JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0267<br />
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 151-158<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
THIẾT KẾ BÀI HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM THEO LÍ THUYẾT HỌC TẬP<br />
DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM<br />
<br />
Nguyễn Văn Hạnh<br />
Khoa Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên<br />
<br />
Tóm tắt. Bài viết bàn luận về vấn đề phát triển mô hình học tập nghiệp vụ sư phạm (NVSP)<br />
dựa trên nền tảng lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb. Qua đó, đưa ra cách thiết<br />
kế bài học dựa vào mô hình học tập NVSP đã đề xuất. Thiết kế minh họa cho một bài học<br />
“trình diễn một kĩ năng dạy nghề”.<br />
Từ khóa: Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm, Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của<br />
Kolb, Nghiệp vụ sư phạm.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là một lí thuyết giáo dục hiện đại, nổi bật trong thế kỉ<br />
20, được đặt nền móng bằng các nhà giáo dục hàng đầu trên thế giới như Dewey, Vygosky, Piaget,<br />
Lewin, Kolb và các nhà giáo dục khác [1,6,8,9,10]. Trong đó, nổi bật là nghiên cứu của Kolb về lí<br />
thuyết học tập dựa vào trải nghiệm được xuất bản năm 1984 [6,7]. Trung tâm lí thuyết học tập dựa<br />
vào trải nghiệm của Kolb là một mô hình mô tả toàn diện quá trình học tập dựa vào trải nghiệm,<br />
được xem như cơ sở cho việc thiết kế bài học theo hướng tích cực hóa. Ý nghĩa của lí thuyết học tập<br />
dựa vào trải nghiệm là phát triển cho người học các kĩ năng mới dựa vào kinh nghiệm đã có nhằm<br />
giúp người học thích ứng với môi trường. Mặt khác, mục đích chính của việc dạy học NVSP là<br />
phát triển các kĩ năng dạy học (KNDH) cho sinh viên để giúp họ thực hiện thành công các nhiệm<br />
vụ của nhà giáo [2]. Vì vậy, thiết kế các bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
chính là giải pháp, con đường hữu hiệu để nâng cao chất lượng bài giảng.<br />
<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Khái quát lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
Theo Kolb (Kolb, 1984), lí thuyết học tập trải nghiệm định nghĩa: “Học tập là một quá trình,<br />
trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm. Kiến thức là kết quả từ sự<br />
kết hợp của việc nhận thức kinh nghiệm và chuyển đổi kinh nghiệm” [6]. Trong lí thuyết học tập<br />
dựa vào trải nghiệm của mình, Kolb đã phát triển một mô hình học tập phản ánh toàn diện quá<br />
trình học tập từ kinh nghiệm đã có của mỗi cá nhân (Hình 1).<br />
<br />
Ngày nhận bài: 15/07/2015. Ngày nhận đăng: 20/10/2015.<br />
Liên hệ: Nguyễn Văn Hạnh, e-mail: Hanhutehy@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
151<br />
Nguyễn Văn Hạnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb<br />
<br />
<br />
Bản chất của mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb là một vòng xoắn ốc mô tả quá<br />
trình học tập gồm bốn giai đoạn cơ bản, phù hợp với bốn phương thức học tập bao gồm: 1/ Kinh<br />
nghiệm cụ thể, 2/ Quan sát phản ánh, 3/ Khái niệm hóa trừu tượng, 4/ Thử nghiệm [3]. Học tập sẽ<br />
xuất phát từ một mâu thuẫn giữa Kinh nghiệm cụ thể và Khái niệm hóa trừu tượng, hiểu đơn giản<br />
thì đó chính là mâu thuẫn cái đã biết và cái chưa biết. Khi giải quyết mâu thuẫn này, mỗi người<br />
học có thể thích sử dụng Khái niệm hóa trừu tượng hoặc kinh nghiệm cụ thể. Người học nào thích<br />
sự bao quát, nhận thức vấn đề sẽ ưa thích “Suy nghĩ” (Thinking), trong khi người nào thích sự rõ<br />
ràng, hiểu rõ vấn đề sẽ ưa thích “Cảm xúc” (Feeling) khi bày tỏ, trình diễn một kinh nghiệm trong<br />
học tập. Hai cách thức chuyển đổi ý nghĩa đúc rút từ kinh nghiệm là Thử nghiệm và Quan sát phản<br />
ánh, người học có thể thích sử dụng Thử nghiệm hoặc Phản ánh. Người học nào thích sự mở rộng,<br />
hiểu ngoại diên vấn đề sẽ ưa thích “Làm” (Doing), trong khi người nào thích nội hàm, nội dung<br />
vấn đề sẽ ưa thích “Xem” (Watching) khi cố gắng để áp dụng ý nghĩa của trải nghiệm.<br />
2.1.1. Mô hình học tập NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
Mục đích chính của dạy học NVSP là phát triển các KNDH cho sinh viên sư phạm. Dựa<br />
trên nền tảng mô hình học tập dựa vào trải nghiệm của Kolb, chúng tôi đã phát triển một mô hình<br />
học tập NVSP nhằm phát triển các KNDH cho sinh viên (Hình 2).<br />
KNDH được phát triển nhờ sự thống nhất lí thuyết sư phạm và thực hành dạy học trong các<br />
hoạt động học tập của sinh viên. KNDH vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu/ kết của quá trình<br />
học tập. Trải qua mỗi chu trình học tập theo hình xoắc ốc, sinh viên sẽ phát triển các năng lực<br />
Hiểu, Làm và Cảm hướng đến chuẩn NVSP và tiếp tục phát triển lên cấp độ cao hơn. Sinh viên<br />
thực hiện hoạt động học tập dưới sự tổ chức, hỗ trợ, chia sẻ của giảng viên, có thể bắt đầu từ các<br />
kinh nghiệm đã có về KNDH mà họ đã quan sát giáo viên thực hành dạy học hoặc trực tiếp trải<br />
nghiệm trong suốt quá trình học tập từ mầm non cho đến đại học, qua đó liên tục quan sát, phản<br />
ánh các ảnh hưởng của hoạt động dạy học của chính mình hoặc của người khác trên người học.<br />
<br />
<br />
152<br />
Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình học tập NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm [3]<br />
<br />
<br />
Thực hiện phân tích dựa trên các lí thuyết về dạy học và học tập, từ đó đi đến việc đề xuất ý tưởng,<br />
lập kế hoạch, thiết kế dạy học và thực hiện cho lần sau. Như vậy, sau mỗi một chu trình, người học<br />
đã củng cố và phát triển kĩ năng dạy học cho chính bản thân mình. Việc học tập liên tục được lặp<br />
lại theo chu trình như vậy sẽ rèn luyện cho sinh viên thói quen học tập suốt đời để thích ứng với<br />
công việc luôn thay đổi.<br />
2.1.2. Thiết kế bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
Thiết kế bài học là một nhiệm vụ của giáo viên, giảng viên trước khi lên lớp, nó thường<br />
bao gồm các nội dung là: Thiết kế mục tiêu, thiết kế nội dung học tập, thiết kế hoạt động học tập,<br />
thiết kế hoạt động dạy học, thiết kế phương tiện và nguồn lực vật chất [4] [5]. Có thể hiểu, thiết kế<br />
bài học theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là một quá trình, trong đó, giảng viên thiết kế<br />
một môi trường học tập liên quan đến chủ đề bài học mà cho phép sinh viên học tập dựa vào kinh<br />
nghiệm đã có thông qua sự trải nghiệm của cá nhân. Việc thiết kế bài học thường tuân thủ theo<br />
quy trình sau:<br />
Bước 1: Thiết kế mục tiêu học tập<br />
Bước này nhằm cụ thể hóa các năng lực của chuẩn NVSP vào trong các chủ đề/ bài học cụ<br />
thể mà sinh viên cần phải lĩnh hội. Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm không chỉ nhấn mạnh<br />
năng lực đầu ra đáp ứng chuẩn nghề nghiệp mà còn nhấn mạnh các yếu tố thúc đẩy thói quen học<br />
tập suốt đời. Giảng viên thiết kế mục tiêu học tập phải thực hiện hai vấn đề: 1/ Phản ánh năng lực<br />
đầu ra qua sự mô tả những hành vi mà sinh viên cần đạt được; 2/ Phản ánh năng lực tự học, học<br />
<br />
<br />
153<br />
Nguyễn Văn Hạnh<br />
<br />
<br />
cách học bằng sự kết hợp giữa tư duy phê phán và giải quyết vấn đề nhằm duy trì sự phát triển liên<br />
tục của kinh nghiệm. Như vậy, giảng viên không chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra (sinh viên của<br />
mình có thể làm được việc gì đó đạt theo yêu cầu) mà còn phải quan tâm đến việc sau khi kết thúc<br />
bài học, sinh viên của mình sẽ vẫn duy trì được sự suy nghĩ, hành động với bất kì công việc nào<br />
mà họ tiếp xúc trong cuộc sống.<br />
Hiện nay, có rất nhiều kĩ thuật thiết kế mục tiêu học tập khá phổ biến của Bloom, Dave,<br />
Simpson, Harrow, trong đó nổi bật là thang phân loại của Bloom với ba lĩnh vực là nhận thức<br />
(năng lực về trí tuệ), kĩ năng (năng lực vận động của con người) và thái độ (cảm xúc, tình cảm,<br />
giá trị) mà chúng ta hay gọi là kiến thức, kĩ năng và thái độ hoặc tư duy, hành động và cảm nhận.<br />
Chúng tôi cho rằng, khi vận dụng thang phân loại của Bloom để thiết kế mục tiêu cho các bài học<br />
NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm thì cần phải cụ thể hóa các hành vi học tập về<br />
kiến thức, kĩ năng và thái độ đặc trưng cho quá trình học tập dựa trên kinh nghiệm đã có của người<br />
học, hướng vào sự phản ánh bản thân và người khác, sự hành động dựa trên tri thức, học cách phát<br />
triển kinh nghiệm bản thân để học tập suốt đời. Vì vậy, mỗi bài học NVSP cần phải thiết kế được<br />
6 loại mục tiêu sau đây:<br />
Kiến thức nền tảng: Những thông tin trọng tâm, những ý tưởng và quan điểm về các sự kiện,<br />
khái niệm, nguyên tắc, quy trình, quá trình,. . . liên quan đến chủ đề học tập NVSP mà giảng viên<br />
cần sinh viên hiểu và ghi nhớ.<br />
Áp dụng: Khả năng suy nghĩ (phê phán, sáng tạo, phân tích, tổng hợp) và áp dụng, thử<br />
nghiệm các kiến thức mới trong nhiều tình huống sư phạm, cũng như cơ hội được trải nghiệm để<br />
phát triển các KNDH quan trọng.<br />
Tích hợp: Khả năng kết nối các kiến thức mới, ý tưởng, giải pháp và áp dụng của chủ đề<br />
học tập này với các chủ đề học tập khác, giữa điều kiện vật chất của lớp học với cuộc sống công<br />
việc thực tế, giữa điều kiện của cá nhân với xã hội.<br />
Phản ánh: Sinh viên tự tìm hiểu, khám phá về khả năng của bản thân liên quan đến chủ đề<br />
học tập, từ đó đưa ra giải pháp tìm kiếm sự hỗ trợ, chia sẻ và tương tác với những người khác.<br />
Cảm xúc: Những giá trị của chủ đề học tập được sinh viên quan tâm, chấp nhận, thay đổi<br />
kinh nghiệm đã có, đưa ra những mối quan tâm mới.<br />
Học cách học: Sinh viên hiểu biết về các phương pháp tìm hiểu chủ đề học tập này, từ đó<br />
đưa các chiến lược phát triển kiến thức và kĩ năng sư phạm để tiếp tục học tập sau khi kết thúc bài<br />
học.<br />
Bước 2: Thiết kế nội dung học tập<br />
Dạy học truyền thống thường tập trung vào kiến thức, giảng viên thường mong muốn các<br />
sinh viên hiểu biết về một chủ đề nào đó, nó nhấn mạnh vào sự hiểu biết và ghi nhớ thông tin hơn<br />
là sự suy nghĩ về mình và người khác, kiến tạo kiến thức, học cách giải quyết vấn đề thực tế, rèn<br />
một thói quen để học tập suốt đời. Đó là một cách tiếp cận dạy học dễ áp dụng, tương đối phổ biến,<br />
cho phép giảng viên có làm chủ, có quyền lực tối đa trong lớp học, tuy nhiên, sinh viên học tập rất<br />
thụ động, thiếu kĩ năng nghề trong khi thừa kiến thức. Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm nhấn<br />
mạnh yếu tố kĩ năng trong mỗi chủ đề học tập, mỗi bài học thường có nội dung nghiên cứu về một<br />
hoặc một số KNDH mà sinh viên cần phải lĩnh hội.<br />
Trong đào tạo NVSP có thể hiểu, nội dung học tập là tất cả những gì sinh viên được quan<br />
sát thấy, nghe thấy, được đọc, bàn luận trong quá trình diễn ra của một tình huống sư phạm có mục<br />
<br />
154<br />
Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
<br />
<br />
đích. Giảng viên cần nghiên cứu các tài liệu liên quan, những vấn đề, tình huống sư phạm thực tiễn<br />
điển hình và quen thuộc với sinh viên để xác định những nội dung chính của bài học nhằm chuyển<br />
tải các mục tiêu học tập. Tiến hành cấu trúc nội dung học tập theo một logic nhất định thể hiện<br />
trình tự của bài học bằng học liệu cụ thể. Theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm, nội dung bài<br />
học cần đảm bảo các yêu cầu sau:<br />
+ Việc lựa chọn các nội dung học tập NVSP phải gắn liền với kinh nghiệm đã có trong cuộc<br />
sống thực của sinh viên.<br />
+ Những nội dung học tập phải thực sự gần gũi, quen thuộc với những điều kiện mà sinh<br />
viên đang có trong hiện tại để huy động vốn kinh nghiệm đã vào giải quyết vấn đề, kích thích tư<br />
duy phê phán. Những vấn đề được giảng viên thiết kế phải vừa sức với khả năng của sinh viên,<br />
khơi dậy sự chủ động tìm kiếm thông tin và những ý tưởng mới mẻ để giải quyết vấn đề đó.<br />
+ Nội dung học tập phải được mô tả sao cho sinh viên có thể hiểu biết những ứng dụng thực<br />
tiễn của nó trong cuộc sống, trong môi trường giáo dục thường ngày dựa trên vốn kinh nghiệm đã<br />
có của cá nhân.<br />
Bước 3: Thiết kế các hoạt động học tập chủ động<br />
Thiết kế hoạt động học tập chủ động là công việc của giảng viên nhằm thiết kế những hoạt<br />
động học tập theo bốn giai đoạn của mô hình học tập NVSP dựa vào trải nghiệm theo hướng phát<br />
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên. Theo mô hình học tập NVSP dựa vào trải<br />
nghiệm (Hình 2), việc học tập có thể bắt đầu từ bất cứ giai đoạn nào, tuy nhiên thường bắt đầu từ<br />
kinh nghiệm đã có về KNDH.<br />
Bốn hoạt động học tập NVSP cơ bản theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là:<br />
Trải nghiệm về KNDH: Đó là những hoạt động cho phép sinh viên thể hiện sự rung cảm,<br />
cảm xúc, kiến thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân về KNDH (chủ đề/ bài học). Nó được diễn ra<br />
bởi sự tham gia, hợp tác của cá nhân và nhóm trong các tình huống sư phạm nhằm chia sẻ các giá<br />
trị, kinh nghiệm đã có của mỗi cá nhân về chủ đề học tập. Sinh viên thực hiện các hoạt động để<br />
thu thập dữ liệu, kiểm chứng kinh nghiệm đã có, từ đó phát hiện ra những nhiệm vụ/ vấn đề cần<br />
phải nhận thức để hoàn tất công việc đó. Hoạt động này giúp sinh viên kích thích động cơ học tập,<br />
cho họ biết vì sao mình cần phải học tập.<br />
Quan sát phản ánh về sư phạm: Đó là những hoạt động quan sát cảm tính nhằm thu thập<br />
các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, mang lại cho sinh viên những biểu tượng<br />
mới. Những quan điểm cảm tính sẽ nảy sinh quá trình tư duy (phán xét, phân tích, tổng hợp, phán<br />
đoán,. . . ) để biến đổi, xử lí thông tin nhằm giải quyết vấn đề, kiến tạo tri thức cho bản thân là<br />
những khái niệm, nguyên tắc,. . . về sư phạm.<br />
Nhận thức các lí thuyết sư phạm: Đó là những hoạt động cho chức năng ứng dụng, củng cố<br />
và kiểm chứng các lí thuyết mới (khái niệm, nguyên tắc,. . . ) để thực hiện một nhiệm vụ/ công việc<br />
cụ thể. Sản phẩm của hoạt động này là những bài báo cáo, bài viết, tài liệu, mô hình lí thuyết, ý<br />
tưởng của dự án,. . . để giải quyết một công việc hoặc chứng minh vấn đề sư phạm nào đó. Hoạt<br />
động này giúp sinh viên hoàn thiện kiến thức, kĩ năng sư phạm đã lĩnh hội được.<br />
Lập kế hoạch và thử nghiệm: Đó là những hoạt động chuyển hóa những ý tưởng, giải pháp,<br />
mô hình lí thuyết,. . . để thực hiện các trải nghiệm cụ thể nhằm tự đánh giá kết quả học tập của<br />
bản thân, nhận biết những sót về KNDH của mình so với mục tiêu, chuẩn NVSP. Những hoạt động<br />
điều chỉnh hành vi để hoàn thiện KNDH giúp sinh viên nhận ra cái mới mẻ, toàn diện, đầy đủ. Sự<br />
<br />
155<br />
Nguyễn Văn Hạnh<br />
<br />
<br />
luyện tập, rèn luyện các KNDH sẽ giúp sinh viên đạt được mục tiêu học tập của bài học.<br />
Bước 4: Thiết kế hoạt động dạy học của giảng viên<br />
Tương ứng với mỗi hoạt động học tập của sinh viên đã được thiết kế, giảng viên cần thiết<br />
kế các hoạt động dạy học chính cho bản thân mình. Đó là những hoạt động lãnh đạo và quản lí<br />
người học và việc học. Bởi vì, lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm khẳng định sự tham gia học<br />
tập chủ động của sinh viên nhằm kiến tạo tri thức, được suy nghĩ, được làm nhiều chứ không phải<br />
là những hoạt động bị động để nhận những thông tin và ý tưởng từ giảng viên. Giảng viên đóng vai<br />
trò như người hướng dẫn sinh viên học tập hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu học tập. Các hoạt<br />
động dạy học của giảng viên có chức năng định hướng, khuyến khích, thuyết phục, động viên, tư<br />
vấn, hỗ trợ và tạo điều kiện để sinh viên tiến hành học tập. Cùng với đó là các hoạt động tổ chức<br />
lớp học, chỉ đạo việc học tập và đáng giá kết quả học tập của sinh viên.<br />
Bước 5: Thiết kế phương tiện, nguồn lực vật chất<br />
Đó là việc thiết kế các học liệu, phương tiện phục vụ cho việc thực hiện bài học. Bao gồm<br />
việc chuẩn bị các phương tiện luôn có ở bất cứ bài học nào như bảng, giáo trình, vở, bút, thước,. . .<br />
Tiếp đó là việc thiết kế và lựa chọn các học liệu, phương tiện cho các hoạt động học tập chủ động,<br />
hoạt động dạy học mang tính đặc thù của nội dung bài học như máy tính, mô hình, vật thật,. . .<br />
Ngoài ra, câu hỏi và phiếu bài tập cũng là những phương tiện rất hiệu quả trong các hoạt động<br />
học tập chủ động dựa trên những điều kiện thông thường như thảo luận, nghiên cứu, luyện tập, tạp<br />
chí. . .<br />
Qua những lập luận trên, chúng tôi đề xuất khung thiết kế bài học NVSP theo lí thuyết học<br />
tập dựa vào trải nghiệm (Bảng 1) làm cơ sở để các giảng viên có thể thực hiện thiết kế bài học theo<br />
mẫu này.<br />
<br />
Bảng 1. Khung thiết kế bài học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
Hoạt động học tập Học liệu,<br />
Hoạt động<br />
Trải Quan sát Nhận thức Lập kế<br />
dạy học phương<br />
Nội dung<br />
nghiệm về phản ánh về các lí thyết hoạch và thử tiện, thời<br />
KNDH sư phạm sư phạm nghiệm gian<br />
Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Phiếu bài<br />
Nội dung 1 Hoạt động 1<br />
1.1 1.2 1.3 1.4 tập 10’<br />
Hoạt động Hoạt động Hoạt động Hoạt động Thí nghiệm<br />
Nội dung 2 Hoạt động 2<br />
2.1 2.2 2.3 2.4 20’<br />
Nội dung 3 ... ... ... ... ... ...<br />
<br />
2.1.3. Thiết kế minh họa bài học “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” trong đào tạo giáo viên<br />
kĩ thuật<br />
1. Mục tiêu học tập<br />
Kiến thức nền tảng: Lập kế hoạch và chuẩn bị trình diễn một kĩ năng dạy nghề có hiệu quả.<br />
Áp dụng: Trình diễn được một kĩ năng dạy nghề đảm bảo các yêu cầu sư phạm.<br />
Tích hợp: Phát triển các ý tưởng, giải pháp trình diễn các dạng kĩ năng nghề khác nhau<br />
thuộc chuyên ngành.<br />
Phản ánh: Khám phá về các kĩ năng sư phạm của bản thân khi trình diễn một kĩ năng dạy<br />
<br />
156<br />
Thiết kế bài học nghiệp vụ sư phạm theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
<br />
<br />
nghề nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ, chia sẻ của giảng viên và người khác.<br />
Cảm xúc: Ý thức được giá trị của phương pháp trình diễn một kĩ năng dạy nghề để áp dụng<br />
trong dạy học chuyên ngành của bản thân và các trình diễn của người khác.<br />
Học cách học: Rèn luyện tư duy phê phán và thử nghiệm trong các trường hợp trình diễn kĩ<br />
năng dạy nghề của bản thân và của người khác thông qua sự trải nghiệm trực tiếp hoặc gián tiếp.<br />
2. Khung thiết kế bài học “Trình diễn một kĩ năng dạy nghề”<br />
Ý tưởng sư phạm: Giảng viên giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân chuẩn bị trước một kĩ năng<br />
nghề, biên soạn trước bản hướng dẫn thực hiện quy trình, các tiêu chí đánh giá kết quả và lập kế<br />
hoạch trình diễn dạy học kĩ năng đó dựa vào kinh nghiệm đã có. Sau đó, các cá nhân thực hiện<br />
trình diễn một kĩ năng dạy nghề đã chuẩn bị trước, giảng viên tổ chức cho cá nhân và lớp thảo luận,<br />
phản ánh theo cặp về từng trường hợp trình diễn của sinh viên. Những vấn đề nảy sinh trong mỗi<br />
trường hợp trình diễn một kĩ năng dạy nghề của sinh viên sẽ được làm sáng tỏ bằng các lí thuyết<br />
sư phạm trong bài giảng của giảng viên. Từ đó, sinh viên lựa chọn phương án để giải quyết các vấn<br />
đề cho bài trình diễn của mình. Lập kế hoạch và thực hiện hoàn thiện bài trình diễn một kĩ năng<br />
dạy nghề của bản thân. Cuối cùng, giảng viên hướng dẫn người học tự nghiên cứu bằng hoạt động<br />
trải nghiệm gián tiếp bài học.<br />
<br />
Bảng 2. Khung thiết kế bài học “Trình diễn một kĩ năng dạy nghề”<br />
Hoạt động học tập Học liệu,<br />
Hoạt động<br />
Trải Quan sát Nhận thức Lập kế<br />
dạy học phương<br />
Nội dung<br />
nghiệm về phản ánh về các lí thyết hoạch và thử tiện, thời<br />
KNDH sư phạm sư phạm nghiệm gian<br />
Trải Trình diễn<br />
Xây dựng Xác định Bài giảng,<br />
nghiệm một kĩ Đánh giá<br />
mô hình lí phương án, Dạy học dựa phiếu bài<br />
trực tiếp năng dạy theo cặp về<br />
thuyết về lập kế hoạch vào nghiên tập, phiếu<br />
“Trình nghề các bài trình<br />
trình diễn và thực hiện cứu trường đánh giá<br />
diễn một kĩ thuộc diễn của<br />
một kĩ năng hoàn thiện hợp. người học -<br />
năng dạy chuyên sinh viên.<br />
dạy nghề. kĩ năng. 180’<br />
nghề”. ngành.<br />
Trải<br />
nghiệm Xem phim Phản ánh Nghiên cứu Lấy ví dụ về<br />
giám tiếp ảnh về kinh nghiệm giáo trình, kĩ năng<br />
Thảo luận Phiếu câu<br />
“Trình trình diễn thông qua tài liệu, bài nghề và lập<br />
theo lớp. hỏi - 45’<br />
diễn một kĩ mẫu trên nhật kí học giảng trên kế hoạch<br />
năng dạy internet. tập. internet. trình diễn.<br />
nghề”.<br />
<br />
<br />
Học liệu được thiết kế phục vụ cho bài “trình diễn một kĩ năng dạy nghề” gồm: Đề cương<br />
bài học trình diễn một kĩ năng dạy nghề; Các loại phiếu giao bài tập; Các loại phiếu đánh giá kết<br />
quả học tập. Các loại phiếu học tập là: Phiếu giao nhiệm vụ chuẩn bị và thực hiện trình diễn một<br />
kĩ năng dạy nghề thuộc chuyên ngành; Phiếu đánh giá quá trình thực hiện trình diễn kĩ năng dạy<br />
nghề so với chuẩn NVSP; Phiếu giao nhiệm vụ tự nghiên cứu, trải nghiệm gián tiếp. Ngoài ra, còn<br />
một số thiết bị và học liệu cơ bản khác là: Máy tính, máy chiếu projector, phim ảnh/ băng hình,<br />
thước kẻ, nhật kí học tập, bảng, bút dạ, thẻ màu, ghim, giấy A1 để thảo luận.<br />
<br />
157<br />
Nguyễn Văn Hạnh<br />
<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Dạy học NVSP là phát triển các KNDH cho sinh viên. Lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm<br />
thừa nhận sinh viên luôn có một vốn kinh nghiệm nhất định về KNDH bằng sự trải nghiệm các bài<br />
giảng của giáo viên trong suốt quá trình học tập từ mầm non cho đến đại học. Vì vậy, thiết kế bài<br />
học NVSP theo lí thuyết học tập dựa vào trải nghiệm là hướng thẳng vào việc xác lập các hành vi<br />
học tập và hành vi dạy học để phát triển các KNDH từ vốn kinh nghiệm đã có của cá nhân hướng<br />
đến chuẩn nghề nghiệp.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Clark, R. W., Threeton, M. D., & Ewing, J. C., 2010. The potential of experiential learning<br />
models and practices in career and technical education & career and technical teacher<br />
education. Journal of Career and Technical Education, Vol. 25, No. 2, Page 46-62.<br />
[2] Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Hợp, 2014. Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên thông<br />
qua học tập dựa trên kinh nghiệm. Kỉ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường sư phạm<br />
toàn quốc lần thứ 4, Đại học Hải Phòng, Nxb Đại học Sư phạm, tr. 691-696.<br />
[3] Nguyễn Hữu Hợp, Nguyễn Văn Hạnh, 2015. Các chiến lược dạy học nghiệp vụ sư phạm theo<br />
hướng tiếp cận năng lực. Tạp chí Giáo dục, Số 51 (112), tr. 40-44.<br />
[4] Đặng Thành Hưng, 2008. Thiết kế bài học nhằm tích cực hóa học tập. Tạp chí Giáo dục, Số<br />
107, tr. 6-9<br />
[5] Đặng Thành Hưng, 2013. Thiết kế bài học và tiêu chí đánh giá. Tạp chí Khoa học Giáo dục,<br />
Số 94, tr. 4-7<br />
[6] Kolb, D., 1984. Experiential learning: Experience as the source of learning and<br />
development. Englewood Cliffs, N.J: Prentice-Hall.<br />
[7] Linda H. Lewis & Carol J. Williams, 1994. Experiential Learning: Past and Present, New<br />
Directions for Adult and Continuing Education. Vol. 1994, Issue 62, pp. 5-16.<br />
[8] Phan Trọng Ngọ, 2005. Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nxb Đại học Sư<br />
phạm, Hà Nội.<br />
[9] Reginald D. Chambault (biên tập), 1974. John Dewey về giáo dục. Bản dịch của Phạm Anh<br />
Tuấn, Nxb Trẻ năm 2012, Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
[10] Svinick, M. D., & Dixon, N. M., 1987. The Kolb Model modified for classroom activities.<br />
College Teaching, Vol. 35, No. 4, pp. 141-146.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
Lessons to Improve Pedagogy Skills based on Experiential Learning Theory<br />
<br />
This article presents a development model of pedagogic learning based on Kolb’s Model of<br />
Experiential Learning in which lesson design is based on pedagogic learning and is designed to<br />
illustrate ‘performed vocational skills’.<br />
Keywords: Experiential Learning Theory, Kolb’s Model of Experiential Learning,<br />
Pedagogy skills.<br />
<br />
<br />
<br />
158<br />