intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết kế kiểu dáng: Vũ khí cạnh tranh lợi hại

Chia sẻ: Trang Dai | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

208
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay là, trong sản phẩm làm ra, bao nhiêu phần trăm có kiểu dáng của riêng mình, bao nhiêu phần trăm là sao chép kiểu dáng của doanh nghiệp khác?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết kế kiểu dáng: Vũ khí cạnh tranh lợi hại

  1. Thiết kế kiểu dáng: Vũ khí cạnh tranh lợi hại Một trong những vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Viêt Nam hiện nay là, trong sản phẩm làm ra, bao nhiêu phần trăm có kiểu dáng của riêng mình, bao nhiêu phần trăm là sao chép kiểu dáng của doanh nghiệp khác? Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập với thế giới, việc sao chép kiểu dáng của các doanh nghiệp khác sẽ tạo ra những rắc rối về pháp lý, còn việc làm theo mẫu mã của các nhà nhập khẩu nước ngoài chỉ mang lại giá trị gia tăng nhỏ nhoi cho doanh nghiệp. Ông Bruno Sacco, nguyên giám đốc thiết kế kiểu dáng của Mercedes Benz, người có công đóng góp rất lớn vào những thành công của công ty đã từng khẳng định: "Kiểu dáng liên quan tới 85% quyết định mua của khách hàng", khi nói về tầm quan trọng của kiểu dáng đối với việc gia tăng giá trị của sản phẩm. Một ví dụ minh hoạ là thành công của nhà máy sản xuất đồ thủy tinh của Đức Ritzenhoff. Để thoát khỏi nguy cơ phá sản, công ty đã quyết định đặt hàng thiết kế mẫu trang trí cho chiếc cốc thủy tinh truyền thống dùng để uống sữa, thứ mà tất cả các trẻ em châu Âu rất quen thuộc. Kết quả là một bộ gồm mười hai cốc thủy tinh, có hình dáng truyền thống như nhau, nhưng với trang trí được in trên đó khác nhau đã được "trình làng". Bộ cốc này thành công ngay lập tức. Những chiếc cốc thủy tinh này được bán rộng rãi trên toàn thế giới với giá khoảng 20 USD/chiếc. Điều khiến cho người dân bỏ ra nhiều tiền như vậy để mua một chiếc cốc thủy tinh "hoàn toàn bình thường" là ở chỗ, đằng sau chúng là cả một câu chuyện lịch sử. Khi khách hàng mua một chiếc cốc thủy tinh như vậy, họ nhận thấy nó được gói trong một chiếc hộp các- tông rất xinh đẹp, trưng bày tại cửa hàng được thiết kế rất sáng tạo và những hình ảnh độc đáo xung quanh những chiếc cốc thủy tinh nổi trội đã mang lại cho chúng tính đồng nhất và sự hấp dẫn rất mạnh mẽ. Một trường hợp cụ thể của Việt Nam, đó là Haprosimex, công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm được làm từ mây, cói, lá chuối và các sản phẩm tự nhiên khác. Trước đó, công ty đã sử dụng các kệ kim loại với các bảng thủy tinh để trưng bày sản phẩm của mình. Tuy nhiên, những thứ này gây cảm giác lạnh lùng và dáng vẻ công nghiệp không thích hợp với đặc tính của các sản phẩm tự nhiên, mềm mại và nhẹ mà Haprosimex bày bán. "Khi bày sản phẩm tại một cửa hàng hoặc một phòng trưng bày, điều quan trọng là không gian xung quanh sản phẩm không được làm mất đi sự hấp dẫn và thuyết phục, mà phải làm cho sản phẩm nổi bật", Daniel Shuerer chuyên gia thiết kế của Đức nói. Với sự tư vấn của Daniel Shuerer, công ty đã quyết định sử dụng gỗ đóng các kệ mới. Gỗ cho ta một cảm giác ấm áp, kết hợp với các sản phẩm khi trưng bày, tạo ra một sự hài hòa
  2. nhất định, bởi vì các vật liệu rất thích hợp với nhau. Ngoài ra, công ty đã quyết định không bày quá nhiều sản phẩm trên mỗi một gian trưng bày vì muốn tạo ra hình ảnh về một phòng triển lãm nghệ thuật. Trường hợp của Krups, nhà sản xuất sản phẩm gia đình của Đức, cũng là một minh họa sinh động về sự gia tăng giá trị mà thiết kế kiểu dáng có thể đạt được. Khi lập kế hoạch thâm nhập vào thị trường Mỹ, hãng đã phát hiện ra một vị trí mà ở đó, các nhà sản xuất lớn của địa phương đang tìm cách cạnh tranh với nhau bằng cách bán hàng với giá cả được hạ thấp một cách liên tục, trong khi mẫu mã sản phẩm nhìn có vẻ khá bình thường. Krups đã quyết định không bước vào cuộc đua tranh về giá cả này và xác định vị trí cho các sản phẩm của mình với giá cao gần gấp hai lần giá của các sản phẩm địa phương. Bất chấp mọi sự phản đối bất lợi, họ đã thành công. Yếu tố quyết định ở đây là ở chỗ, tương đối nhiều khách hàng có đủ tiền để mua một thiết bị xay và thiết bị trộn cà phê, nhưng họ đã chán những sản phẩm tẻ nhạt hiện bán của các công ty địa phương. Đối với họ, các sản phẩm của Krups tỏ ra giá trị hơn và do đó sẵn sàng trả cao hơn. Thiết kế kiểu dáng đóng vai trò đáng kể trong việc đưa ra quyết định mua hàng như vậy, nhưng nhiều công ty của ta hiện vẫn còn nghĩ rằng họ không cần quan tâm đến thiết kế kiểu dáng. Tất cả những gì mà họ đang tìm cách làm đó là bán hàng với giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh và đã thành công theo cách như vậy. Dẫu rằng đó chỉ là thành công nhất thời, nhưng cũng rất nguy hiểm. Theo ông Daniel Shuerer, có một giới hạn về giá cả mà bạn không thể nào hạ thấp hơn được. Một công ty có thể hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa, bằng cách đầu tư vào sản xuất tự động hóa và sa thải nhân viên, hoặc bằng cách đổi hướng di chuyển sản xuất sang một nước khác, nơi mà chi phí nhân công rẻ hơn. Tuy nhiên, sớm hay muộn họ cũng sẽ va phải bức tường chắn và sẽ gặp phải tình huống khi mà không có cách nào để có thể hạ thấp giá bán hơn nữa. Và đó là lúc kiểu dáng tham gia vào và tạo nên lợi thế. Sự gia tăng về phẩm chất mà thiết kế kiểu dáng thu được sẽ xóa sạch sản phẩm không tốt với giá rẻ nhất và đặt nó vào vị trí theo cách khác. Đây là một sự cạnh tranh lành mạnh, và thay vì bán với giá thấp hơn, các công ty cố gắng tìm ra các đặc điểm sản phẩm mới hoặc các hình dáng mới để theo kịp nhu cầu và do đó làm gia tăng chất lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2