Thiên tai và cách phòng chống thiên tai của Nhật Bản
lượt xem 3
download
Bài viết "Thiên tai và cách phòng chống thiên tai của Nhật Bản" sẽ chỉ rõ những con số kinh hoàng sau những thiên tai lớn và cách Chính phủ và người dân cùng chung tay đối mặt thiên tài cùng những biện pháp phòng tránh và ứng phó kịp thời với thiên tai, cụ thể là động đất. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiên tai và cách phòng chống thiên tai của Nhật Bản
- THIÊN TAI VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CỦA NHẬT BẢN Lý Hoàng Phúc* Viện Công nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phan Thị Nga TÓM TẮT Khi nói về đất nước phải thường xuyên hứng chịu những trận thiên tai nhiều nhất trên thế giới, người ta sẽ nghĩ ngay đến Nhật Bản. Thiên nhiên, kinh tế và con người Nhật Bản vốn đã trở nên đặc biệt, thịnh vượng và phát triển. Tuy nhiên do có rất nhiều trận động đất, sóng thần, những cơn bão lớn… diễn ra trên đất nước Nhật Bản, đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và nền kinh tế của quốc gia này. Thiên tai tại Nhật với một loạt những nỗi ám ảnh như động đất, sóng thần, bão và những tỉnh thành thường xuyên có thiên tai với những con số kinh hoàng chắc chắn khiến chúng ta phải sửng sốt, xảy ra với tần suất và cường độ nghiêm trọng đã làm thiệt hại vô cùng lớn đến đất nước, con người nơi đây. Vậy thì người Nhật đã làm gì khi phải sống chung với những thiên tai khủng khiếp đến thế? Bài viết này sẽ chỉ rõ những con số kinh hoàng sau những thiên tai lớn và cách Chính phủ và người dân cùng chung tay đối mặt thiên tài cùng những biện pháp phòng tránh và ứng phó kịp thời với thiên tai, cụ thể là động đất. Từ khoá: cách phòng chống thiên tai, động đất, thiên tai Nhật Bản, sóng thần 1. NHỮNG THIÊN TAI TẠI NHẬT BẢN 1.1. Động đất Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, cường độ mạnh hay yếu (xác định bằng độ Richter) còn tuỳ thuộc sự dịch chuyển các mảng thạch quyển hoặc các đứt gãy ở dưới mặt đất và truyền qua các khoảng cách lớn. Một chấn động đơn độc thường kéo dài không quá vài giây, những trận động đất nghiêm trọng nhất cũng chỉ kéo dài tối đa là 3 phút. Nguyên nhân dẫn đến động đất do hai nhóm chính là nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh. Nguyên nhân nội sinh: Động đất do sụp lở các hang động ngầm dưới mặt đất và động đất do các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn (loại động đất này thường chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chiếm khoảng 3% tổng số trận động đất thế giới). Động đất do núi lửa, chủ yếu liên quan với các hoạt động phun nổ của núi lửa (loại động đất này không mạnh lắm – chiếm khoảng 7%). Động đất kiến tạo (chiếm 90%) liên quan với hoạt động của các đứt gãy kiến tạo, đặc biệt là các đứt gãy ở rìa các mảng thạch quyển, vận động kiến tạo ở các đới hút chìm; liên quan đến hoạt động macma xâm nhập vào vỏ trái đất làm phá vỡ trạng thái cân bằng áp lực có trước của đá vây quanh làm đá phát sinh ứng suất và khi bị đứt vỡ thì xảy ra động đất; liên quan đến sự biến đổi tướng đá từ dạng tinh thể này sang dạng tinh thể khác gây co rút và dãn nở thể tích đá làm biến đổi lớn về thể tích cũng gây ra động đất. 2468
- Nguyên nhân ngoại sinh: gồm động đất do thiên thạch va chạm vào trái đất. Ngoài ra còn gây ra do bởi nguyên nhân nhân sinh: động đất xảy ra do hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt đặc biệt là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước của các hồ chứa nước, hồ thủy điện. Trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do động đất gây ra. Nếu xếp thứ tự theo tổng năng lượng phát ra từ các trận động đất thì khỏang 10% năng lượng thoát ra trên toàn thế giới mỗi năm do các vụ động đất tập trung trong lãnh thổ và lãnh hải Nhật Bản.Trong vòng một thế kỷ qua, Nhật Bản đã bị 24 vụ động đất mạnh từ 6 độ Richter trở lên. Nguyên nhân là do Nhật Bản nằm trong “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi địa chấn phức tạp với nhiều trận động đất nhất thế giới. “Vành đai” này thực tế là một khu vực có hình giống như vành móng ngựa bao vòng quanh Thái Bình Dương, nơi mà nhiều trận động đất của thế giới và sự phun trào của núi lửa xảy ra. 1.2. Sóng thần Sóng thần cũng như những con sóng khác ngoài đại dương. Tuy nhiên, những con sóng nhỏ thường được tạo ra bởi gió còn sóng thần là do sự dịch chuyển của các khối nước khổng lồ. Trái đất vốn được hình thành từ các mảng kiến tạo, luôn chuyển động với vận tốc chậm. Cho đến khi hai mảng kiến tạo trái đất va chạm vào nhau, chúng sẽ tạo nên sức ép, giải phóng năng lượng và gây ra động đất. Nếu trận động đất xảy ra ở dưới đáy đại dương, thể tích nước sẽ liên tục bị nâng lên, kéo xuống và hình thành nên một khối nước khổng lồ. Sóng thần bắt nguồn từ tiếng Nhật, có tên gọi thuật ngữ khoa học là “tsunami” do từ “bến” (tsu) và từ “sóng” (nami, tiếng Hán gọi là “ba”) kết hợp mà thành.Theo các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu địa cầu và Viện Khoa học và Công nghệ, sóng thần là sóng trọng lực, dao động của toàn bộ cột nước biển được lan truyền đi với tốc độ cao, đổ vào bờ nhiều đợt. Sóng thần được tạo ra bởi những trận động đất lớn ngoài biển khơi, có cơ chế nguồn kiểu trượt chờm hay trượt thuận, gây nâng hay hạ đột ngột đáy biển trên diện tích rộng với biên độ lớn. Theo nghiên cứu của giới khoa học, chỉ có động đất mạnh hơn 6,5 độ richter mới có khả năng gây sóng thần nguy hiểm. Ngoài ra, các vụ phun trào núi lửa lớn, các vụ trượt đất lớn dưới đáy biển hay ven bờ cũng có thể gây sóng thần nguy hiểm. Do có năng lượng lớn, tốc độ cao, sóng thần có sức tàn phá ghê gớm khi đổ vào bờ. Nguyên nhân sâu xa hình thành lên các cơn sóng thần đó chính là do sự di chuyển của các mảng kiến tạo, dẫn đến động đất hoặc do những thiên tai khác như: núi lửa, lở đất,....Trong khi đó, Nhật Bản lại là quốc gia nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương - Nơi có địa chấn phức tạp với nhiều trận động đất nhất thế giới. 2. NHỮNG TRẬN THIÊN TAI NHẬT BẢN ĐI VÀO LỊCH SỬ Động đất không còn xa lạ tại Nhật Bản Một đất nước được bao quanh hoàn toàn bởi biển, với nhiều ngọn núi lửa, thiên tai là điều khó tránh khỏi. Mặc dù trải qua nhiều thiên tai, nhiều trận động đất làm thiệt lại lớn về kinh tế, xã hội nhưng Nhật Bản vẫn vươn lên là một trong những quốc gia có nền kinh tế hàng đầu khiến cho cả thế giới đều ngưỡng mộ về ý chí và tinh thần của con người Nhật Bản. Hãy cùng nhìn lại những trận động đất khủng khiếp nhấn chìm đất nước mặt trời mọc trong thời gian qua để có thể thấy được sự tàn phá khủng khiếp từ thiên nhiên 2469
- 2.1. Động đất và sóng thần vùng Đông bắc Nhật Bản (năm 2011) – Thảm họa kép Thảm họa động đất và sóng thần ngày 11/3/2011 ở Nhật Bản đã xóa sổ nhiều thị trấn, gây sự cố rò rỉ hạt nhân và khiến hàng nghìn người dân rơi vào tình cảnh tuyệt vọng. Vào lúc 14h46 ngày 11/3/2011, trận động đất mạnh 9 độ Richter, mạnh nhất trong lịch sử Nhật Bản và là một trong năm trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trên thế giới, đã làm rung chuyển đất nước mặt trời mọc. Tâm chấn ở vùng đông bắc Nhật Bản, cách Tohoku khoảng 70 km về phía đông. Trong vòng 1 giờ xảy ra động đất, các đợt sóng thần đã phá hủy gần như hoàn toàn thị trấn dọc bờ biển, cướp đi sinh mạng của khoảng 20.000 người, làm bị thương gần 2.400 người và số người bị nhiễm phóng xạ là 190 người. Đến tận bây giờ khi xem lại những thước phim tư liệu về trận thảm hoạ năm ấy, quả thật cảm thấy sợ hãi bàng hoàng trước sức huỷ diệt của thiên nhiên. Hình 1: Thành phố Rikuzentakata thuộc tỉnh Iwate bị nhấn chìm trong nước ngày 11/3/2011 2.2. Động đất tại Nigata (năm 2004) Trận động đất Chūetsu xảy ra ở tỉnh Niigata, Nhật Bản, vào lúc 17:30 giờ địa phương (08:56 UTC) vào thứ Bảy, ngày 23 tháng 10 năm 2004. Tỉnh Niigata nằm ở vùng Hokuriku của Honshu, hòn đảo lớn nhất của Nhật Bản. Trận động đất ban đầu có cường độ 6,6 độ và gây ra chấn động đáng chú ý trên gần một nửa Honshu, bao gồm các phần của vùng Tōhoku, Hokuriku, Chūbu và Kantō.Vào ngày 23 tháng 10 năm 2004, trận động đất nội địa có cường độ (M) 6,8 xảy ra ở huyện Niigata ken Chuetsu. Cường độ địa chấn của 7 đã được ghi nhận lần đầu tiên kể từ trận động đất Nanbu Nanbu năm 1995 ( trận động đất lớn Hanshin-Awaji). Do trận động đất đã thiệt hại 46 người chết, 4794 người bị thương. Hình 2: Đường phố trong trận động đất 2470
- 2.3. Động đất tại Kobe (năm 1995) Ðộng đất gây thiệt hại nặng gần đây nhất là trận động đất mạnh 7,2 độ Richter, xảy ra ngày 17-1-1995, tại thành phố Kobe. Ðây cũng được coi là một trong những vụ động đất tàn phá nghiêm trọng nhất trong lịch sử Nhật Bản, với khoảng 6.430 người chết, hơn 40 nghìn người bị thương và gần 400 nghìn ngôi nhà bị sập hoặc hư hại. 3. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI CỦA NGƯỜI DÂN NHẬT BẢN 3.1. Chuẩn bị trước 3.1.1. Nâng cao sức chống chịu cho ngôi nhà của bạn trong tình huống động đất Đánh giá sức chống chịu của ngôi nhà bạn ở trong tình huống động đất, và nâng cao sức chống chịu đó qua các bước như cố định chắc chắn đồ gia dụng và phủ lớp chống vỡ lên kính cửa sổ. Đây là nguyên nhân tại sao những ngôi nhà của Nhật Bản thường sử dụng những vật liệu nhẹ, nhà xây vừa để ở, không quá to hay cầu kỳ. 3.1.2. Dự trữ nước và thực phẩm Nên dự trữ sẵn nước uống và thực phẩm đủ dùng trong ít nhất ba ngày, cũng nên chuẩn bị sẵn radio và đèn pin. Đừng quên chuẩn bị vật phẩm y tế, đồ ăn dự trữ, quần áo sơ cua và các loại giấy tờ quan trọng đề gọn vào một góc, đề phòng lệnh di cư bất chợt. Nếu nhà cửa bị hư hại, người dân sẽ phải sơ tán đến nơi an toàn và sống cuộc sống sơ tán. Thông thường ở nhà của mỗi người dân có sẵn ba lô khẩn cấp có sẵn vật dụng thiết yếu như đèn pin, bông gạc y tế, bao tay cách điện…, cùng với đôi giày thì ba lô này được để ở nơi đễ thấy và dễ lấy để có thể lấy ra ngay lập tức bất cứ lúc nào có lệnh sơ tán. Hình 3: Ba lô khẩn cấp khi sơ tán 3.1.3. Tham gia vào khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa Ở các địa phương thường mở ra các lớp tập huấn, các khóa huấn luyện ứng phó với thảm họa. Người dân tham gia tích cực, tăng cường vốn kiến thức cần thiết để khi ứng phó, đảm bảo an toàn. Đặc biệt với những người nước ngoài khi đến sinh sống càng phải được học và trang bị nhiều kỹ năng. 3.1.4. Thảo luận với gia đình về sự chuẩn bị sẵn để ứng phó với thảm họa Trong gia đình, cần xác định trước với nhau về cách giữ liên lạc và nơi sẽ gặp mặt với nhau khi xảy ra thiên tai, tránh tình trạng lạc nhau (đặc biệt là trẻ con), và hoang mang khi có thiên tai. 3.2. Việc phải làm trong khi xảy ra thiên tai, cụ thể là động đất 2471
- Ngưng lái xe khi có động đất. Giữ chắc vô-lăng, tấp vào bên trái đường, và tắt máy xe. Đến khi rung chấn giảm bớt, bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh và dùng radio trong xe để cập nhật thông tin. Nếu cần phải đến nơi trú ẩn, hãy để lại chìa khóa trong ổ khóa và không khóa cửa xe. Mang theo các giấy tờ kiểm tra phương tiện và các vật dụng quan trọng khác theo và đi bộ đến nơi trú ẩn. Khi đi bộ trên đường mà xảy ra động đất : đừng đứng yên một chỗ. Sử dụng túi xách hoặc vật dụng khác để bảo vệ đầu không bị những vật như kính hay biển hiệu tòa nhà rơi trúng, và tìm kiếm nơi trú ẩn ở khu vực trống hoặc công viên. Đừng đến gần tường gạch không nung hoặc máy bán hàng tự động. Đề phòng các cột sóng điện thoại sắp đổ và dây điện đang treo lủng lẳng. Nếu không có khoảng trống nào gần đó, hãy bình tĩnh đánh giá tình hình xung quanh và chuyển đến nơi an toàn hơn, tránh xa các tòa nhà cao tầng. Khi gần bờ biển: ngay lập tức hãy tìm đến vùng đất cao hơn, an toàn toàn. Tránh xa bờ biển cho đến khi nào báo động và cảnh báo sóng thần được bãi bỏ. Khi trên tàu điện: nắm chắc thanh tựa hoặc tay vịn, ngay cả khi tàu điện dừng giữa các trạm cũng không được tự mình thoát ra khỏi tàu qua cửa sổ hoặc cửa ra vào sử dụng cửa thoát hiểm. Hãy bình tĩnh làm theo sự hướng dẫn của nhân viên tàu. 3.3 Việc phải làm sau khi xảy ra động đất Hai phút đầu sau khi xảy ra một trận động đất: nếu động đất xảy ra khichúng ta đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, tránh xa các cửa sổ và cửa ra vào, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần thiết hoặc có hiệu lệnh phải di chuyển.Tư thế đúng vào lúc này là luôn lấy tay ôm lấy mặt, đầu, tránh xa cửa kính, gương, hay vật gì có thể đổ vào người. Nếu ở gần không có chiếc bàn nào, hãy dùng tay ôm lấy mặt, đầu và ngồi vào một góc nhà; tránh xa cửa kính, gương, cửa ra vào và bất cứ vật gì có thể đổ. Ngay khi xảy ra động đất: phòng chống hỏa hoạn bắng cách ngắt cầu dao nguồn điện và đảm bảo đường thoát. Khóa các van của bình ga và rút phích cắm dây điện. Nếu có sự cố phát lửa thì bình tĩnh dập tắt và đảm bảo đường thoát bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ. Ba ngày đầu sau trận động đất: đảm bảo rằng gia đình đã an toàn, và đề phòng dư chấn. Đôi khi những con dư chấn còn nguy hiểm hơn nhiều. Tránh xa nhà cửa đang bắt đầu sập xuống và tùy theo tình hình mà đi bộ đến nơi trú ẩn. Hỗ trợ hàng xóm trong việc dập lửa, cứu hộ, và cứu viện. Phối hợp với hàng xóm của bạn để dập lửa và cứu hộ, chăm sóc những người bị thương. Tự lo liệu cho bản thân. Sử dụng nước uống và thực phẩm đã dự trữ hoặc được cứu trợ. Từ ngày thứ tư trở đi: sống sót và hồi phục ngay cả sau bốn ngày, vẫn nên đề phòng dư chấn, tuyệt đối không chủ quan. Luôn cập nhật thông tin đúng từ địa phương và nhà nước. Dưới sự trợ giúp từ chính quyền, mỗi gia đình cố gắng vượt lên khó khăn để đưa mọi thứ trở lại bình thường. 4. KẾT LUẬN Mặc dù nền kinh tế cũng như khoa học, công nghệ ở Nhật Bản hiện nay rất phát triển nhưng họ vẫn không thể ngăn chặn các đợt sóng thần và động đất mà chỉ có thể dự báo và phòng tránh, nhằm giảm 2472
- thiệt hại xuống mức thấp nhất. Nhiều quan điểm được cho rằng trong vũ trụ này con người vẫn nắm giữ sức mạnh quan trọng nhất, có thể phát minh rất nhiều cỗ máy phi thường. Nhưng khi xem qua những hình ảnh từ thước phim tư liệu, hình ảnh về những cột sóng cao hàng chục mét, mặt đất rung chuyển và mọi thứ sụp đổ…dường như chúng ta phải công nhận rằng sự nổi giận của thiên nhiên vẫn tàn khốc hơn tất cả. Con người vẫn luôn là một phần nhỏ bé của thiên nhiên. Từ những thông tin trên, bài viết mong muốn cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích về thiên tai và cách phòng chống thiên tai tại Nhật Bản, đồng thời cũng nêu bật ý thức chùng chung tay gìn giữ và bảo vệ môi trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ng.Dao, 2004, Nhật vẫn còn dư chấn, , truy cập 20/3/2023. 2. Riki, 2020, Cách ứng phó khi động đất ở nhật,, truy cập 15/3/2023. 3. Thamkhaokhohoc, 2022, Động đất là gì?, , truy cập 15/3/2023. 2473
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam - Đại thắng mùa Xuân 1975: Phần 1
114 p | 151 | 36
-
Tài liệu môđun đào tạo Công tác xã hội với trẻ em bị ảnh hưởng thiên tai và tai nạn thương tích - HV Thanh thiếu niên Việt Nam
211 p | 194 | 27
-
Nguyễn Huệ - Quang Trung và sự nghiệp giúp dân dựng nước
4 p | 194 | 25
-
Quang Trung - Nguyễn Huệ với chiến thuật nghi binh, dụ địch
5 p | 132 | 18
-
Nhận thức về cách ứng phó với thiên tai của học sinh trung học phổ thông vùng có nguy cơ thiên tai cao
8 p | 61 | 4
-
Lịch sử Điện Biên Phủ: Thiên sử vàng 1954-2004
20 p | 455 | 4
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ Ninh Thuận (1930 - 1975): Phần 1
252 p | 8 | 3
-
Tri thức tộc người trong dự báo và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
7 p | 61 | 2
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (1930 - 1975): Phần 1
182 p | 6 | 2
-
Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam (Tập 3) - Trần Huy Liệu
190 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn