Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 10
lượt xem 30
download
Tham khảo tài liệu 'thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ths. lê anh tuấn phần 10', kỹ thuật - công nghệ, kiến trúc - xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 10
- Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Có nhiều cách ủ phân compost. Phổ biến nhất là sử dụng: • nhà xí 2 ngăn: như kiểu thông dụng ở miền Bắc Việt Nam: một ngăn sử dụng và một ngăn ủ (xem chương 3); • cách ủ phân theo kiểu nông dân Trung quốc: Dùng 4 loại nguyên liệu: phân người, phân gia súc, đất bột và rác. Trộn các nguyên liệu ủ với nhau và đắp thảnh luống dài cao khoảng 15 cm như hình dưới. Dùng 4 thanh tre (có đường kính khoảng 70 - 100 mm) gát trên mặt với khoảng cách chừng 90 cm. Dùng 4 thanh tre khác gắn theo chiều thẳng dứng ở góc giao nhau của 4 thanh nằm. Đắp tiếp lên luống 50 cm đất và phân trộn (theo tỉ lệ gần đúng 2/3 đất + 1/3 phân). Nện chặt luống và tưới thêm nước nếu thấy quá khô. Sau đó, đắp lên trên một lớp đất. Khi luống ủ đã ráo khô nước thì nhẹ nhàng rút các thanh tre ra để tạo các lỗ thông khí. Các thanh tre gác thẳng góc 90 cm 75 cm 15 cm Phân trộn để ủ Luống ủ sau khi rút các thanh tre Hình 5.11: Cách ú phân compost của nông dân Trung quốc Các lỗ ở luống phân ủ sẽ giúp không khí vào bên trong tạo điều kiện cho quá trình phân hủy hiếu khí. Khi thời tiết lạnh thì ban đêm bịt kín các lỗ bằng đất để ngăn sự mất nhiệt. Trái lại, vào mùa khô nóng, khi nhiệt độ lên đến 50°C thì các lỗ cũng được bít lại để ngăn sự bốc hơi và hạn chế sự mất đạm. Mùa lạnh, giữ cho độ ẩm trong luống ủ khoảng 30%, trời mát thì có thể duy trì độ ẩm khoảng 40% và mùa khô nóng thì giữ cho độ ẩm trong luống khoảng 50%. Nhiệt độ khi ủ phân compost có thể đạt 50 - 60 °C. Khoảng sau 20 ngày (mùa nóng) đến 60 ngày (mùa lạnh) thì luống ủ phân đã có thể dùng để bón cho cây trồng. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 87 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
- Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.8 CÁCH CHỐNG RUỒI Hố xí là nơi hấp dẫn cho sự gia tăng quần thể ruồi phát triển, đặc biệt là ruồi nhà (House Fly - Musca domestica). Ruồi cũng thích đến sinh sôi ở các nơi chứa rác, nơi chứa phân và nơi có xác chết động vật đang thối rữa. Tùy theo nhiệt độ và độ ẩm, một con ruồi cái có thể đẻ mỗi lứa từ 75 - 150 trứng và cả đời của nó có thể đẻ 900 trứng. Trứng nở thành dòi, trong điều kiện nhiệt đới nóng và ẩm như ở Việt Nam, dòi sau 3 ngày đến 1 tuần có thể chuyển hóa thành ruồi. Ruồi trưởng thành có thể truyền tải nhiều mầm bệnh bằng nhiều cách: từ các lông ở chân và lông trên cơ thể của chúng, hoặc bởi sự nôn ợ thức ăn hoặc bằng phân của chúng. Bệnh tật từ ruồi truyền dẫn khá nhiều, có thể kể ra như sốt thương hàn (typhoid fever), phó thương hàn (paratyphoids), bệnh tả (cholera), bệnh lỵ hình que (bacillary dysentery), tiêu chảy trẻ con (Infantile diarrhoea), bệnh mắt hột (trachoma), bệnh bại liệt (poliomyelities), bệnh ghẻ cóc (yaws), bệnh lỵ amip (amoebic dysentery) và các vật ký sinh trùng (parasitic organisms) khác. Hình 5.12: Ruồi nhà Hố xí do vậy cần xây dựng và bảo quản nhằm ngăn cản sự xâm nhập của ruồi gây bệnh truyền nhiễm. Một số biện pháp sau có thể hạn chế ruồi: biện pháp cơ học, biện pháp nhiệt, biện pháp hóa học và biện pháp sinh học. • Biện pháp cơ học: màu tối thường hạn chế sự tập trung ruồi nhiều hơn màu sáng. Đối với các hố chứa phân sâu và tối thì ruồi cũng khó xâm nhập. Ở các lỗ thông của hố xí phải có nắp đậy hoặc lưới bọc (Hình 5.13). Có thể làm một cái bẫy ruồi ở ngay các lỗ của hố xí như hình 5.14, 5.15. Ống thông khí phóng lớn Lưới ngăn ruồi Mái nhà vệ sinh Co chữ T Ống thông khí Hình 5.13: Làm lưới ngăn ruồi ở ống thông hơi --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 88 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
- Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Cách làm một cái bẫy ruồi đơn giản bằng chai nhựa PET, có thể dùng để hướng dẫn học sinh phổ thông, phụ nữ nông thôn, nông dân thực hiện. (Xem hình, nguồn: http://www.smm.org/sln/tf/t/2literbottle/2literbottle.html) Vật liệu: • 01 bình nhựa PET (loại đựng nước ngọt) loại 2 lít. • 01 cái kéo lớn • 01 đoạn dây kẽm khoảng 40 cm • 01 cây đinh 5 phân • 01 bã mồi (thịt cá, trái cây ngọt, … nhúng ít nước) Bẫy ruồi bằng Thực hiện: chai nhựa Dây kẽm để treo Cắt theo đường đứt Ruồi bị bã mồi hấp nét (khoảng 1/3 dẫn, cố vượt qua chiều cao bình) khe hở của nắp để tiến vào lòng bình và kẹt lại ở trong bình Lật ngửa phần cắt, gắn Khoét 1 lỗ trên nắp ngược vào bình, dùng cây đinh khoét 2 lỗ đối diện và xỏ dây kẽm Bã mồi buộc vào để treo lên Hình 5.14: Tạo một bẫy ruồi đơn giản • Dùng kéo cắt khoảng 1/3 chiều cao bình nhựa như hình 5.14; • Bỏ vào đáy bình các thứ bã mồi (nên nhúng ít nước); • Lật ngửa phần miệng bình vừa mới cắt, gắn ngược vào thân bình, khoét 1 lỗ nhỏ có đường kính chừng 4 mm, hoặc bóp miệng chai nhựa nhỏ lại, sao cho khoang hở ở miệng chai chừng 4 mm (dùng dây kẽm để cố định khoảng hở), miệng chai có tác dụng như một cái "lờ bắt cá". • Dùng cây đinh để khoét 2 lỗ nhỏ đối diện nhau và dùng cọng dây kẽm để làm một cái quai treo nơi có ruồi (nên treo trong bóng râm). • Để bã mồi vào đáy chai. Diệt ruồi: • Ruồi bị hấp dẫn bởi mùi của bã mồi, chun vào chai vào bay lòng vòng bên trong thân chai mà không đi ngược miệng ra. • Để khoảng 2 tuần lễ, có thể thấy trứng và nhộng ruồi phát triển trong bình. Khi ruồi bị bẫy khá nhiều thì có thể cho 1 vài cục nước đá nhỏ vao thân chai, ruồi sẽ bị ướt và lạnh mà chết. • Làm vài ba lần thì nên vệ sinh bẫy ruồi. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 89 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
- Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Đối với các hầm chứa phân để bên ngoài nhà vệ sinh, ta cóthể làm một bẫy ruồi như hình dưới, dùng lưới ngăn muỗi để bọc khung ngoài và khung hình chóp. Hình 5.15: Bẫy ruồi đặt trên hầm chứa phân (Nguồn: Uno Winblad et.al., 1985) • Biện pháp nhiệt: Ủ phân compost là một trong những cách thức diệt ruồi và trứng ruồi bằng nhiệt. Khi nhiệt độ bề mặt trên 40 °C thì ảnh hưởng lớn đến hầu hết trứng ruồi, giòi. Nhiệt độ 43 °C sẽ giết hầu hết mầm sống của ruồi. Nếu hầm chứa phân có gắn tấm kính hấp thu nhiệt mặt trời theo lý thuyết hiệu ứng nhà kiếng thì đây là một cách để gia tăng nhiệt độ trong hầm (hình 5.16). Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời Hầm chứa phân Hình 5.16: Tấm kiếng thu nhiệt mặt trời gắn vào hầm chứa phân --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 90 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
- Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- • Biện pháp hóa học: Xông khói vào hầm chứa phân cũng là một biện pháp diệt ruồi như hình dưới. Với những nhà vệ sinh tập thể có thể áp dụng cách này bằng việc xây thêm một lò đốt bên hông hầm chứa phân, lò đốt nằm thập phía dưới nền nhà xí, khói được không khí đùn vào hầm chứa và thoát ra bằng ống thông khí bên trên, chất đốt dùng là rơm rạ, cỏ khô, trấu, cành cây, củi nhỏ … Ở các nước Đông Phi, biện pháp này khá phổ biến. Chất đốt họ dùng là một loại cây rừng nhiều nhựa karosene gây khói nhiều và cháy chậm. Ống khói Nhà xí Nhà xí Lỗ bỏ chất đốt Lò đốt vào lò Hầm chứa phân Lỗ thông khí Hình 5.17: Xông khói vào hầm chứa để diệt ruồi Các biện pháp dùng hoá chất như DDT và các hóa chất diệt ruồi, giòi như Larvadex cũng có thể áp dụng và tỏ ra hiệu quả trong việc diệt côn trùng. Tuy nhiên, việc lạm dụng hóa chất gây tốm kém, nguy hại cho môi trường và con người nên không khuyến khích sử dụng lắm, đặc biệt là các vùng nông thôn các nước đang phát triển. • Biện pháp sinh học: Ta có thể lợi dụng các con vật là kẻ thù của ruồi để hạn chế quần thể ruồi ở các khu vực có nhà vệ sinh tập thể như thằn lằn, nhện, ếch, cóc, … và cả một nơi người ta nuôi một giống cò ăn ruồi (Tên dân gian: Cò ruồi, tên khoa học: Bubulcus ibis). Ở Mỹ, người ta có sử dụng một loại hóc-môn tổng hợp, tương tự như loại hóc- môn diệt côn trùng, để phun lên các bãi phân trại chăn nuôi bò, gà. Các thực nghiệm cho thấy loại này diệt hiệu quả 100% đối với 4 loại ruồi khác nhau, kể cả ruồi nhà. Tuy nhiên, chưa thấy có báo cáo nào ở Mỹ cho thấy loại hóc-môn này đã sử dụng để diệt ruồi trong phân người vì luật lệ ở Mỹ không cho phép thải phân người bừa bãi ra môi trường tự nhiên. --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 91 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
- Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn ------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5.8 CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU THÊM Việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn mang nhiều ý nghĩa về vệ sinh và môi trường. Mặc dầu cũng đã có một số nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các mẫu nhà vệ sinh phù hợp cho mỗi vùng sinh thái, kinh tế, tập quán sinh sống, canh tác khác nhau, nhưng vẫn có một số vấn đề cần nghiên cứu bổ sung: • Các chế phẩm vi sinh giúp việc phân hủy phân và các chất nền như tro, rơm, cỏ, trấu, mạc cưa, ... nhanh hơn và giữ được nhiều đạm . • Các loại vật liệu rẻ tiền có thể thay thế cây gỗ, xi măng, ... trong xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. • Các mẫu nhà vệ sinh hợp lý cho vùng ngập lũ, vùng ven biển ngập mặn ảnh hưởng thủy triều. • Các hình thức tiết kiệm nước và năng lượng cho nhà vệ sinh. • Cách thu gom phân và nước tiểu riêng biệt cũng như biện pháp ủ compost. • Cách marketting, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm phân và nước tiểu sau khi ủ. • Các biện pháp giáo dục ý thức cộng đồng hiệu quả trong việc quản lý nhà vệ sinh và quản lý chất thải người và gia súc. ============================================================= --------------------------------------------------------------------------------------------------------- 92 Chương 5: XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN
- TOILET DESIGN FOR RURAL AREAS Le Anh Tuan 1 1 Department of Environmental and Water Resources Engineering, College of Technology, CanTho University, Campus II, Street 3/2, CanTho City, Vietnam. * E-mail: latuan@ctu.edu.vn --- oOo --- ABSTRACT Rural water supply and sanitation is one of major programs for rural development applied not only in Vietnam but also in other developing countries. However, due to poor income and low knowledge conditions, the numbers of farmers achieve this are not so high. Currently, there is a little documentation in Vietnamese concerning toilet design have been found in bookstores and libraries although this is a real need, special for rural areas. For this purpose, a rural toilet design manual was just written in the College of Technology (CoT), CanTho University (CTU). Many types and forms of rural latrine - toilets have been illustrated. Otherwise, some ways for human excreta and urine disposal collection and treatment have been introduced also. Key words: rural, sanitation, toilet design 1. INTRODUCTION Currently, the rapid increasing of population and pollution problem is gone concurrent, special in where almost a large numbers of the low-income people are living on. This even is happening in almost the developing countries. Vietnam in general and the Mekong river delta (MD) in particular, there is very low ratio of population served by adequate sanitation, especially in rural, peri-urban and poor urban areas (Anh, 2002). Not many of poor households have own sanitation toilet (Table 1 and table 2), almost are using very simple septic tanks or overhung toilets in ponds or rivers (figure 1). Table 1: Percentage of rural households owning latrines 1998 1999 2000 2001 2002 20 % households # 30 32 34 37 (Source: L.V. Can, 2003) Table 2: Percentage of people accessing water supply and owning latrines in regions (2001) Per cent (%) Regions Accessing Owning water supply latrines Mountain area in the North 23 39 Red river delta 50 47 The Northern of central area 44 41 Coastal Central area 32 42 Highland area 24 36 The Eastern part of the South 53 46 The Mekong river delta 19 48 (Source: National Strategy for Rural Water Supply and Sanitation, 2003)
- Figure 1: Overhung toilet in pond in the MD Vietnamese people once have an idiom "Nhà sạch - Ruộng xanh" ("Clean house - Green field) considered as a rich and sustainable rural indicator. In 1999, the National Strategy for Rural Water Supply and Sanitation of Vietnamese Government has stated the goals: "Up to year 2010, about 70 per cent of households in rural areas have sanitation latrines and know how to apply personal hygienic" (Decision No. 104/2000/QÐ-TTg, dated 25 Aug. 2000, signed by the Prime Minister). So, for this purpose, there was a campaign namely "Building 3 sanitation works: water wells, bathrooms and toilets" have been deployed several years and got some successful in many places in the Northern and the Central regions of Vietnam. However, this expectation seems not to reach the general objectives in many rural areas of the Mekong River Delta because of economic difficulties, low income, the poor of building materials in the countryside and the lack of required information and skills of communities imply thinking nothing of sanitation needs in farmers and/or even poor hygiene awareness in rural development staff. Using toilet is one of actual human needs but it is really hardly to find some Vietnamese books and documents concerning sanitation facilities and hygienic human waste treatment in the libraries or bookstores, even simple ones. Otherwise, the ways for treating the excreta and urine as a source of mineral nutrient fertilizer have applied very little in the Southern of Vietnam. Humane urine has a high content of nitrogen, phosphorous and potassium (Simon, 2002). Thus, if one can separate the urine and find a suitable to have a mineral fertilizer and then distribute this fertilizer source back to the cultivated lands, we may achieve one of the goals for a sustainable eco-agricultural development. So, the main objectives of this report are to introduce: A rural toilet design manual, its significance, contents and application. An experimental concentration of nutrient in human urine. 2. RURAL TOILET DESIGN MANUAL Currently, the big gaps between the urban people and the rural people in Vietnam are their income opportunities, living standards, education and health conditions, and others. As a result, the farmers are limited to receive enough clean water supply and sanitation facilities as a social beneficiary. Furthermore, their living habits are directed toward the
- simple nature. It is difficult to break the thinking to defecate and urinate to the open fields in farmers and communities' daily life. In general speaking, there are some reasons listed that have limited the numbers of rural toilet building: Low in-come; High cost for a sanitation toilet; Lack clean water; Hardly to find good building materials; Poor awareness in hygiene; Not to like to defecate in a cramped toilet; Consider human and animal excrement as a source for fish raising; Not to be interested fully in local governments and rural development staff; Very scare information and documents (books, guidebooks, manuals, ...) Awareness the uncontrolled and libertine sanitation situation in rural area was a population cause in water body, since mid-2003 to early-2005, CTU had accepted to develop a know-how reference document as a manual concerning rural toilet designs (Figure 2). The main goal of this work is to write a guidebook as a basic knowledge for farmers, rural development staff and local governments in fixative designing and building available low-cost toilets. The document emphasizes to reduce soil and water pollution, to use recycled human waste and to protect environment (Figure 3). It focuses the technical structures of the rural waterless and water toilets that can be applied in different rural regions and available financial investment capacity, not only to introduce some models in other countries but also to improve existing ones. Otherwise the community based toilet management is introduced. The structure of the manual, with five chapters totally, follows a logical sequence from the general pictures of rural toilet situation and problems in Vietnam, as reviewed in Chapter 1. Basic knowledge on rural toilet sanitation is encountered in Chapter 2. Coming to Chapter 3, some models of rural waterless toilets are introduced and analyzed their advantages and disadvantages. Similar, in Chapter 4 presents rural water toilet structures and also to compare their both sides of cost and benefit. Later, how to develop and manage toilets in community is discussed generally in Chapter 5. Finally, additional reading documents as reference are listed. An English - Vietnamese Toilet Dictionary is also added shortly at the end pages of the manual. 3. DISCUSSION It is necessary to distribute widely the know-how technology to the farmers. The aim of this research is to help rural communities some available low-cost technical documents. The rural toilet design manual has finished its final draft and being last edited. We need a financial support for publication. A study of separated urine collection and treatment is going on. It is an interesting research with full of promise in theory but there are some rocky application in practice as mentions above. Anyway, urine applicable for rural development has very useful and meaningful not in social economic but also in eco-environmental protection. 5. ACKNOWLEDEMENTS The author would like to thank financial support from CTU through his science research fund for development the manual.
- Figure 2: Cover of rural toilet design manual Man TOILET To pond * Waterless Water COLLECTION Bucket Vault Borehole Septic tank Sludge latrine tank latrine toilet & TREATMENT TRANSFORT Collection Excreta Storage vehicle carrying cart pond To raise Biogas To raise To To fertilize fish tank earth worm keep field USE & REUSE To raise To raise cattle poultry Food Figure 3: Toilet classification, treatment and reuse system
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế mạch số hiển thị chữ "Viện Đại Học Mở" P1
13 p | 522 | 245
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 5
10 p | 327 | 73
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 3
10 p | 240 | 61
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 1
10 p | 294 | 59
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 7
10 p | 344 | 57
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 2
10 p | 230 | 49
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 4
10 p | 261 | 42
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 9
10 p | 213 | 41
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 8
10 p | 246 | 34
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 11
8 p | 169 | 30
-
Thiết kế định hình các mẫu nhà vệ sinh nông thôn ThS. Lê Anh Tuấn phần 6
10 p | 184 | 29
-
Khám phá những bí mật của màu sắc
5 p | 69 | 6
-
15 mẫu thiết kế rạp chiếu phim tại gia tuyệt đỉnh
10 p | 95 | 4
-
Thiết kế nhà 3 tầng trên đất vuông
6 p | 88 | 4
-
6 căn cứ để bạn chọn sofa cho gia đình
7 p | 59 | 3
-
Mẫu bàn kính cho nhà bếp hiện đại
11 p | 72 | 3
-
26 mẫu phòng khách tuyệt đẹp
9 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn