intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế không gian cho bé đối với nhà nhỏ

Chia sẻ: Nguyễn Lan May | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em là niềm vui của cuộc sống nhưng cũng là “tác giả” của sự lộn xộn trong nhà. Nếu bạn có một ngôi nhà rộng thì thật đơn giản để tạo ra không gian dành riêng cho trẻ. Còn trong một ngôi nhà nhỏ thì việc đó không dễ dàng chút nào.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế không gian cho bé đối với nhà nhỏ

  1. Thiết kế không gian cho bé đối với nhà nhỏ Trẻ em là niềm vui của cuộc sống nhưng cũng là “tác giả” của sự lộn xộn trong nhà. Nếu bạn có một ngôi nhà rộng thì thật đơn giản để tạo ra không gian dành riêng cho trẻ. Còn trong một ngôi nhà nhỏ thì việc đó không dễ dàng chút nào. 1. Sạch sẽ và gọn gàng Quy tắc này áp dụng cho mọi phòng trong nhà, tất cả thời gian. Đầu tiên bạn phải “làm cỏ” từ phòng bạn, phòng trẻ, bếp ăn, phòng tắm đến phòng khách,… Lũ trẻ thường lớn rất nhanh và liên tục cần thay đồ mới. Khi bé lớn, bạn nên bán hay đem tặng, cho những đồ bé không dùng nữa. Đối với trẻ lớn hơn hãy để chúng giúp bạn trong việc này để hiểu tại sao những gì bạn đang làm là quan trọng. Một khi bạn đã làm được điều này thì tự động chúng ta sẽ cảm thấy nhà rộng hơn và việc quản lý trở nên dễ giải quyết.
  2. 2. Cá nhân hóa Mọi người đều thích có không gian của riêng mình. Điều này cũng đúng với nhà nhỏ. Khi có phòng riêng, bé sẽ cảm giác được làm chủ và có trách nhiệm giữ gọn gàng, giúp bố mẹ không cần giám sát phòng bé quá nhiều. Đồ chơi trong phòng bé nên cho vào thùng và được ghi nhãn để tiện tìm kiếm. 3. Chỉ định khu vực cụ thể cho đồ đạc Trong một ngôi nhà lớn, đồ đạc có thể được đặt trong nhiều phòng khác nhau, nhưng trong ngôi nhà nhỏ thì việc đặt chúng ở một vị trí cố định là điều cần thiết. Trong phòng của trẻ, không gian để đồ chơi, sách, quần áo, kỷ vật hay bộ sưu tập của bé và bạn nên giúp bé giữ chúng đúng vị trí sau khi trẻ sử dụng. Nếu trẻ thích chơi đồ chơi trong phòng khách, bạn nên dạy bé đưa đồ về lại phòng sau
  3. mỗi lần chơi. Điều này không những tạo cho trẻ tính tự giác mà còn giúp bạn không mất công di chuyển đồ chơi về phòng cho bé và luôn giữ phòng khách ngăn nắp. 4. Cho bé khoảng thời gian tự do Bé cần khoảng thời gian vui chơi thỏa thích dài dài có thể mà không phải lo lắng về việc dọn dẹp. Trẻ sẽ thường xuyên thích thời gian này. Cha mẹ cũng nên có khoảng thời gian nghỉ ngơi. Bạn đừng cố lau dọn ngôi nhà, hãy nghỉ ngơi thư giãn một chút cùng bé. 5. Không tham nhiều đồ Chúng ta cho rằng thừa hơn thiếu và thường khó nói “không” với bé và ngay cả bản thân khi mua nhiều đồ đạc hơn. Lập danh sách những gì bạn có và những thứ bạn cần. Thực tế là có nhiều thứ chúng ta không bao giờ dùng. Hãy nhìn lại không gian nhà bạn, điều đáng lo ngại là sự lộn xộn. Nếu bạn thường xuyên mua đồ đạc mới, ngôi nhà sẽ luôn cảm thấy quá nhỏ và chật chội. Chia sẻ một ngôi nhà nhỏ với người lớn đã là một thử thách, nhưng chia sẻ với trẻ giống như một trải nghiệm vậy. Hãy đối mặt với điều đó, ai cũng muốn nhà mình có nhiều
  4. phòng hơn, điều tốt nhất là tận dụng triệt để những gì bạn đang có. Ngôi nhà cũng góp phần tạo nên niềm vui trong cuộc sống. Hãy giải thích cho bé giá trị của ngôi nhà nhỏ mà trẻ gọi là nhà của bé và yêu thương nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2