intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế cảnh quan hay "làm" vườn

Chia sẻ: Văn Thị Hòa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

163
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng sáu, bảy năm gần đây trong giới thiết kế và các công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển ở châu Âu, Mỹ, Singapore, Úc. Sự quan tâm đến cảnh quan trong các công trình tại Việt Nam được chính thức dấy lên từ một trào lưu thiết kế và đầu tư đến từ các nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế cảnh quan hay "làm" vườn

  1. Thiết kế cảnh quan hay "làm" vườn Thiết kế cảnh quan là một thuật ngữ chuyên môn và là một ngành thiết kế mới xuất hiện chính thức trong khoảng sáu, bảy năm gần đây trong giới thiết kế và các công trình kiến trúc ở Việt Nam, mặc dù đây là một định nghĩa hoàn toàn không mới về nghề nghiệp và chuyên môn tại các nước phát triển ở châu Âu, Mỹ, Singapore, Úc. Sự quan tâm đến cảnh quan trong các công trình tại Việt Nam được chính thức dấy lên từ một trào lưu thiết kế và đầu tư đến từ các nước trong khu vực, đặc biệt là các công trình đến từ Singapore. Kể từ đó, chủ đầu tư có thêm mối quan tâm mới, để làm công trình đẹp và giá trị hơn. Các kiến trúc sư có thêm một lĩnh vực chuyên môn để học tập. Những người sử dụng công trình có thêm những góc không gian thú vị hơn để chiêm nghiệm và thư giãn.
  2. Khi mua căn hộ chung cư, không chỉ mua căn hộ mà cần xem xét cả không gian cảnh quan và nhiều thứ khác. Nguồn gốc sâu xa của thiết kế cảnh quan xuất phát từ việc trang trí vườn tược và công viên cho các cung điện, đền đài và các công trình tôn giáo ở châu Âu khoảng thế kỷ 17 – 18. Các công trình ở thời điểm đó mang nặng tính chất phục vụ tôn giáo và giới quý tộc nên việc thiết kế cảnh quan và vườn tược cũng không thoát khỏi sự cứng nhắc và khuôn mẫu trong triết lý thiết kế và chủ yếu xoay quanh những không gian vườn tược cho các cung điện. Khi đô thị bắt đầu phát triển và bùng nổ ra khỏi sự kiểm soát của giáo hội thì thiết kế cảnh quan mới bắt đầu có điều kiện tiếp cận đến nhiều loại không gian với tính chất và tỷ lệ kích thước khác nhau như công viên đô thị, quãng trường, đường phố,v.v. Từ khoảng giữa thế kỷ 20, thiết kế cảnh quan được chính thức nâng lên thành một định nghĩa chuyên môn nghề nghiệp ở tầm toàn cầu cùng với ngành thiết kế đô thị. Kể từ đó, thiết kế cảnh quan có nhiều cơ hội phát triển vượt bậc cùng với sự phát triển của các đô thị trên thế giới. Một cách ngắn gọn và dễ hiểu, thiết kế cảnh quan liên quan chủ yếu đến các không gian mở còn lại giữa các công trình, làm cho các không gian đó đẹp hơn nhờ các giải pháp thiết kế, xử lý không gian, xử lý các tầm nhìn và sự phối hợp tinh tế giữa các bề mặt vật liệu khác nhau. Các giải pháp thiết kế bao gồm giải pháp về cây trồng, giải pháp về điêu khắc, giải pháp về ánh sáng, giải pháp về vật dụng ngoại thất (ghế đá, trụ đèn, thùng rác...). Do rất mới về góc độ chuyên môn nghề nghiệp một cách chính thống ở Việt Nam nên tôi muốn chia sẻ những quan điểm mà tôi đã gặp phải trong quá trình làm nghề tư vấn thiết kế các dự án phát triển bất động sản ở Tp.HCM. Thiết kế cảnh quan đồng nghĩa với làm vườn?
  3. Đây là một trong những ngộ nhận rất phổ biến. Thiết kế cảnh quan ngày nay không đồng nghĩa với “làm vườn”. Tuy ở một quy mô rất nhỏ, nó có thể đồng nghĩa phần nào. Thiết kế cảnh quan hiện đại ngày nay là một nghề nghiệp chuyên môn cần sự phối hợp đa ngành trong đó giải pháp về cây trồng chỉ là một thành tố trong chuỗi cảnh quan. Như đã đề cập ở trên, thiết kế cảnh quan cần đến chuyên môn của ngành kiến trúc với các nhận thức phù hợp về không gian, thẩm mỹ, vật liệu; cần đến chuyên môn của ngành nông lâm với kiến thức về cây trồng; cần đến sự phối hợp của điêu khắc gia, các chuyên gia thiết kế tạo dáng sản phẩm (industrial design); cần đến chuyên môn của các kỹ sư hệ thống (chiếu sáng, cấp thoát nước...). Tôi nhận thấy khi cảnh quan của một dự án, đặc biệt là dự án các khu dân cư, các khu chung cư được giao cho một “nhà vườn” nào đó, nó thường vấp phải những khuyết điểm sau: • Cây trồng không phù hợp không gian và không tạo ra sự đặc trưng của không gian đó.
  4. • Trồng quá nhiều loại cây theo một cách tuỳ tiện. • Không xử lý được tính kết nối giữa kiến trúc và không gian mở xung quanh. • Không xử lý và phối hợp thẩm mỹ được các bề mặt vật liệu khác nhau: bề mặt vật liệu cứng (lối đi, sân cứng) và bề mặt vật liều mềm. Thiết kế cảnh quan đồng nghĩa với thiết kế đô thị? Thiết kế cảnh quan và thiết kế đô thị có mối quan hệ rất gần với nhau và tương đồng với nhau phần nào. Dù xét về thời điểm ra đời của chuyên môn, thì thiết kế đô thị non trẻ hơn thiết kế cảnh quan, tuy nhiên thiết kế đô thị ngày ngay có tính chất bao trùm và với những góc nhìn vĩ mô hơn. Những chuyên gia thiết kế đô thị hoàn toàn có khả năng làm tốt các thiết kế cảnh quan trong sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên môn khác nhau. Quy hoạch gia có thể làm thiết kế cảnh quan?
  5. Quy hoạch gia vẫn có thể làm thiết kế cảnh quan, tuy nhiên theo quan điểm của tôi, có lẽ sẽ không bằng các chuyên gia thiết kế đô thị bởi vì các quy hoạch gia thường được đào tạo trên một góc nhìn rất vĩ mô, hơn tầm vĩ mô của chuyên ngành thiết kế đô thị. Kiến trúc sư có thể làm thiết kế cảnh quan? Kiến trúc sư hoàn toàn có thể làm thiết kế cảnh quan ở một chừng mực và quy mô nào đó. Cũng giống như các chuyên gia thiết kế đô thị, kiến trúc sư làm thiết kế cảnh quan cũng cần có sự phối hợp giữa các chuyên ngành khác nhau. Tôi nhận định theo lẽ tự nhiên của chuyên ngành được đào tạo, kiến trúc sư làm thiết kế cảnh quan sẽ không tốt bằng chuyên gia thiết kế đô thị làm cảnh quan. Thiết kế cảnh quan chưa từng tồn tại ở Việt Nam? Thiết kế cảnh quan từng tồn tại ở Việt Nam và bắt đầu vào thời kỳ phong kiến. Thiết kế cảnh quan của ta lúc ấy đa phần gắn liền với thiết kế vườn tược của cung điện và triều đình. Nó có một sự hấp dẫn và thu hút trong cách xử lý các không gian và tầm nhìn. Ngày nay, một phần của thiết kế cảnh quan hiện đại ở nước ta có xu hướng kế thừa các tư duy và mô típ thiết kế xa xưa nhưng thổi vào đấy một hơi thở đương đại của màu sắc, hình khối và vật liệu. Trong nghề nghiệp thiết kế chuyên nghiệp ngày nay (công trình, khu dân cư hay đô thị) đòi hỏi phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên ngành thiết kế khác nhau. Trong đó có một số chuyên ngành rất mới như thiết kế cảnh quan và thiết kế đô thị. Khi đưa ra những tiêu đề trên tôi không có ý định rạch ròi hay phân biệt đúng sai giữa các chuyên ngành thiết kế với nhau mà chỉ muốn nêu ra những nhận định tốt nhất cho ngành thiết kế cảnh quan và những công trình có liên quan đến nó. Sẽ không có một rào cản nào để kiến trúc sư, hay quy hoạch gia, hay chuyên gia thiết kế đô thị hành nghề thiết kế cảnh quan cả ngoài việc học và tìm hiểu sâu thêm kiến thức chuyên môn của thiết kế cảnh quan cộng với trái tim nghệ sĩ của một nhà thiết kế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2