YOMEDIA
ADSENSE
Thiết cảng - bài thơ ngự chế, khắc lên bia
76
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Thiết Cảng” là bài thơ của vua Thiệu Trị ngự bút miêu tả phong cảnh và thuật lại sự tích kỳ bí của con Kênh Sắt (Thiết Cảng), được khắc lên bia từ tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 2 (Nhâm Dần, 1842). Tấm bia tọa lạc cạnh bờ Đông kênh, phía Tây đường thiên lý Bắc Nam, cách mép đường QL 1 hiện nay khoảng 10m, thuộc địa hạt xã Diễn An, huyện Diễn Châu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết cảng - bài thơ ngự chế, khắc lên bia
- Thiết cảng - bài thơ ngự chế, khắc lên bia Thiết Cảng” là bài thơ của vua Thiệu Trị ngự bút miêu tả phong cảnh và thuật lại sự tích kỳ bí của con Kênh Sắt (Thiết Cảng), được khắc lên bia từ tháng 12 năm Thiệu Trị thứ 2 (Nhâm Dần, 1842). Tấm bia tọa lạc cạnh bờ Đông kênh, phía Tây đường thiên lý Bắc Nam, cách mép đường QL 1 hiện nay khoảng 10m, thuộc địa hạt xã Diễn An, huyện Diễn Châu. Tuy sát đường quốc lộ song đây lại là nơi rậm rạp hoang vu, cỏ gai um tùm, ít người biết đến. Mấy năm gần đây, khi đọc bản dịch: "Văn bia Thiết Cảng'' trên trang 1043 trong cu ốn Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, in lại trong Văn bia Nghệ An, Nxb Nghệ An, 2004, trang 541, nhận thấy có nhiều chữ (từ) cần được xem lại. Chúng tôi đã tìm đến nơi để khảo sát, nhưng chỉ sờ được một số chữ, chưa tiếp cận được đầy đủ nguyên văn. Từ đầu năm 2011, vùng đất này đã được phát quang, mọi người có thể đến tham quan chiêm ngưỡng một Di sản lịch sử văn hóa có từ 169 năm trước, hiện còn nguyên trạng. (Ảnh) Bia có khổ 63x106cm, trán bia hình bán nguyệt, chạm đầu rồng. Xung quanh chạm hoa lá xoắn đều. Mặt bia hướng về phía đường bộ. Lòng bia khắc bài thơ thất ngôn bát cú, thể Đường luật, cỡ chữ lớn. Nối sau 2 câu mở đề và 2 câu thực là 6 dòng chữ cỡ nhỏ chú thích về sự tích và việc hình thành con kênh. Lại tiếp 2 câu luận rồi đến 6 dòng chữ cỡ nhỏ chú thích, về sự tích sét đánh nổ tan hòn đá cản dòng mà thuở ấy sức người đành chịu bó tay phải nhờ công tạo hóa mới mở được dòng kênh. Cuối cùng là 2 câu kết của bài thơ và thời điểm khắc bia. Nguyên văn chữ Hán như sau: 鐵港
- 縈回小澗萬峰中/聞道前人藉化公/鐵穴山腰留爛石/天威港口淺流通.史記: 唐時高駢為安南都護.駢使林諷嶺眾疏鑿此港以便漕運.至興元縣,山岡亂石, 人工推折殆,欲中止.時,五月,忽當晝,雷震數百聲打碎其亂石.尚遺一巨石.眾工 亦力不能施悉成港道.六月,聞雷復大震將巨石一時碎裂,港道乃成.時人稱為 天威港.港之西是鐵穴山,故有名鐵港. 玄微莫狀神機異/平坦尤徵世道 隆.相傳此港道因有江河引流通之嶺岫隨勢鑿之 ,自河內可通乂安以南.今則 相來田疇涵蓄貲農.若於山下縈紆則浮沙日壅以成平地.似乎天意,漕運有方, 設險有所,居中禦外不可通達如初.玄妙機緘亦為可知.玆因,事以理,論之怪異 之事. 耳食之言 隴蜀崤函無二此/搬耡趙楚妙何窮. 未足信也 紹治二年十二月吉日. 恭鑴 禦製詩一首 Bản phiên âm: Thiết Cảng Oanh hồi tiểu giản vạn phong trung/ Văn đáo tiền nhân tạ hóa công/ Thiết Huyệt sơn yêu lưu lạn thạch/ Thiên Uy cảng khẩu thiển lưu thông. Sử kí Đường thời Cao Biền vi An Nam đô h ộ. Biền sử Lâm Phúng lĩnh chúng sơ tạc thử cảng dĩ tiện tào vận. Chí Hưng Nguyên huy ện, sơn cương loạn thạch, nhân công thôi chiết đãi, dục trung chỉ. Thời, ngũ nguyệt, hốt đương trú, lôi chấn số bách thanh đả toái kỳ loạn thạch. Thượng di nhất cự thạch. Chúng công diệc lực bất năng thi tất thành cảng đạo. Lục nguyệt, văn lôi phục đại chấn tương cự thạch nhất thời toái liệt, cảng đạo nãi thành. Thời nhân xưng vi Thiên Uy c ảng. Cảng chi tây thị Thiết Huyệt sơn. Cố hữu danh Thiết Cảng. Huyền vi mạc trạng thần cơ dị/ Bình thản vưu trưng thế đạo long. Tương truyền thử cảng
- đạo nhân hữu giang hà dẫn lưu thông chi Lĩnh Tụ tùy thế tạc chi, tự Hà Nội khả thông Nghệ An dĩ nam. Kim tắc tương lai điền trù hàm súc ti nông. Nhược ư sơn hạ oanh hu tắc phù sa nhật ủng dĩ thành bình địa. Tự hồ thiên ý, tào vận hữu phương, thiết hiểm hữu sở, cư trung ngự ngoại bất khả thông đạt như sơ. Huyền diệu cơ giam diệc vi khả tri. Tư nhân: sự dĩ lý, luận chi quái dị chi sự. Nhĩ thực chi ngôn Lũng Thục hào hàm vô nhị thử/ Ban sừ triệu sở diệu hà cùng. Vị túc tín dã. Thiệu Trị nhị niên thập nhị nguyệt cát nhật. Cung huề Ngự chế thi nhất thủ. Bài thơ này được giới thiệu trong "Văn khắc Hán Nôm Việt Nam" tr.1043, in trong "Văn bia Nghệ An" tr.541 như sau: “1. Tiểu dẫn Bia quan lộ ở xã Tập Phúc, huyện Đông Thành (nay là xã Diễn An, huyện Diễn Châu) tỉnh Nghệ An. Vua Thiệu Trị soạn. Tạo năm Thiệu Trị 2 (1842) nhà Nguyễn. Bia một mặt khổ 63x106cm. Không có trán bia, xung quanh trạm hoa lá xoắn đều. Toàn văn chữ Hán, khắc chân phương, gồm 14 dòng, khoảng 350 chữ. Bia khắc một bài thơ thất ngôn bát cú của vua Thiệu Trị, miêu tả phong cảnh Thiết Cảng: Con suối nhỏ chạy quanh co giữa muôn trùng núi non. Ở nơi hang sắt, hẻm núi trơ ra một hòn đá ám khói... Sau bài thơ là lời ghi chú kể về lai lịch của Thiết Cảng (cảng Sắt). Vào đời Đường, khi Cao Biền làm An Nam đô hộ sứ, có sai đào con sông nhỏ ấy để tiện việc vận chuyển. Khi đào đến địa phận huyện Hưng Nguyên thì đào phải những tảng đá lớn, không sao đào tiếp được nữa. Tháng 5 năm ấy, trời bỗng mưa to, sấm sét dữ dội, đánh tan khối đá đó, chỉ còn sót lại một tảng đá lớn. Dân công đã dốc sức chuyển tảng đá còn lại để thông đường sông, nhưng không sao di chuyển được. Đến tháng 6 sét lại đánh tảng đá
- vỡ tan, đường sông trở nên thông suốt. Bởi vậy, chỗ sét đánh về sau mới có tên là Thiết Cảng. 2. Bài thơ Thiết Cảng Oanh hồi tiểu giản vạn phong trung Văn đạo tiền nhân tạ hóa công Thiết huyệt sơn yêu lưu loạn thạch, Thiên uy cảng khẩu thiển lưu thông, Huyền vi mạc trạng thần cơ dị, Bình thản vưu trưng thế đạo long Lũng trục trì hàm vô nhị tỉ Ban sừ triệu sở diệu hà cùng. 3. Dịch nghĩa Khe nhỏ vòng vèo giữa ngàn đỉnh núi Nghe nói người xưa mượn sức tạo hóa Huyệt sắt lưng chừng núi còn dấu đá vỡ Uy trời có cảng khẩu khiến nước lưu thông Lẽ huyền vi không ai hơn được, có thần thật lạ? Đất bằng càng làm nổi rõ thế đạo hưng thịnh Núi non vùng Lũng Thục không đâu sánh nổi Vun trồng cây cao còn gì diệu kỳ hơn." Thường thì, các thi nhâ n thuở ấy hay dùng điển cố, hơn nữa ở đây là bài ngự bút, hẳn càng phải dùng nhiều. Song, với thi sĩ Miên Tông Thiệu Trị lại khác. Ngay như bài thơ xếp theo hình bát quái trên b ức khảm xà cừ tại điện Long An, nay là Bảo tàng Nghệ thuật Cung đình Huế, 8 câu x 7 chữ, dùng thể "hồi văn
- liên hoàn trắc bằng tứ vận" có thể đọc thành 64 cách, c ầu kỳ là thế, tác giả vẫn dùng những từ rất dung dị không nặng nề điển cố. Suy luận như thế để tìm hiểu và dịch bài "Thiết Cảng" sát với nguyên văn hơn. Tuy nhiên, vẫn có một số chữ (từ) cần tìm hiểu rõ. 1. Chữ thứ 2 trong câu thứ 2 nguyên là chữ "Đạo" (道) có nghĩa là: 1, Đường cái; 2, Đạo lý; 3, Đạo nhân; Đạo tràng; Đạo giáo; 4, Đạo, để chỉ một khu vực trong một nước; Có khi dùng như chữ "Đạo" có bộ thủ (導 ). Một âm khác là "Đáo" có nghĩa là nói, nói rõ nguyên lai. Trong bài này có âm là: " Đáo". 2. Chữ thứ 2 và chữ thứ 3 trong câu thứ 6, theo như chữ đã khắc trên bia thì đó là chữ ''Thục"(蜀 ) và chữ "Hào" (崤) chứ không phải là "trục'' (?) và "trì" (?) như bản dịch của "Văn khắc Hán Nôm" nói trên. 3, 4 chữ đầu của câu thứ 8, câu kết, không hàm nghĩa là: "Vun trồng cây cao" như bài trên đã dịch. Sau đây là bản dịch mới theo nguyên văn bài thơ trên bia đ ã nêu: Phiên âm: Thiết Cảng Oanh hồi tiểu giản vạn phong trung Văn đáo tiền nhân tạ hóa công Thiết huyệt sơn yêu lưu lạn thạch Thiên uy cảng khẩu thiển lưu thông (1) Huyền vi mạc trang thần cơ dị Bình thản vưu trưng thế đạo long (2) Lũng Thục hào hàm vô nhị thử Ban sừ triệu sở diệu hà cùng.
- Dịch nghĩa: Kênh Sắt Khe nhỏ chạy vòng quanh giữa muôn ngọn núi Nghe nói người xưa nhớ công sức tạo hóa Lưng chừng núi Mỏ Sắt còn lưu đá vụn Uy trời mở lối, kênh tạm lưu thông ở mức nước cạn Lẽ huyền vi khó lý giải những điều lạ của thần cơ Đất bằng phẳng càng rõ thế đạo hưng thịnh hanh thông Núi non Lũng Thục không đâu sánh nổi (Mà) san dọn sạch bụi bờ (chướng ngại) thật là kỳ diệu, kinh ngạc. Tạ m dịch thơ: Ôm muôn ngọn núi chảy vòng quanh Nghe nói xưa công tạo hóa thành Mỏ Sắt đá tan / lưu vách núi Uy Trời lối mở / tạm thông kênh Huyền vi khó giải thần cơ lạ Bình thản càng tin thế đạo hanh Lũng Thục núi non đâu sánh nổi Mà san dọn phẳng, rõ là kinh
- T i ể u dẫ n ( 1) Sử chép: Thời Nhà Đường Cao Biền làm Đô hộ sứ nước ta. Biền sai Lâm Phúng bắt dân ta đào con kênh này t ạo luồng vận chuyển đường thủy. Khi đào tới phần đất thuộc huyện Hưng Nguyên, sườn núi loạn đá, công nhân b ị đẩy tới đó đều chết yểu, muốn dừng lại giữa chừng thì tháng 5 năm ấy, vào ban ngày bỗng nghe hàng trăm ti ếng sấm đánh nổ tan những tảng đá ấy. Nhưng hãy còn một tảng đá lớn, bọn công nhân không đ ủ sức thi công hoàn tất tạo thành dòng kênh. Sang tháng 6, l ại một tiếng nổ lớn, tức thì tảng đá nổ tung, mới thành cảng đạo (dòng kênh). Thời ấy, người xưng là "Cảng Thiên Uy". Phía Tây c ảng là Mỏ Sắt, nên còn có tên là "Kênh Sắt". ( 2) Tương truyền: Dòng kênh này là theo những lạch sông ngòi có sẵn dựa vào thế chân núi mà đào từ Hà Nội đến Nghệ An rồi vào Nam. Nay thì ru ộng lúa của nông dân bao quanh chân núi hàng ngày phù sa b ồi tắc đã thành bình địa. Tựa hồ ý trời, vận chuyển trên sông nước có phương, nguy hiểm có chỗ, chiếm trong che ngoài, không th ể thông suốt như trước nữa. Những điều máy móc của lẽ huyền vi cũng có thể biết, nay nhân, sự lấy lẽ, luận cái điều quái dị của sự, những điều nghe lỏm không đủ để tin vậy. Thiệu Trị Năm thứ 2 (1842), tháng 12, ngày tốt Cung kính khắc Một bài thơ ngự chế "Thiên uy cảng khẩu thiển lưu thông "Dòng kênh tạm lưu thông ở mức nước cạn. (Tinh thần mệnh mạch của bài thơ là ở chữ "Thiển": cạn). Cạn cho nên, mỗi khi qua đây, người ta phải đắp đập be bờ cho nước dâng lên, đạt tới mức yêu cầu, mới tháo đập cho thuyền bè lưu thông. Th ế nhưng "Tự hồ thiên ý, thông rồi lại tắc bởi phù sa bồi đắp" như lời bia ghi nhận. Trong khi, đây lại là con đường giao thông h uyết mạch can hệ đến quốc kế dân sinh, là việc "nhiều đời muốn, nhiều người cầu", không thể không tìm mọi cách, huy động mọi lực
- lượng để đào tiếp cho xong con kênh vốn được mở từ hàng ngàn năm trước đang bị tắc nghẽn đoạn này. 24 năm sau thời điểm dựng bia, tạc bài thơ Ngự bút, "Năm Tự Đức 19, Bính Dần, tháng 5, Bộ sai Tổng đốc Nghệ An là Hoàng Tá Viêm ra đào Kênh S ắt..." và lần này "Hoàng đã tìm được sự giúp đỡ của một người có tài có tâm huy ết với quê hương đất nước, một nhà khoa học hiếm có trong thế kỷ 19 của nước ta là Nguyễn Trường Tộ", kịp thời tìm cách thi công và hoàn thành t ốt đẹp một công trình lớn mà dân gọi là: "Kênh Nguyễn Trường Tộ"./. Tài liệu tham khảo 1. Trương Bá Cần, Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo, Nxb TP. Hồ Chí Minh năm 2002. 2. Hoàng Văn Lân, Hoàng Kế Viêm vị phò mã kiên trì ch ống Pháp của triều Nguyễn, In trong Chuyên san Khoa h ọc Xã hội và Nhân văn Nghệ An số 5 - tháng 10/2010.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn