intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Huệ - Quang Trung và sự nghiệp giúp dân dựng nước

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

195
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Huệ - Quang Trung và sự nghiệp giúp dân dựng nước (VIẾT HIỀN) Cách đây 215 năm, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung - Nguyễn Huệ, dân tộc Việt Nam đã anh dũng đứng lên quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi đất nước. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, với nhãn quan thiên tài của một "trí thức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Huệ - Quang Trung và sự nghiệp giúp dân dựng nước

  1. Nguyễn Huệ - Quang Trung và sự nghiệp giúp dân dựng nước (VIẾT HIỀN) Cách đây 215 năm, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung - Nguyễn Huệ, dân tộc Việt Nam đã anh dũng đứng lên quét sạch 29 vạn quân Mãn Thanh ra khỏi bờ cõi đất nước. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là một trong những chiến công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, với nhãn quan thiên tài của một "trí thức không khoa bảng", Hoàng đế Quang Trung đặt ngay vấn đề phải tái thiết - cải cách đất nước toàn diện. Về kinh tế, Vua Quang Trung cương quyết xóa bỏ chính sách "ức thương - bế quan tỏa cảng" đã tồn tại ở nước Việt trước đó hàng 3-4 thế kỷ. Đối với nông nghiệp, Quang Trung xác định: sản xuất nông nghiệ p là nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước phong kiến tiến bộ. Để xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, Quang Trung đề ra nhiều biện pháp cụ thể, thiết thực và khuyến khích được toàn dân trăm họ cùng tham gia. Hoài bão của Vua Quang Trung thể hiện rất rõ tron g
  2. Chiếu Khuyến nông. Ngay sau khi lên ngôi, Vua Quang Trung đã đề ra một loạt cải cách về tiền tệ, thuế khóa, đinh điền… Ngài ra lệnh hủy bỏ toàn bộ loại tiền mang danh hiệu Cảnh Hưng, Hồng Đức và thay vào đó là những loại tiền Thái Đức, Quang Trung Thông Bảo. Đồng thời, Quang Trung đề ra hàng loạt chính sách ổn định tiền tệ. Về thuế khóa, Vua Quang Trung bãi bỏ việc nộp tiền thay cho việc sưu dịch (còn gọi là thuế tiền điệu). Thuế ruộng đất công, tư đều được triều đình xem xét phân hạng theo mức sản xuất hàng năm và chia hạng nộp thuế bằng lúa, hoặc có thể bằng tiền, tính theo thời giá. Đáng lưu ý, Vua Quang Trung còn có quy định thập vật tiền (tiền trả cho người đứng thu thuế), khoán khố tiền (tiền tồn kho) và mức thuế cụ thể. Ai thu vượt quá quy định sẽ bị xử vào tội tham nhũng. Song song với chính sách tiền tệ, thuế khóa, Vua Quang Trung cũng chú trọng xây dựng, phát triển nền kinh tế công thương nghiệp. Theo Quang Trung, nền kinh tế này phải xây dựng trên nền tảng độc lập, tự cường để có thể sản xuất ra nhiều hàng hóa nhằm không ngừng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và phát triển kinh tế quốc gia. Ngay khi gặp Nguyễn Thiếp ở Nghệ An, Quang Trung đã nói: "Tôi mà dẹp yên được giặc Tàu xong xin rước thầy về dạy học. Tôi muốn khí dụng gì
  3. cũng chẳng phải mua của nước Tàu". Sau chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Vua Quang Trung chủ động viết thư cho Tổng đốc vùng Lưỡng Quảng (nhà Thanh) là Phúc An Khang, "đề nghị mở cửa ải, thông chợ búa". Trên cơ sở yêu cầu của Quang Trung, nhà Thanh đã cho mở cửa ải Thủy Khẩu, Bình Nhi, Du Thôn, cho thương nhân người Hoa sang buôn bán, lập ra nhiều phố xá như Kỳ Lừa, Mục Mã, Hoa Sơn… (gần biên giới Trung Quốc) và lập ra 2 cửa hiệu Thái Hòa, Phong Thịnh để buôn bán. Nhờ chính sách "mở cửa" của Quang Trung, nhiều thuyền buôn Trung Quốc và cả phương Tây đã đến Phú Xuân (kinh đô cũ) để đầu tư, buôn bán. Đặc biệt, để thực hiện thành công sự nghiệp ổn định chính trị, xây dựng kinh tế, quân sự phát triển, trở thành một quốc gia độc lập, tự chủ, hùng mạnh, Quang Trung luôn quan tâm đ ến chiến lược dùng người. Trong Chiếu Lập học ngài nói rõ: "Dựng nước lấy việc học làm đầu, trị nước chọn nhân tài làm gốc… Trẫm buổi đầu dựng nghiệp, tôn trọng việc học, lưu tâm yêu mến kẻ sĩ, muốn có người thực tài ra giúp đất nước". Tiếc rằng, trong khi n ước Việt đang thay da đổi thịt, chính sách mở cửa, cải cách của Quang Trung đang làm cho nền kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, giáo dục… ngày càng phát triển thì Nguyễn Huệ - Quang Trung đột
  4. ngột băng hà (1792). Sự nghiệp to lớn của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với đất nước được cô đọng trong 2 câu thơ của bài "Ai Tư Vãn": Non Tây áo vải cờ đào Giúp dân dựng nước xiết bao công trình. Bao năm đã trôi qua, nhưng tinh thần của chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa vẫn bất diệt. Và, tinh thần "bách chiến, bách thắng", cùng những hoài bão cải cách, mở cửa của Quang Trung - Nguyễn Huệ vẫn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Bình Định nói riêng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2