intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 6

Chia sẻ: Nguyen Van Dau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

185
lượt xem
58
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Máy nén piston hoạt động theo nguyên lý thể tích, nén từ áp suất thấp lên áp cao nhờ sự thay đổi thể tích của khoang hơi giữa piston và xilanh. Hình 2.3: Chu trình làm việc của máy nén Trong quá trình làm việc thực tế máy nén luôn có các tổn thất nhất định. Các dạng tổn thất chủ yếu về thể tích của máy nén. - Tổn thất thể tích chết để tránh sự hỏng hóc do va đập giữa nắp xi lanh và đỉnh piston khi làm việc(.λc) - Tổn thất do môi chất khi hút vào...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: thiết kế hệ thống lạnh cho xí nghiệp, chương 6

  1. Chương 6: Chu trình làm việc của máy nén piston Máy nén piston hoạt động theo nguyên lý thể tích, nén từ áp suất thấp lên áp cao nhờ sự thay đổi thể tích của khoang hơi giữa piston và xilanh. Hình 2.3: Chu trình làm việc của máy nén Trong quá trình làm việc thực tế máy nén luôn có các tổn thất nhất định. Các dạng tổn thất chủ yếu về thể tích của máy nén. - Tổn thất thể tích chết để tránh sự hỏng hóc do va đập giữa nắp xi lanh và đỉnh piston khi làm việc(.λc) - Tổn thất do môi chất khi hút vào máy nén bị nung nóng làm tăng thể tích riêng của môi chất làm giảm lưu lượng khối lượng và làm giảm năng suất lạnh.( λw) - Tổn thất do môi chất bị lọt từ khoang hút sang khoang đẩy.(λr) - Tổn thất do quá trìn tiết lưu.(λtl) - Các tổn thất khác.(λk) - Để đánh giá một cách chính xác từng tổn thất một thì rất khó tính
  2. vì vậy ta đưa ra công thức tổng quát để xác định tổn thất này : λ = λc. λw. λr. λtl. λk Các giá trị từng tổn thất thành phần sẽ được xác định thông qua bảng hoặc đồ thị.
  3. 2.2.2. Thiết bị ngưng tụ. a. Công dụng và phân loại. Công dụng: - Thiết bị ngưng tụ là một thiết bị chính của hệ thống lạnh. Nó có tác dụng ngưng tụ hơi quá nhiệt sau máy nén thành môi chất lạnh ở trạng thái lỏng. - Có thể thực hiện quá lạnh cho môi chất khi cần thiết. - Có thể là nơi chứa đựng một lượng môi chất nhất định đối với hệ thống lạnh có lượng môi chất tuần hoàn ít. Phân loại: Thiết bị ngưng tụ có nhiều loại và nguyên lý làm việc cũng khác nhau. - Theo môi trường làm mát có các loại sau: Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng nước. Thiết bị ngưng tụ làm mát nước- không khí. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng không khí. Thiết bị ngưng tụ làm mát bằng chất khác. - Theo đặc điểm cấu tạo có các loại sau: Thiết bị ngưng tụ bằng nước. Thiết bị ngưng tụ bay hơi. Thiết bị ngưng tụ kiểu tưới. Thiết bị ngưng tụ kiểu tấm bản. Thiết bị ngưng tụ bằng không khí. Thiết bị ngưng
  4. tụ kiểu ống lồng. - Theo đặc điểm đối lưu của không khí: Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu tự nhiên. Thiết bị ngưng tụ làm mát nhờ đối lưu cững bức. Hiện nay công ty F17 đang sử dụng dàn ngưng tụ kiểu ống chùm vỏ bọc nằm ngang cho hệ thống lạnh cấp đông băng chuyền. b. Ưu điểm, nhược điểm: Ưu điểm: - Bình ngưng giải nhiệt bằng nước nên hiệu quả giải nhiệt cao, mật độ dòng nhiệt lớn q =300 ÷ 600 W/m2
  5. - Hiệu quả trao đổi nhiệt ổn định, ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường. - Dễ chế tạo, lắp đặt,vệ sinh và sửa chữa. - Cấu tạo chắc chắn, gọn và thích hợp cho việc lắp đặt trong nhà. - Có thể sử dụng một phần bình ngưng làm bình chứa, rất thuận lợi cho những hệ thống lạnh nhỏ. - Ít hư hỏng, tuổi thọ cao Nhược điểm: - Đối với hệ thống lớn sử dụng bình ngưng không thích hợp vì đường kính ống quá lớn không đảm bảo an toàn. - Khi sử dụng bình ngưng thì buội phải dùng hệ thống tháp giải nhiệt làm tăng chi phí sản xuất đầu tư vận hành. - Quá trình làm việc của tháp thường kéo theo bay hơi nước nên chi phí cho nước giải nhiệt khá lớn, v à gây ẩm ướt cho môi tr ường xung quanh v ì vậy nên bố trí xa các công tr ình. - Khi lắp đặt phải để dành khoảng không gian 2 bên đầu để dễ dàng thao tác khi vệ sinh sửa chữa. c. Cấu tạo và nguyên lý làm việc. Bình ngưng ống chùm vỏ bọc nằm ngang được thể hiện trên Hình 2.4. Các thông số kỹ thuật của bình ngưng ống chùm vỏ bọc nằm ngang. Đường kính trong bình Φ = 530mm Chiều dài bình L = 2750mm Số lượng ống thành phần n = 156ống/bình Đường kính ống thành phần Φ=16mm Nguyên lý cấu tạo của bình ngưng ống chùm được thể hiện trên Hình 2.4 và được mô tả cụ thể trên Hình 2.5
  6. Hình 2.4: Cấu tạo của bình ngưng ống chùm
  7. - Môi chất sử dụng trong hệ thống lạnh là R22 nên thường sử dụng các ống thành phần bằng đồng nhằm tăng khả năng trao đổi nhiệt và hơn nữa nó còn hạn chế sự đóng cặn trong ống. 1. Vỏ bọc ngoài 6 2. Mặt bích 5 3. Nắp 4. Đường dẫn môi chất vào 7 5. Đồng hồ áp suất 4 2 1 6. Van an toàn 3 9 7. Đường thông áp 8. Van xả cặn 9. Đường nước ra 11 12 10. Đường nước vào 11. Ống thành phần 12. Vách ngăn 10 13. Đường môi chất ra 8 13 Hình 2.5: Cấu tạo bình ngưng ống chùm - Trên các nắp bình có vách ngăn để tạo sự phân dòng nước nhằm làm tăng vòng tuần hoàn của nước trong bình. Số vòng tuần hoàn tăng có tác dụng làm tăng thời gian tiếp xúc giữa môi chất và nước. - Các nắp bình được gắn vào thân bình bằng bulông. - Trong bình chứa các ống thành phần có tác dụng dẫn nước đi qua trao đổi nhiệt với môi chất. - Nguyên lý làm việc. - Môi chất từ máy nén đi vào đường 4 để vào bình ngưng tụ.Nước theo đường 10 vào trong các ống thành phần nhận nhiệt của môi chất tăng nhiệt độ và đi ra ngoài theo đường 9. - Môi chất ở bên ngoài, nước đi trong các ống thành phần thực hiện quá trình trao đổi nhiệt. Môi chất nhả nhiệt cho nước giảm nhiệt
  8. độ và ngưng tụ sau đó chảy về bình chứa theo đường13. - Trên bình ngưng có van an toàn, đồng hồ áp suất, đường ống cân bằng…. chúng thực hiện chức năng bảo vệ và hiển thị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2