JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br />
Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 156-164<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0170<br />
<br />
THIẾT KẾ, CHẾ TẠO BỘ THÍ NGHIỆM XÁC ĐỊNH CHIẾT SUẤT<br />
CHẤT LỎNG VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC THEO HƯỚNG<br />
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM<br />
Hồ Sỹ Chương, Trương Văn Minh, Trần Minh Hùng, Nguyễn Thị Thu Thủy<br />
Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Đồng Nai<br />
Tóm tắt. Hiện nay, bộ thí nghiệm đo chiết suất chất lỏng sử dụng ở các trường phổ thông<br />
dựa trên hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Khi sử dụng bộ thí nghiệm này học sinh phải mất<br />
nhiều thời gian thao tác và kết quả đo có độ chính xác không cao. Trong báo cáo này, chúng<br />
tôi trình bày cách thiết kế, chế tạo thiết bị xác định chiết suất chất lỏng bằng phương pháp<br />
phản xạ toàn phần để đo chiết suất của nhiều loại chất lỏng trong suốt có độ chính xác<br />
cao. Đồng thời, chúng tôi cũng trình bày cách thức khai thác hiệu quả bộ thí nghiệm nhằm<br />
bồi dưỡng các kĩ năngtheo hướng phát triển năng lựcthực nghiệmcho học sinh trong dạy<br />
họcphần Quang hình học Vật lí 11.<br />
Từ khóa: Bộ thí nghiệm, chiết suất chất lỏng, khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần, năng<br />
lực thực nghiệm.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Từ những năm 1970, giáo dục dựa trên năng lực đã được chú trọng ở Mỹ. Ngày nay, nó đã<br />
trở thành xu hướng giáo dục quốc tế. Với hình thái này, giáo dục hướng tới việc đo lường chính<br />
xác kiến thức, kĩ năng và thái độ của người học sau khi kết thúc mỗi chương trình học [1].<br />
Sự thay đổi mục tiêu và hình thái giáo dục yêu cầu các phương pháp giảng dạy và đánh giá<br />
cũng cần có sự thay đổi. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, các phương pháp giảng dạy theo<br />
năng lực đã được áp dụng. Giảng dạy theo năng lực có thể hiểu là hướng tiếp cận tập trung vào đầu<br />
ra của quá trình dạy và học, trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như<br />
thế nào sau khi kết thúc một chương trình giáo dục [2]. Các năng lực thường được tập trung phát<br />
triển bao gồm năng lực xử lí thông tin, giải quyết vấn đề, phản biện, năng lực học tập suốt đời [3].<br />
Nó có thể được xem là những năng lực chung cần được phát triển cho học sinh (HS). Bên cạnh các<br />
năng lực chung đó, tùy theo từng lĩnh vực còn có các năng lực chuyên môn hay chuyên biệt.<br />
Những năm gần đây, để bắt kịp xu thế giáo dục của thế giới, giáo dục Việt Nam cũng đã có<br />
những biến chuyển tích cực từ chương trình giáo dụctiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người<br />
học. Ở trường phổ thông, đối với các môn khoa học tự nhiên nói chung và môn Vật lí nói riêng,<br />
việc bồi dưỡng năng lực thực nghiệm đóng vai trò quan trọng. Điều này góp phần xóa bỏ tính hàn<br />
lâm trong giáo dục, chú trọng rèn luyện các kĩ năng cho HS. Tuy vậy, việc triển khai bồi dưỡng<br />
Ngày nhận bài: 27/7/2016. Ngày nhận đăng: 22/9/2016.<br />
Liên hệ: Hồ Sỹ Chương, e-mail: hosichuong@gmail.com<br />
<br />
156<br />
<br />
Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm xác định chiết suất chất lỏng và sử dụng trong dạy học...<br />
<br />
năng lực này cho HS ở trường phổ thông vẫn gặp nhiều khó khăn. Một trong các khó khăn đó là<br />
do năng lực của giáo viên (GV) còn hạn chế và các thiết bị thí nghiệm (TN) hỗ trợ chưa nhiều.<br />
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày việc thiết kế, chế tạo bộ TN xác định chiết suất chất<br />
lỏng mới, có nhiều ưu điểm dựa trên phương pháp phản xạ toàn phần. Từ đó chúng tôi đề xuất một<br />
số định hướng áp dụng bộ thí nghiệm này vào dạy học phần Quang hình học Vật lí lớp 11 theo<br />
định hướng phát triển năng lực thực nghiệm cho HS.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Nghiên cứu, chế tạo bộ thí nghiệm đo chiết suất chất lỏng bằng phương<br />
pháp phản xạ toàn phần<br />
<br />
Cơ sở lí thuyết<br />
Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng toàn bộ ánh sáng bị phản xạ ngược trở lại môi<br />
trường cũ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.<br />
Hiện tượng phản xạ toàn phần chỉ có thể xảy ra khi ánh sáng truyền từ môi trường chiết<br />
quang sang môi trường kém chiết quang hơn và góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn, với<br />
sin(igh ) =<br />
<br />
n2<br />
n1<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Thiết kế thiết bị thí nghiệm<br />
<br />
Hình 1. Bản thiết kế bộ thí nghiệm<br />
Thiết bị được thiết kế như hình 1. Gọi chiết suất chất lỏng là n. Khi tia sáng đi từ trong chất<br />
lỏng đến mặt phân cách với không khí thì có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần. Chiếu tia<br />
laser (đỏ) vào mặt bên, trên thước tại A, tia laser bị khúc xạ tại A rồi đến bề mặt chất lỏng tại C.<br />
Tại C một phần ánh sáng bị khúc xạ ra không khí (đến gặp thành bên trái tại D), một phần phản xạ<br />
đến gặp mặt bên tại E.<br />
157<br />
<br />
Hồ Sỹ Chương, Trương Văn Minh, Trần Minh Hùng, Nguyễn Thị Thu Thủy<br />
<br />
Giả sử hiện tượng phản xạ toàn phần bắt đầu xảy ra tại C, tia khúc xạ CD đi sát mặt phân<br />
cách. Khi đó ta chứng minh được:<br />
s<br />
<br />
<br />
h1 + h2 2<br />
n= 1+<br />
(2)<br />
d<br />
Như vậy, chỉ cần điều chỉnh góc của đèn laser chiếu tới mặt bên sao cho hiện tượng phản xạ<br />
toàn phần bắt đầu xảy ra, khi đó ta đo d, h1 , h2 và áp dụng công thức (4) thìsẽ tính được chiết suất<br />
của chất lỏng.<br />
Sai số của thiết bị<br />
Từ công thức (2), bình phương và lấy vi phân toàn phần hai vế ta được<br />
<br />
<br />
h1 + h2<br />
h1 + h2<br />
dn<br />
=<br />
d(d)<br />
(3)<br />
dh1 + dh2 −<br />
n<br />
d2 n2<br />
d<br />
Thay dấu vi phân “d” thành dấu sai số “∆” và lấy giá trị tuyệt đối các vi phân riêng phần<br />
thì công thức (3) trở thành<br />
<br />
<br />
h1 + h2<br />
∆n<br />
h1 + h2<br />
∆h<br />
+<br />
∆h<br />
+<br />
δ=<br />
=<br />
∆d<br />
(4)<br />
1<br />
2<br />
n<br />
d<br />
d2 + (h1 + h2 )2<br />
Đặt A =<br />
<br />
h1 + h2<br />
thì A ≥ 0, khi đó<br />
d<br />
δ=<br />
<br />
Do<br />
<br />
A<br />
1<br />
(∆h1 + ∆h2 + A∆d)<br />
d (1 + A2 )<br />
<br />
(5)<br />
<br />
1<br />
(∆h1 + ∆h2 + A∆d)<br />
2d<br />
<br />
(6)<br />
<br />
A<br />
1<br />
≤ nên<br />
2<br />
(1 + A )<br />
2<br />
δ≤<br />
<br />
Các chất lỏng thông thường có chiết suất trong khoảng từ 1,26 (Fluorine refrigerant R-22)<br />
đến 1,737 (Methylene iodine) [4]. Do đó, với chất lỏng thông thường thì 0, 767 ≤ A ≤ 1, 420. Từ<br />
đó<br />
1<br />
δ≤<br />
(∆h1 + ∆h2 + 1, 42∆d)<br />
(7)<br />
2d<br />
Ở bộ thí nghiệm này, độ rộng d được thiết kế là 300mm, các thước có độ chia nhỏ nhất là<br />
1mm. Do vậy khi đo h1 , h2 và d luôn gặp phải các sai số hệ thống của thước đo ∆h1 , ∆h2 , ∆d là<br />
0.5mm. Thay các số liệu trên vào (7) và không tính đến các sai số ngẫu nhiên ta được sai số tương<br />
đối hệ thống của dụng cụ là<br />
δ ≤ 0, 3%<br />
(8)<br />
<br />
Như vậy sai số tương đối hệ thống lớn nhất của dụng cụ là 0,3%. Sai số này càng bé khi d<br />
càng lớn. Hay nói cách khác, để tăng độ chính xác thì cần tăng độ rộng d của thiết bị khi chế tạo.<br />
Nếu d đạt 800mm thì sai số tương đối hệ thống lớn nhất chỉ 0,1%. Trong thực tế, khi đo h1 , h2 và<br />
dcòn gặp phải sai số ngẫu nhiên nên ∆h1 , ∆h2 , ∆d có thể đạt 1mm. Sai số tương đối khi đó gần<br />
158<br />
<br />
Thiết kế, chế tạo bộ thí nghiệm xác định chiết suất chất lỏng và sử dụng trong dạy học...<br />
<br />
bằng 0.6%. Điều cần lưu ý là khi tăng độ rộng d thì cần tăng công suất của chùm laser, bởi vì với<br />
quãng đường đi càng xa trong môi trường chất lỏng thì cường độ chùm laser bị hấp thụ và tán xạ<br />
càng lớn.<br />
Chế tạo thiết bị thí nghiệm<br />
Tiến hành chế tạo thiết bị theo thiết kế (hình 1). Vật liệu được lựa chọn phải đảm bảo trong<br />
suốt, nhẹ, bền và dễ gia công như mica. Nguồn sáng được sử dụng là loại đèn laser bán dẫn, bước<br />
sóng 650nm, công suất 5mW, đường kính chùm tia 2mm. Để điều chỉnh sao cho hiện tượng phản<br />
xạ toàn phần bắt đầu xảy ra ở bề mặt chất lỏng một cách dễ dàng và chính xác, chúng tôi đã chế tạo<br />
một giá kẹp đèn laser có thể trượt dọc theo khe nhỏ thẳng đứng và có thể quay quanh trục thẳng<br />
góc với khe. Để điều chỉnh thăng bằng, dụng cụ được thiết kế 4 vít ở chân đế. Để cân chỉnh mức<br />
chất lỏng ngang bằng với vạch số 0 ở hai thước đo, dụng cụ được thiết kế một van xả ở sát đáy<br />
bình, van có thể điều chỉnh tốc độ xả một cách dễ dàng.<br />
Hình 2 mô tả một số hình ảnh thực của bộ thí nghiệm sau khi đã hoàn thiện. Hình (a) là<br />
hình ảnh tổng thể của bộ thí nghiệm. Hình (b) là hình ảnh tia tới, tia khúc xạ và tia phản xạ tại mặt<br />
thoáng chất lỏng. Hình (c) là vị trí tia ló trên thước ở thành trái. Hình (d) là vị trí tia tới trên thước<br />
ở thành phải.<br />
<br />
Hình 2. Một số hình ảnh thực tế của bộ thí nghiệm<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Năng lực và năng lực thực nghiệm Vật lí<br />
<br />
Năng lực<br />
Có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự<br />
kết hợp của tư duy, kĩ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một<br />
cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện thành công nhiệm vụ [5]. Hay năng lực là “khả năng vận dụng<br />
những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và sự đam mê để hành động một cách phù hợp và<br />
có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống” [6].<br />
Năng lực chung/cốt lõi<br />
Theo định nghĩa của các nước có nền kinh tế phát triển (OECD), năng lực cốt lõi bao gồm<br />
những năng lực nền tảng như năng lực đọc hiểu, năng lực tính toán, năng lực giải quyết vấn đề,<br />
năng lực giao tiếp. . . Năng lực chung, cốt lõi là năng lực cơ bản cần thiết làm nền tảng để phát<br />
triển năng lực chuyên biệt.<br />
159<br />
<br />
Hồ Sỹ Chương, Trương Văn Minh, Trần Minh Hùng, Nguyễn Thị Thu Thủy<br />
<br />
Năng lực chuyên biệt/chuyên môn<br />
Năng lực chuyên biệt hay chuyên môn là năng lực đặc trưng ở những lĩnh vực nhất định, ví<br />
dụ như năng lực toán học, năng lực ngôn ngữ [7]. Năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt<br />
không tách rời mà quan hệ chặt chẽ với nhau. Có nhiều quan điểm xây dựng chuẩn các năng lực<br />
chuyên biệt trong dạy học từng môn. Các năng lực chuyên biệt có thể được xây dựng bằng cách<br />
cụ thể hóa các năng lực chung hoặc dựa trên đặc thù môn học [8]. Nếu dựa vào đặc thù môn học,<br />
người ta sẽ căn cứ theo nội dung, phương pháp nhận thức và vai trò của môn học đối với thực tiễn<br />
để đưa ra hệ thống năng lực. Có nhiều nước trên thế giới tiếp cận theo cách này. Đơn cử như ở<br />
CHLB Đức, hệ thống năng lực được phát triển theo chuẩn năng lực chuyên biệt môn Vật lí đối với<br />
HS 15 tuổi của gồm: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực thực nghiệm, năng lực<br />
quan sát, năng lực tự học, năng lực sáng tạo. . . [9].<br />
Năng lực thực nghiệm<br />
Trong từ điển Tiếng Việt khái niệm năng lực thực nghiệm được định nghĩa như sau:“Năng<br />
lực thực nghiệm là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú<br />
để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống”. Từ<br />
đó có thể định nghĩa năng lực thực nghiệm vật lí là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng thực<br />
hành trong lĩnh vực vật lí cùng với thái độ tích cực để giải quyết các vấn đề đặt ra trong thực tiễn<br />
[10].<br />
Để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm vật lí thì GV cần trang bị cho HS các kiến thức cần<br />
thiết, rèn luyện các kĩ năng thực nghiệm vật lí và hình thành thái độ tích cực cho HS. Ở đây, chúng<br />
tôi tập trung vào việc phát triển các kĩ năng thực nghiệm. Từ đó góp phần phát triển năng lực thực<br />
nghiệm cho HS.<br />
Hệ thống các kĩ năng thực nghiệm vật lí<br />
Căn cứ vào những thành tố làm nền tảng của năng lực thực nghiệm [8], chúng tôi đề xuất<br />
hệ thống các kĩ năng thực nghiệm vật lí như sau:<br />
Kĩ năng<br />
Kĩ năng lập kế<br />
hoạch TN<br />
Kĩ năng tìm<br />
hiểu, chế tạo<br />
dụng cụ TN<br />
Kĩ năng bố trí<br />
TN<br />
Kĩ năng thu<br />
thập số liệu, kết<br />
quả TN<br />
Kĩ năng xử lí số<br />
liệu, nhận xét,<br />
đánh giá<br />
<br />
160<br />
<br />
Bảng 1. Hệ thống các kĩ năng thực nghiệmvật lí<br />
Biểu hiện<br />
Xác định đúng vấn đề, mục đích TN, đề xuất và lựa chọn được phương<br />
án TN khả thi, xây dựng được tiến trình làm TN và chuẩn bị trước các<br />
bảng biểu, đồ thị cần thiết.<br />
Quan sát và mô tả được hình dạng bên ngoài của dụng cụ, tìm hiểu cấu<br />
tạo, công dụng, và cách thức sử dụng dụng cụ. Đọc, hiểu các kí hiệu, số<br />
liệu kĩ thuật và giới hạn sử dụng trên dụng cụ.<br />
Sắp xếp, lắp ráp, bố trí các dụng cụ một cách trật tự, hợp lí để việc đo<br />
đạc diễn ra đúng quy trình và bảo đảm an toàn trong khi làm TN.<br />
Thực hiệnquan sát, đo đạc và thao tác với dụng cụ TN một cách nhanh<br />
chóng và chính xác. Đọc và ghi chép các số liệu cần thiết.<br />
Rút ra được các mối quan hệ, phụ thuộc hàm số giữa các đại lượng, tính<br />
toán sai số phép đo và làm tròn kết quả TN, vẽ đồ thị... Nhận xét về kết<br />
quả phép đo và sai số thu được. Đánh giá toàn bộ tiến trình làm TN, đề<br />
xuất phương án làm giảm sai số phép đo.<br />
<br />