Bài viết "Thiết kế thời trang - Sáng tạo và đam mê" giúp bạn nắm bắt các kiến thức về thời trang và mốt, thiết kế thời trang, tố chất của 1 nhà thiết kế thời trang, công việc của nhà thiết kế thời trang.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Thiết kế thời trang - Sáng tạo và đam mê
- Thiết kế thời trang - Sáng tạo và đam mê...
Thời trang và Mốt là gì?
Thời trang là trang phục theo thời: là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biến
trong cách mặc, thịnh hành trong một không gian nhất định, vào một khoảng thời
gian nhất định. Ví dụ: Thời trang của người nữ Việt Nam thời phong kiến: áo tứ
thân, khǎn mỏ quạ, thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, bộ quần áo b à ba, ở thời
kỳ sau giải phóng hoàn toàn miền Nam: bộ sơn vin, quần ống xéo, áo sơ mi chẽn 4
ly và hiện nay: quần âu áo sơ mi và váy...
Có nhà nghiên cứu đã nói: " Một cái nhìn thoáng qua áo quần cũng có thể giúp
chúng ta khám ra được cái mà các nhà sử học gọi là niên đại tương đối" bởi vì bản
chất của thời trang là ở chỗ nó luôn gắn liền với quan niệm thẩm mỹ, trình độ kinh
tế và vǎn hoá của một thời đại nào đó. Trang phục là tấm gương phản ánh đời sống
xã hội.
Mốt là hiện tượng cái mới trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người. Theo
nghĩa rộng, mốt là thị hiếu thẩm mỹ mới nhất đang đựơc số đông ưa chuộng. Xu
hướng thẩm mỹ này xuất hiện cả trong vǎn hoá vật thể (cưới hỏi, sinh nhật, hiếu
lễ...). theo nghĩa hẹp, mốt là sự thay đổi đột biến của các hình thức, kiểu cách
trang phục cụ thể.
Cả mốt và thời trang đều phản ánh thói quen và thị hiếu thẩm mỹ trong cách mặc
đã được cả xã hội quan tâm và chấp nhận, nhưng giữa chúng có điểm giống và
khác nhau.
Vậy Thiết kế thời trang là gì?
- Nhà thiết kế thời trang (NTKTT) là những người sáng tạo, tìm tòi, nghiên cứu để
cho ra đời những tác phẩm thời trang giúp làm đẹp cho con người, cho cuộc sống.
Những tác phẩm thời trang được chia làm 2 hướng riêng biệt: hướng trình diễn
nghệ thuật và hướng ứng dụng thực tế. Hướng trình diễn nghệ thuật là để các nhà
thiết kế thể hiện ý tưởng thẩm mỹ, thử nghiệm các kỹ thuật hay chất liệu mới
trong cắt may. Còn hướng ứng dụng thực tế giúp tạo ra những bộ quần áo thường
ngày mà bạn vẫn thấy và mọi người vẫn mặc ở nhà, đi tiệc hay công sở... Thông
thường, những thử nghiệm thiên về trình diễn nghệ thuật là ý tưởng ban đầu cho
việc thiết kế các mẫu thời trang ứng dụng. Các bộ sưu tập nặng về trình diễn là để
tạo ấn tượng và khẳng định phong cách trước đồng nghiệp, các nhà chuyên môn.
Còn các bộ sưu tập mang tính ứng dụng thì để nhắm tới số đông người tiêu dùng.
Đó là hai mặt không thể tách rời của thời trang. Thiếu một trong hai cái, thời trang
sẽ mất đi tính chất đặc trưng. Vì thời trang là tổng hợp của nghệ thuật và kinh
doanh.
Nhà thiết kế thời trang cần những tố chất gì?
Các nhà thiết kế thời trang là những nghệ sĩ đằng sau sàn diễn (catwalk). Vì là
những nghệ sĩ nên yếu tố đầu tiên không thể không nhắc đến là niềm đam mê nghệ
thuật. Vì là những người góp phần tô điểm cho vẻ đẹp cuộc sống nên họ có những
cái nhìn thẩm mỹ rất cao. Và để nâng cao các giá trị thẩm mỹ thì họ không ngừng
tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo để tạo ra nhiều vẻ đẹp phong phú, đa dạng.
Như vậy, nhà thiết kế thời trang cần có:
- Năng khiếu tạo hình, óc thẩm mĩ cao.
- Yêu vẻ đẹp của con người.
- Óc sáng tạo và thực tế.
- Tính kiên trì, sự bền bỉ và cầu thị.
- - Đôi bàn tay khéo léo.
- Vốn văn hóa sâu rộng và thực sự say mê nghề nghiệp.
Thêm nữa, muốn đứng vững trong nghề này, nhà thiết kế trước hết phải làm chủ
ba yếu tố then chốt:
- Kĩ thuật cắt may.
- Công nghệ chế tạo các vật liệu.
- Nhạy cảm về thẩm mĩ.
Bất kì nhà thiết kế thời trang nào cũng phải trang bị cho bản thân những kiến thức
về mỹ thuật, chất liệu vải, cắt may nên những tác phẩm thời trang ra đời là cả một
quá trình nghiên cứu và tìm chất liệu, sáng tạo mẫu, đăng ký giấy phép, làm việc
với nhà may, với người mẫu, thợ ảnh, các công tác truyền thông...
Công việc cụ thể của nhà thiết kế thời trang?
Công việc chung của một NTKTT thường bao gồm:
- Nghiên cứu các yếu tố thị trường, khách hàng, các xu hướng thời trang để định
hình cho những thiết kế của mình.
- Phác thảo ý tưởng.
- Vẽ và cắt mô hình phẳng để làm mẫu.
- Chọn chất liệu vải và đồ trang sức đi kèm.
- Kết hợp những nguyên tắc, kĩ thuật may, xếp nếp... với mô hình phẳng để tạo
nên sản phẩm.
- Sửa sang lại sản phẩm cho hợp lý và hoàn chỉnh hơn.
- So sánh kiểu mẫu của mình với những kiểu mẫu của đối thủ cạnh tranh.
- Đọc các tạp chí thời trang và tham dự các buổi trình diễn thời trang để cập nhật
những xu thế thời trang mới của thời đại.