Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
ThiÕt kÕ anten hai b¨ng cho<br />
thiÕt bÞ cÇm tay<br />
HÀ QUỐC ANH, NGUYỄN VĂN TRUNG, NGUYỄN QUỐC ĐỊNH<br />
Tóm tắt: Trong bài báo này, một anten mạch dải được đề xuất với kích<br />
thước 46 28 mm. Anten hoạt động trong cả 2 băng tần sử dụng cho 3G và 4G,<br />
với VSWR 2. Sử dụng chương trình mô phỏng để tối ưu cấu trúc và tính toán<br />
các tham số của anten. Cuối cùng, chế tạo và đo kiểm anten đề xuất nhằm kiểm<br />
nghiệm khả năng ứng dụng của anten trong các thiết bị cầm tay.<br />
Từ khóa: Anten hai băng, Anten mạch dải, Thiết bị cầm tay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ không dây thì nhu cầu sử<br />
dụng thiết bị cầm tay ngày càng tăng cao, hướng vào các yếu tố kích thước nhỏ, mỏng, nhẹ<br />
và đa dịch vụ. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải tiểu hình hóa các thành phần của thiết bị<br />
cũng như mở rộng băng tần dịch vụ của thiết bị. Trong đó, anten là một phần quan trọng<br />
cần được thu nhỏ và anten mạch dải là loại anten được sử dụng phù hợp cho giải pháp này.<br />
Đã có nhiều công trình nghiên cứu thiết kế anten đa băng sử dụng cho thiết bị cầm tay<br />
được công bố những năm gần đây. Kết quả đưa ra trong [1, 2] là các thiết kế cấu trúc anten<br />
phẳng, đa băng tần, nhưng các anten có kích thước tương đối lớn. H. M. R Nurul [3] đưa<br />
ra cấu trúc anten phẳng, kích thước nhỏ (30 23 mm), ứng dụng cho thiết bị cầm tay hoạt<br />
động ở cả 2 dải tần 3G và WLAN, nhưng băng thông của anten thiết kế cho 3G hẹp (40<br />
MHz, với VSWR ≤ 2). M. N. Shakib [4] đưa ra cấu trúc anten phẳng dạng chữ W có hệ số<br />
tăng ích lớn nhưng có kích thước lớn (76 50 mm). C. H. Chang [5] đưa ra cấu trúc anten<br />
đa băng cho thiết bị di động, anten có kích thước nhỏ (40 7 mm) nhưng có băng thông<br />
hẹp, xét với VSWR ≤ 2.<br />
Trong bài báo này, tác giả nghiên cứu phương pháp tiểu hình hóa cấu trúc anten và đề<br />
xuất cấu trúc anten 2 băng cho thiết bị di động, dựa trên phương pháp uốn, gập, xẻ khe<br />
chấn tử [6]. Sử dụng phần mềm mô phỏng Ansoft HFSS để tiến hành tính toán, khảo sát<br />
cấu trúc anten đặt trên tấm mạch in sử dụng lớp điện môi FR4. Dải tần được chọn để khảo<br />
sát từ 1,8 GHz đến 2,7 GHz bao trùm dải tần công tác của thiết bị di động 3G và 4G.<br />
<br />
2. THIẾT KẾ CẤU TRÚC ANTEN HAI BĂNG<br />
2.1. Lựa chọn cấu trúc anten<br />
Với mục tiêu thiết kế anten cho thiết bị di động cầm tay là phải đặt gọn anten bên<br />
trong thiết bị, khi đó anten mạch dải là lựa chọn phù hợp. Hơn nữa, anten mạch dải dễ chế<br />
tạo. Vì vậy, để thuận tiện cho việc gia công chế tạo cũng như đảm bảo các yêu cầu kỹ<br />
thuật của anten cho thiết bị di động, tác giả đã lựa chọn vật liệu thiết kế anten mạch dải là<br />
loại mạch in hai lớp kim loại đồng, lớp nền là chất điện môi FR4 có độ dày 1,6 mm, hằng<br />
số điện môi = 4,4 và hệ số tổn hao tan = 0,02. Mục tiêu là thiết kế anten có cấu trúc<br />
đơn giản, đồng phẳng, kích thước nhỏ, công tác ở dải tần 3G (1,9 GHz - 2,17 GHz) và 4G<br />
(2,55 GHz - 2,65 GHz), với VSWR 2.<br />
Để thiết kế anten 2 băng, tác giả dựa vào phương pháp phân nhánh anten chấn tử, mỗi<br />
nhánh ứng với mỗi băng tần công tác. Hai nhánh anten cùng chung một đoạn mạch dải cấp<br />
nguồn (Hình 1). Việc xác định chiều dài của mỗi nhánh anten dựa vào chiều dài điện của<br />
mỗi nhánh anten, với bước sóng công tác được xác định λ = c/f0, tại tần số trung tâm f0<br />
tương ứng của dải tần công tác 3G là 2,0 GHz và 4G là 2,6 GHz.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 31<br />
Ra đa<br />
<br />
Theo [7], xác định được độ rộng của đoạn mạch dải cấp nguồn wf, tính theo công thức<br />
tính trở kháng đầu vào của anten mạch dải:<br />
60 8h w f wf<br />
Z0 ln [], khi 1 . Hoặc:<br />
eff wf 4h h<br />
<br />
1<br />
wf wf wf<br />
Z 0 120 eff 1,393 0, 667 ln 1, 444 [], khi 1.<br />
h h h<br />
trong đó, h là độ dày của chất điện môi nền; wf là độ rộng của đoạn mạch dải cấp nguồn;<br />
eff là hằng số điện môi hiệu dụng, được tính bởi:<br />
1<br />
<br />
1 1 h 2<br />
eff 1 12 , với là hằng số điện môi của chất nền.<br />
2 2 w f <br />
Khi chọn chất điện môi là FR4 và mong muốn Z0 = 50 để phối hợp trở kháng tốt thì<br />
xác định được độ rộng đoạn mạch dải cấp nguồn wf xấp xỉ 3,3 mm.<br />
<br />
2.2. Cấu trúc anten đề xuất<br />
Anten Mạch dải<br />
cấp nguồn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
z y<br />
Chất nền FR4 . x<br />
(a) Cấu trúc 3D<br />
s<br />
l4 l9<br />
l3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
l7<br />
l8<br />
l5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
l1<br />
L<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
l2 l6<br />
lf<br />
<br />
<br />
lg<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
wf<br />
<br />
<br />
<br />
W W<br />
(b) Cấu trúc 2D mặt trên (c) Cấu trúc 2D mặt dưới<br />
Hình 1. Cấu trúc của anten.<br />
<br />
<br />
32 H. Q. Anh, N. V. Trung, N. Q. Định, "Thiết kế anten hai băng cho thiết bị cầm tay."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Cấu trúc anten hai băng đề xuất được biểu diễn như Hình 1. Hình 1a là cấu trúc 3D<br />
của anten. Anten được in trên tấm điện môi FR4. Cấu trúc anten đề xuất có kích thước<br />
tổng thể là 46 28 1,6 mm. Cấu trúc 2D của anten gồm mặt trên và mặt dưới như Hình<br />
1b và Hình 1c. Mặt trên của anten gồm hai thành phần, thành phần phát xạ và thành phần<br />
cấp nguồn. Thành phần phát xạ được chia thành 2 nhánh, nhánh bên trái có dạng anten<br />
chấn tử uốn thành hình chữ U gồm ba đoạn mạch dải l3, l4 và l5 được điều chỉnh để cộng<br />
hưởng trong băng 3G; Nhánh bên phải là thành phần phát xạ được điều chỉnh cộng hưởng<br />
trong băng 4G có kích thước là l8 l9 = 18 12 mm. Khe giữa anten có độ rộng s = 0,6<br />
mm. Đoạn mạch dải cấp nguồn có chiều dài lf = 27 mm, có chiều rộng wf = 3,3 mm. Mặt<br />
dưới của anten là tấm kim loại đồng có kích thước W lg = 28,0 22,5 mm đóng vai trò<br />
là thành phần đất của anten. Các tham số kích thước anten như Bảng 1.<br />
<br />
Bảng 1. Tham số kích thước của anten (mm).<br />
Tham số Giá trị Tham số Giá trị Tham số Giá trị<br />
L 46 lf 27 l5 16<br />
W 28 l1 4 l6 10,65<br />
lg 22,5 l2 4,7 l7 15,5<br />
s 0,6 l3 9,4 l8 18<br />
wf 3,3 l4 13,7 l9 12<br />
<br />
2.3. Kết quả mô phỏng anten<br />
Sử dụng phần mềm mô phỏng Ansoft HFSS (phương pháp phần tử hữu hạn) để tính<br />
toán, khảo sát cấu trúc anten đề xuất. Dải tần được chọn để khảo sát từ 1,8 GHz đến 2,7<br />
GHz, bao trùm dải tần công tác của thiết bị di động 3G (1,9 GHz - 2,17 GHz) và 4G (2,55<br />
GHz - 2,65 GHz).<br />
Kết quả tính toán tham số trở kháng vào của anten được biểu diễn như Hình 2. Từ<br />
Hình 2, anten đạt được cộng hưởng tại tần số 2,0 GHz và trở kháng vào bằng 48 . Như<br />
vậy, anten phối hợp trở kháng tốt với đường truyền. Kết quả tính toán hệ số sóng đứng<br />
điện áp của anten được biểu diễn như Hình 3. Từ Hình 3, xét với hệ số sóng đứng VSWR<br />
≤ 2, anten có 2 băng thông, băng thứ nhất từ 1,84 GHz đến 2,17 GHz (bao trùm dải tần<br />
3G), băng thứ hai từ 2,41 GHz đến 2,7 GHz (bao trùm dải tần 4G). Như vậy, dải thông của<br />
anten bao trùm dải tần công tác của thiết bị di động 3G và 4G.<br />
50j<br />
25j 100j 3.0<br />
<br />
<br />
10j 250j 2.5<br />
1,84 2,17 2,41 2,70<br />
VSWR<br />
VSWR<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.0<br />
10 25 50 100 250<br />
<br />
-10j -250j 1.5<br />
2,0 GHz<br />
(48 Ω)<br />
-25j -100j 1.0<br />
1.8 1.9 2.0 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7<br />
-50j<br />
Tần số [GHz]<br />
<br />
Hình 2. Trở vào của anten. Hình 3. VSWR của anten.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 33<br />
Ra đa<br />
0 0<br />
330 4 30 Mặt phẳng xz 330 4 30<br />
0 Mặt phẳng yz 0<br />
300 -4 60 300 -4 60<br />
-8 -8<br />
-12 -12<br />
270 -16 90 270 -16 90<br />
-12 -12<br />
-8 -8<br />
240 -4 120 240 -4 120<br />
0 0<br />
210 4 150 210 4 150<br />
180 180<br />
<br />
Hình 4. Đồ thị bức xạ của anten tại 1,9 GHz. Hình 5. Đồ thị bức xạ của anten tại 2,0 GHz.<br />
0 0<br />
330 4 30 Mặt phẳng xz 330 4 30<br />
0 Mặt phẳng yz 0<br />
300 -4 60 300 -4 60<br />
-8 -8<br />
-12 -12<br />
270 -16 90 270 -16 90<br />
-12 -12<br />
-8 -8<br />
240 -4 120 240 -4 120<br />
0 0<br />
210 4 150 210 4 150<br />
180 180<br />
Hình 6. Đồ thị bức xạ của anten tại 2,17 GHz. Hình 7. Đồ thị bức xạ của anten tại 2,55 GHz.<br />
0 0<br />
330 4 30 Mặt phẳng xz 330 4 30<br />
0 Mặt phẳng yz 0<br />
300 -4 60 300 -4 60<br />
-8 -8<br />
-12 -12<br />
270 -16 90 270 -16 90<br />
-12 -12<br />
-8 -8<br />
240 -4 120 240 -4 120<br />
0 0<br />
210 4 150 210 4 150<br />
180 180<br />
<br />
Hình 8. Đồ thị bức xạ của anten tại 2,60 GHz. Hình 9. Đồ thị bức xạ của anten tại 2,65 GHz.<br />
Đồ thị bức xạ của anten trong mặt phẳng xz và mặt phẳng yz tại các tần số 1,9 GHz, 2,0<br />
GHz, 2,17 GHz, 2,55 GHz, 2,6 GHz và 2,65 GHz được biểu diễn như Hình 4, 5, 6, 7, 8 và 9.<br />
<br />
<br />
<br />
34 H. Q. Anh, N. V. Trung, N. Q. Định, "Thiết kế anten hai băng cho thiết bị cầm tay."<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Trong đó, nét liền ứng với mặt phẳng yz, nét đứt ứng với mặt phẳng xz. Thấy rằng, đồ thị<br />
bức xạ của anten tương đối đồng đều trong dải tần 3G và 4G. Trong đó, anten có bức xạ<br />
tương đối đẳng hướng trong mặt phẳng yz.<br />
Hệ số tăng ích cực đại của anten trong cả dải tần khảo sát được biểu diễn như Hình 10.<br />
Từ Hình 10, hệ số tăng ích cực đại của anten đạt giá trị lớn hơn 1,8 dBi trong dải tần 3G<br />
và đạt giá trị lớn hơn 2,2 dBi trong dải tần 4G.<br />
3.0<br />
Hệ số tăng ích cực đại [dBi]<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.5<br />
<br />
2.0<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1.0<br />
<br />
<br />
1.8 1.9 2.0 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7<br />
Tần số [GHz]<br />
Hình 10. Hệ số tăng ích cực đại của anten.<br />
<br />
2.4. Kết quả chế thử và đo kiểm anten đề xuất<br />
Từ kết quả mô phỏng, tiến hành chế tạo mẫu anten đề xuất. Cấu trúc anten sau khi chế<br />
tạo như Hình 11.<br />
Tiến hành đo kiểm các tham số của anten chế tạo bằng máy đo phân tích mạng véc-tơ.<br />
Kết quả đo và kết quả mô phỏng hệ số sóng đứng điện áp của anten được so sánh như trên<br />
Hình 12. Từ Hình 12, kết quả mô phỏng và đo thử tương đối đồng nhất và có hệ số sóng<br />
đứng điện áp của anten nhỏ hơn 2 trong cả dải tần công tác của thiết bị di động 3G và 4G.<br />
Tuy nhiên, có sự sai khác nhất định giữa kết quả đo kiểm và mô phỏng là do vật liệu chế<br />
tạo anten không đồng nhất tuyệt đối như vật liệu mô phỏng, ngoài ra còn có sự ảnh hưởng<br />
của kỹ thuật hàn nối connector. Như vậy, với kết quả như trên thì có thể sử dụng mẫu<br />
anten đề xuất cho thiết bị di động 3G và 4G.<br />
3.0<br />
Đo kiểm<br />
Mô phỏng<br />
2.5<br />
1,84 2,17 2,41 2,70<br />
VSWR<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2.0<br />
<br />
<br />
1.5<br />
<br />
<br />
1.0<br />
1.8 1.9 2.0 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7<br />
Tần số [GHz]<br />
(a) Mặt trên (b) Mặt dưới<br />
Hình 11. Cấu trúc anten chế thử. Hình 12. So sánh hệ số sóng đứng điện áp của anten.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 35, 02 - 2015 35<br />
Ra đa<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã đề xuất một cấu trúc anten hai băng cho thiết bị cầm tay và đã đạt được<br />
một số kết quả như sau:<br />
(i) Cấu trúc anten phẳng, kích thước nhỏ (46 28 mm);<br />
(ii) Băng thông của anten bao trùm được dải tần 3G và 4G, với VSWR ≤ 2;<br />
(iii) Kết quả đo kiểm tương đồng với kết quả mô phỏng;<br />
(iv) Mẫu anten đề xuất có thể sử dụng được cho thiết bị di động 3G và 4G.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. I. Ahmed, I. Shoaib, N. Shoaib, A. Rasheed, S. Shoaib, “A Printed Hybrid Loop Planar<br />
Inverted-F Antenna for Next Generation Handheld Terminals,” 2013 7th European<br />
Conference on Antennas and Propagation (2013), pp. 2044-2047.<br />
[2]. Y. Ding, Z. Du, K. Gong, and Z. Feng, “A Novel Dual-Band Printed Diversity<br />
Antenna for Mobile Terminals,” IEEE Trans. Antennas Propag., Vol. 55, No. 7<br />
(2007), pp. 2088-2096.<br />
[3]. H.M.R Nurul, P.J Soh, A.A.H Azremi, N.A Saidatul, S.R Norra, M.I Ibrahim, R.B<br />
Ahmad, “A Dual Band Planar Monopole Antenna with Inverted-M Parasitic Plane,”<br />
Asia-Pacific Conference on Applied Electromagnetics Proceedings (2007).<br />
[4]. M.N. Shakib, M.T. Islam, and N. Misran, “High gain W-shaped microtrip patch<br />
antenna,” IEICE Electronic Express, Vol.7, No. 20 (2010), pp. 2546-2551.<br />
[5]. C. H. Chang, K. L. Wong, “Penta-band one-eighth wavelength PIFA for internal<br />
mobile phone antenna,” Antennas and Propagation Society International Symposium,<br />
Charleston, South Carolin, US (2009), pp. 1-4.<br />
[6]. K. Skrivervik, J. F. Zurcher, O. Staub and J. R. Mosig, “PCS antenna design: The<br />
Challenge of Miniaturization,” IEEE Antennas and Propagation Magazine, Vol. 43,<br />
No. 4 (2001).<br />
[7]. C. A. Balanis, Antenna theory analysis and design, John Wiley & Sons, New Jersey,<br />
US (2005).<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE DESIGN OF A DUAL BAND ANTENNA FOR PORTABLE DEVICES<br />
<br />
In this paper, a patch antenna with the size of 46 28 mm is proposed. The<br />
antenna works on 3G and 4G bands with the VSWR 2. The simulation<br />
program is used to optimize the antenna structure, calculate, and measure the<br />
antenna parameters in order to verify its applicability for portable devices.<br />
Keywords: Dual band antenna, Patch antenna, Portable device.<br />
<br />
Nhận bài ngày 09 tháng 12 năm 2014<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 01 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 02 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐTDĐ: 0983006616. Email: haquocanh1812@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
36 H. Q. Anh, N. V. Trung, N. Q. Định, "Thiết kế anten hai băng cho thiết bị cầm tay."<br />