intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế dầm bê tông cốt thép có tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn theo tiêu chuẩn Úc AS 3600:2018 và so sánh kết quả tính toán với TCVN 5574:2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Thiết kế dầm bê tông cốt thép có tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn theo tiêu chuẩn Úc AS 3600:2018 và so sánh kết quả tính toán với TCVN 5574:2018" giới thiệu quy trình và ví dụ thiết kế dầm chịu uốn có tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn theo tiêu chuẩn AS 3600:2018 và so sánh kết quả tính toán với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2018.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế dầm bê tông cốt thép có tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn theo tiêu chuẩn Úc AS 3600:2018 và so sánh kết quả tính toán với TCVN 5574:2018

  1. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 YSC4F.308 THIẾT KẾ DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP CÓ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT ĐẶT CỐT THÉP ĐƠN THEO TIÊU CHUẨN ÚC AS 3600:2018 VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VỚI TCVN 5574:2018 PHẠM CAO THANH Khoa Kỹ thuật Xây dựng, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phamcaothanh@iuh.edu.vn Tóm tắt. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông cốt thép như tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode), tiêu chuẩn Mỹ (ACI) và tiêu chuẩn Anh (BS) đang được sử dụng rất phổ biến để thiết kế kết cấu nhà cao tầng ở Việt Nam. Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông AS 3600:2018 của Úc là một tiêu chuẩn theo hệ đơn vị quốc tế (SI) và cũng không khó để áp dụng trong thiết kế, nhưng tiêu chuẩn này lại ít được sử dụng ở Việt Nam. Bài báo này giới thiệu quy trình và ví dụ thiết kế dầm chịu uốn có tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn theo tiêu chuẩn AS 3600:2018 và so sánh kết quả tính toán với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2018. Từ khoá. Dầm bê tông cốt thép, kết cấu bê tông cốt thép, AS 3600:2018, TCVN 5574:2018. DESIGN OF A SINGLY REINFORCED RECTANGULAR SECTION ACCORDING TO AS 3600:2018 AND COMPARE THE CALCULATION RESULTS WITH TCVN 5574:2018 Abstract. The standards of design of reinforced concrete, such as European Standard (Eurocode), American Standard (ACI) and British Standard (BS) are often used to design for the buildings in Vietnam. The Australian Standard AS 3600:2018 Concrete Structures is a standard that in the International System of Units (SI) and it is not difficult to apply for building design, but it is rarely used in Vietnam. This paper introduces the process and an example of design of beam in bending for a singly reinforced rectangular section according to AS 3600:2018 and compare the calculation results with Vietnamese Standard TCVN 5574:2018. Keywords. Reinforced concrete beam, reinforced concrete structures, AS 3600:2018, TCVN 5574:2018. 1. GIỚI THIỆU Cấu kiện chịu uốn hay dầm là một loại kết cấu không thể thiếu của một công trình xây dựng. Mỗi tiêu chuẩn thiết kế khác nhau có quy định thiết kế kết cấu dầm khác nhau. Hiện nay vì có nhiều tài liệu bằng tiếng Việt nên các tiêu chuẩn nước ngoài như Châu Âu (Eurocode), Mỹ (ACI) và Anh (BS) đang rất phổ biến ở Việt Nam. Để có thêm tài liệu tham khảo cũng như tiếp cận thêm với các tiêu chuẩn nước ngoài của các nước phát triển, bài báo này giới thiệu quy trình thiết kế dầm bê tông cốt thép chịu uốn có tiết diện hình chữ nhật đặt cốt thép đơn theo tiêu chuẩn AS 3600:2018 của tác giả Yew-Chaye Loo và Sanaul Huq Chowdhury cùng với ví dụ cụ thể và so sánh kết quả tính toán với tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5574:2018. 2. TÍNH TOÁN DẦM CHỊU UỐN CÓ TIẾT DIỆN CHỮ NHẬT ĐẶT CỐT THÉP ĐƠN THEO TIÊU CHUẨN AS 3600:2018 2.1. Quy trình tính toán dầm có tiết diện chữ nhật theo cường độ 68  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  2. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 i. Dầm có kích thước tiết diện với chiều rộng là b và chiều cao là D. Giả thiết số lớp cốt thép chịu lực chính, đường kính cốt thép đai 𝑑𝑠 , chiều dày lớp bê tông bảo vệ 𝑐, từ đó xác định được chiều cao làm việc 𝑑 của tiết diện. Cốt thép cấu tạo d D Cốt thép chịu lực chính Ast d b c Hình 1: Mặt cắt và các tham số tính toán của tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn ii. Biết được các giá trị mô men tính toán M* do tải trọng và tác động gây ra, cường độ chịu nén của bê tông ở tuổi 28 ngày 𝑓𝑐′ , loại cốt thép và cường độ chịu kéo của cốt thép 𝑓𝑠𝑦 . iii. Tính toán hàm lượng cốt thép 𝑝𝑡 : 2𝜉𝑀∗ 𝑝𝑡,𝑚𝑖𝑛 ≤ 𝑝𝑡 = 𝜉 − √𝜉 2 − ≤ 𝑝𝑎𝑙𝑙 (1) ∅𝑏𝑑2 𝑓𝑠𝑦 với: 𝛼2 𝑓𝑐′ 𝜉= (2) 𝑓𝑠𝑦 𝛼2 = 0.85 − 0.0015𝑓𝑐′ ≥ 0.67 (3) Hệ số hiệu quả của khả năng chịu mô men của cấu kiện ∅ được xác định theo Bảng 2.2.2 của tiêu chuẩn AS 3600:2018, đối với cấu kiện chỉ chịu uốn và sử dụng cốt thép nhóm N thì ∅ được xác định theo công thức sau: 13𝑘𝑢𝑜 0.65 ≤ ∅ = 1.19 − ≤ 0.85 (4) 12 𝑘𝑢 𝑑 𝑘𝑢𝑜 = (5) 𝑑𝑜 theo mục 8.1.5 của tiêu chuẩn AS 3600:2018 thì 𝑘𝑢𝑜 ≤ 0.36 𝑝𝑡 𝑓𝑠𝑦 𝑘𝑢 = (6) 𝛼2 𝛾𝑓𝑐′ trong đó: 𝑑𝑜 là khoảng cách giữa trọng tâm hợp lực của cốt thép chịu nén và cốt thép chịu kéo. 𝑑 là chiều cao làm việc của tiết diện. trường hợp dầm đặt cốt thép đơn thì 𝑑 = 𝑑𝑜 nên 𝑘𝑢𝑜 = 𝑘𝑢 . Từ công thức (1) đến công thức (6) nhận thấy rằng hàm lượng cốt thép 𝑝𝑡 là một ẩn số, nên khi tính toán cần giả thiết 𝑝𝑡 với điều kiện 𝑝𝑡,𝑚𝑖𝑛 ≤ 𝑝𝑡 ≤ 𝑝𝑎𝑙𝑙 . Hàm lượng cốt thép tối thiểu được xác định theo công thức sau:  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 69
  3. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 𝐷 2 0.2 ( ) 𝑓𝑐𝑡′ 𝑝𝑡,𝑚𝑖𝑛 ≥ 𝑑 (7) 𝑓𝑠𝑦 Hàm lượng cốt thép tối đa được xác định theo công thức sau: 𝑓𝑐′ 𝑝𝑎𝑙𝑙 = 0.4𝛼2 𝛾 (8) 𝑓𝑠𝑦 𝛾 = 0.97 − 0.0025𝑓𝑐′ ≥ 0.67 (9) Diện tích cốt thép tính toán cần thiết cho tiết diện: 𝐴𝑠𝑡 = 𝑝𝑡 𝑏𝑑 (10) iv. Kiểm tra lại khả năng chịu lực của tiết diện: ∅𝑀𝑢 ≥ 𝑀∗ (11) trong đó: ∅ là Hệ số hiệu quả của khả năng chịu mô men của cấu kiện; 𝑀𝑢 là khả năng chịu lực của tiết diện; 𝑀∗ là mô men tính toán do ngoại lực gây ra cho tiết diện. Tính lại hàm lượng cốt thép với cốt thép chọn: 𝐴𝑠𝑡 𝑝𝑡 = (12) 𝑏𝑑 Tính hàm lượng cốt thép 𝑝𝐵 để kiểm tra dầm sẽ bị phá hoại dẻo hay phá hoại giòn: 𝛼2 𝛾𝑓𝑐′ 𝑘𝑢𝐵 𝑝𝐵 = (13) 𝑓𝑠𝑦 với: 600 𝑘𝑢𝐵 = (14) 600 + 𝑓𝑠𝑦 dầm sẽ bị phá hoại dẻo khi: 𝑝𝑡 < 𝑝𝐵 (15) dầm sẽ bị phá hoại giòn khi: 𝑝𝑡 > 𝑝𝐵 (16) Khả năng chịu lực của dầm khi bị phá hoại dẻo được xác định theo công thức sau: 𝑀𝑢 = 𝑝𝑡 𝑓𝑠𝑦 𝑏𝑑2 (1 − 𝜉0 ) (17) 𝑝𝑡 𝑓𝑠𝑦 𝜉0 = (18) 2𝛼2 𝑓𝑐′ hay 𝑝𝑡 𝑓𝑠𝑦 𝑀𝑢 = 𝑝𝑡 𝑏𝑑2 𝑓𝑠𝑦 (1 − ) (19) 2𝛼2 𝑓𝑐′ hay 𝐴𝑠𝑡 𝑓𝑠𝑦 𝑀𝑢 = 𝐴𝑠𝑡 𝑑𝑓𝑠𝑦 (1 − ) (20) 2𝛼2 𝑓𝑐′ 𝑏𝑑 Khả năng chịu lực của dầm khi bị phá hoại giòn được xác định theo công thức sau: 𝑎 𝑀𝑢 = 𝛼2 𝑓𝑐′ 𝑎𝑏 (𝑑 − ) (21) 2 với: √𝜇2 + 4𝜇𝛾𝑑 − 𝜇 (22) 𝑎= 2 600𝑝𝑡 𝑑 𝜇= (23) 𝛼2 𝑓𝑐′ 70  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  4. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 2.2. Ví dụ tính toán Dầm bê tông cốt thép có tiết diện 200 x 400 mm2, chịu tác dụng của mô men tính toán 𝑀∗ = 70 𝑘𝑁𝑚, sử dụng bê tông có cường độ chịu nén 𝑓𝑐′ = 25 𝑀𝑃𝑎, cốt thép sử dụng nhóm thép N có cường độ chịu kéo 𝑓𝑠𝑦 = 500 𝑀𝑃𝑎. Yêu cầu: tính toán cốt thép dọc chịu lực chính cho dầm cho trường hợp đặt cốt thép đơn? i. Tính toán cốt thép dọc chịu lực chính: Dự kiến đặt một lớp cốt thép chịu lực chính sử dụng cốt thép nhóm N có đường kính 𝑑𝑏 = 20 mm (N20), lớp bê tông bảo vệ 𝑐 = 25 𝑚𝑚, cốt thép đai có đường kính 𝑑𝑠 = 10 𝑚𝑚. Cốt thép cấu tạo 400 d Cốt thép chịu lực chính Ast 1 2 200 Hình 2: Kích thước tiết diện dầm Chiều cao làm việc của tiết diện 𝑑 được xác định như sau: 𝑑 = 𝐷 − 𝑐 − 𝑑𝑠 − 0.5𝑑𝑏 = 400 − 25 − 10 − 0.5 × 20 = 355 𝑚𝑚 Hệ số 𝛼2 được xác định theo công thức (3): 𝛼2 = 0.85 − 0.0015𝑓𝑐′ = 0.85 − 0.0015 × 25 = 0.8125 ≥ 0.67 Hệ số 𝛾 được xác định theo công thức (9): 𝛾 = 0.97 − 0.0025𝑓𝑐′ = 0.97 − 0.0025 × 25 = 0.9075 ≥ 0.67 Trong trường hợp thiếu số liệu thì tiêu chuẩn AS 3600:2018 cho phép xác định cường độ chịu kéo đơn trục của bê tông theo công thức sau: 𝑓𝑐𝑡′ = 0.6√𝑓𝑐′ (24) Tính được: 𝑓𝑐𝑡′ = 0.6 × √25 = 3 𝑀𝑃𝑎 Hàm lượng cốt thép tối thiểu 𝑝𝑡,𝑚𝑖𝑛 được xác định theo công thức (7): 𝐷 2 400 2 0.2 ( ) 𝑓𝑐𝑡′ 0.2 × ( ) ×3 𝑝𝑡,𝑚𝑖𝑛 ≥ 𝑑 = 355 = 0.0015 𝑓𝑠𝑦 500 Hàm lượng cốt thép tối đa 𝑝𝑎𝑙𝑙 được xác định theo công thức (8): 𝑓𝑐′ 25 𝑝𝑎𝑙𝑙 = 0.4𝛼2 𝛾 = 0.4 × 0.8125 × 0.9075 = 0.0147 𝑓𝑠𝑦 500 2 Giả thiết chọn 𝑝𝑡 = 3 𝑝𝑎𝑙𝑙 theo đề xuất của Darval và Brown (1976), tính được: 2 2 𝑝𝑡 = 𝑝𝑎𝑙𝑙 = × 0.0147 = 0.0098 > 𝑝𝑡,𝑚𝑖𝑛 = 0.0015 3 3 Đối với trường hợp đặt cốt thép đơn thì: 𝑝𝑡 𝑓𝑠𝑦 0.0098 × 500 𝑘𝑢𝑜 = 𝑘𝑢 = ′ = = 0.2667 𝛼2 𝛾𝑓𝑐 0.8125 × 0.9075 × 25 Xác định hệ số hiệu quả của khả năng chịu mô men của cấu kiện Ø theo công thức (4): 13 ∅ = 1.25 − × 0.2667 = 0.961 > 0.85 12  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 71
  5. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 vì ∅ = 0.961 > 0.85 nên chọn ∅ = 0.85 để tính toán. Từ công thức (19) xác định được: 𝑀∗ 70 × 106 𝑏𝑑2 = = = 19059499.63 𝑚𝑚3 𝑝𝑡 𝑓𝑠𝑦 0.0098 × 500 ∅𝑝𝑡 𝑓𝑠𝑦 (1 − ) 0.85 × 0.0098 × 500 × (1 − 2 × 0.8125 × 25) 2𝛼2 𝑓𝑐′ hay 70 × 106 200𝑑2 = = 19059499.63 𝑚𝑚3 1 500 0.85 × 0.0098 × 500 × (1 − × 0.0098 × ) 2 × 0.8125 25 tính được: 𝑑 = 308.7 𝑚𝑚 Diện tích cốt thép tính toán cần thiết được xác định theo công thức (10): 𝐴𝑠𝑡 = 𝑝𝑡 𝑏𝑑 = 0.0098 × 200 × 308.7 = 607 𝑚𝑚2 Chọn sử dụng 2N20 có diện tích cốt thép chọn là 𝐴𝑠𝑡 = 628 𝑚𝑚2 > 607 𝑚𝑚2 ii. Kiểm tra lại khả năng chịu lực của tiết diện với cốt thép chọn: Vì chọn sử dụng cốt thép đường kính 20 mm và các tham số khác đúng với giả thiết ban đầu nên chiều cao làm việc của tiết diện d = 355 mm. Từ công thức (10) tính lại hàm lượng cốt thép với cốt thép chọn: 𝐴𝑠𝑡 628 𝑝𝑡 = = = 0.0088 𝑏𝑑 200 × 355 Xác định hệ số 𝑘𝑢𝐵 theo công thức (14): 600 600 𝑘𝑢𝐵 = = = 0.545 600 + 𝑓𝑠𝑦 600 + 500 Xác định hàm lượng cốt thép 𝑝𝐵 theo công thức (14) để kiểm tra tiết diện sẽ bị phá hoại dẻo hay phá hoại giòn: 𝛼2 𝛾𝑓𝑐′ 𝑘𝑢𝐵 0.8125 × 0.9075 × 25 × 0.545 𝑝𝐵 = = = 0.0201 𝑓𝑠𝑦 500 Nhận thấy 𝑝𝑡 = 0.0088 < 𝑝𝐵 = 0.0201 nên tiết diện sẽ bị phá hoại dẻo. Tính lại hệ số hiệu quả của khả năng chịu mô men của cấu kiện ∅ = 0.99 > 0.85 nên chọn ∅ = 0.85 để tính toán. Khả năng chịu mô men của tiết diện 𝑀𝑢 được xác định theo công thức (20): 628 × 500 𝑀𝑢 = 628 × 355 × 500 × (1 − ) × 106 = 99.38 𝑘𝑁𝑚 2 × 0.8125 × 25 × 200 × 355 ∅𝑀𝑢 = 0.85 × 99.38 = 84.47 𝑘𝑁𝑚 > 𝑀∗ = 70 𝑘𝑁𝑚 Như vậy, với cốt thép dọc chịu lực chính là 2N20 dầm đủ khả năng chịu lực khi tính toán theo điều kiện về cường độ. Tuy nhiên, cần phải kiểm tra kết cấu dầm theo các điều kiện về cấu tạo, trạng thái sử dụng bình thường và chống cháy trước khi có kết luận cuối cùng. 3. SO SÁNH KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VỚI TIÊU CHUẨN TCVN 5574:2018 3.1. Kết quả tính toán cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 Sử dụng dầm có kích thước tiết diện như ở Ví dụ ở mục 2.2 để tính toán cốt thép dọc chịu lực chính theo TCVN 5574:2018 cho trường hợp dầm chữ nhật đặt cốt thép đơn, bê tông sử dụng có cấp độ bền chịu nén B45 với cường độ chịu nén tính toán 𝑅𝑏 = 25 𝑀𝑃𝑎. Vì tiêu chuẩn Việt Nam không có cốt thép có cường độ chịu kéo tính toán 𝑅𝑠 = 500 𝑀𝑃𝑎 giống như của tiêu chuẩn Úc, nên sẽ tính toán cho hai trường hợp cường độ của cốt thép: Trường hợp 1: Sử dụng cốt thép CB500-V có 𝑅𝑠 = 435 𝑀𝑃𝑎, với chiều cao làm việc giả thiết ℎ𝑜 = 355 𝑚𝑚, hệ số điều kiện làm việc của bê tông 𝛾𝑏 = 1. Tính được cốt thép 𝐴𝑠 = 481,7 𝑚𝑚2 . 72  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  6. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 Trường hợp 2: Sử dụng cốt thép CB600-V có 𝑅𝑠 = 520 𝑀𝑃𝑎, với chiều cao làm việc giả thiết ℎ𝑜 = 355 𝑚𝑚, hệ số điều kiện làm việc của bê tông 𝛾𝑏 = 1. Tính được cốt thép 𝐴𝑠 = 403 𝑚𝑚2. 3.2. So sánh kết quả tính toán cốt thép giữa hai tiêu chuẩn AS 3600:2018 và TCVN 5574:2018 Kết quả tính toán cốt thép theo tiêu chuẩn AS 3600:2018 và hai trường hợp tính toán cốt thép theo TCVN 5574:2018 được nhận xét như sau: Trường hợp 1: Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép theo TCVN 5574:2018 nhỏ hơn 13% so với cường độ chịu kéo của cốt thép theo tiêu chuẩn AS 3600:2018, nhưng kết quả tính toán cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 cho ra kết quả nhỏ hơn 20,64% so với tiêu chuẩn AS 3600:2018. Trường hợp 2: Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép theo TCVN 5574:2018 lớn hơn 4% so với cường độ chịu kéo của cốt thép theo tiêu chuẩn AS 3600:2018, nhưng kết quả tính toán cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 cho ra kết quả nhỏ hơn 33,61% so với tiêu chuẩn AS 3600:2018. 4. KẾT LUẬN Quy trình tính toán cốt thép cho trường hợp dầm có tiết diện chữ nhật đặt cốt thép đơn của hai tiêu chuẩn khác nhau. Quy trình tính toán cốt thép theo tiêu chuẩn Việt Nam đơn giản hơn của tiêu chuẩn Úc. Tiêu chuẩn Úc giả thiết chiều cao làm việc của tiết diện để tính toán lại chiều cao làm việc của tiết diện và giả thiết hàm lượng cốt thép để tính toán cốt thép, nên cần phải chọn cốt thép và kiểm tra lại nhiều lần; khi sử dụng bài toán kiểm tra thì có phân biệt kiểm tra cho trường hợp sẽ bị phá hoại dẻo hay phá hoại giòn. Còn tiêu chuẩn Việt Nam thì giả thiết chiều cao làm việc của tiết diện rồi tính cốt thép, chọn cốt thép rồi kiểm tra lại. Kết quả tính toán cốt thép theo tiêu chuẩn AS 3600:2018 cho ra kết quả lớn hơn kết quả tính toán cốt thép theo tiêu chuẩn TCVN 5574:2018; sự chênh lệch kết quả tính toán cốt thép giữa hai tiêu chuẩn này sẽ được tìm hiểu ở những bài báo sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Khoa học và công nghệ (2018), TCVN 5574:2018: Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. [2] Council of Standards Australia (2018), AS 3600:2018: Concrete structures; [3] Bộ Khoa học và công nghệ (2008), TCVN 1651:2008: Thép cốt cho bê tông. [4] Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (1997), TCVN 6284-2:1997 (ISO 6934-2:1991): Thép cốt bê tông dự ứng lực – Phần 2: Dây kéo nguội. [5] Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (1997), TCVN 6284-4:1997 (ISO 6934-4:1991): Thép cốt bê tông dự ứng lực – Phần 4: Dảnh. [6] Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (1997), TCVN 6284-5:1997 (ISO 6934-5:1991): Thép cốt bê tông dự ứng lực – Phần 5: Thép thanh cán nóng có hoặc không xử lý tiếp. [7] Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường (1997), TCVN 6288:1997 (ISO 10544;1992): Dây thép vuốt nguội để làm cốt bê tông và sản xuất lưới thép hàn làm cốt. [8] Council of Standards Australia and Council of Standards New Zealand (2002), AS/NZS 1170.0: Structural design actions. [9] Council of Standards Australia and Council of Standards New Zealand (2001), AS/NZS 4671:2001: Steel reinforcing materials. [10] Council of Standards Australia and Council of Standards New Zealand (2006), AS/NZS 4672.1:2007, Steel prestressing materials. [11] Rusell Bridge, Andrew Wheeler (2000), Cross-section Strength of Columns Part 1: AS 3600 Design, OneSteel Reinforcing.  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 73
  7. Hội nghị Khoa học trẻ lần 4 năm 2022 (YSC2022) – IUH Ngày 14/10/2022 ISBN: 978-604-920-156-1 [12] Andrew T. Wheeler, Russell Q. Bridge (2001), “Column Axial Compressive Strength and AS 3600-2001”, Australasian Structural Engineering Conference. [13] Yew-Chaye Loo, Sanaul Huq Chowdhury (2010), Reinforced & Prestressed Concrete - Analysis and design with emphasis on the application of AS 3600-2009, Cambridge University Press, New York, United States of America. [14] Yew-Chaye Loo, Sanaul Huq Chowdhury (2019), Reinforced & Prestressed Concrete - Analysis and design with emphasis on the application of AS 3600-2018, Cambridge University Press, New York, United States of America. [15] Phan Quang Minh, Ngô Thế Phong, Nguyễn Trường Thắng, Võ Mạnh Tùng (2020), Kết cấu bê tông cốt thép – Phần cấu kiện cơ bản, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 74  2022 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0