Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
THIẾT KẾ KHỐI LOGIC KHỐI ĐIỆN TỬ CƠ CẤU PHÓNG<br />
KHÍ CỤ BAY SỬ DỤNG FPGA TRÊN CƠ SỞ NGHIÊN CỨU,<br />
PHÂN TÍCH, MÔ PHỎNG NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG<br />
KHỐI LOGIC NGUYÊN MẪU<br />
Đỗ Tuấn Cương1, Bùi Văn Tuân1*, Đinh Văn Minh1, Nguyễn Viết Hoa2<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày các phân tích về nguyên lý hoạt động khối logic khối<br />
điện tử nguyên mẫu của cơ cấu phóng khí cụ bay, mô phỏng hoạt động và các<br />
trường hợp xử lý của nó cũng như trình bày một phương án thiết kế mới khối logic<br />
dựa trên vi mạch tích hợp cao FPGA.<br />
Từ khóa: Khí cụ bay, Cơ cấu phóng, Khối logic, FPGA.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Cơ cấu phóng (CCP) của tổ hợp khí cụ bay (KCB) được dùng để chuẩn bị phóng và<br />
phóng KCB. CCP KCB nguyên bản là một thiết bị điện tử có thuật toán hoạt động phức<br />
tạp, có cơ sở linh kiện là các vi mạch lai (hybrit) (xem hình 1(a)), cho nên việc “giải mã”<br />
và tiến tới làm chủ thiết kế gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 1. Vi mạch lai trong CCP (a); Khối Л nguyên bản trong CCP (b).<br />
Trong chuyển giao công nghệ, ta chỉ nhận được bộ bản vẽ thiết kế và tài liệu công<br />
nghệ, không có tài liệu giải thích ý nghĩa, thuyết minh kỹ thuật và công nghệ. Hiện nay,<br />
việc sản xuất CCP cũng như tổ hợp KCB theo li-xănggặp khó khăn một phần là do ta chưa<br />
nắm vững nguyên lý, thuật toán hoạt động của các sản phẩm một cách cơ bản. Vì vậy,<br />
nghiên cứu tìm hiểu nguyên lý, thuật toán hoạt động của các thành phần và của tổ hợp<br />
KCB là nền tảng quan trọng đối với nghiên cứu làm chủ công nghệ, tiến tới làm chủ thiết<br />
kế sau này. Theo định hướng này, trong thời gian qua, Bộ Quốc phòng đã phối hợp với Bộ<br />
Khoa học và Công nghệ mở Đề án nghiên cứu làm chủ công nghệ chế tạo tổ hợp KCB tầm<br />
thấp để hỗ trợ ngành Công nghiệp Quốc phòng triển khai sản xuất hiệu quả.<br />
Khối logic (khối Л) là một khối chức năng của khối điện tử (KĐT), một phần sản phẩm<br />
nghiên cứu của Đề tài cấp Bộ thuộc Đề án nêu trên. Các tác giả nghiên cứu thiết kế khối Л<br />
cải tiến bằng phương pháp thiết kế “ngược”. Ban đầu, các tác giả đã nghiên cứu phân tích<br />
để nắm vững thiết kế, nguyên lý, thuật toán hoạt động, chỉ tiêu tham số của khối Л nguyên<br />
bản, trên cơ sở đó thiết kế thành công khối Л sử dụng FPGA đạt các yêu cầu của Điều kiện<br />
kỹ thuật (ĐKKT) của nhà sản xuất, kiểm tra đạt trên giá thử chuyên dụng, pháp lý tại nhà<br />
máy. Cùng với sản phẩm, các tác giả đã biên soạn bộ tài liệu thiết kế, công nghệ, thuyết<br />
minh kỹ thuật khối Л. Với các kết quả đạt được có thể khẳng định rằng ta đã làm chủ thiết<br />
kế và công nghệ chế tạo khối Л KĐT CCP. Trong khuôn khổ bài báo, các tác giả trình bày<br />
quá trình “giải mã” thiết kế, xây dựng mô hình mạch điện và mô phỏng bằng công cụ<br />
Proteus, ISE Design để nắm vững thuật toán, hỗ trợ thiết kế khối Л.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 107<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
2. PHÂN TÍCH KHỐI Л TRONG THIẾT KẾ NGUYÊN MẪU<br />
Sau quá trình phân tích bộ bản vẽ thiết kế [1] và khối Л thực tế (hình 1b), khảo sát tại<br />
nhà máy, các tác giả đã tổng hợp được sơ đồ khối của khối Л như trình bày trên hình 2,<br />
đồng thời xây dựng được lưu đồ thuật toán xử lý logic như trên hình 3.<br />
Rơ le ПAД<br />
Mạch đ/k rơ le<br />
50Hz Rơ le CД<br />
ПAД và CД<br />
Rơ le 4.64s TP Xuất phát[1]<br />
C[0]И[1] Bật t/h dẫn<br />
Mạch ngắt<br />
Ngắt t/h dẫn<br />
t/h dẫn<br />
<br />
ĐK sẵn sàng t/h Sẵn sàng PПO[1]<br />
PPO[1] Mạch đ/k Trigger<br />
tới PHMT<br />
sẵn sàng phóng<br />
Ngắt tăng tốc[1] Sẵn sàng Mạch chế<br />
TP Sẵn sàng Chế áp<br />
áp φк<br />
<br />
<br />
Chọn chế<br />
độ TĐ-Bằng<br />
tay Mạch ngắt Ngắt chọn<br />
bộ chọn<br />
<br />
<br />
Sơ đồ mở Hỏi Ngắt 1Л14 TP ngoài<br />
Ngưỡng CK min hãm theo PP[1] Mạch liên [1]<br />
Л2[1]<br />
Ngưỡng CK max chu kz 20/200 lạc với máy<br />
Л1[1]<br />
Ngưỡng bám sát Cấm -20V hỏi<br />
TP trong<br />
Ngưỡng đường ngắm vào mồi<br />
T/h có MT (tín/tạp) lửa điện<br />
Làm tươi<br />
Mục tiêu/Nền<br />
800Hz<br />
Âm thanh Mạch tạo T<br />
từ PMMT t/h âm<br />
thanh T/h âm thanh<br />
Mạch cấp tới CK<br />
Điện áp chuẩn 180⁰ t/h dắt Đ/áp chuẩn tới CK<br />
ngang Mạch tạo<br />
Điện áp chuẩn 270⁰<br />
t/h ánh<br />
sáng T/h ánh sáng<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối chức năng khối Л cơ cấu phóng khí cụ bay.<br />
Khối Л thực hiện các nhiệm vụ chính sau: Nhận thông tin trạng thái hoạt động của<br />
ĐTD; thông tin từ các khối phát hiện mục tiêu (PHMT), tín hiệu hiệu chỉnh (CК); thao tác<br />
của xạ thủ; Trên cơ sở các điều kiện ban đầu, thực hiện mở chốt ĐTD, phân tích các tín<br />
hiệu và các thông tin trên theo thuật toán xử lý logic nhiều bước dạng vòng lặp; đánh giá<br />
các điều kiện phóng; tạo các tín hiệu ánh sáng và âm thanh thông báo cho xạ thủ; Khi đủ<br />
điều kiện phóng, theo chế độ phóng đã chọn, thực hiện phóng và điều khiển quá trình<br />
phóng KCB. Khối Л có thể làm việc trong hai chế độ: chế độ “C” và “И” tùy thuộc vào<br />
loại KCB trên bệ phóng.<br />
Trung tâm xử lý logic của khối Л là mạch tự động mở chốt theo chu kỳ (MCTCK).<br />
Mạch hoạt động theo nguyên lý phân tích logic các sự kiện theo 4 bước dạng vòng lặp.<br />
Phân tích logic được thể hiện trên lưu đồ thuật toán tại hình 3. Kết thúc phân tích theo 4<br />
bước, nếu tất cả các điều kiện phân tích đều tích cực thì có tín hiệu “giải mã” (“ДЕШ”) kết<br />
hợp với các tín hiệu của máy hỏi để kích hoạt trigger phóng.<br />
Hoạt động của khối Лtrong chế độ “И” theo lưu đồ thuật toán.<br />
Khi cấp nguồn cho CCP, rơ le thời gian 4.64 s giữ chậm kích hoạt mạch điều khiển sẵn<br />
sàng khoảng thời gian 4.64 s để các mạch điện của CCP và của khối Л thiết lập trạng thái ban<br />
đầu. Sau thời gian giữ chậm, có tín hiệu mức “1” được cấp tới mạch điều khiển sẵn sàng.<br />
Sau khi có tín hiệu sẵn sàng, xạ thủ bắt đầu ngắm KCB vào mục tiêu (MT) và bóp cò<br />
(nấc 1,nếu dự định phóng KCB bằng tay, hoặc bóp hết cò sao cho thời gian cò qua nấc 1 và<br />
2 nhỏ hơn 0.6s, nếu dự định phóng KCB tự động), mạch MCTCK bắt đầu hoạt động, thực<br />
hiện phân tích các thông tin đầu vào theo 4 bước kéo dài 0.8s, độ dài mỗi bước bằng 0.2s.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
108 Đ.T.Cương, B.V.Tuân, Đ.V.Minh, N.V.Hoa, “Thiết kế khối logic… nguyên mẫu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
B¾t ®Çu<br />
<br />
CÊp nguån,<br />
nhËp C[0]И[1] = 1<br />
<br />
Gi÷ chËm 4.64 s<br />
<br />
<br />
Vµo bước 1<br />
<br />
NhËp t/h ГОТОВ,<br />
ОБН, РРО<br />
<br />
<br />
ГОТОВ = [0], Sai<br />
Kh«ng më chèt<br />
ОБН = [1], РРО = [0] con quay<br />
<br />
§óng<br />
Më chèt con quay,<br />
sang bước 2<br />
<br />
NhËp t/h ЭРСЛ, ЭРСКМ, Ц/Ф<br />
<br />
<br />
ЭРСЛ = [0], Sai<br />
ЭРСКМ = [0],<br />
Ц/Ф = xung<br />
§óng<br />
Më chèt con quay,<br />
sang bước 3<br />
<br />
<br />
NhËp t/h ЭРСЛ, ЭРСКМ,<br />
Ц/Ф, ЭРСК, ЭРП, PPO, OБН<br />
<br />
<br />
Sai<br />
ЭРСК = [0] ЭРСЛ = [0], Sai<br />
ЭРСКМ = [0], OБН = [1],<br />
Sai §óng PPO = [0], Ц/Ф = xung,<br />
Chờ ЭРСК = [0] ЭРП = [1]<br />
§óng §óng<br />
<br />
Më chèt con quay,<br />
sang bưíc 4<br />
<br />
NhËp t/h ЭРСЛ, ЭРСКМ,<br />
Ц/Ф, ЭРСК, ЭРП, PPO, OБН, m¸y hái<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sai ЭРСЛ = [0], Sai Sai<br />
ЭРСКМ = [0], OБН = [1], M¸y hái:<br />
ЭРСК = [0] CÊm phãng<br />
PPO = [0], Ц/Ф = xung, M¸y bay ®Þch?<br />
ЭРП = [1]<br />
§óng<br />
§óng<br />
§óng<br />
<br />
KÝch ho¹t<br />
Trigger phãng<br />
<br />
<br />
KÕt thóc<br />
<br />
<br />
Hình 3. Lưu đồ thuật toán hoạt động của bộ MCTCKkhối Л trong chế độ “И”.<br />
Các tín hiệu vào của mạch MCTCK để phân tích là: “ngưỡng đường ngắm”có tín hiệu<br />
mức “0”khi đường ngắm cơ khí và trục quang KCB lệch hơn 20(“ЭPП>20[0]”);“ngưỡng<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 109<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
CК.max”có tín hiệu mức “1” khi tín hiệu hiệu chỉnh (CК) tạo ra vận tốc góc bám sát của<br />
con quay lớn hơn 120/s(“ЭPCK>120[1]”);“ngưỡng CК.min”có tín hiệu mức “1” khi tín<br />
hiệu CК tạo ra vận tốc góc bám sát của con quay nhỏ hơn 10/s (“ЭPCKM>10[0]”);<br />
“ngưỡng bám sát” có tín hiệu mức “0” khi con quay tiếp tục bám sát MT khi có tín hiệu<br />
“dẫn” cản trở (“ЭРCЛ[0]”); “có bức xạ MT” (“ИСТОЧНИК[0]”); “mục tiêu/nền”<br />
(“Ц/Ф”).<br />
Các tín hiệu ra của mạch MCTCK là các tín hiệu: “20/200” (xung chuyển bước); “mở<br />
chốt con quay”(“PP[1]”); “Truy vấn máy hỏi” (“ЗАПРОС[1]”);“tín hiệu giải mã”<br />
(“ДЕШ”); “làm tươi” (“ОБН 1”).<br />
Ngoài ra còn có các tín hiệu đồng bộ và điều khiển như:xung 50 Hz; báo đối tượng<br />
C[0]И[1];tắt máy hỏi (“OTKЛ.1Л14”); điều khiển sẵn sàng (“ГОТОВ”);chọn chế độ<br />
phóng tự đông hay bằng tay (“A- P”).<br />
Khi một trong các tín hiệu đầu vào không phù hợp thì có thể xảy ra các trường hợp:<br />
xuất hiện tín hiệu “làm tươi” (“ОБН 1”) yêu cầu truy xuất lại;cấm mở chốt con quay”<br />
(“PP[1]”) hoặc mạch sẽ nằm ở trạng thái chờ cho tới khi điều kiện đầu vào được thỏa mãn.<br />
Phân tích logic tiến hành theo 4 bước như sau:<br />
Bước 1: kéo dài 0.2s, bước chuẩn bị, bắt đầu bằng tín hiệu “ГOTOB” = [0], các tín hiệu<br />
“ОБН[1]” =[0], “cò 1”=[1] (PPO[1]), con quay được mở chốt;<br />
Bước 2: kéo dài 0.2s, kiểm tra tồn tại ổn định các tín hiệu “ЭРCЛ[0]” =[0], và (hoặc)<br />
tín hiệu “ЭРCКM[0]”=[0], tín hiệu “Ц/Ф” = chuỗi xung dương độ rỗng nhỏ (tín hiệu ra<br />
của bộ PHMT) thì các tín hiệu “ОБН[1]”=[0], “PP[1]”=[1]; Nếu một trong các điều kiện<br />
trên không thỏa mãn thì con quay bị chốt trở lại, mạch quay trở lại từ đầu;<br />
Bước 3: kéo dài 0.2s, tiếp tục kiểm tra tồn tại ổn định các tín hiệu “ЭРCЛ[0]”=[0], và<br />
(hoặc) tín hiệu “ЭРCКM >10[0]” =[0], tín hiệu “Ц/Ф” = chuỗi xung dương độ rỗng nhỏ,<br />
tín hiệu “ЭРП >20[0]”=[1], tín hiệu “ЭРCК >120[1]”=[0] thì các tín hiệu “ОБН [1]”=[0],<br />
“PP[1]”=[1] kéo dài 0.2s. Nếu tín hiệu “ЭРCК >120[1]” =[1], mạch sẽ ở trạng thái chờ cho<br />
tới khi “ЭРCК >120[1]” =[0], khi này thời gian bước 3 sẽ kéo dài. Nếu tín hiệu “ЭРП<br />
>20[0]”=[0], con quay sẽ bị chốt trở lại. Chỉ khi tín hiệu “ЭРП >20[0]”=[1] thì con quay<br />
mới được mở chốt và phân tích logic phải quay lại từ đầu;<br />
Bước 4: kéo dài 0.2s, kiểm tra trạng thái “Oткл 1Л14” (bằng [0] máy hỏi bật, bằng [1]<br />
máy hỏi tắt), tổ hợp tín hiệu “Đường dây 1” (“Линия 1”), “Đường dây 2” (“Линия 2”) là<br />
kết quả giải mã tín hiệu nhận dạng địch - ta. Khi máy hỏi tắt, không có truy cập giải mã<br />
máy hỏi. Khi máy hỏi bật thì tại thời điểm kết thúc bước 3 bắt đầu bước 4 có tín hiệu “yêu<br />
cầu truy cập” máy hỏi (“Запрос [1]”) tạo ra. Máy hỏi truyền tới khối Л các tín hiệu<br />
“Đường dây 1, 2” (“Линия 1, 2”) thông báo kết quả nhận dạng địch-ta. Mạch MCTCK tạo<br />
ra tín hiệu: “Ngoài” (“Bнешний”) để lật trạng thái trigger phóng, cho phép phóng KCB<br />
khi có thông tin MT là “địch”; tín hiệu “Trong” (“Bнутрений”) để khóa trigger phóng, tạo<br />
tín hiệu âm thanh giật ngắt quãng báo hiệu cho trắc thủ biết MT là “ta”.<br />
Trong bước 4 tiếp tục kiểm tra tồn tại ổn định các tín hiệu “ЭРCЛ[0]” =[0], và (hoặc)<br />
tín hiệu “ЭРCКM >10[0]”=[0], tín hiệu “Ц/Ф” = chuỗi xung dương độ rỗng nhỏ, tín hiệu<br />
“ЭРП >20[0]”=[1], tín hiệu “ЭРCК >120[1]” =[0], nếu tín hiệu “ЭРCК >120[1]”=[1], thì<br />
quay trở lại bước 3;<br />
Kết thúc phân tích theo bốn bước, nếu tất cả các điều kiện phân tích đều tích cực thì<br />
có tín hiệu “giải mã” (“Деш”) kết hợp với các tín hiệu của máy hỏi để kích hoạt<br />
trigger phóng.<br />
Ví dụ về phân tích hoạt động của mạch MCTCK trong hai trường hợp: trường hợp thứ<br />
nhấtđiều kiện phóng được thỏa mãn, trường hợp thứ hai điều kiện phóng không được thỏa<br />
<br />
<br />
110 Đ.T.Cương, B.V.Tuân, Đ.V.Minh, N.V.Hoa, “Thiết kế khối logic… nguyên mẫu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
mãn (tín hiệu “ЭРCЛ [0]”=[1]), ta có giản đồ điện áp tại các chân tiêu biểu của mạch<br />
MCTCK như hình 4a, b.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b)<br />
Hình 4. Giản đồ điện áp mô tả hoạt động của bộ mở chốt theo chu kỳ khi điều kiện<br />
phóng thỏa mãn(a); khi điều kiện phóng lỗi tín hiệu“ЭРCЛ [0]”=[1] (b).<br />
<br />
3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ MÔ PHỎNG KHỐI Л<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Mô hình mạch điện bộ mở chốt theo chu kỳ.<br />
Trong khuôn khổ bài báo, nhóm tác giả chỉ trình bày mô hình và mô phỏng hoạt động<br />
của mạch MCTCK vì đây là khâu chính của khối Л. Mô hình mạch điện mô phỏng mạch<br />
MCTCK bằng công cụ Proteus như hình 5, gồm có các thành phần sau (Các tín hiệu đầu<br />
vào được mô phỏng bằng các công tắc, tín hiệu ra được theo dõi bằng các đèn LED giả<br />
định và thông qua màn hình ô xi lô ảo. Các chi tiết đó không được thể hiện trên sơ đồ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 111<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Bộ đếm U5:B; các cổng U2:B; U2:C được điều khiển theo các chân R, V bằng các tín<br />
hiệu từ IC U4:A, U1:D, U2:A;<br />
D-trigger (U6:B) đảo, giữ chậm tín hiệu đầu ra của bộ đếm nhị thập phân;<br />
- Thanh ghi dịch bốn kỳ U7:A, U8:B;<br />
- Các phần tử logic để quy không các thanh ghi dịch U7:B; U7:A và U8:B (U3; U4:C;<br />
U9:C; U4:D; U9:A);<br />
Các phần tử logic để phân tích tín hiệu đầu vào (U4:B; U9:D; U5:A; U10:B; U2:B;<br />
U2:D; U11:B; E10.2; U11:D; U13:B; U10:C; U12:A; U12:B);<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a) (b)<br />
Hình 6. Phân tích 4 bước khi điều kiện phóng đủ(a); khi “ЭРCЛ[0]”=[1] (b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(b)<br />
Hình 7. Kết quả mô phỏng khối mở chốt theo chu kỳ bằng công cụ mô phỏng TestBench<br />
của Xilinx;khi điều kiện phóng đủ (a); khi“ЭРCЛ [0]”=[1](b).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
112 Đ.T.Cương, B.V.Tuân, Đ.V.Minh, N.V.Hoa, “Thiết kế khối logic… nguyên mẫu.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Thực hiện mô phỏng cũng với hai trường hợp như đã phân tích ở mục 2 bằng cách đặt<br />
tổ hợp các tín hiệu đầu vào thích hợp nhờ các công tắc, nối các que đo của ô xi lô ảo 4<br />
kênh vào một số điểm đo giống như đã phân tích tại hình 4, chỉnh ô xi lô theo biên độ là<br />
10 V/ô, theo thời gianlà 80 ms/ô, ta quan sát thấy các dạng sóng trên màn hình ô xi lô ảo<br />
như trên hình 6. Trên hình 6a, các dạng sóng thể hiện rõ bốn bước phân tích với chiều dài<br />
mỗi bước 0.2s. Khi tín hiệu “ЭРCЛ [0]” = [1], tới bước thứ 3, việc phân tích bị dừng lại và<br />
sơ đồ phải quay trở về phân tích từ đầu, xem hình 6b. Điều này chứng minh phân tích<br />
nguyên lý tại sơ đồ dạng sóng hình 4a,b là chính xác.<br />
Các tác giả đã tiến hành thiết kế mẫu bảng mạch khối Л sử dụng linh kiện điện tử có độ<br />
tích hợp thấp, gồm toàn vi mạch rời, xem hình 8a. Kết quả thử nghiệm tại phòng thí nghiệm<br />
(PTN) và nhà máy cho thấy mẫu đạt được tất cả 21 tham số điện như bảng mạch logic<br />
nguyên bản. Đây là một bước quan trọng trong quá trình thiết kế “ngược”, khẳng định tính<br />
đúng đắn của tất cả các nghiên cứu thiết kế mẫu nguyên bản và mô phỏng đã tiến hành.<br />
Sau đó, dựa trên kết quả của mẫu bảng mạch tích hợp thấp, các tác giả tiến hành xây<br />
dựng mô hình và mô phỏng khối Л bằng công cụ mô phỏng TestBench của Xilinx sử<br />
dụngFPGA Spartan 6 XC6SLX9, xem hình 7. Kết quả mô phỏng, khi thiết kế trên FPGA,<br />
cho thấy hoàn toàn trùng với phân tích mạch điện tại hình 4a,b và mô phỏng mạch điện tại<br />
hình 6 cũng như thử nghiệm mẫu tích hợp thấp.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(a)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(d)<br />
(b)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
(c)<br />
(e)<br />
Hình 8. Bảng mạch khối Л tích hợp thấp (a); sử dụng FPGA (b); KĐT cải tiến (c);Kiểm<br />
trakhối Л trên 150-ПКЛ (d); Kiểm tra KĐT trên 9Ф719 (e);<br />
Từ kết quả mô phỏng, các tác giảđã thiết kế khối Л có độ tích hợp cao sử dụng vi mạch<br />
FPGA (xem hình 8b). Khối Лcải tiến đã được thử nghiệm trong PTN, sau đó được kiểm<br />
tra, hiệu chỉnh trên thiết bị 150-ПКЛtại Nhà máy A45, xem hình 8d. Các kết quả kiểm tra,<br />
hiệu chỉnh tại nhà máy cho thấy khối Л sử dụng FPGAcũng đáp ứng được các yêu cầu chỉ<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 113<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
tiêu của 21 tham số điện theo ĐKKT9П516.02.01.000ДИ của LB Nga.Khối Л sử dụng<br />
FPGA đã được ghép bộ với các khối chức năng khác thành KĐT tương đương với KĐT<br />
9П516.02.00.000 (xem hình 8c) lắp vào trong thân vỏ CCP thành CCP hoàn chỉnh. CCP<br />
đã được kiểm tra trên thiết bị 9Ф719 đạt 44 tham số như cơ cấu phóng 9П516.00.00.000<br />
yêu cầu, xemhình 8e.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Theo nguyên tắc thiết kế “ngược”, bằng cách khảo sát tỷ mỉ thiết kế của khối Л nguyên<br />
bản 9П516.02.01.000, các tác giả đã dựng được sơ đồ khối, lưu đồ thuật toán, mô hình và<br />
mô phỏng hoạt động của khối, từ đó thiết kế chế tạo được khối Л từ mẫu có độ tích hợp<br />
thấp tới mẫu có độ tích hợp cao sử dụng FPGA, đáp ứng được tất cả 21 tham số điện của<br />
ĐKKT. Khối Л cải tiến ghép bộ được với các khối chức năng khác thành KĐT tương<br />
đương 9П516.02.00.000. Việc nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công khối Л chứng tỏ<br />
một mặt, ta có thể tiến tới làm chủ thiết kế toàn bộ KĐT CCP (hiện tại, đã làm chủ thiết kế<br />
2/4 khối chức năng của KĐT CCP), mặt khác chứng tỏ tính đúng đắn của phương pháp<br />
thiết kế “ngược” được lựa chọn, mở ra khả năng nghiên cứu thiết kế cải tiến các khí tài của<br />
Nga cũ với việc sử dụng các linh kiện điện tử mới tiên tiến. Các tác giả, thông qua thiết kế<br />
chế tạo khối Л cải tiến, còn “giải mã” được thiết kế của khối Л nguyên bản, biên soạn bộ<br />
tài liệu thiết kế và công nghệ, thuyết minh kỹ thuật của khối phục vụ nghiên cứu và học<br />
tập. Mặt khác, khối Л cải tiến còn có thể được sử dụng như một dạng vật tư thay thế trong<br />
sửa chữa khôi phục các CCP hỏng tham số. Việc sửa chữa thay thế rất có ý nghĩa trong<br />
đảm bảo kỹ thuật các CCP 9П516 tại đơn vị khi mà vật tư thay thế khan hiếm.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. “An bom № 4 Bộ tài liệu thiết kế cơ cấu phóng 9П516.00.00.000” đã được Việt<br />
hóa.<br />
[2]. Aльбом № 1, “Техническая документация на изделие 9М39”, 9К38ТО.<br />
[3]. Peter J.Ashenden (1990), “The VHDL CookBook”, University of Adelaide,South<br />
Australia.<br />
ABSTRACT<br />
DESIGNING ELECTRONIC LOGIC BLOCK OF THE LAUNCHING MECHANISM<br />
OF A FLYING VEHICLE USED FPGA BASED ON RESEARCH, ANALYSIS,<br />
SIMULATION OPERATION PRINCIPLE PROTOTYPE LOGIC BLOCK<br />
This paper presents analysis about operating principles of prototype electronic<br />
logic block of the launching mechanism of a flying vehicle, simulator operation and<br />
the handling of its case. Moreover, it also presents a new designed plan logic blocks<br />
based on highly integrated FPGA IC.<br />
Keywords: Flying vehicle, The launching mechanism, Logic block, FPGA.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 6 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 05 tháng 9 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Tên lửa, Viện KH-CNQS.<br />
2<br />
Nhà máy A45, Cục Kỹ thuật, Quân chủng PKKQ.<br />
*<br />
Email : tuanktqs010507@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
114 Đ.T.Cương, B.V.Tuân, Đ.V.Minh, N.V.Hoa, “Thiết kế khối logic… nguyên mẫu.”<br />