intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế không gian sinh hoạt chung trong gia đình

Chia sẻ: Sfscas Cfsdfs | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

95
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Thiết kế không gian sinh hoạt chung cho gia đình Không gian sinh hoạt chung là nơi sum họp, thư giãn và giải trí của toàn thể gia đình. Đó chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các cá nhân, bởi vậy ngày càng nhiều gia đình có nhu cầu hưởng thụ một không gian chung thoải mái và ấm cúng. Tạo không gian sinh hoạt chung không khó, ngay cả đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế không gian sinh hoạt chung trong gia đình

  1. Thiết kế không gian sinh hoạt chung cho gia đình Không gian sinh hoạt chung là nơi sum họp, thư giãn và giải trí của toàn thể gia đình. Đó chính là sợi dây gắn kết tình cảm giữa các cá nhân, bởi vậy ngày càng nhiều gia đình có nhu cầu hưởng thụ một không gian chung thoải mái và ấm cúng. Tạo không gian sinh hoạt chung không khó, ngay cả đối với những ngôi nhà có diện tích hạn chế. Tùy cơ ứng biến, mỗi không gian có cách thiết kế riêng vẫn đảm bảo đầy đủ công năng sử dụng thông thường mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của gia chủ. 1. Vị trí thích hợp cho không gian sinh hoạt chung:
  2. Vì là nơi nghỉ ngơi, thư giãn của toàn gia đình nên yêu cầu cần thiết là phải tạo được sự thoải mái, thú vị cho người sử dụng. Khu vực này có thể hướng ra môi trường bên ngoài như ban công, giếng trời, tiểu cảnh….là những nơi có cây xanh, thoáng mát.
  3. Đối với những không gian nhà hẹp, chủ yếu ở những căn hộ chung cư hiện nay thì phòng sinh hoạt có thể kết hợp với phòng khách. Ngoài việc tiếp những vị khách đến với gia đình thì căn phòng này thêm chức năng là nơi giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình tụ họp, quây quần nói chuyện hoặc xem ti vi. Đặc trưng của không gian này là phòng khách cộng với nơi sinh hoạt chung và bếp
  4. ăn liên thông với nhau. Do vậy tùy điều kiện cụ thể mà phân bổ không gian hoặc bài trí cho hợp lý để mỗi khu vực đề cao được chức năng sử dụng riêng mà vẫn có sự liên hệ gần gũi với các không gian khác. Với nhà phố, tầng lửng là nơi thích hợp cho việc thiết kế phòng sinh hoạt chung. Khoảng không gian nhỏ nhắn, trần thấp sẽ tạo một không khí ấm cúng, thân mật hơn. 2. Màu sắc trang trí:
  5. Mỗi gia đình có một phong cách thể hiện riêng qua việc lựa chọn và phối màu cho tường, trần, nội thất trong phòng. Những gam màu nhẹ nhàng, trang nhã thích hợp cho không gian quây quần ấm cúng. Ngược lại, những màu sắc tươi mới, tương phản sẽ đem lại cảm giác vui tươi, sôi nổi và nhiệt huyết.
  6. Ánh sáng sẽ tôn thêm vẻ đẹp của màu sắc căn phòng. Ví dụ, ánh sáng vàng sẽ tạo cảm giác dịu nhẹ cho màu xanh và vàng chanh, tạo không gian lung linh cho màu cam và vàng rực hoặc những màu mạnh khác. 3. Bố trí nội thất:
  7. Phòng sinh hoạt chung có xu hướng đa chức năng nên có thể kết hợp các phương tiện giải trí như có dàn máy, ti-vi hoặc thư viện nhỏ. Bàn ghế trong phòng nên ưu tiên sự thoải mái, dễ chịu và gọn gàng như ghế bành, nệm…còn lại càng tạo được nhiều không gian trống càng tốt vì quá nhiều vật dụng sẽ bất tiện trong việc đi lại và gây cảm giác chật chội cho căn phòng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2