HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 9, pp. 181-189<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0164<br />
<br />
THIẾT KẾ DẠY HỌC TÍCH HỢP TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP<br />
THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP<br />
Bùi Văn Hồng<br />
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh<br />
Tóm tắt. Dạy học tích hợp đang được triển khai rộng rãi trong hệ thống giáo dục nghề<br />
nghiệp ở nước ta. Song hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất về cấu trúc nội dung và kế<br />
hoạch dạy tích hợp. Trên cơ sở phân tích phân tích các yếu tố năng lực nghề nghiệp theo<br />
vị trí việc làm cần được phát triển cho người lao động trong quá trình dạy học, kết hợp với<br />
quá trình quan sát và trao đổi với giáo viên về hoạt động dạy học tích hợp tại một số cơ<br />
sở giáo dục nghề nghiệp, bài viết đề xuất cấu trúc nội dung và kế hoạch dạy tích hợp theo<br />
năng lực nghề nghiệp. Trong đó, một bài dạy tích hợp được thiết kế gồm một hoặc nhiều<br />
thành tố năng lực nối tiếp nhau để phát triển năng lực người học phù hợp với yêu cầu thực<br />
tế. Qua thiết kế thử nghiệm của giáo viên, bước đầu đã cho thấy được tính khả thi kết quả<br />
nghiên cứu.<br />
Từ khóa: Dạy học tích hợp; Năng lực nghề nghiệp; Kế hoạch dạy học; Giáo dục nghề<br />
nghiệp.<br />
<br />
1.<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
Với ưu điểm vượt trội là tạo ra sự liên tục trong nhận thức cho người học từ lí thuyết đến<br />
thực hành, hoặc từ phát triển kĩ năng đến ứng dụng thực tiễn [1], dạy học tích hợp đang được triển<br />
khai sử dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp (GDNN) của Việt Nam hiện nay. Cùng<br />
với sự phát triển của hệ thống GDNN nước ta, dạy học tích hợp cho đến nay đã có những cập nhật,<br />
phát triển đáng kể, đặc biệt là cơ quan quản lí nhà nước về GDNN cũng đã xây dựng được những<br />
văn bản chính thức hướng dẫn về việc lập kế hoạch và tổ chức dạy học theo hướng tích hợp [2]. Sự<br />
phát triển của dạy học tích hợp trong nhưng năm gần đây đã góp phần đáng kể trong công tác đào<br />
tạo nghề ở nước ta. Tuy nhiên, thực tế dạy học trong hệ thống GDNN ở nước ta cho thấy, hiện nay<br />
vẫn chưa có sự thống nhất với nhau giữa các cơ sở đào tạo và giữa các giáo viên trong cùng một<br />
đơn vị về cấu trúc của bài dạy tích hợp, quy trình và phương pháp dạy học tích hợp, kiểm tra đánh<br />
giá kết quả học tập của học sinh trong dạy học tích hợp. Điều này được thể hiện rất rõ trong khâu<br />
thiết kế dạy học tích hợp của giáo viên, khâu ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động dạy học<br />
tích hợp của giáo viên trên lớp và chất lượng chất lượng của quá trình dạy học. Vì vậy, việc nghiên<br />
cứu dạy học tích hợp nói chung và thiết kế dạy học tích hợp nói riêng vẫn đang là vấn đề cấp thiết<br />
và có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong bối cảnh phát triển GDNN ở nước ta hiện nay.<br />
Ngày nhận bài: 25/4/2017. Ngày nhận đăng: 12/8/2017<br />
Liên hệ: Bùi Văn Hồng, e-mail: bvhong@yahoo.com<br />
<br />
181<br />
<br />
Bùi Văn Hồng<br />
<br />
Ở cấp độ chương trình, hệ thống đào tạo nghề kép của CHLB Đức đã khẳng định được sự<br />
thành công khi áp dụng phương pháp đào tạo tích hợp giữa học tập tại trường với học tập tại nơi<br />
làm việc. Cấu trúc của chương trình đào tạo được xây dựng dưới dạng module tích hợp, tạo ra sự<br />
linh hoạt cho người học trong việc lập kế hoạch học tập hoặc chuyển đổi chương trình học [3].<br />
Phương pháp đào tạo này cũng đang được áp dụng thành công tại Na Uy với mô hình tích hợp<br />
trong đào tạo nghề theo công thức 2 + 2 [4]. Ở cấp độ tổ chức dạy học tích hợp, Bộ Lao động –<br />
Thương binh và Xã hội (2010) đã có văn bản hướng dẫn sử dụng các biểu mẫu và quy trình biên<br />
soạn giáo án cho bài dạy tích hợp. Các biểu mẫu này đã giúp các cơ sở đào tạo và giáo viên trong<br />
hệ thống GDNN ở nước ta có thể triển khai đồng bộ được các hoạt động dạy học tích hợp từ khâu<br />
lập kế hoạch đến tổ chức dạy học [2]. Tuy nhiên, qua thực tế dạy học cho thấy, các biểu mẫu giáo<br />
án tích hợp trên vẫn còn tồn tại một số hạn chế về cấu trúc, nội dung và đặc biệt là thuật ngữ “tiểu<br />
kĩ năng” được sử dụng trong giáo án tích hợp. Sự khác nhau giữa Đề cương bài giảng và giáo án<br />
trong hồ sơ dạy học tích hợp chưa có sự phân biệt rõ ràng trong sử dụng. Những tồn tại trên đã tạo<br />
ra không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình dạy học, dẫn đến sự không thống nhất trong<br />
toàn hệ thống. Dạy học tích hợp đã được áp rộng rộng rãi trong hệ thống GDNN ở nước ta và cũng<br />
được xem là phương thức dạy học chủ đạo trong đào tạo nghề bậc sơ cấp, trung cấp và cao đẳng.<br />
Song, các nghiên cứu và công bố chính thức về dạy học tích hợp trong những năm gần đây còn rất<br />
hạn chế, nên những vấn đề còn tồn tại trong quá trình dạy học vẫn chưa được làm sáng tỏ, nhất<br />
là chưa có sự thống nhất chung trong hệ thống GDNN về lập kế hoạch và tổ chức hoạt động dạy<br />
học tích hợp. Năm 2015, Bùi Văn Hồng đã đề xuất quy trình dạy học tích hợp trong GDNN theo lí<br />
thuyết học tập trải nghiệm của Kolb (1984) gồm 5 bước: (1) Phân tích mục tiêu dạy học, xác định<br />
các chuẩn học tập cụ thể; (2) Trải nghiệm/hướng nghiệp, tạo động cơ học tập tích cực cho người<br />
học; (3) Hình thành khái niệm mới, củng cố kiến thức lí thuyết liên quan đến các kĩ năng thực<br />
hành cần luyện tập; (4) Phát triển kĩ năng/vận dụng, luyện tập tích cực theo quy trình thực hành<br />
và vận dụng năng lực đã được hình thành vào thực tế nghề nghiệp, (5) Kiểm tra đánh giá mức độ<br />
đạt mục tiêu dạy học của người học [5]. Quy trình dạy học này có thể làm cơ sở cho việc xây dựng<br />
tiến trình dạy học tích hợp của giáo viên, qua đó, lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học phù<br />
hợp với đặc điểm nội dung và đặc điểm nhận thức của người học. Kết quả nghiên cứu cũng cho<br />
thấy, dạy học tích hợp theo lí thuyết học tập trải nghiệm góp phần đem lại hiệu quả cao trong dạy<br />
học. Tuy nhiên, nghiên cứu này của tác giả chủ yếu tập trung vào phát triển mô hình và quy trình<br />
thực hiện phương pháp dạy học tích hợp, chưa đề cập đến cấu trúc và nội dung của kế hoạch dạy<br />
học tích hợp trong khâu thiết kế dạy học, khâu quan trọng của quá trình dạy học.<br />
Với mục tiêu đề xuất nội dung và quy trình trong khâu thiết kế dạy học tích hợp, bài viết<br />
này trình bày kết quả nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp, cấu trúc nội dung, kế hoạch dạy học<br />
tích hợp và ví dụ minh họa.<br />
<br />
2.<br />
2.1.<br />
<br />
Nội dung nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: phân tích cấu trúc năng lực để tìm mối quan hệ giữa yêu<br />
cầu năng lực theo vị trí việc làm với việc xác định các thành tố năng lực trong đào tạo, từ đó, đề<br />
xuất cấu trúc nội dung và kế hoạch dạy học tích hợp.<br />
- Phương pháp quan sát và phỏng vấn sâu: tiến hành dự giờ và trao đổi trực tiếp với giáo<br />
viên tại một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Miền Tây Nam<br />
Bộ để đánh giá thực trạng dạy học tích hợp hiện nay làm cơ sở thực tiễn cho đề xuất cấu trúc nội<br />
dung và kế hoạch dạy học tích hợp.<br />
182<br />
<br />
Thiết kế dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo định hướng năng lực nghề nghiệp<br />
<br />
- Phương pháp chuyên gia: gửi cấu trúc nội dung và kế hoạch dạy học tích hợp đến các giáo<br />
viên trường Cao đẳng nghề thành phố Hồ Chí Minh và Cao đẳng nghề Giao thông vận tải Trung<br />
ương III thiết kế và tổ chức dạy học thử nghiệm để đánh giá tính khả của kết quả nghiên cứu.<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Năng lực nghề nghiệp trong dạy học<br />
<br />
Năng lực có thể được hiểu là khả năng thực hiện hành vi nghề nghiệp phù hợp trong các<br />
tình huống nghề nghiệp thực tiễn. Hành vi này dựa trên sự tích hợp của kiến thức, các kĩ năng và<br />
thái độ, động cơ và tính cách của cá nhân [6, tr. 12].<br />
Trong đó:<br />
(1) Kiến thức là những hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn và lĩnh vực có liên quan khác;<br />
(2) Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức để thực hiện có kết quả cho một hoạt động nghề<br />
nghiệp;<br />
(3) Thái độ là cảm nhận hoặc ứng xử đối với công việc/nhiệm vụ hoặc với người khác.<br />
<br />
Hình 1. Mô hình năng lực [7]<br />
Trong hoạt động nghề nghiệp, thì năng lực nghề nghiệp của người lao động chính là mức<br />
độ hoàn thành công việc theo vị trí việc làm tương ứng mà người lao động phụ trách. Để có khả<br />
năng làm việc tốt, người lao động phải trang bị cho mình Kiến thức, Kĩ năng và thái độ phù hợp<br />
với yêu cầu theo từng vị trí việc làm cụ thể. Do đó, trong quá trình dạy học, người học cũng phải<br />
được rèn luyện và phát triển năng lực cá nhân dựa trên sự tích hợp của các lĩnh vực Kiến thức, Kĩ<br />
năng và thái độ tương ứng.<br />
Một mô hình năng lực khác được phát triển bởi Rudolf Tippelt & Antonio Amoros, đó là<br />
mô hình năng lực hoạt động nghề nghiệp (năng lực nghề nghiệp). Theo mô hình này, năng lực<br />
được xác định thông qua hành động và có cấu trúc bao gồm các năng lực thành phần như: năng<br />
lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể (hình 2).<br />
Trong đó:<br />
(1) Năng lực chuyên môn gồm: kiến thức, kĩ năng và hiểu biết trong lĩnh vực chuyên môn<br />
cũng như trong các lĩnh vực khác có liên quan đến nó; khả năng ứng dụng các kiến thức, kĩ năng<br />
và những hiểu biết đó trong cuộc sống thông qua các hoạt động.<br />
(2) Năng lực phương pháp: khả năng và sự sẵn sàng sử dụng thành thạo các kĩ năng, thao<br />
tác, công cụ để hoàn thành hoạt động.<br />
183<br />
<br />
Bùi Văn Hồng<br />
<br />
Hình 2. Mô hình năng lực hoạt động nghề nghiệp [8;27, 9]<br />
(3) Năng lực xã hội: nhấn mạnh đến phạm vi giao tiếp và hoạt động của con người; khả<br />
năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội.<br />
(4) Năng lực cá nhân: chính là khả năng tự đánh giá bản thân của con người trong các quan<br />
hệ, với tư cách là chủ thể hoạt động và giao lưu.<br />
Như đã phân tích trên, năng lực nghề nghiệp của người lao động chính là mức độ thể hiện<br />
và khả năng vận dụng tích hợp tất cả các thành phần năng lực ở hình 1 hoặc hình 2 như trên trong<br />
hoạt động nghề nghiệp. Đây chính là kết quả của quá trình đào tạo được thực hiện phù hợp với<br />
chuẩn năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí việc làm mà xã hội yêu cầu. Vì vậy, dạy học theo định<br />
hướng năng lực nghề nghiệp nhất thiết phải được dựa trên cơ sở tích hợp các lĩnh vực năng lực<br />
thành phần phù hợp với yêu cầu của từng vị trí nghề nghiệp, giúp người học rèn luyện và phát triển<br />
năng lực nghề nghiệp cá nhân đáp ứng nhu cầu xã hội.<br />
<br />
2.3.<br />
<br />
Cấu trúc nội dung và kế hoạch dạy học tích hợp<br />
<br />
2.3.1. Xác định mục tiêu dạy học<br />
Theo quan điểm của năng lực nghề nghiệp trong dạy học như đã phân tích ở mục 2.1, mục<br />
tiêu dạy học được xác định từ chuẩn năng lực nghề nghiệp theo từng vị trí việc làm và đảm bảo<br />
tính thống nhất từ chương trình đào tạo (CTĐT) đến từng bài/đơn vị học tập trong chương trình<br />
(hình 3), trong đó:<br />
- Năng lực nghề nghiệp theo vị trí việc làm: là những tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ<br />
và những hiểu biết và những khác do đơn vị sử dụng lao động yêu cầu đối với từng vị trí việc làm<br />
mà người lao động phụ trách. Chuẩn năng lực nghề nghiệp này được doanh nghiệp cung cấp cho<br />
nhà trường để xây dựng mục tiêu dạy học của CTĐT.<br />
- Năng lực thành phần trong năng lực nghề nghiệp: là những nhóm kiến thức, kĩ năng cần<br />
thiết và tương đối độc lập nhau mà người học phải được trang bị trong quá trình học tập để hình<br />
thành năng lực nghề nghiệp. Các thành phần năng lực này được nhà trường xác định trên cơ sở<br />
phân tích năng lực nghề nghiệp và mục tiêu đào tạo của CTĐT để xây dựng các module học tập<br />
cho chương trình.<br />
- Thành tố năng lực trong năng lực thành phần: là những đơn vị kiến thức, kĩ năng nhỏ nhất<br />
có tính chất độc lập hoặc nối tiếp nhau trong một module học tập mà người học phải được trang bị<br />
184<br />
<br />
Thiết kế dạy học tích hợp trong giáo dục nghề nghiệp theo định hướng năng lực nghề nghiệp<br />
<br />
Hình 3. Cấp độ mục tiêu theo cấp độ năng lực<br />
để hình thành các năng lực thành phần. Các đơn vị năng lực này được nhóm giáo viên phụ trách<br />
module hoc tập xác định thông qua việc phân tích năng lực thành phần và mục tiêu đào tạo của<br />
module để xác định mục tiêu dạy học của bài/đơn vị học tập.<br />
Như vậy, trên cơ sở phân tích năng lực nghề nghiệp theo vị trí việc làm, các cơ sở đào tạo<br />
xây dựng mục tiêu dạy học cho CTĐT và các năng lực thành phần cần thiết để hình thành các<br />
module học tập. Khi triển khai CTĐT, nhóm giáo viên phụ trách module học tập tiến hành phân<br />
tích mục tiêu dạy học của module, năng lực thành phần để xác định mục tiêu dạy học bài/đơn vị<br />
học tập và các thành tố năng lực trong năng lực thành phần làm cơ sở cho việc lựa chọn nội dung<br />
dạy học tích hợp.<br />
<br />
2.3.2. Cấu trúc nội dung của bài/đơn vị học tập<br />
<br />
Hình 4. Các thành phần nội dung học tập trong dạy học tích hợp<br />
Các thành phần nội dung học tập trong dạy học tích hợp được minh họa như hình 4, bao<br />
gồm: kiến thức lí thuyết liên quan, thực hành kĩ năng theo quy trình và rèn luyện thái độ tích cực<br />
thông qua quá trình học tập. Trong đó:<br />
- Kiến thức lí thuyết liên quan: là những khái niệm, cấu tạo, nguyên lí hoặc quy luật gắn liền<br />
với kĩ năng thực hành. Thông qua những kiến thức lí thuyết liên quan này hình thành cho người<br />
học những hiểu biết và kiến thức mới liên quan đến kĩ năng cần rèn luyện và phát triển, đồng thời,<br />
cũng chính là cơ sở để xây dựng quy trình thực hành và các công cụ kiểm tra đánh giá làm sáng tỏ<br />
kết quả luyện tập.<br />
185<br />
<br />