Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO THIẾT BỊ TỰ ĐỘNG KIỂM TRA CHỨC<br />
NĂNG BO MẠCH ĐIỆN TỬ KỸ THUẬT SỐ THEO PHƯƠNG PHÁP<br />
TÁI CẤU HÌNH VÀ TẠO MẪU NHANH RPS<br />
Nguyễn Thái Học1*, Trần Đức Thiện2, Nguyễn Văn Sơn1<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp thiết kế và chế tạo thiết bị tự động kiểm<br />
tra chức năng bo mạch điện tử kỹ thuật số với chi phí thấp và khả năng tái cấu hình<br />
cao. Thiết bị được điều khiển thông qua một phần mềm ứng dụng chạy trên một máy<br />
tính cá nhân. Các bộ giá trị tín hiệu kích thích đầu vào của bo mạch được xây dựng<br />
trước và lưu trong cơ sở dữ liệu (CSDL) trên máy tính, sau đó được tải vào bộ nhớ<br />
mẫu của thiết bị thông qua đường truyền Ethernet. Các tín hiệu này được thiết bị<br />
ngoại vi đặt lên mức 20Mhz, là tần số kích thích đưa tới các chân vào của bo mạch<br />
cần kiểm tra (DUT – Device Under Test). Tín hiệu đầu ra của DUT được so sánh<br />
với giá trị mẫu của bo mạch tốt cùng loại đã được lấy mẫu trước đó để xác định<br />
liệu DUT có còn tốt hay không. Phương pháp này đã được ứng dụng thành công<br />
trong việc thiết kế, chế tạo thiết bị hỗ trợ chuẩn đoán, phát hiện hỏng hóc một số<br />
mảng chức năng của đài ra đa KASTA-2E2.<br />
Từ khóa: Thiết bị tự động kiểm tra, Rapid Prototyping System (RPS), FPGA, KASTA-2E2.<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Đối với các trang bị kỹ thuật mới, bo mạch điện tử tích hợp số lượng lớn linh kiện và<br />
chia thành nhiều lớp, đòi hỏi cần có những cải tiến trong phương pháp chuẩn đoán và phát<br />
hiện hỏng hóc. Các thiết bị kiểm tra hiện có trong và ngoài nước như Pinpoint II của hãng<br />
Diagnostic [9], hay chuyên dụng như VECTOR-M16 [1] và các thiết bị đi theo các đài ra<br />
đa khác như MTO-36Д6, 96L6E, 1Л13-3, 55Ж6. Các thiết bị trên được thiết kế chuyên<br />
dụng cho khí tài và có CSDL đóng kín nên khó sử dụng cho khí tài khác và có giá thành<br />
rất cao. Đối với VECTOR-M16 cho phép sử dụng 3 phương pháp chuẩn đoán nhưng lại<br />
đòi hỏi kỹ thuật viên phải có nhiều kinh nghiệm. MTO-36Д6 tuy hiện đại nhưng hạn chế ở<br />
bàn chông cơ khí tiếp xúc với DUT dễ mất ổn định theo thời gian.<br />
Trong bài viết này, chúng tôi hướng tới đối tượng nghiên cứu là bo mạch của đài ra đa<br />
KASTA-2E2 có tối đa 135 chân nhưng kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng rộng rãi cho<br />
nhiều đối tượng bo mạch kỹ thuật số khác. Nội dung chúng tôi trình bày sẽ dẫn tới việc<br />
thiết kế, chế tạo một thiết bị kiểm tra bao gồm phần mềm quản lý và điều khiển trên máy<br />
tính, phần firmware nhúng trong các FPGA (Field-Programmable Gate Array) trên các<br />
thiết bị ngoại vi gồm 9 card chức năng, các khối nguồn khả trình và giắc kết nối DUT.<br />
Điểm khác biệt so với các thiết bị khác đó là phương pháp thiết kế linh hoạt, phần mềm và<br />
CSDL được tổ chức khoa học, cơ cấu cơ khí ổn định, thuận tiện cho người thao tác. Thiết<br />
bị có thể kiểm tra các bo mạch có cấu hình khác nhau mà không phải thay đổi phần cứng<br />
mà chỉ cần cấu hình lại trên phần mềm. Kết quả kiểm tra có thể báo hỏng tới chân của IC<br />
trên DUT. Thiết bị dễ thao tác và cũng có giá thành rẻ hơn nhiều so với các sản phẩm<br />
tương tự trên thị trường.<br />
Phần tiếp theo của bài viết gồm các nội dung sau: Phần 2 nói về các nội dung trong<br />
thiết kế hệ thống, phần 3 mô tả kết quả thử nghiệm và phần 4 là kết luận và tổng kết.<br />
2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG<br />
2.1. Yêu cầu tính năng kỹ thuật<br />
Đáp ứng nhu cầu thực tế ứng dụng và phát triển, thiết bị kiểm tra cần đảm bảo:<br />
<br />
<br />
<br />
190 N.T.Học, T.Đ.Thiện, N.V.Sơn “Thiết kế và chế tạo thiết bị … tạo mẫu nhanh RPS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Khả năng tạo ra, tích luỹ và lưu trữ các bài kiểm tra tự động các đối tượng mạch,<br />
bảng mạch, phần tử theo nguyên tắc “tốt/lỗi”.<br />
- Sử dụng các loại giắc khác nhau để kết nối với DUT tối đa 144 kênh số. Cung cấp từ<br />
thiết bị đến các tiếp điểm của giắc cắm bên lề của DUT các điện áp nguồn từ các bộ nguồn<br />
được chuyển mạch và được lập trình theo chương trình kiểm tra.<br />
- Tự động hoá việc chẩn đoán hỏng hóc của các DUT số, phân tích chi tiết các lỗi đã<br />
được phát hiện. Kiểm tra được các tín hiệu số tại các điểm trung gian của mạch điện DUT<br />
sử dụng các đầu đo riêng.<br />
- Có thể kiểm tra chính thiết bị (SelfTest). Có thể chẩn đoán hỏng hóc các DUT với<br />
các bộ đếm không có mạch reset, các vi mạch TTL, CMOS, collector hở.<br />
- Giao diện làm việc thân thiện, cung cấp cho người sử dụng các sơ đồ và văn bản<br />
hướng dẫn thực hiện các thao tác cần thiết.<br />
2.2. Tổng quan về kiến trúc<br />
Dựa trên các yêu cầu về tính năng của thiết bị, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thiết kế<br />
kiến trúc tổng quan của hệ thống thiết bị (Hình 1).<br />
Khối thiết bị ngoại vi<br />
Khối thiết bị ngoại vi gồm 9 card chức năng (MK), mỗi một MK có hai đường kết nối<br />
với máy tính: cổng JTAG được sử dụng để lập trình FPGA và cổng Ethernet được sử dụng<br />
để truyền nhận lệnh và dữ liệu kiểm tra. Mô đun logic có bộ kết nối mở rộng 32 cổng, sử<br />
dụng 16 cổng kết nối tới DUT, 6 cổng kết nối tới các MK khác và 10 cổng dự phòng. MK<br />
được thiết kế dạng bảng mạch in bốn lớp và liên kết với nhau theo chuẩn AHB (Advanced<br />
High-Performance Bus) bus [3].<br />
Trong cấu trúc của MK, FPGA với mã nguồn VHDL trở thành xử lý trung tâm, có<br />
nhiệm vụ giao tiếp với vi xử lý ARM7 [2] qua giao thức Ethernet, nhận dữ liệu từ đường<br />
truyền, thực hiện các tác vụ như chuyển mạch các ma trận rơ le cấp nguồn cho DUT, đóng<br />
và ngắt các đường kết nối kênh, gửi dữ liệu kịch bản kiểm tra tới linh kiện Edge 749 để<br />
cấp logic phù hợp tới DUT, nhận dữ liệu phản hồi từ DUT và đóng gói dữ liệu truyền tới<br />
ARM7 để truyền về máy tính theo giao thức đã định dạng từ trước.<br />
Chuyển<br />
mạch Điều khiển<br />
nguồn<br />
ma trận rơ FPGA<br />
TB<br />
đườn<br />
g<br />
truyề<br />
Nguồ Chuyể<br />
n n mạch JTAG<br />
kênh Phần<br />
mềm<br />
CSDL<br />
BUS AHB (giắc 9) BUS AHB(giắc<br />
BUS AHB (giắc 1)<br />
2)<br />
TB tạo<br />
tín hiệu<br />
Bo mạch cần kiểm tra trên mặt<br />
<br />
Hình 1. Kiến trúc tổng quan hệ thống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 191<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
Vi xử lý ARM7 là trung gian giao tiếp giữa FPGA và máy tính, nhận lệnh và các bộ dữ<br />
liệu kiểm tra từ máy tính từ cổng Ethernet sau đó gửi chúng tới FPGA qua bus AMBA<br />
(Advanced Microcontroller Bus Architecture) [4]. ARM7 cũng nhận kết quả kiểm tra từ<br />
FPGA qua bus AMBA và gửi chúng tới máy tính thông qua kênh truyền Ethernet.<br />
Khối phần mềm và CSDL<br />
Phần mềm và CSDL trên máy tính có chức năng quản lý, lưu trữ cấu hình chân các loại<br />
bo mạch và IC, sơ đồ bố trí linh kiện và sơ đồ nguyên lý của bo mạch, tạo liên kết giữa<br />
chân bo mạch và chân các IC, xây dựng và lưu trữ các bài kiểm tra cũng như điều khiển<br />
các bước của quá trình kiểm tra.<br />
2.3. Thiết kế card chức năng ngoại vi<br />
Mỗi một modul MK dựa trên tổ hợp RPS (Rapid Prototyping System) có cấu trúc phần<br />
cứng như chỉ ra trên hình 2 dùng để tổ chức 16 kênh số. Mỗi kênh có thể được định nghĩa<br />
bằng phần mềm như là một đầu phát hay đầu thu được điều khiển đóng hay ngắt khi xác<br />
định phần tử lỗi. Chế độ phát dùng để kích các mức tín hiệu logic và truyền chúng đến đối<br />
tượng kiểm tra dưới dạng các kích thích đầu vào. Chế độ thu sẽ chuyển kênh số sang trạng<br />
thái trở kháng vào cao và dùng để nhận các tín hiệu phản ứng từ DUT để phân tích. Với<br />
việc tổ chức các kênh như vậy, МK bảo đảm khả năng điều khiển động các kênh số.<br />
Các card chức năng có thể tái cấu hình được thiết kế bằng ngôn ngữ VHDL, được cài<br />
đặt bằng bảng mạch điện tử tích hợp dựa trên tổ hợp lấy mẫu nhanh RPS gồm có các chíp<br />
khả trình Xilinx, SRAM, bộ nhớ Flash và hai bộ đệm Edge 749 của hãng Semtech, giao<br />
diện Multi-ICE dùng để cài đặt firmware.<br />
Bảng mạch chính của MK có bộ nhớ flash 32Mb, SDRAM 512 Kb, boot ROM 2Mb,<br />
chíp FPGA, một nút reset, một vi xử lý nhúng dựa trên lõi ARM7, một giao diện kết nối<br />
với máy tính theo chuẩn Ethernet RJ45, 64 rơ le, 02 linh kiện chuyển mức tín hiệu vào ra<br />
Edge 749, 16 đường tín hiệu vào ra hai mức theo chuẩn đầu giắc vi sai của hãng NRI và<br />
một nút công tắc nguồn. FPGA có bus hệ thống kết nối tới mô đun nhân và mô đun logic,<br />
có đường bus dự phòng cho 16 đường bus chính, có các thanh ghi điều khiển và thanh ghi<br />
trạng thái. Bảng mạch chính có 01 cổng Ethernet 100 Mbps được kết nối với máy tính.<br />
Nền tảng của công nghệ RPS dựa trên kiến trúc bus theo chuẩn AMBA. Thiết bị tự động<br />
kiểm tra sử dụng AHB là một trong ba dạng bus chuẩn AMBA.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Kiến trúc card chức năng theo công nghệ RPS.<br />
<br />
<br />
192 N.T.Học, T.Đ.Thiện, N.V.Sơn “Thiết kế và chế tạo thiết bị … tạo mẫu nhanh RPS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
2.4. Thiết kế giao thức làm việc<br />
Một giao thức ở tầng ứng dụng được thiết kế riêng phục vụ cho giao tiếp giữa máy tính<br />
và mỗi trong số 9 MK, trong đó, máy tính đóng vai trò chủ động. Toàn bộ dữ liệu gửi ra từ<br />
máy tính được lấy từ thông tin cấu hình của DUT hoặc từ các bước của bài kiểm tra cho<br />
DUT lưu trong CSDL. Giao thức được phân thành các pha như sau:<br />
Pha 1: Máy tính gửi gói dữ liệu 0xAA, 0x00, 0x00 yêu cầu FPGA thực hiện Reset thiết<br />
bị ngoại vi, đặt các chân DUT về mức thấp.<br />
Pha 2: Máy tính gửi dữ liệu có đầu khung là 0xAA, 0x55, 0x52 yêu cầu cấu hình vào ra<br />
cho các kênh. FPGA sẽ nhận được 16 bit dữ liệu và đẩy tín hiệu ra 16 cổng để điều khiển<br />
IC của khối chuyển mạch, sau đó truyền về thông điệp 0x55, 0xAA và “OK.<br />
Pha 3: Máy tính gửi dữ liệu có đầu khung là 0xAA, 0x55, 0x53 điều khiển mức<br />
TTL/CMOS của các kênh. FPGA sẽ nhận được 16 bit dữ liệu và đẩy tín hiệu ra 16 cổng để<br />
điều khiển IC của khối chuyển mạch, sau đó truyền về thông điệp 0x55, 0xAA và “OK”.<br />
Pha 4: Máy tính gửi dữ liệu có đầu khung là 0xAA, 0x55, 0x51, 0xYY hoặc 0xAA,<br />
0x55, 0x51, 0x00 cho FPGA để điều khiển 16 chuyển mạch cấp nguồn (YY vôn) hoặc đất<br />
cho các chân của DUT, sau đó truyền về thông điệp 0x55, 0xAA và “OK”.<br />
Pha 5: Máy tính gửi dữ liệu có đầu khung là 0xAA, 0x55, 0x54 điều khiển mức CLK<br />
cho mỗi kênh. FPGA sẽ tiếp tục nhận 16 bit dữ liệu và đẩy ra 16 cổng để điều khiển IC<br />
của khối chuyển mạch, sau đó truyền về thông điệp 0x55, 0xAA và “OK”.<br />
Pha 6: Máy tính gửi dữ liệu đầu khung là 0xAA, 0x55, 0x55 cấp các tín hiệu kích thích<br />
cho DUT (chân ra 1, chân khác 0). FPGA sẽ tiếp tục nhận 16 bit dữ liệu từ bài kiểm tra và<br />
đẩy ra 16 cổng, sau đó truyền về thông điệp 0x55, 0xAA và “OK”.<br />
Pha 7: Máy tính gửi dữ liệu đầu khung là 0xAA, 0x55, 0x56 yêu cầu thu thập tín hiệu<br />
phản hồi từ 16 kênh. FPGA sẽ đọc dữ liệu từ 16 kênh và lưu vào bộ đệm. FPGA sẽ xử lý<br />
để kiểm tra tính ổn định của dữ liệu (khi 3 thanh ghi trùng nhau) sau đó đóng gói và truyền<br />
về máy tính theo cấu trúc: 0x55, 0xAA, 0x55, 0xAA, 16 bit data, “OK”.<br />
Hình 3 chỉ ra mô hình trạng thái thay đổi theo 4 lệnh: lệnh Reset hệ thống, lệnh yêu cầu<br />
gửi cấu hình vào ra, lệnh yêu cầu gửi dữ liệu với các mức logic TTL hoặc CMOS tới DUT<br />
và lệnh gửi yêu cầu đọc dữ liệu phản hồi.<br />
<br />
0xAA, 0x00, 0x00 Trạng thái nhận dữ 0xAA, 0x55, 0x56<br />
liệu từ đường truyền<br />
<br />
<br />
0xAA, 0x55, 0x52 0xAA, 0x55, 0x55<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lệnh Reset hệ Lệnh Cấu hình Lệnh Gửi dữ Lệnh Đọc dữ<br />
thống vào/ra liệu ra liệu phản hồi<br />
<br />
<br />
0x55, 0xAA, 0x55, 0xAA<br />
<br />
<br />
<br />
Trạng thái thúc xử lý<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Hoạt động của thiết bị trên mô hình máy trạng thái.<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 193<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
2.5. Các chế độ làm việc của MK<br />
Mỗi МK có thể làm việc ở 2 chế độ: Nạp dữ liệu bài kiểm tra vào bộ nhớ của module<br />
và thực hiện bài kiểm tra và phân tích kết quả.<br />
Địa chỉ cơ sở của mỗi bảng mạch МK được thiết lập nhờ các công tắc chuyển mạch,<br />
xác định số hiệu duy nhất của nhóm 16 kênh trong tổng số 144 kênh. Sau khi nhận biết địa<br />
chỉ của mình và tính đến các tín hiệu điều khiển ghi/đọc của bus đồng bộ, ở đầu ra của<br />
FPGA sẽ hình thành các tín hiệu được đưa đến các đầu vào điều khiển của vi mạch bộ nhớ<br />
động (ОЗУ)[6],[7]. Dữ liệu tại mỗi bước sẽ được tải vào bộ điều khiển logic, số lượng các<br />
bước kiểm tra sẽ được ghi vào thanh ghi điều khiển logic của FPGA. Trong МK, mỗi kênh<br />
số là đầu phát (tạo mức kích thích) sẽ có giá trị mức logic “0” và mức logic “1”, còn mỗi<br />
kênh được xác định là đầu thu (đầu phân tích) sẽ có giá trị mức so sánh (là mức điện áp<br />
được lấy ra từ bộ chuyển đổi tương tự - số). Trong quá trình kiểm thử, nếu kênh được xác<br />
định là kênh phân tích, từ phần mềm của MK sẽ gửi các mã giống nhau vào mức logic “1”<br />
và “0” xác định ngưỡng chuyển mạch của bộ so sánh.<br />
Trong chế độ thực hiện kiểm thử của MK sẽ có hai vi mạch điều khiển tham gia. Mỗi<br />
vi mạch này có trong thành phần của mình 16 khoá điện tử kết nối một trong 8 kênh với bộ<br />
đặt mức logic “0” hay “1” tương ứng. Ngoài ra, trong thành phần mỗi vi mạch có 8 bộ so<br />
sánh kết nối các đầu vào của mình với đầu ra của các khoá. Như vậy, mỗi vi mạch điều<br />
khiển hoàn toàn bảo đảm việc tạo ra 8 kênh điều khiển số để phát (kích thích tín hiệu đầu<br />
vào DUT) cũng như để thu các tín hiệu phản ứng đầu ra của DUT.<br />
Sau khi nạp các số liệu, thanh ghi lệnh và thanh ghi trạng thái chia ra làm hai phần.<br />
Máy tính sẽ ghi dấu hiệu khởi động điều khiển logic vào phần thứ nhất, FPGA trong bảng<br />
mạch МK sẽ ghi các nguyên nhân dừng trong quá trình kiểm thử vào phần thứ hai.<br />
Trong chế độ kiểm thử, bộ phát thạch anh và bộ chia tần số nhịp của FPGA sẽ hình<br />
thành lưới tần số nhờ chia lần lượt tần số thành 2 trong các bộ đếm nhị phân[4]. Việc chọn<br />
tần số nhịp được thực hiện theo thông tin được ghi trong thanh ghi lệnh. Sau đó, theo bus<br />
nội bộ của vi xử lý, lệnh "ghi" sẽ đến thanh ghi lệnh và trạng thái của FPGA. Lệnh này sẽ<br />
đi tới mạch điều khiển khởi động và dừng, bắt đầu hình thành các tín hiệu điều khiển mà<br />
theo đó MK sẽ tiến hành cung cấp các tín hiệu kiểm thử tới đầu vào của DUT và phân tích<br />
các tín hiệu phản ứng. Việc ghi lại các phản ứng từ DUT vào ОЗУ sẽ được thực hiện ở<br />
cuối lượng tử thời gian. Trong trường hợp xuất hiện những tín hiệu lỗi, chúng sẽ được ghi<br />
lại trong thanh ghi lỗi của FPGA và việc kiểm thử có thể kết thúc.<br />
Khi phân tích kết quả, máy tính lần lượt thu thập tất cả các phản ứng nhận được từ các<br />
thanh ghi của các МK qua đường truyền Ethernet. Quá trình so sánh mẫu sau đó sẽ diễn ra<br />
theo từng bít riêng biệt trong khoảng thời gian lượng tử. Mỗi một bít thông tin nhận được<br />
trong các thanh ghi của MK sẽ tương ứng với một kênh ra của DUT. Giao diện đồ họa về<br />
trạng thái lỗi sẽ được hiển thị cho phép người dùng biết được chính xác thời điểm xảy ra<br />
lỗi, vị trí lỗi và linh kiện lỗi trong DUT.<br />
2.6. Thiết kế CSDL và phần mềm<br />
Đặc điểm khác biệt đầu tiên trong hệ thống chúng tôi thiết kế là CSDL được tổ chức tối<br />
ưu và có tính mở, được quản trị trong MS SQL Server cho phép truy xuất tốc độ cao,<br />
chính xác và ổn định. Nội dung CSDL được thể hiện trong hình 4 là: Mỗi đối tượng kiểm<br />
<br />
<br />
<br />
194 N.T.Học, T.Đ.Thiện, N.V.Sơn “Thiết kế và chế tạo thiết bị … tạo mẫu nhanh RPS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
tra mảng chức năng và IC (DoiTuong) có danh sách chân (ChanDoiTuong), có các sơ đồ<br />
(CacSoDoMang), có bài kiểm tra tương ứng (BaiTest). Các đối tượng mảng và IC liên kết<br />
với nhau thể hiện qua bảng “LienKetMangIC” trong đó các chân liên kết cụ thể lưu trữ<br />
trong bảng “LienKetChanMangIC”. Mỗi bài kiểm tra mảng có dữ liệu từng chân<br />
(DuLieuBaiTest) và kết quả sau kiểm tra (KetQuaTestMang). Mỗi bài kiểm tra IC có dữ<br />
liệu riêng (DuLieuBaiTestIC) và dựa trên đó, mỗi chân IC được lưu dữ liệu mẫu<br />
(DuLieuMauChanIC) cũng như kết quả kiểm tra chân IC (KetQuaTestChanIC).<br />
class System<br />
<br />
KetQuaTestMang BaiTest DuLieuBaiTest DuLieuMauChanIC<br />
<br />
«column» «column» «column» «column»<br />
MaBaiTest MaBaiTest MaBaiTest MaSoIC<br />
STTLenh MaDoiTuongMang STTChan STTChanIC<br />
GiaTriRa DanhSachLenh GiaTri GiaTriMau<br />
<br />
<br />
CacSoDoMang DoiTuong<br />
«column» «column»<br />
MaDoiTuong LienKetMangIC DuLieuBaiTestIC<br />
MaDoiTuong<br />
TenFile TenDoiTuong «column» «column»<br />
NoiDungFile MaLoaiDoiTuong MaSoIC MaSoIC<br />
HinhAnh MaDoiTuongMang STTChan<br />
ChanDoiTuong SoDoNguyenLy MaDoiTuongIC GiaTri<br />
SoDoChucNang<br />
«column» MoTa<br />
MaDoiTuong<br />
KetQuaTestChanIC<br />
MaChan LoaiDoiTuong LienKetChanMangIC<br />
TenChan «column»<br />
LoaiNguon «column» «column» STTLenh<br />
TTL_CMOS MaLoaiDoiTuong MaSoIC MaSoIC<br />
STT TenLoaiDoiTuong MaChanMang STTChan<br />
GhiChu DanhSachChanIC GiaTriRa<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Thiết kế CSDL cho thiết bị kiểm tra.<br />
Điểm khác biệt thứ hai là việc sử dụng giao thức UDP/IP [8] trong môi trường lập trình<br />
C#, khởi tạo và đóng các kết nối trong mỗi chu kỳ làm việc với các MK đảm bảo tính<br />
đồng bộ ở tốc độ cao và tránh xung đột. Tốc độ làm tươi màn hình được đảm bảo nhờ sử<br />
dụng kỹ thuật “DoubleBuffered” để tăng gấp đôi bộ nhớ đệm cho panel vẽ.<br />
3. THỬ NGHIỆM<br />
3.1. Quy trình kiểm tra đối tượng<br />
Quy trình kiểm tra một đối tượng bo mạch được thực hiện theo các bước sau:<br />
<br />
Bước 1: Xây dựng cấu Bước 2: Cập nhật liên Bước 3: Xây dựng bài<br />
cấu hình bo mạch và các kết chân mảng và các IC kiểm tra cho mảng và<br />
linh kiện IC liên quan trên mảng, xác định cụ bài kiểm tra cho các IC<br />
thể chân IC được liên trên mảng<br />
kết<br />
<br />
<br />
Bước 4: Tiến hành thu Bước 5: Đưa mảng nghi Bước 6: Kiểm tra chân<br />
dữ liệu mẫu chân mảng bị lỗi vào kiểm tra, chỉ các IC liên quan tới<br />
và chân IC từ một mảng ra chân mảng bị lỗi chân mảng bị lỗi. Kết<br />
còn tốt. luận chân IC lỗi hay tốt.<br />
<br />
<br />
Hình 5. Quy trình kiểm tra đối tượng.<br />
3.2. Kết quả kiểm tra<br />
Thực hiện các bước như quy trình nêu trên cho thấy:<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 195<br />
Công nghệ thông tin & Khoa học máy tính<br />
<br />
- Thời gian khởi động thiết bị ngoại vi sẵn sàng làm việc mất khoảng 90 giây, khi vào<br />
làm việc hoạt động ổn định liên tục.<br />
- Việc quản lý cấu hình bằng phần mềm rất linh hoạt, có thể dễ dàng thay đổi, kế thừa<br />
khi chỉ cần tạo bản sao của đối tượng bo mạch. Mô đun xây dựng bài kiểm tra thuận tiện<br />
cho người thao tác, không giới hạn số lượng các bước kiểm tra.<br />
- Dữ liệu lấy mẫu và kiểm tra thể hiện tức thời trên màn hình, đạt tốc độ khoảng 300<br />
lệnh/giây. Khi đưa bo mạch bị đánh hỏng vào kiểm tra đã cho kết quả báo hỏng chính xác<br />
đến chân IC trên bo mạch.<br />
Kết quả kiểm tra đã cho thấy thiết bị được thiết kế hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tốt yêu<br />
cầu sửa chữa các bo mạch của đài ra đa KASTA-2E2 và có những cải tiến đáng kể so với<br />
các thiết bị khác thể hiện như: cơ cấu thiết bị gọn; phần mềm quản lý cấu hình linh hoạt;<br />
thao tác trên hệ thống thuận tiện; chỉ ra được chân IC hỏng trên bo mạch; dễ dàng thay đổi<br />
cầu hình và kiểu giắc DUT để kiểm tra các dạng bo mạch kỹ thuật số khác nhau.<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật điện tử và lập trình tiên tiến, nhóm<br />
đã tích hợp thành công nhiều công nghệ phần cứng, phần sụn và phần mềm để đưa ra thiết<br />
kế và chế tạo một thiết bị chuẩn đoán, phát hiện hỏng hóc làm việc hiệu quả nhưng với chi<br />
phí thấp hơn nhiều so với các sản phẩm cùng loại.<br />
Thành công của phương pháp này mở ra các hướng nghiên cứu mới cho việc chế tạo<br />
các thiết bị hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa thuộc nhiều lĩnh vực như sản xuất chế tạo IC, bo<br />
mạch của các hãng điện tử, đặc biệt trong các hệ thống trang bị vũ khí, khí tài mới mà điện<br />
tử số đóng vai trò quan trọng như ra đa, tên lửa, hệ thống điều khiển trên tàu,... hay sửa<br />
chữa điện dân dụng.<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn tới Chỉ huy Nhà máy Z119/Quân<br />
chủng PK-KQ đã tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho nhóm. Ngoài ra, nhóm cũng xin đuợc<br />
cảm ơn các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học của Viện KH-CN Quân sự đã hỗ trợ<br />
kinh phí và cử chuyên gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Alexander Miczo, “Digital Logic Testing and Simulation, Second Edition”, A John<br />
wiley & sons, INC., Publication (2003).<br />
[2]. ARM Limited, “Integrator/CM7TDMI User Guide”, ARM Ltd.(2001).<br />
[3]. ARM Limited, “Multi-ICE User Guide, Version 2.2”, ARM Ltd.(2002).<br />
[4]. ARM Limited, “AMBA Specification Rev.2.0 ”, ARM IHI 0011A, ARM Ltd. (2001).<br />
[5]. Duncan G. Elliott, “Computational RAM: A Memory-SIMD Hybrid”, PhD thesis, U. of<br />
Toronto, 1998.<br />
[6]. D. G. Elliott, M. Stumm, W. M. Snelgrove, C. Cojocaru, and R. McKenzie,<br />
“Computational RAM: Implementing Processors in Memory,” IEEE Design and Test<br />
of Compulers, Vol. 16, No.1 (1999), pp. 3241.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
196 N.T.Học, T.Đ.Thiện, N.V.Sơn “Thiết kế và chế tạo thiết bị … tạo mẫu nhanh RPS.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
[7]. John C. Koob, Raymond J. Sung, Tyler L. Brandon, Daniel, A. Leder, Duncan G.<br />
Elliott, Bruce F. Cockbum, “Design of a 3D Fully-Depleted SOI Computational<br />
RAM”, ESSCIRC 2002, Florence, Italy (2002), pp. C-149.<br />
[8]. Postel J., “User Data Protocol”, RFC 768, USC/Information Sciences Institute (1980).<br />
[9]. Whitehead A., “Pinpoint IIR, Advanced Diagnostic System”,Diagnosys (2011).<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DESIGN AND MANUFACTURING AUTOMATIC FUNCTION TEST EQUIPMENT<br />
FOR DIGITAL ELECTRONIC CARD<br />
BASED ON METHOD OF RPS<br />
This paper presents the method of designing and manufacturing digital<br />
electronic card tester with low cost and highly-reconfigurability. The equipment is<br />
controlled via a software application running on a personal computer. The testing<br />
input signal values of card are pre-created and stored in a database on the<br />
computer, then that values are loaded into memory of the device through an<br />
Ethernet connection. They are set up to 20Mhz-the frequency stimulation-to put to<br />
the input pins of the card being tested (DUT - Device Under Test). The output<br />
signals of the DUT are compared with sample values of a good same-type card that<br />
have been previously captured, to determine whether the DUT is good or fail. This<br />
method has been successfully applied in designing and manufacturing a diagnostic<br />
tester to detect failures of some functional cards of the KASTA-2E2 radar.<br />
Keywords: Automatic function test system, Rapid Prototyping System(RPS) , FPGA, KASTA-2E2.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 7 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 8 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2015<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin / Viện KH-CN Quân sự/ BQP.<br />
2<br />
Nhà máy Z119/ Quân chủng PK-KQ.<br />
*<br />
Email : hocnt1978@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 197<br />