intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nguyễn Huệ lịch sử ... 2

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

116
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Huệ ở đây thiếu hẳn cái oai phong, lẫm liệt anh hùng như ta vẫn thường hình dung, mà là rất "vua", như bất kỳ một ông vua nào khác trong các truyện về vua chúa mà ta vẫn thường đọc: hách dịch, ưa nịnh bợ, mê gái và ăn nói tùy tiện. Chuyện vua chúa mê gái, háo sắc, đa dâm thì chẳng có gì là lạ trong kho tàng lịch sử cổ kim Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng nếu nhân vật "vua" là một Lý, Trần hay Lê... gì "tông" đó, thì chẳng mấy ai thấy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nguyễn Huệ lịch sử ... 2

  1. Nguyễn Huệ lịch sử ... 2 Nguyễn Huệ ở đây thiếu hẳn cái oai phong, lẫm liệt anh hùng như ta vẫn thường hình dung, mà là rất "vua", như bất kỳ một ông vua nào khác trong các truyện về vua chúa mà ta vẫn thường đọc: hách dịch, ưa nịnh bợ, mê gái và ăn nói tùy tiện. Chuyện vua chúa mê gái, háo sắc, đa dâm thì chẳng có gì là lạ trong kho tàng lịch sử cổ kim Trung Hoa và Việt Nam. Nhưng nếu nhân vật "vua" là một Lý, Trần hay Lê... gì "tông" đó, thì chẳng mấy ai thấy la.. Nhưng ở đây lại là Nguyễn Huệ nên chuyện đâm ra khác đi, khiến nhiều người cảm thấy bức xúc và thậm chí như bị sỉ nhục. Truyện hóa ra mang tính cách hạ bệ thần tượng và lấp loáng những ám chỉ này nọ vào thời hiện đạị Biết bao là giấy mực đã đổ ra vì thế! Nhưng không chỉ có Nguyễn Huy Thiệp! Một thời gian ngắn sau khi "Phẩm tiết" gây chấn động trong văn giới và dư luận trong nước, thì ở trời Tây, "Mùa mưa gai sắc" 3 của Trần Vũ ra đời, gây thêm một chấn động mới với một Nguyễn Huệ còn dung tục hơn bội phần. Nhân vật "vua" mê gái, ăn nói tùy tiện, nghe còn được. Nhân vật "sẽ là vua" ở đây xấu xa, thô bạo, dâm đãng chẳng khác gì một tay tướng cướp. Bằng một kỹ thuật đặc biệt qua hai người kể chuyện đều xưng tôi một là bạn của Nguyễn Huệ và một là bạn của Ngọc Hân - và với một giọng văn đầy ấn tượng và những hình ảnh bạo liệt, Trần Vũ cho ta một Nguyễn Huệ mới toanh. Trước hết, về nhân dáng và tính tình, Nguyễn Huệ là một người hung bạọ "Những khi giận, hai tròng đỏ trong mắt Huệ lập lòe lửa, tất cả thần khi dữ dội đều hiện lên ở đồng tử, nên nhìn rất sợ". Cá tính hung bạo, thô lỗ đó đ ược dịp biểu lộ khi ra Thăng Long trong tư thế của một người chiến thắng. "Trong phủ Chúa, chốn sang trọng lộng lẫy nhất Thăng Long, từng mảng da beo lớn trải làm thảm lót chân, Huệ đi lại trên đó và khạc nhổ cũng trên đó". Khi Vũ văn Nhậm nhắc Huệ về lễ r ước
  2. dâu, Huệ gắt: "Ta dẫn mấy vạn quân ra đây, đánh một trận dẹp y ên thiên hạ, lão già họ Lê, dòng họ, ngai vàng lão thuộc về ta như trâu bò, đất đai, người ngợm của Bắc Hà. Việc gì phải đi đón! Đem con nộp thì ta lấy" Nguyễn Huệ là một tay bạo dâm. Hình ảnh đêm động phòng của Nguyễn Huệ và Ngọc Hân thật khiếp đảm. "Huệ chụp lấy ngực áo cưới của Ngọc Hân xé toạc" (...) "Huệ xô ngã sấp Ngọc Hân ra giường, tháo dây đai quất xối xả lên tấm lưng mảnh dẻ" (...) "Huệ quất như thúc roi, thúc ngựa" (...) "Đến lúc Huệ bắt Ngọc Hân co hai đầu gối, thì nàng quá đau đớn không dằn dược, bật tiếng kêu nấc trong đêm tốị Huệ nghe tiếng nấc, khoái cảm càng tăng lên như những lúc chứng kiến hành quyết. Sau đó, đêm nối đêm, Nguyễn Huệ tiếp tục quất Ngọc Hân. Mỗi lần như thế, "Khuôn mặt Huệ toát ra vẻ mãn nguyện, thỏa mãn. Huệ chỉ buông rơi khi Ngọc Hân đã ngã khuỵu xuống chân giường. Cảnh giao hoan của Huệ với Ngọc Hân, cũng không còn là cảnh cưỡng bức ban đầu, nếu dáng ngồi đè của Huệ vẫn in dáng hổ nhai mồi, thì hai cườm tay Ngọc Hân đã quấn chặt lấy cổ Huệ, và trên lưng Huệ đầy vết cào của một con sư tử cái". Cả hai truyện đều cho ta hình ảnh một Nguyễn Huệ rất mới, rất lạ, y như một ai khác mang tên Nguyễn Huệ, có vẻ bất thường, nếu không muốn nói là ít nhiều mang vẻ bệnh hoạn. Một phản-Nguyễn Huê.. Chưa hết. "Gió lửa" 4 của Nam Dao, là truyện dài, nên nhân vật phát triển đa dạng hơn, là tổng hợp giữa một phản-Nguyễn Huệ và Nguyễn Huệ "lịch sử". Thay vì chỉ nhằm mục đích phá đổ thần t ượng (nếu có thể nói như thế đối với hai truyện ngắn trên) thì Nguyễn Huệ của Gió Lửa lại là hình ảnh của một luận đề. Nói khác đi, Nguyễn
  3. Huệ "Gió lửa" là cách đặt vấn đề đối với lịch sử như là một cái gì chưa hoàn tất. Nguyễn Huệ chỉ bắt đầu xuất hiện ở phần giữa của tác phẩm. Về nhân dáng, "Huệ to ngang, hơi thấp, tay dài đến đầu gối, di chuyển vừa nhanh vừa chắc như một loài nửa gấu nửa vượn. Mặt nổi mụn, mũi sư tử, một mắt to một mắt nhỏ, Huệ nhìn ai cũng tựa như chọc gươm vào đồng tử người đối thoạị Khi nói, miệng Huệ nhếch lên vẻ diễu cợt, nhưng giọng oang oang như trống trận thúc vào tim vào gan khiến nhiều kẻ mất tự chủ, óc tê điếng đi, chân tay bủn rủn". Các chi tiết về thể hình và tính cách cho ta thấy một Nguyễn Huệ dị tướng, bất nhân. Nguyện Huệ đã xấu xí lại nóng nảy, hung bạo và đầy mặc cảm. Huệ mê An, cô láng giềng. Chê Huệ xấu, An yêu người khác. Ngày đám cưới An, Huệ tuyệt vọng "chạy ra hét như người hóa dại, rút dao đâm vào đùi mình, máu chảy lênh láng, kêu ầm lên: "Chỉ vì mặt ta có mụn, chỉ vì mặt ta có mụn..." (275). Thật là bất bình thường! Tuy vậy, Huệ tỏ ra là một người có kiến thức, hiểu rõ thời thế và nhìn xa trông rô.ng. Khi chưa có binh quyền gì, Huệ nói: "Đầu tiên, ta muốn chấm dứt cuộc nội chiến Nam -Bắc đã hơn trăm năm naỵ Yên được cũng mất năm đến mười năm. Còn lại, ta chỉ sống có thêm mười năm để đặt những hòn gạch đầu cho một kỷ nguyên mới..." (tr. 248, 249). Huệ có tinh thần thực tiễn. Ông nói với Nguyễn Hữu Chỉnh: "Những gì ông cho là hay ho nhưng thực dụng trong sách vở Nho gia, ông chép lấy rồi mang lên đọc cho ta nghẹ Sách về binh pháp và thuật Hàn Phi Thương Ưởng thì khỏi, ta đã nằm lòng rồị Nhưng cấm không được mang thơ phú ra làm loạn đầu tạ Nhớ đấy, phải thực dụng..." (tr. 252). Lại thủ đoạn, biết đợi thời, không nóng vộị Theo Huệ, công cuộc dựng nước "cũng giống đánh bạc, đi buôn, ở chỗ cần có vốn. Ta hiện nay vẫn còn trắng tay nên phải đợi..." (261). Khi cơ hội đến, Huệ nắm lấy ngay và cương quyết thực hiện bằng mọi giá. Trên đường hành quân ra Bắc lần đầu, "Khuôn mặt Huệ gồ lên, cằm bạnh ra như rắn hổ mang, mắt rừng rực lửa có màu đỏ của máu"(264). Khiếp!
  4. Ra Thăng Long, Huệ "Gió lửa" chẳng khác gì Huệ "Mùa mưa gai sắc": thô lỗ. Huệ "với tay lấy rượu, tu ừng ực" (...) "cười lên sằng sặc, nghêu ngao hỏi những câu hỏi...(276, 277). Lại là một kẻ cuồng dâm, "Huệ gào "Ta hành nó cho em sướng nhé!, rồi mím môi vớ roi đánh vòng vào lưng mình (...) Đánh đến mỏi tay, Huệ gục xuống, nằm xoài ra trên thềm gạch, miệng thở khò khè" (277). Và bạo dâm. Cảnh động phòng với Ngọc Hân thật đầy ấn tượng: "Huệ tiến lại, mắt đỏ lừ đừ như mắt cọp. (...) Ném tấm Vương bào, rồi từ từ cởi chiếc cạp quấn lưng quần, Huệ trần truồng đứng, quát Hân "Này, nhìn đi". Nàng công chúa mới mười sáu tuổi co dúm người, nhắm mắt lạị Huệ xé mảnh vải cuối cùng trên hạ thể Hân, xoay người Hân lại, bắt quỳ xuống. Hai tay nắm vào hai núm cau vừa đủ to để hái, Huệ lại rên "...ha.nh phúc à...". Kéo cho mông Hân chổng lên cao, Huệ thúc vào từ phía sau, vừa thúc vừa kêu (...) mỗi lúc một mạnh, hệt như khi Huệ thúc voi vào cửa ô Trường Bản thành Thăng Long cách đây vừa năm ngàỵ Ngọc Hân oằn người, thét lên một tiếng nhỏ, rồi mặc cho sự đau đớn đến chảy nước mắt, nàng nghiến răng, đầu thầm nhủ lời cha dặn d ò "...nghiệp nhà Lê trong tay con". A, cái cơ nghiệp bốn trăm năm cứ trồi cao trụt thấp cho đến khi Huệ kêu hự lên một tiếng, rồi ngã người nằm sấp mặt xuống thềm" (277-278). Khác hẳn với hình ảnh hung bạo đó, khi quyền hành nắm đủ trong tay, Nguyễn Huệ có một cái nhìn và cách cư xử rất sáng suốt, tỏ ra là một vị minh quân. Hơn thế nữa, là một nhà cách ma.ng. Ngoài chuyện dùng chữ Nôm, ông còn nghĩ đến chuyện dùng chữ quốc ngữ (chữ Việt ta dùng hiện nay) trong việc giáo dục (396 - 397). Đặc biệt, Nguyễn Huệ lại có đầu óc tiến bộ gần như đi trước thời đại đến cả hơn 100 năm: nhà vua nghĩ đến việc hình thành một chế độ mới: "quân chủ lập hiến". Ngoài ra, để "thấu hiểu được niềm hạnh phúc của những kẻ bình thường", thì phải sống một cuộc sống bình thường, Nguyễn Huệ tự nhịn đói để biết được "thế nào là sợ chết đói" và nhờ thế "mới hiểu miếng ăn thực sự là gì" (407). Sau
  5. khi nhịn đói, Nguyễn Huệ cho biết "Bài học đói là bài học lớn nhất của trẫm (...) Cái quyền tối thượng của người dân là quyền sống. Và sống có nhân phẩm thì không phải đói, phải xin, phải cầu cạnh aị (410, 411). Ở đây, t a thấy Nguyễn Huệ chẳng khác gì một nhà nho chân chính, biết xuất, xử. Hơn thế nữa, một triết gia, một kẻ đi tìm chân lý và sẵn sàng chết cho chân lý, chứ không phải là một ông vua quyền uỵ Cuối cùng, "Gió lửa" cho ta biết Nguyễn Huệ chết là vì bị đầu độc. Vợ chính của Nguyễn Huệ, Phạm hoàng hậu, thù ghét Ngọc Hân công chúa và đám quần thần "nước ngoài" (tức Bắc Hà) vào chiếm chồng, chiếm nước Đàng Trong, "mê hoặc triều đình bằng những luận điệu huyễn hoặc" (412). Bà chuẩn bị một món ăn có pha độc dược với ý định giết hết đám Bắc Hà trong một bữa tiệc. Nhưng rốt cuộc, chỉ một mình Huệ ăn và bị ngộ độc. Huệ biết, nhưng không có ý định trả thù. Lúc lâm chung, Huệ chỉ gọi tên An, người tình đầu đời, như một kẻ thất tình, suốt đời bị ám ảnh bởi mối tình đầu thất bạị * Nguyễn Huệ trong "Sông Côn mùa lũ" "Sông Côn Mùa Lũ" 5 (SCML) cho ta một Nguyễn Huệ khác hẳn những Nguyễn Huệ trên. Không mới toanh, đã hẳn. Càng chẳng có gì mớị Lại có vẻ như một Nguyễn Huệ khá cũ, nghĩa là một nhân vật trung thành với con người lịch sử và do đó, không gây "sốc" như những Nguyễn Huệ vừa đề cập. SCML dài hơn 2000 trang, viết trước ba tác phẩm kể trên và được tác giả gọi là "trường thiên tiểu thuyết". Sau này in lại trong nước, người ta gọi là "tiểu thuyết lịch sử". Phan Cự Đệ, trong bài viết "Tiểu thuyết lịch sử" 6, xếp SCML vào thể loại "tiểu thuyết lịch sử". Một tác giả khác, Nguyễn Khắc Phê, trong một bài viết về SCML trên tạp chí Sông Hương 7, cũng thế. Sau khi khen ngợi chung chung một số điểm, Nguyễn Khắc Phê đã nhận định như sau: "Phần viết về ông giáo Hiến và giai đoạn anh em nhà Tây Sơn khởi nghiệp quá dài so với những trang dành cho sự nghiệp của Nguyễn Huê.. Chiến thắng Rạch Gầm-
  6. Xoài Mút và chiến công đại phá quân Thanh mà chỉ diễn tả ngắn ngủi qua mấy trang ghi chép của nhân vật Lãng thì làm sao thể hiện được thiên tài quân sự Nguyễn Huệ và tương xứng với những sự kiện lẫy lừng đó? (...) trong khi đó thì có những nhân vật không để lại dấu ấn gì trong lòng bạn đọc, cũng không ảnh hưởng gì đến nhân vật chính NH như vợ chồng Hai Nhiêu lại chiếm không ít số trang ở phần đầu sách" (...) nhưng quả là người anh hùng Nguyễn Huệ qua những trang miêu tả chiến trận chưa thấy "bay lên" cho xứng với một nhân vật thiên tài quân sự, do đó "chưa tạo nên cảm hứng lớn lao và đẹp đẽ trong lòng người đọc trước một nhân vật xuất chúng" (...) "...một nhân vật như NH, trước cái chết có bao điều suy gẫm về sư thắng bại, về tình yêu, về lẽ đời phải trái mang "sức nặng" tư tưởng rất đáng được "khai thác" kỹ; nhưng tác giả đã bỏ qua và thay bằng một dòng thông tin vô cảm "Hôm sau, Bến Ván biết tin vua Quang Trung vừa băng hà hôm 29 tháng 7..."! Thật là tiếc! Tiếc một cơ hội để làm rõ hơn tư tưởng tác phẩm" (tr. 89).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2