intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiên Y A Na và Tháp Bà – Po Nagar

Chia sẻ: Nguyễn Hồ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

113
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bà Thiên Y A Na Tháp Bà có tên chính thức là Kalan Po Nagar (Tháp Po Nagar), tức đền tháp thờ thần Po Nagar (tiếng Chăm là Yan Po Nagar). Thật ra Po Nagar không phải là một vị thần Ấn giáo, mà là Nữ vương thời Chiêm Thành còn mang tên Hoàn Vương Quốc (646-653). Theo lời truyền tụng Nữ vương có nhiều công lao xây dựng vương quốc phồn thịnh (lúc đó Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ Bắc thuộc), theo tập tục tín ngưỡng bản địa được người Chăm tôn lên làm thần chủ về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiên Y A Na và Tháp Bà – Po Nagar

  1. Thiên Y A Na và Tháp Bà – Po Nagar Bà Thiên Y A Na Tháp Bà có tên chính thức là Kalan Po Nagar (Tháp Po Nagar), tức đền tháp thờ thần Po Nagar (tiếng Chăm là Yan Po Nagar). Thật ra Po Nagar không phải là một vị thần Ấn giáo, mà là Nữ vương thời Chiêm Thành còn mang tên Hoàn Vương Quốc (646-653). Theo lời truyền tụng Nữ vương có nhiều công lao xây dựng vương quốc phồn thịnh (lúc đó Việt Nam vẫn còn trong thời kỳ Bắc thuộc), theo tập tục tín ngưỡng bản địa được người Chăm tôn lên làm thần chủ về đất đai và nông nghiệp hay Bà Mẹ Xứ Sở. Danh tính này được bác sĩ Trần Văn Ký thừa nhận:: “Trên các bia ký lưu lại ở tháp, nếu ghi bằng chữ Phạn cổ thì tên của Bà là Bhagavati Kautharesvati, và ghi bằng chữ Chàm thì gọi đầy đủ là Yang Po Inư Nagar, theo đó thì “Yang” là Thần; “Pô” là tôn kính, là ngài; Inư là Mẫu, là mẹ; và Nagar: xứ sở, đất nước.” [Tháp Bà Nha Trang và Lược Sử Chiêm Thành], Khi người Việt chiếm đất Chiêm Thành, nữ thần này được thừa nhận tương tự như Chúa Nguyễn Hoàng thừa nhận Bà Thiên Mụ ở Huế vậy. Từ đó Nữ thần có thêm tên là Y A Na (trại từ (Po Nagar) và theo tập quán thời Nguyễn vua sắc phong thêm chữ Thiên nên gọi là Thiên Y A Na.
  2. Bà Đen – Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi (Tượng thờ ở Tháp Bà Po Nagar – Nha Trang) Thần tích của Nữ thần theo thời gian được Việt hóa, đến năm 1856 Phan Thanh Giản cho khắc một bia đá được dựng ở tháp, toàn văn bài bia Tháp cổ Thiên Y đã được chép lại vào sách Đại Nam Nhất Thống Chí, đại ý bài văn như sau: “Xưa trong vùng Đại Điền có hai vợ chồng già trồng dưa hấu sinh sống. Khi dưa chín thì về đêm cứ bị phá trộm. Ông lão rình và thấy một cô gái mới lớn dùng dưa để đùa giỡn dưới trăng. Ông lão vặn hỏi thì biết là trẻ mồ côi bèn đem về làm con nuôi, và hai vợ chồng rất thương yêu cô gái. Một ngày mưa lụt lớn, nhớ chốn cũ ở Tam thần Sơn, cô nhập vào một khúc gổ kỳ nam đang trôi về phương bắc. Dân phương bắc thấy gỗ thơm trôi giạt đua nhau gắng sức kéo về nhưng không nổi. Thái tử đang ở tuổi 20, con của vua cai trị nghe tin liền tìm đến bãi biển và lạ thay một mình khuân được gỗ về cung. Từ đấy thường vỗ về cây kỳ nam và bồi hồi ngẩn ngơ. Bỗng một đêm thấy có bóng một cô gái diễm kiều hiện ra, thái tử vội nắm tay giữ lại gặn hỏi và biết được sự tích. Thái tử tâu rõ mọi chuyện với vua cha và được vua cho kết hôn. Hai vợ chồng sinh được hai đứa con, trai tên là Trí và gái là Quý. Một thời gian sau lại nhớ chốn cũ ở phương nam, vợ thái tử dắt hai con nhập vào gỗ kỳ nam trôi về cửa
  3. Cù Huân, rồi lần về núi Đại Điền nhưng ông bà lão trồng dưa đã qua đời. Bà liền lập đền thờ. Từ đó bà dạy dân trong vùng biết cách trồng lúa. Về sau Bà còn cho đục đá ở núi Cù Lao tạc tượng bà, rồi giữa ban ngày bà thăng thiên biến mất. Thái tử mãi sau cho người kéo thuyền đi tìm vợ, nhưng bọn người này khi đến cửa Cù Huân lại hiếp đáp dân lành và khinh miệt linh tượng, nên chợt có một trận cuồng phong nổi lên đánh úp thuyền biến thành một tảng đá to. Từ đó dân làng thấy Bà hiển linh thường cỡi voi trắng đi dạo trên đỉnh núi với tiếng sấm vang động. Có khi bà cỡi tấm lụa bay giữa không trung hay cỡi cá sấu trong vùng dảo Yến, núi Cù. Dân trong vùng bèn xây tháp thờ trên núi Cù Lao, cầu khấn việc gì cũng linh ứng. Tháp giữa thờ Chúa Tiên (tức Thần Thiên Y), tháp bên trái thờ vợ chồng lão trồng dưa, bên phải thờ thái tử. Phía sau lập đền nhỏ thờ hai người con. Người Chàm tôn Bà là Ana Diễn Bà Chúa Ngọc Thánh Phi. Triều Nguyễn phong tặng Hồng Nhân Phổ Tế Linh Ứng Thượng Đằng Thần và cử ba người dân làng Cù Lao làm Từ phu.” Triều đình dựa vào đó sắc phong cho Nữ thần với mỹ danh Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi Thượng đẳng thần và gia phong Hồng nhơn phổ tế linh ứng Thượng đẳng thần Linga (ở Tháp Bà) Thần vật của Tháp Bà giáo Tập San Bạn Huế Cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hué) cũng dịch lại điển tích trên và nói thêm trước các ngọn tháp có một bia ghi chữ tượng hình chính người bản địa vẫn không hiểu viết gì (Bài Histoire de la Déesse Thien-Y-A-Na par Đào Thái Hành). Và cũng trong Tập san này, Sallet (avril-juin 1923) có chú thêm ở Đa Hòa, Điện Bàn, Bà còn có danh hiệu “Chúa Ngọc Ngạn Thượng Sơn Thần”, có hai người con trai là Cậu Quý và Cậu Tài. (dẫn từ Le Culte des Pierres của A. Cadière). Nhưng dân gian ở miền Trung lại hay gọi Bà Đen, tên gọi này dễ có sự nhầm lẫn với một Bà Đen khác ở miền Nam. Bà Đen ở miền Nam được thờ ở núi mang cùng tên thuộc tỉnh Tây Ninh được triều Nguyễn sắc phong là Linh Sơn Thánh Mẫu.
  4. Tuy cùng tên gọi nhưng là hai nữ thần khác nhau. Bà Đen ở Tây Ninh, do Lê Văn Duyệt trình tấu xin triều đình sắc phong, có thần tích đại khái như sau: “Xưa trên núi Bà Đen, lúc ấy còn gọi là núi Một vì quanh vùng trơ trọi hòn núi này, có một tượng Phật rất to. Người người thường lên viếng Phật, trong đó có một tiểu thư tên là Lý Thị Thiên Hương, tuy là phận gái nhưng văn hay võ giỏi. Thiên Hương có nhan sắc và trong làng có chàng trai tên Lê Sĩ Triết đem lòng yêu thương. Vì có sắc đẹp, Thiên Hương cũng phải lòng một viên quan, người này dùng gian kế và quyền lực ép duyên may nhờ Lê Sĩ Triết ra tay cứu thoát. Cha mẹ cô cảm nghĩa đồng ý gả cô cho chàng trai nghĩa dũng này. Sau đât nước loạn lạc, chàng trai đi tòng quân. Lúc chồng vắng nhà, một hôm có bọn cướp vây bắt khi đang lễ Phật trên núi, cô chống cự và trốn vào rừng mất tích. Đến đời Minh Mạng, một hòa thượng trụ trì trên núi ứng mộng thấy một người con gái xinh đep, da ngăm đen, xưng tên Lý Thị Thiên Hương bị cướp rượt té xuống vực chết,đã về báo mộng chỉ chỗ cho hòa thượng tìm đến. Thấy có sự hiển linh như thế nên dân gian lập miếu thờ cúng.” Ở đây nói thêm hơi dài dòng nhằm phân biệt cho cụ thể cách gọi hai miền.
  5. Mandapa sau khi trùng tu Tháp Bà Po Nagar Theo nguồn Wikipedia tiếng Việt: “Tháp Bà là ngôi đền nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 50 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái (sông Nha Trang) tại Nha Trang, cách trung tâm thành phố khoảng 2 km về phía bắc, nay thuộc phường Vĩnh Phước. ” và tháp không phải đời sau xây lên để thờ Bà mà chính Nữ vương đã cho dựng lên thờ nữ thần Bhagavati. Tư liệu này cho biết thêm lúc đầu ngôi tháp bằng gỗ nhưng trong thờ “tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng”. Tượng nữ thần này bị quân Nam Đảo (tức Indonesia) cướp đi sau khi tàn phá ngôi tháp vào năm 774. Sau đó được Satyavarman cho dựng lại bằng gạch, năm 784 thì hoàn thành và tồn tại cho tới ngày nay. Đến đời vua Harivarman I và con trai ông là Vikrantavarman III lượt xây dựng thêm 5 tháp nữa (tức 6 tháp). Cứ liệu này cho thấy thời Nữ vương xây dựng bằng gỗ là chính xác, còn tượng bằng vàng cần xem xét lại. Theo cuốn Lịch Sử Champa được tổng hợp từ nguồn Wikipedia viết “Indravarman III. Vào năm 918, Indravarman III cho đúc tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng dựng tại Tháp Bà, bức tượng này bị quân Chân Lạp
  6. cướp vào khoảng năm 945 – 946. Năm 965, Jaya Indravarman I cho dựng lại tượng nữ thần Bhagavati bằng đá ở Kauthara.” (thời kỳ này tương đương nhà Đinh ở Việt Nam). Như thế việc thờ cúng của tháp chia làm hai thời kỳ: một thời kỳ thờ nữ thần Bhagavatitrong thần thoại Ấn Độ và thời kỳ sau thờ Nữ vương Po Nagar vì được coi là hóa thân của nữ thần Bhagavati. Trong bài The My Son and Po Nagar Nha Trang Santiarues, dựa vào các bản sao văn bia trong đền dang lưu giữa ở Trường Viễn Đông Bác Cổ (EFEO) Trần Kỳ Phương đồng ý quan điểm này: “Qua các văn bia, chúng ta thấy tượng nữ thần Bhagavati được vua Satyavarman dựng lên tại đền năm 784 sau khi vua chiến thắng quân Nam Đảo năm 774. Tượng nữ thần bằng vàng được đặt tại đây từ năm 817 đến năm 918. Năm 950 tượng vàng đó bị quân Khờ-me cướp và đến năm 965 vua Haya Indravarman làm lại bằng sa thạch”.Cứ liệu dựa trên văn bia này đáng tin cậy, như vậy không phải quân Nam Đảo (Java) mà là quân Khờ-me lấy pho tượng vàng này. Một tài liệu khác dựa vào bia ký cũng xác nhận do quân Khờ-me cướp tượng vàng chứ không phải người Nam Đảo: Le Royaume de Champa, của Georges Maspero, 1928: Cuốn sách này có viết: “D8ến năm 945 hay 946 quân của vua Cam-bốt Rajendravarman xâm lược Champa và chiếm đền Po Nagar.”[Trang 118]. Sau đó Trần Kỳ Phương nói thêm: “Năm 1050, vua Sri Paramesvarvarman tôn xưng nữ vương thành thần với danh hiệu Yapu- Nagara/Yang Pu Nagar” Người được tôn xưng và thờ trong tháp chính là nữ vương Po Nagar, trước khi lên ngôi là công chúa Ramavali. [Trang 12] Theo một nguồn tư liệu khác cho biết thời xây dựng tháp Po Nagar thì Chiêm Thành chia làm 2 nước, đúng hơn là 2 bộ lạc: Bộ lạc Dừa ở phía Bắc và bộ lạc Cau ở phía Nam. Tháp nằm trong lãnh thổ của vương quốc Cau, bị phá hủy nhiều lần bởi người đảo Java (tài liệu trên gọi là Nam Đảo) vào năm 774 và người Khờ-me vào năm 930. Tư liệu này còn cho biết xưa kia có tất cả 10 ngọn tháp mà nay chỉ còn lưu lại có 4 [httpwww.asiedesheritages.comsitechampachampa.htm]. Kiến trúc chính của cụm tháp này có tên gọi là Mandapa, có nghĩa là Phòng cầu nguyện có những
  7. cột đá đồ sộ, mà nay vẫn còn và đã được trùng tu lại, Phần kiến trúc này rất quy mô có thể nhận thấy ngay khi đi vào khu di tích. Dữ liệu này hoàn toàn phù hợp với lập luận vừa bàn. Đồng Dương xây dựng ở Quảng Nam tức phía Bắc Nha Trang, thuộc bộ lạc Dừa. Như vậy trước thế kỷ thứ 8 Chiêm Thành có 2 tiếu quốc, phía Bắc chịu ảnh hưởng của Phật giáo và phía Nam là Ấn giáo (cụ thể Thấp-bà giáo). Xứ Cau miền Nam hay bị thủy quân vùng Nam Đảo và quân Khờ-me quấy nhiễu, phía Bắc tiểu quốc Dừa bị Đại Việt đe dọa thôn tính. Hiện nay, tháp chính thờ Nữ thần Po Nagar nằm ở phía bắc khu di tích, niên đại thế kỷ 12, cao 22,5 m, đỉnh tháp có chạm phù điêu thần Shiva cưỡi bò thần Nandin. Ngoài ra trong tháp còn có nhiều tượng thần khác, chung quanh có tượng các linh thú theo thần thoại Ấn Độ và dĩ nhiên không thể thiếu linga (biểu tượng của thần Shiva, vị thần chính của Chiêm Thành). Dưới đây là một số hình ảnh.
  8. Ngoài Mandapa, cụm di tích này còn có tháp giữa. Tháp này được xây dựng vào thế kỷ thứ 12 từ gạch tháo ra ở những ngôi đền cũ khác. Ngoài ra còn có một số tháp khác nay đã hư nát nhiều. Dưới là bình đồ của cụm di tích này.
  9. Đó chỉ mới là di sản văn hóa, Tháp Bà còn lưu giữ một tài sản hết sức quý báu: di sản lịch sử. Theo các nhà sử học Chiêm Thành gần như không để lại tài liệu ghi chép về lịch sử (hoặc bị mất không chừng?). Những điều này được bù lấp bằng các bia ký ở các đền tháp, đặc biệt ở Tháp Bà Po Nagar lưu lại rất nhiều văn bia có giá trị. Wikipedia tiếng Việt phân loại các bia ký đó nhu sau: • Nhóm A: Trên bia đá hình lục giác, do vua Satyavarman dựng năm 781 ghi chuyện tháp bị giặc biển đốt phá năm 774, việc xây dựng tượng thần Sri Satya Mukhalinga vào năm 784. • Nhóm B: Do vua Vikrantavarman III ghi lại công lao xây dựng của các tiên vương. • Nhóm C và nhóm D: Do vua Vikrantavarman II ghi các lễ vật dâng cúng chư thần. • Nhóm E: Ghi việc vua Indravarman II dựng pho tượng Bhagavati (tức Po Nagar) bằng vàng vào năm 918; pho tượng này về sau bị người Khmer xâm lăng cướp đi, và đã được thay thế bằng tượng bằng đá vào năm 965.
  10. Bia ký ở Tháp Bà Po Nagar Bia đá ở hai bên cửa của tháp chính ghi việc cúng ruộng và dân công nô lệ cho nữ thần. Bia ở phía nam của tháp chính ghi việc vua Jaya Harivarman I ca tụng thần Yang Po Nagar vào năm 1178. Bia ở phía bắc tháp chính ghi việc dựng đền thờ thần Bhagavati Matrilingesvara vào năm 1256. Ngoài ra còn bia đá dựng năm 1050 của vua Paramesvaravarman I ghi việc tái lập tượng Bà, việc dâng cúng ruộng đất và nô lệ đủ sắc tộc: người Campa (Chăm), Kvir (Khmer), Lov (Tàu), Pukan (Mã), Syam (Xiêm) vv… Bia của vua Rudravarman III (Chế Củ) dựng năm 1064 ghi việc xây cổng tháp rất tốn kém, và liệt kê những cống phẩm quí giá. Bia năm 1143 ghi lời
  11. xưng tụng Bà. Bia năm 1165 của vua Indravarman IV ghi việc dâng cúng một kim mão cho nữ thần Bhagavati Kautharesvati (Dựa vào lời ghi này có thể tạm dịch là “Đức thánh mẫu vùng Kauthara” và so sánh với các bia khác, có thể đoán là người Chăm chỉ thờ thần Parvati như Thánh Mẫu của từng địa phương; ví dụ ở Phú Yên và Ninh Thuận cũng có tháp thờ Thánh Mẫu của vùng đó, chứ chưa hẳn là ở mức độ toàn xứ Chiêm Thành). Các bia sau cùng ở thế kỷ thứ 13 hay 14 tiếp tục ghi những vật dâng cúng Bhagavati. [Wikipedia] Thực tế cho thấy nhờ những bia đá này mà người ta biết được từng có thời Chiêm Thành chia làm hai tiểu quốc Cau và Dưa; những lần tấn công của quân Nam Đải và quân Khờ-me, các vị vua của những vương triều Champa để đối chiếu với tên phiên âm Hán Việt, … Qua đó nhiều bí mật lịch sử dần hé mở. Dựa vào các bản sao rập lưu giữ tại Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp các nhà nghiên cứu đã lần tìm nhiều manh mối lịch sử Champa mà xưa nay chỉ dựa mù mờ vào sử Việt và sử Trung Hoa. Ví dụ: - Bản số 14, sao rập ở Tháp Bà Po nagar cho biết một chi tiết: cư dân vùng Phan Rang xưa kia xưng tên dân tộc họ là Vrlas; - Bia Mỹ Sơn số 90 thuật về câu chuyện công chùa Huyền Trân, vợ vua Chế Mân, trốn chạy việc tuẫn táng. - Bia Tháp Bà Po Nagar số 38 D có ghi lại sự kiện người Khờ-me xâm lăng xứ Champa (mà sử Việt và Sử Trung Hoa không đề cập đến)
  12. Và cả những truyền thuyết về dân tộc và đất nước Chăm. Ví dụ bia Đồng Dương số 66 có chép: “Xưa kia đất nườc này rất huy hoàng và hùng mạnh, thần dân sống ấm no và sinh sôi nảy nở. Trên đất nước này chỉ có một vị vua, Prithivindravarman, giàu có và sống từ đời này qua đời khác, ngài là Đế Thiên (Indra) của mọi vị thần thên cõi thế này”
  13. Nhờ thế mà sai này người ta đối chiếu được rất nhiều vị vua Chăm tương ứng với tên gọi trong Sử Việt như Ba Mỹ Thuếu (tức Parames’varavarman), Ngô Nhựt Hoan (Indravarman II), Băng Vương La Duệ (Sri Harivarman II), Sạ Đẩu (Jaya Sinhavarman II), Chế Củ (Rudravarman III), .Chế mân (Jaya Sinhavarman III), Chế Bồng Nga (Po Bhinethuor),…. Ngược lại vì không có bia tháp mà nhiều vị vua Chiêm Thành không đối chiếu được như: Khu Liên, Phạm Văn, Phạm Hùng Phạm Hồ Đạt, Trà Hoa Bồ Đề, Ma Ha Bí Lai, … thậm chí vào thời cận đại nhà Hậu Lê có hai vị vua vẫn chưa đối chiếu được tên tiếng Phạn-Chăm là Trà Nguyệt và Trà Toàn. Chẳng qua các vị vua này không có dựng tháp và khắc bia kể công tích và sự biến trên đất nước, các sử gia đành dùng tạm tiếng Hán Việt và đó là một lỗ hổng khuyết trong sự thật lịch sử. Bởi lẽ có nhiều tên vị vua bằng tiếng Phạn-Chăm khắc trên bia đá nhưng không thấy nói đến trong sử Việt và sử Trung Hoa như vua Sri Satyamukhalingadeva, vua Sri Paramabuddhaloka, hoàng hậu Haradevi, …, biến sử Champa thành những đoạn rời rạc. Hy vọng sau này những khám phá khảo cổ và nghiên cứu lịch sử sẽ dần khơi tỏ khoảng trống này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2