intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế chương trình môn Động vật học bậc đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

39
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết giới thiệu về nội dung và thiết kế chương trình giảng dạy môn học động vật ở bậc đại học của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giảng dạy môn khoa học tự nhiên. Kiến thức động vật học được thiết kế theo các module hệ thống khái quát, trên cơ sở phân loại tiến hóa và cấu trúc chức năng của giới động vật, nhằm phát huy tính sáng tạo của người học trong việc làm chủ các đơn vị kiến thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế chương trình môn Động vật học bậc đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên

  1. BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4 DOI: 10.15625/vap.2020.000129 THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỘNG VẬT HỌC BẬC ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG MỤC TIÊU ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN Vũ Quang Mạnh1,*, Đào Duy Trinh2, Nguyễn Hải Tiến3, Lại Thu Hiền1, Hà Trà My1 Tóm tắt: Bài báo giới thiệu về nội dung và thiết kế chương trình giảng dạy môn học động vật ở bậc đại học của Việt Nam, đáp ứng mục tiêu giảng dạy môn khoa học tự nhiên. Kiến thức động vật học được thiết kế theo các module hệ thống khái quát, trên cơ sở phân loại tiến hóa và cấu trúc chức năng của giới động vật, nhằm phát huy tính sáng tạo của người học trong việc làm chủ các đơn vị kiến thức. Từ khóa: Chức năng, Động vật học, Khoa học tự nhiên, thiết kế, tiến hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong Quyết định số 732/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt về Đề án Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Thực hiện thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành chương trình Giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động (Thủ tướng Chính phủ, 2016, Bộ Trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Môn Khoa học tự nhiên (KHTN) được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Khoa học tự nhiên là môn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, có vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở. Động vật học là ngành khoa học nghiên cứu toàn diện thế giới động vật. Động vật học gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người, nhằm bảo vệ và khôi phục vốn di truyền động vật, sử dụng động vật có lợi và hạn chế động vật gây hại. Để đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, môn KHTN được xây dựng theo hướng phát triển năng lực học sinh, tích hợp giữa các môn Vật lý, Hóa học, 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Đạihọc Quốc gia Hà Nội 3Trường Đại học Y Dược Thái Bình, tỉnh Thái Bình *Email: vqmanh@hnue.edu.vn
  2. 1050 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Sinh học và Khoa học Trái Đất (Vũ Quang Mạnh, Ngô Như Hải, 2012; Đỗ Hương Trà, 2015; Nguyễn Đức Vũ, 2016). Động vật học là một trong những nội dung sinh học cơ sở của môn KHTN, trước đây thường được dạy ở lớp 7 bậc phổ thông cơ sở (Đậu Khắc Tịnh, Vũ Quang Mạnh, 1994; Vũ Quang Mạnh, Lê Nguyên Ngật, 2003; Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang, 2006). Ở Khoa Sinh học các trường đại học của Việt Nam hiện nay, do môn động vật học được dạy theo hướng kinh điển chuyên sâu, nên sinh viên thường gặp khó khăn khi khái quát và hệ thống kiến thức sinh học trong giảng dạy tích hợp (Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học, 2001; Đinh Quang Báo, 2016; Thái Trần Bái, 2015; Đinh Quang Báo, 2016; Vũ Quang Mạnh, 2016). Bài báo giới thiệu hệ thống kiến thức động vật học được thiết kế theo các module, trên cơ sở phân loại tiến hóa và cấu trúc chức năng của giới động vật, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông của nước ta hiện nay. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chương trình môn Động vật học bậc đại học phục vụ đào tạo giáo viên giảng dạy môn khoa học tự nhiên Trung học cơ sở. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tiếp cận theo hệ thống phân chia giới của sinh vật sống Aristotle (384-322 trước CN) là nhà bác học cổ đại đầu tiên đã phân chia sinh vật sống thành hai nhóm chính, là Thực vật (Plantae) và Động vật (Animalia). Trong khoa học hệ thống học thế giới sinh vật sống được phân chia thành 4, 5, hoặc 6 và thậm chí là 8 giới sinh vật khác nhau. Được chấp nhận nhiều nhất là hệ thống phân chia sinh vật sống thành 4 hoặc 5 giới sinh vật (Whittaker, 1969; Willmer, 1990; Атанасова, 2000; Шишинъова М., 2012). Theo hệ thống phân chia bốn giới sinh vật sống ngày nay nằm trong hai Lãnh giới (Domain) gồm: 1) Lãnh giới: Sinh vật chưa có nhân hoàn chỉnh hay nhân chuẩn (Prokaryota) có một giới duy nhất, là (1) Vi khuẩn - Tảo lam, với hai phân giới, là Vi khuẩn (Bacteria) và Tảo lam (Cyanobacteria); 2) Lãnh giới Sinh vật có nhân chuẩn (Eukaryota) có 3 giới, gồm (1) Giới Nấm (Fungi), (2) Giới Thực vật (Plantae) và (3) Giới Động vật (Animalia). Theo hệ thống phân chia năm giới của Whitaker (1969) và Willmer (1990) (Whittaker, 1969; Willmer, 1990), sinh vật sống ngày nay nằm trong hai Lãnh giới (Domain): I. Lãnh giới: Sinh vật chưa có nhân chuẩn (chưa hoàn chỉnh) (I. Prokaryota): có một giới là (I) Giới sinh vật Khởi sinh (I.1. Monera). II. Lãnh giới Sinh vật có nhân chuẩn (II. Eukaryota): với 4 giới, gồm (II.1) Giới sinh vật Đơn bào hay Sinh vật nguyên sinh (Protista); (II.2) Giới Nấm (Fungi); (II.3) Giới Thực vật (Plantae) và (II.4) Giới Động vật (Animalia). 2.2.2. Tiếp cận theo cấu trúc chức năng trong phân chia các ngành Động vật Như vậy hệ thống động vật là: Thế giới – Kingdom Sinh vật sống > Lãnh giới – Domain Sinh vật có nhân chuẩn Eurocaryota > Giới Động vật -Animalia. Tiếp đó giới
  3. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1051 động vật được sắp xếp thành các ngành (Phylum). Các ngành động vật được phân chia 6 bình diện chính sau đây: 1) Cấu trúc tế bào của cơ thể động vật với 3 mức độ phát triển tiến hóa: (1) Nhóm động vật đơn bào, cơ thể cấu tạo chỉ từ một tế bào duy nhất; (2) Nhóm động vật trung gian, cơ thể đơn bào, nhưng có thể sống ở dạng tập đoàn và (3) Nhóm động vật đa bào cơ thể cấu tạo gồm nhiều tế bào. 2) Đặc điểm đối xứng của cơ thể có thể phân chia thành 5 mức độ phát triển tiến hóa: - Nhóm động vật có cấu trúc cơ thể chưa theo trục đối xứng nào; - Nhóm động vật có cấu trúc cơ thể đối xứng toả tròn; - Nhóm động vật trung gian, có cấu trúc cơ thể đối xứng hai bên trên nền toả tròn; - Nhóm động vật có cấu trúc cơ thể đối xứng hai bên; - Nhóm động vật có cấu trúc cơ thể mất đối xứng. 3) Số lượng lá phôi hình thành cơ thể động vật có thể phân chia thành 2 mức độ phát triển tiến hóa: - Động vật có cơ thể và các hệ cơ quan phát triển từ hai lá phôi; -Động vật có cơ thể và các hệ cơ quan phát triển từ ba lá phôi. 4) Tính chất thể xoang của cơ thể có thể phân chia thành 4 mức độ phát triển tiến hóa: - Cấu trúc cơ thể chưa có thể xoang; - Cấu trúc cơ thể có thể xoang nguyên sinh hay thể xoang giả; - Cấu trúc cơ thể có thể xoang chính thức; - Cấu trúc cơ thể có thể xoang chính thức và thể xoang hỗn hợp. 5) Đặc điểm chia đốt của cơ thể có thể phân chia thành 5 mức độ phát triển tiến hóa: - Cơ thể động vật chưa có sự chia đốt; - Cơ thể động vật chia đốt đồng hình; - Cơ thể động vật chia đốt dị hình với sự hình thành đầu; - Cơ thể động vật chia đốt kiểu dị hình và có miệng nguyên sinh; - Cơ thể động vật chia đốt dị hình và có miệng thứ sinh. 6) Một số đặc điểm riêng biệt của nhóm được phân biệt và tách riêng, mà các nhóm khác không hề có, như: nhóm động vật có vòi và bao vòi, nhóm có tế bào thích ty, có nhóm có tấm lược bơi,… 3. THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH MÔN ĐỘNG VẬT HỌC 3.1. Thiết kế chương trình theo hệ thống phân loại Theo hệ thống phân loại tiến hóa, thì sự phân chia và hệ thống phân loại trong giảng dạy giới động vật, có thể sắp xếp như sau: 3.1.1. Động vật nguyên sinh (Protozoa) trong giới Sinh vật đơn bào (Protista) Chúng là nhóm động vật nguyên thuỷ, đơn giản nhất, với cấu trúc cơ thể chỉ là 1 tế bào duy nhất (Protozoa): Các nhóm động vật đơn bào như trùng roi (Euglena viridis), trùng giày hay trùng cỏ (Paramoecium caudatum), trùng biến hình amíp (Amoeba proteus), trùng bào tử máu (Plasmodium vivax), … 3.1.2. Động vật đa bào (Metazoa) 1) Động vật thực bào (Phagocytellozoa): Ngành Động vật hình tấm (Platozoa). 2) Động vật cận đa bào (Parazoa) là nhóm động vật với cơ thể cấu trúc đa bào, nhưng chưa ổn định: Ngành Động vật hải miên hay Thân lỗ (Porifera hay Spongia).
  4. 1052 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 3) Động vật đa bào chính thức (Eumetazoa) bậc thấp, cơ thể đối xứng toả tròn (Radiata), có 2 lá phôi (Bilobita), bao gồm các ngành động vật Ruột khoang (Coelenterata) và Sứa lược (Ctenophora). 4) Động vật đa bào chính thức bậc cao, cơ thể đối xứng hai bên (Bilateria), có 3 lá phôi (Trilobita), với 4 mức độ phát triển chính như sau: - Bài tiết kiểu nguyên đơn thận, chưa có thể xoang (Acoelomata): bao gồm các ngành Giun dẹp (Plathelminthes) và Giun vòi (Nemertini). - Bài tiết kiểu nguyên đơn thận, có thể xoang giả (Pseudocoelomata): bao gồm các ngành Giun tròn (Nematoda), Giun cước (Nematomorpha), Giun bụng lông (Gastrotricha), Trùng bánh xe (Rotatoria), Giun đầu gai (Acanthocephala). - Bài tiết kiểu hậu đơn thận, có thể xoang chính thức (Coelomata), nhưng chưa có miệng hay miệng nguyên sinh (Protostoma): bao gồm các ngành Giun đốt (Annelida), Chân khớp (Arthropoda), Thân mềm (Mollusca), Động vật hình rêu (Bryozoa), Tay cuốn (Brachyopoda) và Có móc (Onychophora). Trong nhóm tiến hoá này có động vật thân mềm (Mollusca), có một số đại diện cơ thể mất đối xứng hai bên như Chân đầu (Gastropoda), mất phân đốt, mang một số cơ quan phát triển cao, như tim, não... Nhóm côn trùng, thuộc ngành chân khớp (Insecta: Arthropoda) và nhóm chân đầu, thuộc ngành thân mềm (Cephalopoda: Mollusca) là hai nhóm động vật đa bào tiến hoá, nhưng còn mang đặc điểm chưa hoàn thiện là có miệng nguyên sinh. - Bài tiết kiểu hậu đơn thận, có thể xoang chính thức (Coelomata), với miệng thứ sinh (Deutorostoma): bao gồm các ngành Da gai (Echinoderma), Mang râu (Pogonophora), Hàm tơ (Chaetognatha), Nửa dây sống (Hemichordata) và Động vật có xương sống (Chordata). Ở ngành động vật Da gai, các cá thể trưởng thành thường có cấu trúc cơ thể kiểu tỏa tròn, nhưng là kiểu tỏa tròn thứ sinh, còn tổ tiên của chúng và ở giai đoạn phát triển phôi vẫn có cấu trúc kiểu đối xứng hai bên. 3.2. Thiết kế chương trình theo hệ thống tiến hóa 3.2.1. Giới thiệu và mô tả quá trình phát triển phôi ở động vật sinh sản hữu tính 1) Khái niệm: Phát triển phôi, tế bào sinh dục đực và cái, noãn châu đồng hoàng, trung hoàng và dị hoàng; 2) Phân cắt trứng hoàn toàn: Khái niệm, phân cắt hoàn toàn đều và không đều; phân cắt hoàn toàn phóng xạ và xoắn ốc. Phân cắt trứng không hoàn toàn: Khái niệm; phân cắt không hoàn toàn hình đĩa và bề mặt. Phôi tang hay khối tế bào hình quả dâu (Morula), Phôi nang (Blastula) hay xoang nguyên thuỷ (Phôi xoang). 3) Phôi vị hay phôi hai lá (Gastrula): Khái niệm, hình thành bằng cách lõm vào, di nhập hay phát triển phủ. 4) Lá phôi thứ ba và thể xoang cơ thể chính thức (Coelum): Khái niệm, hình thành bằng cách đoạn bào và nhóm động vật miệng nguyên thuỷ; Hình thành bằng cách lõm ruột và nhóm động vật miệng thứ sinh với thể xoang cơ thể chính thức.
  5. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1053 5) Sơ đồ 3 quá trình: Hình thành phôi nang hay xoang cơ thể nguyên thuỷ (phôi xoang); Hình thành phôi vị hay phôi hai lá; Sự hình thành lá phôi thứ ba với thể xoang cơ thể chính thức. 6) Phát triển tiếp theo của 3 lá phôi: Từ lá phôi ngoài phát triển và hình thành: Biểu bì và các cấu trúc thứ sinh của biểu bì, hệ thần kinh và giác quan, phần trước và sau của ống tiêu hoá,... Từ lá phôi giữa phát triển và hình thành: hệ cơ, bộ xương trong, thành mạch máu, hệ bài tiết, một phần hệ sinh dục,... Từ lá phôi trong phát triển và hình thành: ống tiêu hoá, các tuyến phụ tiêu hoá,... 3.2.2. Các bước tiến hoá ở động vật không xương sống 1) Sự hình thành nhóm động vật đơn bào, cơ thể là 1 tế bào duy nhất (Protozoa): Các nhóm động vật đơn bào. 2) Sự hình thành nhóm động vật gần đa bào bậc thấp cơ thể có cấu trúc đa bào chưa ổn định (nhóm Parazoa). 3) Sự hình thành nhóm động vật đa bào chính thức, cơ thể có đối xứng toả tròn, có 2 lá phôi, cấu trúc cơ thể ổn định và hoàn thiện hơn (nhóm Eumetazoa). 4) Sự hình thành nhóm động vật đa bào đối xứng hai bên, có 3 lá phôi, bài tiết kiểu nguyên đơn thận, chưa có thể xoang. 5) Sự hình thành nhóm động vật đa bào Đối xứng hai bên, có 3 lá phôi, bài tiết kiểu nguyên đơn thận, thể xoang giả. 6) Sự hình thành nhóm động vật đa bào cao: Có thể xoang, cơ thể phân đốt, bài tiết kiểu hậu đơn thận, miệng nguyên sinh. Chúng gồm: Động vật đa bào bậc cao thân mềm (Mollusca): Cơ thể mất đối xứng hai bên, mất phân đốt, một số cơ quan phát triển cao như tim, não…; Côn trùng, thuộc ngành chân khớp (Insecta: Arthropoda) và Chân đầu, thuộc ngành thân mềm (Cephalopoda: Mollusca) là hai nhóm động vật đa bào tiến hoá cao nhất, thuộc nhóm động vật Có miệng nguyên thuỷ. Tiếp đến là sự hình thành nhóm động vật đa bào tiến hoá cao nhất, cơ thể có thể xoang và miệng thứ sinh. 3.2.3. Hệ thống tiến hoá ở giới động vật (Zoa) ❖ Nhóm động vật đơn bào (Protozoa), các nhóm động vật nguyên sinh (Sinh vật đơn bào: Protista). ❖ Nhóm động vật đa bào (Zoa: Metazoa). 1) Động vật thực bào (Phagocytellozoa): Động vật hình tấm (Platozoa). 2) Động vật cận đa bào (Parazoa): Động vật thân lỗ (Porifera). 3) Động vật đa bào chính thức (Eumetazoa): Động vật đối xứng toả tròn (Radiata): Ruột khoang (Coelenterata), Sứa lược (Ctenophora). Động vật đối xứng hai bên (Bilateria), gồm Động vật đối xứng hai bên (Bilateria), chưa có thể xoang (Acoelomata): Giun dẹp (Plathelminthes), Giun vòi (Nemertini) và Động vật đối xứng hai bên (Bilateria), có thể xoang giả (Pseudocoelomata): Giun tròn (Nematoda), Giun cước (Nematomorpha), Giun bụng lông (Gastrotricha), Trùng bánh xe (Rotatoria), Giun đầu gai (Acanthocephala).
  6. 1054 BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM Động vật đối xứng hai bên (Bilateria), có thể xoang (Coelomata), miệng nguyên sinh (Protostoma): Giun đốt (Annelida), Chân khớp (Arthropoda), Thân mềm (Mollusca), Động vật hình rêu (Bryozoa), Tay cuốn (Brachyopoda), Có móc (Onychophora). Động vật đối xứng hai bên (Bilateria), có thể xoang Coelomata), miệng thứ sinh (Deutorostoma): Da gai (Echinoderma), Mang râu (Pogonophora), Hàm tơ (Chaetognatha), Nửa dây sống (Hemichordata), Động vật có xương sống (Chordata). 3.3. Thiết kế bài giảng theo ngành và lớp động vật, theo hệ cơ quan chức năng 1) Thiết kế nội dung bài giảng động vật ở các ngành động vật: - Đặc điểm chung của ngành, và giới thiệu so sánh đặc điểm tiến hoá của ngành so với nhóm trước (kém phát triển hơn) và sau (phát triển hơn); - Phân loại, hệ thống tiến hoá và quan hệ họ hàng giữa các lớp chính trong ngành; - Vai trò và tầm quan trọng của ngành. 2) Thiết kế nội dung bài giảng động vật theo các lớp động vật: - Đặc điểm chung, hình thái ngoài và nhận dạng, màu sắc, kích thước và môi trường; - Hệ thống phân loại, quan hệ họ hàng và tiến hoá; - Đặc điểm cấu tạo trong và các hệ cơ quan; - Hệ sinh dục, đặc điểm sinh sản và phát triển; - Đặc điểm sinh học đặc trưng, vai trò và tầm quan trọng. 3) Thiết kế nội dung bài giảng động vật theo nguồn gốc hình thành, sơ đố cấu tạo, phát triển và tiến hoá của sáu hệ cơ quan sau: - Hệ tiêu hoá; - Hệ tuần hoàn; - Hệ hô hấp; - Hệ bài tiết; - Hệ thần kinh và giác quan; - Hệ sinh dục và hình thức sinh sản. 4. KẾT LUẬN Thiết kế chương trình môn động vật học bậc đại học đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên giảng dạy môn Khoa học tự nhiên bảo đảm kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình môn học đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn Khoa học tự nhiên của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. Chương trình và nội dung môn động vật học được thiết kế theo các module hệ thống phân loại tiến hóa, theo cơ sở cấu trúc chức năng và theo sự phân chia các ngành và lớp động vật. TÀI LIỆU THAM KHẢO Thái Trần Bái, 2015. Động vật học Không xương sống. Nxb. Giáo dục, tr. 1-379. Đinh Quang Báo, 2016. Chương trình đào tạo giáo vên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Nxb. Đại học Sư phạm, tr. 10-86. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Trưởng BGD và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông. Chính phủ, 2016. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 29/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025”. Vũ Quang Mạnh, 2016. Đề xuất về đổi mới quản lý giáo dục đại học ở Việt Nam. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 10/2016, tr. 76-80. Vũ Quang Mạnh (chủ biên), Lê Nguyên Ngật, 2003. Hướng dẫn thực hành Sinh học 7. Nxb. Đại học Sư phạm Hà Nội, tr. 3-94.
  7. PHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1055 Vũ Quang Mạnh, Ngô Như Hải, 2012. Giảng dạy và nghiên cứu triết học trong khoa học sự sống - Nguyễn Văn Cư và Trần Đăng Sinh (Cb) “Nghiên cứu và giảng dạy Triết học trong thời đại ngày nay”. Nxb Chính trị - Hành chính. Đậu Khắc Tịnh, Vũ Quang Mạnh, 1994. Sinh học lớp 7, T. I, II. Bộ GD-ĐT - Trung tâm Công nghệ giáo dục, tr.3-80. Đặng Ngọc Thanh, Trương Quang Học, 2001. Hướng dẫn thực tập động vật không xương sống. Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 7-112. Đỗ Hương Trà, 2015. Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Quyển I: Khoa học tự nhiên. Nxb. Đại học Sư phạm, tr. 5-68. Nguyễn Quang Vinh, Trần Kiên, Nguyễn Văn Khang, 2006. Sinh học 7. Nxb. Giáo dục, tr. 4-68. Nguyễn Đức Vũ, 2016. Kết quả khảo sát Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy tích hợp môn khoa học tự nhiên ở bậc trung học. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt 10/2016, 96: 62-64. Атанасова Ю. и Славова М., 2000. Биология и здравно образование. 7 Клас. Бувест. София, pp. 45-57. Шишинъова М. и др., 2012. Илюстрован справочник по Биология. За ученици 9-12 Клас. Анубис. София, pp. 67-85. Whittaker, R. H. 1969. New Concepts of Kingdoms of Organisms. Science, 163(3863): 150-160. Willmer P., 1990. Invertebrate relationships-Patterns in Animal Evolution. Cambridge University Press, New York, pp. 1-400. DESIGN OF THE TEACHER TRAINING PROGRAM OF ZOOLOGICAL SUBJECT AT HIGHER EDUCATION MEETING THE TARGET OF THE TEACHER’S TRAINING IN THE SUBJECT OF INTEGRATED SCIENCE Vu Quang Manh1,*, Dao Duy Trinh2, Nguyen Hai Tien3, Lai Thu Hien1, Ha Tra My1 Abstract: This article introduces the content and design of the zoology curriculum for higher education in Vietnam to meet the requirements of teaching integrated natural science. The zoological module is designed according to the generalized system, based on the evolutionary classification and functional structure of the animal kingdom, in order to promote the creativity of the learner in mastering the scientific knowledge units. Keywords: Design, zoological subject, natural science subject, evolution, function. 1Hanoi National University of Education 2Vietnam National University, Hanoi 3Thai Binh University of Medicine and Pharmacy *Email: vqmanh@hnue.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
36=>0