intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở

  1. HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0075 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 4, pp. 103-111 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THIẾT KẾ CHỦ ĐỀ VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Lê Thị Duyên Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Bài báo đề xuất quy trình thiết kế và tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở. Quy trình được xây dựng bao gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1. Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh; Giai đoạn 2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh; Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Từ quy trình này, giáo viên vận dụng để thiết kế và tổ chức hiệu quả các chủ đề nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Từ khoá: Định hướng nghề nghiệp; quy trình; hoạt động trải nghiệm; trung học cơ sở; phát triển năng lực. 1. Mở đầu Định hướng nghề nghiệp (ĐHNN) là 1 dạng đặc biệt của định hướng cá nhân bởi vì trong các loại hình hoạt động xã hội đa dạng của con người thì hoạt động nghề nghiệp đứng ở vị trí quan trọng nhất. Tác giả Schein (1978) cho rằng ĐHNN là sự “định hướng lựa chọn nghề nghiệp tương lai dựa trên việc xem xét kết hợp nhiều yếu tố như năng lực bản thân và sự tự nhận thức về những năng lực này; khả năng xác định những giá trị cơ bản và sự ý thức về động cơ và nhu cầu; từ đó ảnh hưởng đến các quyết định liên quan đến nghề nghiệp và sự hài lòng, thành công trong nghề nghiệp sau này” [1, tr.2]. Do vậy việc phát triển năng lực ĐHNN cho học sinh (HS) có ý nghĩa quan trọng và cần được thực hiện từ sớm. Phát triển năng lực ĐHNN cho HS được coi là một quá trình tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục nhằm làm biến đổi, hoàn thiện dần năng lực ĐHNN của cá nhân dựa trên việc phát triển các năng lực thành phần trong cấu trúc năng lực ĐHNN và dựa vào các yếu tố ảnh hưởng, chi phối quá trình phát triển năng lực ĐHNN; từ đó cá nhân có ĐHNN phù hợp, chính xác. Tác giả Klapwijk, Remke1, Rommes, (1999) cho rằng HS nên được giúp đỡ trong các lĩnh vực như: Tự nhận thức, nhận thức về giáo dục, nhận thức nghề nghiệp, thăm dò nghề nghiệp, lập kế hoạch nghề nghiệp và ra quyết định nghề nghiệp [2]. Để thực hiện hiệu quả việc hình thành và phát triển năng lực ĐHNN cho HS, cần phải thực hiện nhiều các hoạt động, các hình thức khác nhau để phát triển NL ĐHNN cho HS một cách hiệu quả nhất. Để phát triển NL ĐHNN cho HS, nhà trường có thể tổ chức đa dạng các hoạt động như: Tổ chức các hoạt động tư vấn hướng nghiệp cho HS; tổ chức dạy học tích hợp nội dung giáo dục Ngày nhận bài: 25/7/2022. Ngày sửa bài: 12/8/2022. Ngày nhận đăng: 1/9/2022. Tác giả liên hệ: Lê Thị Duyên. Địa chỉ e-mail: ltduyen@ued.udn.vn 103
  2. Lê Thị Duyên hướng nghiệp; tổ chức các chuyên đề giáo dục hướng nghiệp… Trong đó tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (HĐTN, HN) được coi là hình thức ưu việt được các nhà trường lựa chọn hiện nay. Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018, HĐTN, HN là hoạt động giáo dục bắt buộc với thời lượng 105 tiết/ năm do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho HS tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và hình thành, phát triển năng lực [3]. Theo yêu cầu, chương trình HĐTN, HN cấp trung học cơ sở (THCS) ngoài việc hình thành cho HS các phẩm chất như: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm; các năng lực chung như: Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được quy định trong chương trình tổng thể thì nhiệm vụ chính là hình thành và phát triển cho HS các năng lực đặc thù như: Năng lực thích ứng với cuộc sống; Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; Năng lực ĐHNN. Vì vậy HĐTN, HN là con đường chính để hình thành năng lực ĐHNN cho HS THCS. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực thiết kế và tổ chức HĐTN, HN của 156 GV đến từ 8 trường THCS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong phạm vi của đề tài cho thấy 67.0% GV THCS nhiều GV chưa nhận thức đúng về vị trí, quan điểm xây dựng chương trình; 48.1% GV chưa xác định được các năng lực đặc thù của HĐTN, HN được quy định trong chương trình; 66.9% GV còn lúng túng trong việc thực hiện các loại hình HĐTN, HN ở nhà trường và chưa có tâm thế sẵn sàng tổ chức hoạt động này; 39.8% GV còn nhầm lẫn HĐTN, HN là môn học bắt buộc và chưa rõ cách thiết kế và tổ chức hoạt động này ở nhà trường. Từ đó có thể thấy GV năng lực thiết kế và tổ chức HĐTN, HN của GV là chưa cao. Hiện nay hoạt động trải nghiệm đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên các tác giả chủ yếu tiếp cận hoạt động trải nghiệm là một hình thức tổ chức dạy học bằng trải nghiệm ở các môn học, ví dụ nghiên cứu về “Thiết kế hoạt động trải nghiệm thiên nhiên phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh cấp trung học cơ sở” của nhóm tác giả Trần Thị Gái, Kiều Thị Kính, Ngô Thị Hoàng Vân đã xác định quy trình thiết kế hoạt động trải nghiệm thiên nhiên phát triển năng lực hợp tác cho học sinh cấp THCS và đưa ra các ví dụ minh họa mô tả quy trình. Hoặc nghiên cứu “Thiết kế hoạt động trải nghiệm chủ đề sáng tạo nghệ thuật cho học sinh trung học cơ sở trong chương trình trải nghiệm hướng nghiệp” của nhóm tác giả Hoàng Công Kiên, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Đặng Thị Bích Hồng, Đỗ Thanh đã đề xuất các nguyên tắc thiết kế chủ đề; đề xuất chủ đề trải nghiệm sáng tạo nghệ thuật cho học sinh và thực nghiệm sư phạm chủ đề này để khẳng định tính khả thi trong quá trình triển khai. Tuy nhiên chưa có tác giả nghiên cứu về thiết kế và tổ chức các chủ đề HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS THCS. GV được hướng dẫn thiết kế và tổ chức được các chủ đề phát triển năng lực ĐHNN cho HS thông qua tổ chức HĐTN, HN sẽ thực hiện có hiệu quả hoạt động này trong nhà trường 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở Để thiết kế và tổ chức hiệu quả chủ đề HĐTN, HN trong phát triển năng lực ĐHNN cho HS cần thực hiện các nguyên tắc sau: - Đảm bảo đạt được yêu cầu cân đạt và mục tiêu được quy định trong chương trình HĐTN, HN: Khi thiết kế GV cần dựa vào yêu câu cần đạt được quy định trong chương trình HĐTN, HN; từ đó thiết kế chủ đề và nội dung tổ chức HĐTN, HN phù hợp. 104
  3. Thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển năng lực… - Đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả trong tổ chức HĐTN, HN: Nguyên tắc yêu cầu HĐTN, HN cần được tổ chức với phương pháp giáo dục phù hợp, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; Nội dung hoạt động cần gần gũi với HS, phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của HS. Đồng thời HĐTN, HN được thiết kế và tổ chức phụ thuộc vào không gian lớp học, trong và ngoài trường học, phụ thuộc quy mô nhóm, lớp, khối phù hợp với nội dung giáo dục địa phương và đặc điểm của từng trường. - Đảm bảo đa dạng hóa loại hình và hình thức tổ chức hoạt động: Nguyên tắc này yêu cầu HĐTN, HN được thiết kế phù hợp và thể hiện thông qua 4 loại hình hoạt động như: Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; HĐTN, HN theo chủ đề (trải nghiệm thường xuyên và trải nghiệm định kỳ); Sinh hoạt câu lạc bộ. Ngoài ra trong thiết kế và tổ chức HĐTN, HN cần tạo điều kiện cho HS được tham gia vào các hoạt động khác nhau để trải nghiệm sự đa dạng, phong phú của thực tiễn đời sống xã hội, đó là: Hoạt động có tính khám phá, hoạt động có tính thể nghiệm, tương tác, hoạt động có tính cống hiến, hoạt động có tính nghiên cứu. - Đảm bảo sự tham gia, phối hợp, liên kết của các lực lượng giáo dục: Nguyên tắc này yêu cầu cần khuyến khích sự tham gia, phối hợp của các lực lượng giáo dục khác nhau như: Giáo viên (GV) chủ nhiệm; GV bộ môn; phụ huynh HS; chính quyền địa phương... cùng tham gia vào các khâu trong tổ chức HĐTN, HN như thiết kế, tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động này nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính hiệu quả của HĐTH, HN. 2.2. Quy trình thiết kế và tổ chức chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở Để thiết kế và tố chức chủ đề HĐTN, HN nhằm phát triển NL ĐHNN cho HS THCS, cần thực hiện theo quy trình như sau 2.2.1. Giai đoạn 1: Thiết kế các chủ đề hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh Để thiết kế các chủ đề HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS THCS cần thực hiện theo quy trình sau: *Bước 1: Xác định yêu cầu cần đạt, chủ đề tổ chức HĐTN, HN - Mục tiêu: Giúp GV định hướng và xác định các yêu cầu cần đạt khi thiết kế các chủ đề và nội dung tổ chức HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS. - Cách thực hiện như sau: (1) Xác định yêu cầu cần đạt được quy định trong trong chương trình HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS: Các yêu cầu cần đạt thể hiện mức độ đạt được của HS trong các năng lực đặc thù nói chung và năng lực ĐHNN nói riêng. Từ các yêu cầu cần đạt này sẽ xác định mục tiêu, chủ đề HĐTN, HN. (2) Xác định mạch nội dung, mạch hoạt động thể hiện yêu cầu cần đạt trong chương trình HĐTN, HN, từ đó xác định nội dung hoạt động. Trong chương trình HĐTN, HN để phát triển năng lực ĐHNN cho HS, sẽ thực hiện mạch nội dung là hoạt động hướng nghiệp; trong mạch nội dung này gồm có mạch hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp và mạch hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp. (3) Xác định tên chủ đề tổ chức HĐTN, HN cho HS THCS: Từ yêu cầu cần đạt cụ thể trong khối/ lớp được thể hiện trong chương trình HĐTN, HN; GV sẽ xác định chủ đề giáo dục cho phù hợp với thực tiễn giáo dục nhà trường nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS THCS. Từ đó tiến hành đặt tên cho chủ đề giáo dục. Ví dụ: Thiết kế các chủ đề HĐTN, HN cho HS lớp 9 nhằm phát triển năng lực ĐHNN 105
  4. Lê Thị Duyên Mạch nội Yêu cầu cần đạt Tên chủ dung đề Hoạt động - Kể tên được những nghề mà mình quan tâm. Thế giới hướng - Nêu được hoạt động đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động nghề nghiệp – của những nghề mà mình quan tâm. nghiệp Hoạt động - Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm tìm hiểu những nghề mà mình quan tâm nghề - Nhận diện được những nguy hiểm có thể có và cách giữ an toàn nghiệp khi làm những nghề mà mình quan tâm *Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung chi tiết chủ đề - Mục tiêu: Nhằm xác định mục tiêu và nội dung chi tiết của chủ đề giúp định hướng GV trong tổ chức HĐTN, HN. - Cách thực hiện: Khi xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt, GV cần căn cứ vào yêu cầu cần đạt của chủ đề, căn cứ vào các phẩm chất và năng lực hiện tại của HS và căn cứ vào đặc điểm môi trường giáo dục để xác định mục tiêu và nội dung giáo dục phù hợp. Cách thức xác định mục tiêu và nội dung được thực hiện như sau: + Xác định mục tiêu: Mục tiêu cần được xác định bao gồm phẩm chất chung; năng lực chung và năng lực ĐHNN được quy định trong chương trình HĐTN, HN. Mục tiêu cần xác định cụ thể yêu cầu HS làm được gì trong hoạt động để trải nghiệm và rèn luyện, vận dụng theo yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN, HN. Ngoài ra cần có mục tiêu phù hợp với loại hình tổ chức HĐTN, HN tương ứng. Mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể, lượng hoá được và phải bao trùm được yêu cầu cần đạt của chủ đề. + Xác định nội dung chủ đề: Căn cứ vào mục tiêu của chủ đề đã được xác định, nêu cụ thể nội dung HS cần tìm hiểu trong chủ đề thực hiện được yêu cầu cần đạt trong năng lực ĐHNN. Để lựa chọn và xây dựng nội dung chi tiết của chủ đề hoạt động cần: Căn cứ vào mục tiêu, mạch nội dung và mạch hoạt động trong chương trình HĐTN, HN đã xác định; Căn cứ vào các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, đặc điểm địa phương và trình độ nhận thức, nhu cầu, hứng thú của HS để lựa chọn nội dung hoạt động cụ thể. Từ đó liệt kê cụ thể nội dung cần thực hiện trong chủ đề. Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới nghề nghiệp” đã xác định ở bước 1, mục tiêu của chủ đề được xác định như sau: Yêu cầu cần đạt Mục tiêu chủ đề Nội dung giáo được thể hiện dục của chủ trong chương đề trình HĐTN, HN - Kể tên được 1.Mục tiêu về năng lực: - Tìm hiểu về những nghề mà 1.1. Năng lực đặc thù: các nhóm nghề mình quan tâm. - Kể tên được những nghề mà mình quan tâm. nghiệp - Nêu được những - Tìm hiểu đặc - Nêu được những hoạt động đặc trưng của nghề mà hoạt động đặc điểm đặc trưng mình quan tâm. trưng, trang thiết lao động của - Trình bày được trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề bị, dụng cụ lao những nghề mà mình quan tâm. - Tìm hiểu thiết động của những nghề mà mình - Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của bị, dụng cụ lao quan tâm. người làm những nghề mà mình quan tâm. động của nghề - Nêu được những - Trình bày được những nguy hiểm có thể có và - Tìm hiểu yêu 106
  5. Thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển năng lực… phẩm chất và năng cách giữ an toàn khi làm những nghề mà mình quan cầu về phẩm lực cần có của tâm. chất và năng người làm những 1.2. Năng lực chung: Chủ đề góp phần hình thành lực cần có của nghề mà mình năng lực giao tiếp và hợp tác: người làm nghề quan tâm. - Chủ động hoàn thành phần việc được phân công, - Tìm hiểu - Nhận diện được học hỏi các thành viên trong nhóm và các nhóm bạn. những nguy những nguy hiểm hiểm có thể có 2. Về phẩm chất: Chủ đề góp phần hình thành phẩm có thể có và cách và cách giữ an chất chăm chỉ, trách nhiệm: giữ an toàn khi làm toàn khi làm - Có ý thức học tốt các môn học, nghề những nghề mà các nội dung hướng nghiệp; có mình quan tâm. hiểu biết về một nghề phổ thông * Bước 3: Xác định hình thức, phương pháp, phương tiện tổ chức HĐTN, HN Bước này sẽ xác định các loại hình tổ chức hoạt động; hình thức và phương pháp tổ chức cho phù hợp với nội dung chủ đề và đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể: - Xác định loại hình tổ chức hoạt động: Chương trình HĐTN, HN quy định loại hình tổ chức HĐTN, HN như sau: Sinh hoạt dưới cờ; Sinh hoạt lớp; Hoạt động trải nghiệm thường xuyên hoặc trải nghiệm định kỳ; Sinh hoạt câu lạc bộ. - Xác định phương thức, hình thức tổ chức hoạt động: Từ loại hình hoạt động, GV xác định phương thức, hình thức tổ chức hoạt động cho phù hợp. Chương trình HĐTN, HN được tổ chức theo 4 phương thức, hình thức hoạt động, đó là: phương thức thể nghiệm, tương tác; Phương thức khám phá; Phương thức cống hiến; Phương thức nghiên cứu. - Xác định phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động: Từ phương thức, loại hình đã xác định GV sẽ lựa chọn phương pháp, phương tiện tổ chức hoạt động tương ứng. Những phương thức và phương pháp HĐTN, HN được lựa chọn phổ biến như sau: + Phương thức thể nghiệm, tương tác: Tọa đàm, Hội nghị, Hội thảo, Diễn đàn, Giao lưu, Sân khấu hóa, Hội thi, Triển lãm, Trò chơi… + Phương thức cống hiến: Thực hành lao động, HĐ tình nguyện, thiện nguyện phục vụ cộng đồng. + Phương thức khám phá: Thực địa, thực tế, cắm trại, tham quan, du lịch… + Phương thức nghiên cứu: Dự án, nghiên cứu khoa học, hoạt động nhóm theo sở thích, câu lạc bộ…. * Bước 4: Dự kiến chuỗi hoạt động và thiết kế tiến trình các HĐTN, HN - Trên cơ sở mục tiêu và các nội dung cần thực hiện của chủ đề, GV cụ thể hóa chuỗi hoạt động của chủ đề. Chuỗi hoạt động cần thể hiện được tiến trình tổ chức HĐTN, HN gồm các hoạt động: Nhận diện, khám phá; Chiêm nghiệm, kết nối kinh nghiệm; luyện tập/ thực hành; vận dụng, mở rộng, cụ thể: + Chuỗi hoạt động nhận diện, khám phá: Giúp HS nhận diện vấn đề cần giải quyết chủ đề ĐHNN hoặc xác định rõ cách thức giải quyết vấn đề trong hoạt động tiếp theo của chủ đề. + Chuỗi hoạt động chiêm nghiệm, kết nối kinh nghiệm: Giúp HS nhìn nhận, đánh giá những gì đã trải nghiệm để khái quát hóa kinh nghiệm trong quá trình ĐHNN, từ đó rút ra bài học về cách thức giải quyết vấn đề trong quá trình ĐHNN của bản thân + Chuỗi hoạt động luyện tập/ thực hành: Nêu rõ mục tiêu vận dụng kinh nghiệm đã được hình thành và yêu cầu phát triển kĩ năng trong ĐHNN. + Chuỗi hoạt động vận dụng, mở rộng: Nêu rõ mục tiêu phát triển năng lực của HS thông qua nhiệm vụ/yêu cầu vận dụng các năng lực thành phần của năng lực ĐHNN vào thực tiễn. 107
  6. Lê Thị Duyên - Khi xác định chuỗi các hoạt động trong chủ đề HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cần lưu ý: + Xác định cụ thể các hoạt động sẽ tổ chức từ chuỗi các hoạt động. + Xác định mục tiêu của các hoạt động: Từ mục tiêu chung của kế hoạch giáo dục chủ đề, GV xác định mục tiêu cụ thể của các hoạt động tương ứng nhằm bao phủ hết mục tiêu của chủ đề và thực hiện mục tiêu chủ đề + Định hướng hình thức/phương pháp giáo dục và phương án đánh giá đáp ứng mục tiêu cụ thể của các hoạt động và mục tiêu chung của chủ đề. + Xác định thời lượng: Tùy thuộc vào thời lượng được phân bố cho cả chủ đề, dựa trên kinh nghiệm giáo dục, nội dung chủ đề, độ khó của nhiệm vụ, trình độ của HS, điều kiện cơ sở vật chất…GV có thể dự kiến được thời lượng tương ứng của từng hoạt động. Từ đó, GV thiết kế các chủ đề HĐTN, HN nhằm hình thành, phát triển năng lực ĐHNN cho HS THCS Ví dụ: Dự kiến chuỗi hoạt động sẽ thực hiện trong chủ đề “Thế giới nghề nghiệp” đã xác định ở bước 1 và dựa vào mục tiêu của chủ đề đã xác định ở bước 2 như sau: Chuỗi Hoạt động Mục tiêu hoạt động Phương pháp/ Thời Phương hoạt giáo dục phương tiên tổ gian án đánh động chức giá Nhận Hoạt động - Tạo không khí vui vẻ cho - Trò chơi 20 Câu hỏi diện/ 1. Trò chơi HS trước khi bắt đầu chủ - Tranh ảnh phút ngắn khám “Hát theo đề phá vai diễn” - Khám phá về các nhóm ngành nghề trong xã hội Kết nối Hoạt động - Kể tên được những nghề - Thảo luận 25 Kết quả kinh 2. Nghề em mà mình quan tâm. nhóm phút thảo luận nghiệm yêu - Nêu được những hoạt - Phiếu bài tập nhóm động đặc trưng của nghề - Tranh ảnh mà mình quan tâm. minh họa - Trình bày được trang thiết bị, dụng cụ lao động của những nghề mà mình quan tâm. Hoạt động - Nêu được những phẩm - Phương pháp 45 - Sản 3. Yêu cầu chất và năng lực cần có sắm vai phút phẩm của nghề của người làm những nghề - Tình huống; sắm vai mà mình quan tâm. bài test hướng của HS nghiệp - Kết quả thực hiện test của HS Hoạt động - Trình bày được những - Diễn đàn/ hội 25 Phiếu bài 4. Giữ an nguy hiểm có thể có và thi phút tập cá toàn trong cách giữ an toàn khi làm - Video, tranh nhân hoạt động những nghề mà mình quan ảnh minh họa nghề tâm. 108
  7. Thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển năng lực… nghiệp Luyện Hoạt động - Vận dụng được hiểu biết - Làm việc cá 20 Bản mô tập/ thực 6. Bản mô về đặc trưng, thiết bị, các nhân phút tả nghề hành tả nghề yêu cầu của nghề để hoàn - Chuẩn bị: Bản nghiệp nghiệp thành bản mô tả nghề mô tả nghề HS đã nghiệp em quan tâm nghề nghiệp thực hiện Vận Hoạt động - Giúp HS được trải - Trải nghiệm 1 buổi Báo cáo dụng 7. Trải nghiệm nghề nghiệp tại cơ thực tế của HS nghiệm sở sản xuất nghề địa - Kế hoạch thực sau buổi nghề tại cơ phương hiện trải sở lao động nghiệm nghề nghiệp Hoạt động - HS lập được kế hoạch - Làm việc cá 45 Bản kế 8. Lập kế phát triển bản thân trong nhân phút hoạch hoạch phát các hoạt động nghề nghiệp - Bản kế hoạch phát triển triển bản bản thân thân của HS Sau khi dự kiến chuỗi hoạt động sẽ thực hiện trong chủ đề, GV sẽ thiết kế chi tiết cho các hoạt động. Mỗi hoạt động cần đảm bảo các nội dung sau: TÊN HOẠT ĐỘNG (thời gian dự kiến) 1. Hoạt động 1:…………… a. Mục tiêu hoạt động: b. Nội dung hoạt động c. Tổ chức hoạt động: Thường gồm 4 bước: - Chuyển giao nhiệm vụ - Thực hiện nhiệm vụ - Báo cáo kết quả và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV kết luận *Bước 5. Hoàn thiện kế hoạch tổ chức HĐTN, HN chủ đề Sau khi đã thiết kế được kế hoạch HĐTN, HN chủ đề, GV cần tiến hành rà soát lại kế hoạch, từ đó có định hướng điều chỉnh và hoàn thiện kế hoạch HĐTN, HN chủ đề nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS 2.2.2. Giai đoạn 2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở Để tổ chức các chủ đề phát triển năng lực ĐHNN cho HS trong HĐTN, HN tại nhà trường; cách thức để GV thực hiện các chủ đề HĐTN, HN là: - Về thời gian tổ chức: Tổ chức trong tiết HĐTN,HN theo các loại hình như: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và hoạt động giáo dục theo chủ đề với thời lượng 105 tiết/ năm - Về quy mô tổ chức: Được thực hiện theo quy mô lớp; hoặc khối lớp - Về cách thực hiện các chủ đề thiết kế: Mỗi chủ đề được thiết kế chi tiết theo từng buổi và tuần với các mục: Mục tiêu chủ đề; chuẩn bị của GV và HS; gợi ý tổ chức hoạt động; phần đánh giá. GV có thể điều chỉnh các hoạt động trong bài/ chủ đề cho phù hợp - Về quy trình tổ chức các chủ đề HĐTN, HN: GV tổ chức các chủ đề HĐTN, HN theo quy trình sau: 109
  8. Lê Thị Duyên + Bước 1: Tổ chức chuyển giao nhiệm vụ hoạt động: Trong bước này cần thực hiện theo yêu cầu: Giới thiệu mục tiêu, yêu cầu của chủ đề nhằm định hướng hoạt động; GV giao nhiệm vụ cho HS, HS chuẩn bị, tìm tòi, trải nghiệm trước khi vào chủ đề và chuẩn bị các sản phẩm trình diễn theo yêu cầu của GV + Bước 2: Tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ hoạt động; Khuyến khích HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả. GV tổ chức hoạt động theo tiến trình, dự kiến những khó khăn mà HS có thể gặp phải kèm theo biện pháp cần hỗ trợ; dự kiến các mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu + Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: GV cần dự kiến tiến trình thảo luận, bao gồm những câu hỏi phân tích, làm rõ, phát triển kết quả thực hiện nhiệm vụ. Hình thức báo cáo phù hợp với nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục sử dụng; khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau; xử lí những tình huống sư phạm nảy sinh một cách hợp lí. Từ đó giúp HS hình thành các phẩm chất và năng lực ĐHNN theo yêu cầu. + Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ của HS; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các năng lực ĐHNN mà HS đạt được thông qua hoạt động. - GV kết luận (chuẩn hóa kiến thức, năng lực….) 2.2.3. Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh Để đánh giá kết quả tổ chức HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS, GV thực hiện theo quy trình sau: * Bước 1: Xác định mục tiêu, tiêu chí đánh giá Dựa vào mục tiêu, yêu cầu của chủ đề HĐTN, HN; GV xác định mục tiêu đánh giá và thiết kế các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với mục tiêu. * Bước 2: GV xác định và thiết kế công cụ đánh giá năng lực ĐHNN trong chủ đề HĐTN, HN Để đánh giá năng lực ĐHNN của HS thông qua tổ chức HĐTN, HN cần sử dụng các hình thức, phương pháp đánh giá hướng vào khả năng thực hiện của HS đối với hoạt động ĐHNN. Từ đó GV thiết kế công cụ đánh giá năng lực ĐHNN, một số công cụ đánh giá năng lực ĐHNN trong HĐTN, HN cho HS THCS như: Học sinh Giáo viên - Phiếu tự đánh giá - Phiếu tự đánh giá của HS - Phiếu đánh giá đồng đẳng - Kết quả câu hỏi phỏng vấn, vấn đáp - Phiếu đánh giá sản phẩm báo cáo các nhóm - Kết quả thực hiện bài test - Hồ sơ học tập - Kết quả đánh giá sản phẩm hoạt động - Các bài test (Trắc nghiệm) của HS - Sản phẩm hoạt động - Kết quả bản mô tả nghề - Bản mô tả nghề của HS - Bảng kiểm - Bảng kiểm *Bước 3: Tổ chức thực hiện đánh giá năng lực ĐHNN thông qua tổ chức HĐTN, HN cho HS THCS GV sử dụng công cụ, tổ chức thực hiện đánh giá năng lực ĐHNN của HS THCS trong HĐTN, HN và đưa ra nhận định về mức độ thực hiện năng lực của HS. Từ kết quả đánh giá, GV có kế hoạch cải tiến hoạt động giáo dục phát triển năng lực ĐHNN của HS THCS 110
  9. Thiết kế chủ đề và tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phát triển năng lực… 3. Kết luận Việc tổ chức một cách thường xuyên và hiệu quả các HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS có ý nghĩa quan trọng, giúp HS hình thành và phát triển tốt năng lực này trong việc ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp. Để thiết kế và tổ chức các chủ đề HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS, GV thực hiện theo quy trình nhất định từ: Giai đoạn 1. Thiết kế các chủ đề HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS; Giai đoạn 2. Tổ chức HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS; Giai đoạn 3. Đánh giá kết quả tổ chức HĐTN, HN nhằm phát triển năng lực ĐHNN cho HS. Việc thực hiện được theo quy trình đã đề xuất sẽ giúp nâng cao năng lực ĐHNN của HS THCS, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện hoạt động giáo dục HS trong nhà trường phổ thông Ghi chú: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng trong đề tài mã số B2019-DN03-37 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Kuijpers, M.; Meijers, F.; Gundy, C, 2011. The Relationship between Learning Environment and Career Competencies of Students in Vocational Education. Journal of Vocational Behavior, v78 n1 p21-30 Feb 2011. 10 pp. [2] Bộ GD và ĐT, 2021. Tài liệu mô đun 4 “xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trung học cơ sở - Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp” [3] Bộ GD và ĐT, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hà Nội. [4] Bộ GD và ĐT, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình giáo dục hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Hà Nội. [5] Klapwijk, Remke1, Rommes, 2009. Career orientation of secondary school students (m/f) in the Netherlands. International Journal of Technology & Design Education. Vol. 19 Issue 4, p403-418. 16p. 2 Diagrams, 2 Charts.) ABSTRACT Process of designing experience, professional activities themes capacity development of career-oriented second high school students Le Thi Duyen Faculty of Psychology – Education, University of Science and Education, The University of Da Nang The article proposes the process of designing the topic of experiential and career-oriented activities in order to develop career-oriented competencies for junior high school students. The process is built into 3 stages: Stage 1. Designing experiential and career-oriented activities topics to develop career-oriented competencies for students; Stage 2. Organizing experiential and career-oriented activities to develop students' career-oriented capacity; Stage 3. Evaluation of the results of organizing experiential and career-oriented activities in order to develop students' career-oriented capacity. From this process, teachers use it to effectively design and organize topics to develop students' career-oriented competencies. Keywords: career orientation, procedure, experiential activities, the student, junior high school. 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2