đó Nhật Bản cho Ma-rốc vay vốn để phát triển kinh tế - xã hội. 3.1. Công nghiệp Kể từ khi giành độc lập năm 1957, Ma-rốc đã chú trọng triển khai những dự án đầu tƣ quan trọng nhằm phát triển và trang bị cho đất nƣớc những cơ sở hạ tầng công nghiệp cơ bản. Năm 2013, lĩnh vực công nghiệp chiếm 31,7% GDP của Ma-rốc và sử dụng 19,8% dân số. Các ngành công nghiệp chính gồm có khai thác và chế biến phốt phát, chế biến nông sản, dệt may và da thuộc, xây dựng, năng lƣợng và du lịch. Hiện nay, với chính sách mở cửa và đa dạng hóa, nhiều ngành công nghiệp khác đƣợc đầu tƣ phát triển mạnh nhƣ công nghiệp hóa chất và hóa mỹ phẩm, giấy, trang thiết bị ô tô và lắp ráp xe hơi, tin học, điện tử, công nghiệp hàng không và các ngành dịch vụ hỗ trợ khác.
- 16 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Công nghiệp của Ma-rốc tăng trƣởng với tốc độ trung bình 1,9%/năm, trong đó công nghiệp khai khoáng giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Ma-rốc là nƣớc đứng đầu thế giới về khai thác phốt phát. Các loại khoáng sản quan trọng khác là than đá, quặng sắt, quặng mangan, chì và kẽm. Công nghiệp chế tạo chiếm tỷ trọng khoảng 18% trong toàn bộ nền kinh tế Ma-rốc, chủ yếu đƣợc cấu thành từ những doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Các ngành công nghiệp chính là vật liệu xây dựng, hóa chất, dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm, hóa dầu. Riêng về dệt may, phần lớn sản xuất đƣợc thực hiện theo hợp đồng với các công ty châu Âu. Ngành thủ công mỹ nghệ của Ma-rốc cũng khá phát triển và nhận đƣợc nhiều trợ giúp từ Chính phủ. Các sản phẩm chủ yếu là hàng da, ví dệt tay, đồ gốm sứ, các sản phẩm gỗ và thảm. Định hƣớng chiến lƣợc phát triển công nghiệp của Ma- rốc (Chƣơng trình Emergence) Mục tiêu của chƣơng trình mang tên Emergence này là xác định những lĩnh vực chìa khóa, động lực tăng trƣởng xuất khẩu (mà Ma-rốc gọi là “Những ngành nghề thế giới”) và đƣa ra một chính sách công nghiệp dựa trên ý chí của Chính phủ hƣớng tới những động lực này, đồng thời cải thiện tính cạnh tranh của toàn bộ mạng lƣới công nghiệp hiện có. Việc thực hiện chiến lƣợc sẽ có những tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế, đặc biệt là đóng góp 1,6% vào tăng trƣởng GDP, tƣơng đƣơng 91 tỷ điham và tạo thêm 440.000 việc làm vào năm 2015. Mặt khác, chính sách này có thể giúp giảm trên 50% thâm hụt cán cân thƣơng mại (tức là giảm 34 tỷ DH vào năm 2015). Ý tƣởng chủ đạo của chiến lƣợc này dựa trên việc cần phải thiết lập một lộ trình rõ ràng cho nền kinh tế, xoay quanh 2 trục:
- Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc 17 - Tập trung vào những động lực tăng trƣởng: Đó là trong bối cảnh các nguồn tài nguyên về con ngƣời và tài chính còn hạn chế, cần tránh dàn trải các nguồn lực và phải tập trung vào những động lực tăng trƣởng hƣớng tới xuất khẩu dự báo sẽ chiếm 70% tăng trƣởng công nghiệp vào năm 2015. - Quản lý mạng lƣới công nghiệp hiện có và giữ vững sự cân bằng: Trong bối cảnh toàn cầu hóa và mở cửa các hàng rào thuế quan, cần phải lành mạnh hóa và tăng cƣờng mạng lƣới kinh tế hiện nay bằng cách tiến hành hiện đại hóa toàn bộ hệ thống để năng cao sức cạnh tranh. Chiến lƣợc phát triển dựa trên 4 cột trụ chính sau đây: a. Phát triển các ngành nghề mới để đón bắt sự dịch chuyển các hoạt động sản xuất và dịch vụ nước ngoài (Offshoring) Ma-rốc có những thế mạnh về ngôn ngữ (tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha) và chi phí nhân công rẻ (nhất là những lao động tốt nghiệp phổ thông trung học, đại học), biến nƣớc này thành một điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nƣớc ngoài thuộc khối tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha muốn dịch chuyển một phần các hoạt động dịch vụ và sản xuất sang những quốc gia có nguồn nhân công rẻ. Cùng với xu hƣớng này, Ma-rốc mong muốn thu hút đƣợc nhiều nhất các hoạt động đầu tƣ có giá trị gia tăng cao của các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong khối nƣớc tiếng Pháp và Tây Ban Nha có vị trí địa lý gần gũi nhờ những thế mạnh bên trong và nguồn nhân công lành nghề có thể huy động trong thời gian ngắn nhất. Điển hình của hoạt động này là việc thu hút đầu tƣ xây dựng các trung tâm chăm sóc khách hàng qua điện thoại, công viên phát triển phần mềm… Đến năm 2015, ƣớc tính sẽ có thêm 15 tỷ DH đóng góp vào GDP và tạo thêm đƣợc 100.000 việc làm cho ngƣời Ma-rốc. b. Thành lập các khu gia công công nghiệp hướng tới xuất khẩu sang châu Âu (MED ZONES)
- 18 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Trục phát triển thứ hai trong chiến lƣợc Emergence dựa trên việc thành lập các MED ZONES, tức là các khu vực đƣợc thiết kế để đẩy nhanh việc phát triển hoạt động gia công công nghiệp tại Ma-rốc hƣớng tới thị trƣờng châu Âu. Mục tiêu là cung cấp cho các nhà đầu tƣ/công nghiệp một khu vực cho phép họ hoạt động trong những điều kiện kinh tế và kỹ thuật tối ƣu (những lợi thế riêng, cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hệ thống thuế ƣu đãi, v.v…). Mặc dù MED ZONES mở cho tất cả các thành phần trong mọi lĩnh vực, song Ma-rốc chú trọng đến ba lĩnh vực mà nƣớc này có nhiều tiềm năng nhất là công nghiệp ôtô, điện tử và hàng không. Việc thực hiện chiến lƣợc sẽ giúp ngành sản xuất ôtô đóng góp thêm 7,2 tỷ điham cho GDP và ngành điện tử 4,8 tỷ, đồng thời lần lƣợt tạo ra khoảng 43.000 và 11.000 việc làm vào năm 2015. Trục phát triển thứ hai trong chiến lƣợc Emergence dựa trên việc thành lập các MED ZONES tức là các khu vực đƣợc thiết kế để đẩy nhanh việc phát triển hoạt động gia công công nghiệp tại Ma-rốc hƣớng tới thị trƣờng châu Âu. Mục tiêu là cung cấp cho các nhà đầu tƣ/công nghiệp một khu vực cho phép họ hoạt động trong những điều kiện kinh tế và kỹ thuật tối ƣu (những lợi thế riêng, cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, hệ thống thuế ƣu đãi, v.v…). Mặc dù MED ZONES mở cho tất cả các thành phần trong mọi lĩnh vực, song Ma-rốc chú trọng đến ba lĩnh vực mà nƣớc này có nhiều tiềm năng nhất là công nghiệp ôtô, điện tử và hàng không. Việc thực hiện chiến lƣợc sẽ giúp ngành sản xuất ôtô đóng góp thêm 7,2 tỷ DH cho GDP và ngành điện tử 4,8 tỷ, đồng thời lần lƣợt tạo ra khoảng 43.000 và 11.000 việc làm vào năm 2015. c. Hiện đại hóa và phục hồi các ngành công nghiệp sẵn có
- Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc 19 Trục phát triển thứ ba trong chiến lƣợc dựa vào việc hiện đại hóa và phục hồi 3 động lực tăng trƣởng có từ trƣớc (Ma-rốc gọi là “những ngành nghề thế giới”), đó là: - Ngành chế biến nông sản: Dựa trên các lợi thế so sánh thực sự so với một nhóm nƣớc khu vực đồng euro - đối thủ cạnh tranh hiện nay của Ma-rốc và dựa trên việc phân tích những xu hƣớng của thị trƣờng thế giới, Chƣơng trình Emergence đã xác định 2 ngành có tiềm năng phát triển mạnh là chế biến rau quả và chất béo (dầu ôliu và dầu argan). Nhìn chung, chiến lƣợc cho 2 ngành này về ngắn hạn là nâng cao hơn nữa giá trị các nguồn tài nguyên nông nghiệp và về trung hạn là gia tăng và đa dạng các mặt hàng có khả năng xuất khẩu thông qua việc cơ cấu lại đầu vào của ngành nông nghiệp, thay thế những cây trồng không mang tính cạnh tranh bằng những cây trồng có giá trị gia tăng cao. Việc thực hiện chiến lƣợc đối với lĩnh vực này sẽ đóng góp thêm 5 tỷ điham vào GDP và tạo ra khoảng 12.000 việc làm mới vào năm 2015. - Ngành công nghiệp chế biến hải sản: Chế biến hải sản là một lĩnh vực tăng trƣởng mạnh từ nhiều năm nay. Chiến lƣợc này chủ trƣơng tạo ra một trung tâm chế biến các sản phẩm đánh bắt mang tính khu vực tại vùng Agadir bằng cách đầu tƣ vào các cơ sở hạ tầng (cảng/dịch vụ và công nghiệp) và những kỹ năng sẵn có. Thành công của chiến lƣợc này sẽ giúp tiếp cận dễ dàng hơn nguồn nguyên liệu đông lạnh nhập khẩu hoặc của Ma-rốc (mà hiện nay ít đƣợc chế biến). Trung tâm này sẽ giúp tập hợp thành một mạng lƣới đầy đủ các tác nhân quan trọng (ngƣời Ma-rốc và nƣớc ngoài) đƣợc hƣởng những cơ sở hạ tầng và dịch vụ đi kèm (đóng gói, vận chuyển, thủ tục hành chính, nghiên cứu-phát triển, đào tạo v.v…) có quy mô quốc tế.
- 20 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Những tiềm năng này một khi đƣợc khai thác sẽ mang lại cho GDP thêm 3 tỷ điham và tạo ra hơn 35.000 việc làm trực tiếp vào năm 2015. - Ngành dệt may: Lĩnh vực này đang trong giai đoạn quá độ và ổn định lại vị trí do có những thay đổi lớn về cơ cấu gắn liền với việc toàn cầu hóa và đã có một chiến lƣợc riêng. Đây là lĩnh vực đƣợc xác định là một trong “những ngành nghề thế giới” của Ma-rốc, tạo ra trên 175.000 việc làm và xuất khẩu khoảng 31 tỷ DH mỗi năm. Ma-rốc hiện đang kêu gọi và khuyến khích đầu tƣ vào lĩnh vực ƣu tiên này. d. Đẩy mạnh việc hiện đại hóa công nghiệp để nâng cao tính cạnh tranh Trục phát triển thứ tƣ dựa trên việc đẩy nhanh hiện đại hóa mạng lƣới công nghiệp hiện có sao cho có tính cạnh tranh hơn. Để thực hiện điều này, cần phải cải thiện môi trƣờng kinh doanh (hành chính, thuế, v.v…), xây dựng những cơ chế cho phép chuyên nghiệp hóa việc quản lý tác nghiệp và tài chính tại các doanh nghiệp và cấu trúc lại mạng lƣới hiện nay bằng cách tăng cƣờng các lĩnh vực đang tăng trƣởng, tạo điều kiện củng cố và lành mạnh hóa hệ thống công nghiệp đang gặp khó khăn. 3.2. Nông nghiệp Nông nghiệp chiếm 15,1% GDP của Ma-rốc (năm 2013) và sử dụng 44,6% lực lƣợng lao động. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Ma-rốc gồm có lúa mạch, lúa mì, cây có múi, nho, rau, ô liu, động vật nuôi và rƣợu vang. Sản xuất ngũ cốc nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung của Ma-rốc phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết và những biến đổi khí hậu thất thƣờng mà nƣớc này thƣờng xuyên gặp phải. Để khắc phục tình trạng này, năm 2009, tại Hội nghị Nông nghiệp tổ chức tại thành phố Meknès, Ma-rốc, nƣớc này đã thông qua Kế hoạch xanh nhằm phục hồi nền nông nghiệp, lĩnh vực
- Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc 21 đƣợc xem là sẽ đóng góp chính vào tăng trƣởng của Ma-rốc trong thập kỷ tới. Chính phủ Ma-rốc mong muốn thu hút khoản vốn đầu tƣ 150 tỷ DH (17,6 tỷ USD) trong 10 năm, từ năm 2010 đến 2020. Mục tiêu tạo ra 100 tỷ DH (11,7 tỷ USD) mỗi năm, giúp cải thiện thu nhập của ngƣời dân và đảm bảo hơn về an ninh lƣơng thực cho khoảng 33 triệu ngƣời. Đồng thời, kế hoạch cũng cho phép bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các vùng miền và giúp ngành nông nghiệp Ma- rốc hội nhập với quốc tế. Các công cụ thực hiện kế hoạch này gồm thành lập những nhóm nông dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo và trợ giúp kỹ thuật. Trong vòng 50 năm, ngành nông nghiệp Ma-rốc đã có những bƣớc tiến lớn về mặt hiện đại hóa và đa dạng hóa. Hoạt động nông nghiệp luôn là một trong những trụ cột của nền kinh tế Ma-rốc. Với 4 triệu việc làm, đây là một trong những khu vực sử dụng nhiều nhân lực nhất. Tổng số dân nông thôn ƣớc tính khoảng 18 triệu ngƣời, chiếm 49% tổng số hộ gia đình. Mặc dù chịu những đợt hạn hán liên tiếp, GDP trong lĩnh vực nông nghiệp đã tăng hơn gấp đôi kể từ những năm 60 của thế kỷ XX. Ma-rốc cũng đã cải thiện đƣợc khả năng tự cung tự cấp đối với một số thực phẩm trong bối cảnh hội nhập vào thị trƣờng quốc tế ngày càng sâu rộng. Sản xuất trong nƣớc đã đáp ứng đƣợc 100% nhu cầu về thịt và rau quả, 82% nhu cầu về sữa, 50% nhu cầu về đƣờng, 60% nhu cầu về ngũ cốc và 20% nhu cầu về dầu ăn. Trong lĩnh vực ngoại thƣơng, nhập khẩu nông sản chiếm từ 14 đến 24% tổng giá trị nhập khẩu của Ma-rốc, trong khi xuất khẩu nông sản chiếm từ 15 đến 21% tổng giá trị xuất khẩu. Ngũ cốc: Vụ mùa 2013 - 2014, Ma-rốc thu hoạch đƣợc 6,8 triệu tấn ngũ cốc, các loại giảm so với niên vụ 2011-2012 (9,7 triệu tấn). Trong số này có 3,7 triệu tấn lúa mì mềm, 1,4 triệu tấn lúa mì cứng và 1,7 triệu tấn đại mạch.
- 22 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc Ngoài hiện đại hóa hệ thống tƣới tiêu trong khuôn khổ Kế hoạch xanh thực hiện từ năm 2008, nông nghiệp Ma-rốc còn đƣợc hƣởng lợi từ việc sử dụng đầy đủ phân bón và những sản phẩm bảo vệ thực vật khác nữa (Ma-rốc là nƣớc sản xuất phốt phát hàng đầu thế giới). Mặc dù vậy, sản xuất ngũ cốc trong nƣớc vẫn chƣa đáp ứng đƣợc 100% nhu cầu của ngƣời dân. Năm 2013, Ma-rốc phải nhập khẩu từ Pháp trên 2 triệu tấn ngũ cốc trong đó 1,84 triệu tấn là lúa mì. Rau quả: Diện tích gieo trồng rau quả chiếm khoảng 16% diện tích canh tác của quốc gia, đạt 1,3 triệu ha, trong đó 1.060.000ha dùng để trồng cây ăn quả và 260.000ha dùng để trồng rau. Nhờ vậy, sản lƣợng rau quả của Ma-rốc trung bình đạt 9 triệu tấn, trong đó 3 triệu tấn quả và 6 triệu tấn rau các loại. Có rất nhiều loại rau: rau ăn củ (cà rốt, củ cải, khoai tây...), loại rau ăn quả (cà chua, dâu tây, ớt…), rau ăn lá (xà lách, bắp cải,…). Về trái cây, cam quýt đóng vai trò về kinh tế và xã hội rất quan trọng tại Ma-rốc, hàng năm tạo ra giá trị ngoại tệ tƣơng đƣơng với 3 tỷ dihan, tạo công ăn việc làm với khoảng 21 triệu giờ lao động. Cam Ma-rốc đƣợc xuất nhiều sang thị trƣờng châu Âu và châu Mỹ. Ô liu cũng là cây ăn quả chủ yếu của Ma-rốc, chiếm diện tích khoảng 680.000ha, đƣợc trồng khắp nơi trên lãnh thổ Ma-rốc trừ vùng ven biển Đại Tây Dƣơng. Ma-rốc sản xuất trung bình khoảng 160.000 tấn dầu và 90.000 tấn ô liu đóng hộp. Trong chƣơng trình “Kế hoạch xanh”, cây ô liu đƣợc hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và quảng bá chất lƣợng hàng hóa. Hiện nay, ngành chế biến dầu ô liu đã đáp ứng đƣợc 16% nhu cầu nội địa và xếp ở vị trí thứ hai sau Tây Ban Nha về mặt hàng ô liu đóng hộp. Nho cũng là cây trồng quan trọng tại Ma-rốc. Thủ phủ của cây nho là vùng Meknès. Hiện nay, diện tích trồng nho của Ma-rốc ƣớc đạt 9.600ha. Nho vừa đƣợc dùng để tiêu thụ dƣới dạng trái cây vừa dùng sản xuất rƣợu vang. Pháp vẫn là thị trƣờng tiêu thụ rƣợu vang số một của Ma-rốc, chiếm 84% lƣợng vang xuất khẩu của nƣớc này. Bên cạnh những trái cây trên, Ma-rốc còn nổi tiếng về các loại hoa quả khác nhƣ phúc bồn tử, dâu, mận, mơ
- Giới thiệu về Vương quốc Ma-rốc 23 v.v… Nhờ vào vị trí địa lý, điều kiện nông nghiệp, khí hậu thuận lợi và nguồn nhân công dồi dào, Ma-rốc có ƣu thế về nhiều loại cây hoa quả đỏ mùa đông phục vụ cho thị trƣờng châu Âu. Giá những loại hoa quả này nằm trong số loại hoa quả có giá cao nhất trên thị trƣờng hoa qua thế giới. Chăn nuôi: Là một trong những lĩnh vực then chốt của ngành nông nghiệp Ma-rốc với doanh số gần 35 tỷ DH mỗi năm, chiếm hơn 44% tổng doanh thu ngành nông nghiệp. Trong đó đóng góp của ngành sản xuất thịt bò, thịt cừu và dê là 67%. Lĩnh vực này cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế đất nƣớc thông qua việc tạo công ăn việc làm cho trên 2,5 triệu ngƣời. Sản xuất sữa của Ma-rốc đạt mức tăng trƣởng là 12% từ năm 2010 đến 2013 nhờ những nỗ lực cải thiện gen đàn bò thông qua thụ tinh nhân tạo và nhập khẩu bò cái thuần chủng. Về sản xuất gia cầm, năm 2013, sản lƣợng đạt 560.000 tấn, đáp ứng đƣợc trên 100% nhu cầu tiêu dùng. Đánh bắt hải sản: Trong lĩnh vực đánh bắt hải sản, Ma-rốc là một trong những nhà sản xuất cá lớn nhất trên thế giới với 17 cảng đánh bắt cá. Ma-rốc nổi tiếng về xuất khẩu cá xácđin, cá mực, bạch tuộc… Lĩnh vực này hiện sử dụng 400.000 lao động và đảm bảo 16% xuất khẩu cả nƣớc. Hiệp ƣớc mới về đánh bắt cá ký giữa Ma-rốc và Liên minh châu Âu thay cho Hiệp ƣớc hết hạn vào tháng 11 năm 1999 đã có hiệu lực vào tháng 3 năm 2006. Theo đó, Ma-rốc sẽ cho phép tàu có lƣới rê của EU vào đánh bắt trên lãnh hải Ma-rốc vùng bờ biển Đại Tây Dƣơng với thời gian 4 năm. Đổi lại EU sẽ phải trả cho Ma-rốc mỗi năm 36 triệu Euro. Mỗi năm sẽ có 14 triệu euro dành cho việc đầu tƣ hiện đại hóa và tổ chức lại lĩnh vực đánh bắt của Ma-rốc. Theo số liệu thống kê của Cục đánh bắt cá quốc gia Ma-rốc (ONP), sản lƣợng đánh bắt thủy sản ven bờ và thủ công của Ma-rốc
- 24 Kinh doanh với thị trường Ma-rốc năm 2012 đạt 1,116 triệu tấn, trị giá 5,119 tỷ DH (khoảng 611,5 triệu USD), tăng 22% về khối lƣợng và 2% về giá trị so với năm trƣớc. Các sản phẩm thủy sản ven bờ và thủ công đƣợc bán tại chợ đầu mối trong năm 2012 đạt 1.190 triệu tấn, trị giá 5.560 triệu DH (khoảng 664 triệu USD), tăng 21% về khối lƣợng và 2% về giá trị so với năm 2011. Trong năm 2012, lƣợng cá đánh bắt ven bờ của Ma-rốc chiếm 72% khối lƣợng và 63% giá trị sản lƣợng quốc gia, tăng 25% về khối lƣợng và 4% về giá trị so với năm 2011. Mức tăng trƣởng về khối lƣợng này chủ yếu nhờ vào sự đóng góp của đội tàu đánh cá xácđin tại cảng Dakhla, Lâayoune và Tan Tan với mức tăng 29% về khối lƣợng và 25% về giá trị. Trong khi đó, lƣợng cá đánh bắt thủ công chiếm 5% sản lƣợng cập cảng và 30% tổng giá trị, đạt 52.182 tấn, trị giá 1.530 triệu DH (khoảng 183 triệu USD), so với cùng kỳ năm 2011, tăng 16% về khối lƣợng nhƣng giảm 1% về giá trị do giá trung bình của bạch tuộc giảm. Tại Ma-rốc, 80% sản lƣợng đánh bắt thủy sản ven bờ và thủ công đƣợc tiêu thụ, đóng gói và làm đông. Với khối lƣợng 206.572 tấn, ngành công nghiệp bột cá và dầu cá chiếm 19% tổng sản lƣợng đánh bắt của ngành cá ven bờ. Với bờ biển dài 3.500 km, nổi tiếng là một trong những bờ biển có nhiều cá nhất trên thế giới và diện tích mặt biển khoảng 1,2 triệu km2, Ma-rốc có khả năng tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu về sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản ở châu Phi trong những năm tới. 3.3. Lĩnh vực dịch vụ Lĩnh vực dịch vụ của Ma-rốc tƣơng đối phát triển, đóng góp 53,2% GDP năm 2013. Xuất khẩu dịch vụ đạt 13,16 tỷ USD và nhập khẩu dịch vụ đạt 6,5 tỷ USD. Một số ngành dịch vụ quan trọng là du lịch, ngân hàng, tài chính, giao thông vận tải, viễn thông…
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn