Thiết lập những nguyên tắc liên kết vùng tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
lượt xem 6
download
Bài viết Thiết lập những nguyên tắc liên kết vùng tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trình bày nhận định về kết quả hoạt động của các vùng kinh tế tại Việt Nam (1996-2016); Thiết lập nguyên tắc liên kết vùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Thiết lập những nguyên tắc liên kết vùng tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
- THIẾT LẬP NHỮNG NGUYÊN TẮC LIÊN KẾT VÙNG TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0. TS. Hoàng Mạnh Dũng Khoa Kinh tế, Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Từ năm 1996, Việt Nam đã nhận thức về tầm quan trọng của kinh tế vùng và liên kết vùng. Báo cáo chính trị Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ XII nêu rõ: "Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lƣợc, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đồng thời ƣu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phƣơng trong vùng và đến các vùng khác...". Kết quả đạt đƣợc từ liên kết vùng trên phạm vi cả nƣớc còn nhiều hạn chế trong quá trình triển khai. ―Hội thảo cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam‖ ngày 23/12/2016 tại TP. Hồ Chí Minh đã tìm ra nhiều nguyên nhân khiến liên kết vùng vẫn còn rời rạc, mạnh ai nấy làm và đặc biệt đang có nguy cơ phát triển thiếu bền vững. Sự thành công trong quản lý bắt đầu từ những nguyên tắc đƣợc thiết lập một cách khoa học và phù hợp với từng bối cảnh. Bài viết đề xuất những nguyên tắc liên kết vùng thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (Công nghiệp 4.0) tại Việt Nam. Từ khóa: Liên kết vùng, nguyên tắc liên kết vùng, các vùng kinh tế trọng điểm, cách mạng công nghiệp 4.0. 1. Đặt vấn đề Liên kết vùng là sự tham gia tự nguyện, bình đẳng giữa các địa phƣơng nhằm tìm kiếm sự phát triển nổi bật và cần thiết trên các lĩnh vực cam kết cùng thực hiện thông qua cơ chế công khai, minh bạch cũng nhƣ bình đẳng trong đóng góp lẫn thụ hƣởng. Qua liên kết vùng giúp nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân hƣớng đến tiệm cận với chuẩn mực mà dân chúng thuộc quốc gia phát triển đang thụ hƣởng liên quan đến những khía cạnh tham gia liên kết vùng. Hoạt động này đƣợc tiến hành khi tự thân từng địa phƣơng không thể độc lập thực hiện đƣợc hoặc nếu đạt đƣợc cũng phải đánh đổi với phí tổn rất cao. Phạm vi liên kết vùng không giới hạn về vị trí địa lý giữa các địa phƣơng tham gia. Kết quả liên kết vùng cần đem lại lợi ích chung cho địa phƣơng cũng nhƣ đáp ứng mong đợi của từng ngƣời dân. Ý tƣởng tham gia phải xuất phát từ nguyện vọng của ngƣời dân khi họ luôn mong đợi về chất lƣợng cuộc sống ngày càng tốt hơn. Điều này cảnh báo đối với những chủ trƣơng, quyết định liên kết vùng khởi nguồn từ tham vọng cá nhân, sự áp đặt mang tính hình thức, bệnh thành tích, tƣ duy nhiệm kỳ hay nhóm lợi ích. Các hình thức liên kết vùng đƣợc tiến hành trên toàn bộ lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội nhằm kết hợp nguồn lực hữu hạn của các địa phƣơng tham gia có hiệu quả. Từ đó, mọi ngƣời dân tiếp nhận những tiện 500
- ích hiện đại với chi phí thấp nhất. Chủ trƣơng, chính sách về liên kết vùng không những tạo động lực phát triển kinh tế mà còn giúp thực hiện tốt lĩnh vực bảo tồn tài nguyên, sinh thái, ổn định an ninh, chính trị, xã hội. Ngoài ra, cụm từ "cách mạng công nghiệp" hàm chứa sự thay đổi lớn lao, không chỉ biến đổi kinh tế mà cả văn hóa, xã hội một cách toàn diện. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề ―Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4‖, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã đƣa ra một định nghĩa mới, mở rộng hơn khái niệm Công nghiệp 4.0 của Đức. Nhân loại đang đứng trƣớc một cuộc cách mạng công nghiệp mới, có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta sống, làm việc và quan hệ với nhau. Quy mô, phạm vi và sự phức tạp của lần chuyển đổi này không giống nhƣ bất kỳ điều gì mà loài ngƣời đã từng trải qua (Minh Khoa, 2017). Do vậy, liên kết vùng dƣới tác động của Công nghiệp 4.0 cần bắt đầu từ thiết lập và đồng thuận thực hiện những nguyên tắc định hƣớng để tạo ra sự ổn định xã hội; tránh thiệt hại to lớn từ sự lợi dụng các kẻ hở khi tiến hành chủ trƣơng đúng đắn này. 2. Nhận định về kết quả hoạt động của các vùng kinh tế tại Việt Nam (1996-2016) Trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế, Chính phủ đã quan tâm đến phân vùng kinh tế và lập quy hoạch các vùng kinh tế. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong công tác phân khu chức năng, quy hoạch vùng, vùng kinh tế trọng điểm. Cơ sở khoa học thiết lập các vùng kinh tế chủ yếu dựa vào điều kiện tiềm năng tự nhiên và lợi thế tĩnh của vùng. Đến nay, cả nƣớc có bốn vùng kinh tế trọng điểm đó là: Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm bảy tỉnh và thành phố (Hà Nội, Hƣng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc); Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ gồm năm tỉnh (Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định); Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm tám tỉnh - thành phố (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phƣớc, Long An, Tiền Giang); Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm bốn tỉnh – thành phố (TP. Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau). Ngày 18/02/2004, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2004/QĐ-TTg về việc thành lập Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm ở cấp Trung ƣơng. Cơ cấu, bộ máy của Tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm bao gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các Tổ điều phối của các Bộ, ngành và địa phƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm. Tại ―Hội thảo cơ chế chính sách phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam‖ (2016), cơ sở dữ liệu thông tin về kết quả hoạt động của bốn vùng kinh tế trọng điểm mới ở ―giai đoạn sơ khai‖ nên rất khó để đƣa ra nhận định chung. Sự thiếu hụt về thông tin bao gồm cơ chế chính sách, dự báo thị trƣờng, các dự án đầu tƣ quy mô lớn, tiến bộ công nghệ, tình hình thực hiện hàng năm và 5 năm về các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, các chỉ tiêu về đầu tƣ nƣớc ngoài, các chỉ tiêu đầu tƣ từ ngoài địa phƣơng, Thành phố trong các vùng, các chỉ tiêu về xã hội và môi trƣờng. Ngoài ra cũng chƣa hình thành Quy chế cung cấp, sử dụng, cập nhật các thông tin theo hƣớng tăng cƣờng chia sẻ nhằm đảm bảo thông tin đƣợc cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời. 501
- Tại Hội thảo quốc tế "Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng của Việt Nam‖ do Ban Kinh tế Trung ƣơng, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, Ban Điều phối vùng Duyên hải miền Trung đã tổ chức ngày 03/4/2016 tại Hà Nội; Ông Vƣơng Đình Huệ nêu rõ: ―Vấn đề kinh tế vùng và liên kết vùng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam nhận thức rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VIII. Đại hội Đảng lần thứ IX, X, XI đều tiếp tục xác định rõ định hƣớng chiến lƣợc phát triển vùng. Báo cáo chính trị tại Đại hội XII của Đảng đã nêu rõ: ―Thống nhất quản lý tổng hợp chiến lƣợc, quy hoạch phát triển trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, vùng và liên vùng. Phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; đồng thời ƣu tiên phát triển các vùng kinh tế động lực, tạo sức lôi cuốn, lan tỏa phát triển đến các địa phƣơng trong vùng và đến các vùng khác. Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm của trung ƣơng và địa phƣơng. Thực hiện quy hoạch vùng, chính sách vùng; sớm xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối liên kết vùng theo hƣớng xác định rõ vai trò đầu tàu và phân công cụ thể trách nhiệm cho từng địa phƣơng trong vùng. Khắc phục tình trạng nền kinh tế bị chia cắt bởi địa giới hành chính, hoặc đầu tƣ dàn trải, trùng lặp. Xây dựng một số đặc khu kinh tế để tạo cực tăng trƣởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá‖. Quá trình triển khai thực hiện chủ trƣơng, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng, cũng còn nhiều hạn chế: ―Chúng ta chƣa nhận thức đầy đủ phát triển kinh tế vùng nhƣ một quy luật tự thân của kinh tế thị trƣờng theo không gian kinh tế; là phát triển mối quan hệ giữa không gian kinh tế với không gian tự nhiên, sinh thái, xã hội và không gian chính sách, thể chế để tạo ra lợi thế cạnh tranh động cho vùng, quốc gia. Đây là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Cách phân vùng kinh tế - xã hội còn nhiều mặt hạn chế để phát huy lợi thế so sánh từng vùng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng nhƣ hiện nay chƣa thực sự là công cụ hữu hiệu trong định hƣớng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút đầu tƣ, quản trị không gian kinh tế - xã hội, đặc biệt là thực hiện vai trò ràng buộc liên kết nội vùng. Các vùng kinh tế trọng điểm chƣa thực sự phát huy vai trò đầu tàu, có tác dụng lan tỏa, hiệu quả đầu tƣ chƣa thực sự vƣợt trội; các vùng khó khăn phát triển thiếu bền vững, khoảng cách giữa các vùng chƣa đƣợc thu hẹp; liên kết vùng còn rất yếu giữa các tỉnh/thành phố; thiếu các chuỗi giá trị liên kết kinh tế nội vùng và liên vùng. Chức năng từng vùng gắn với điều kiện kinh tế - xã hội vùng và với tổng thể quốc gia chƣa đƣợc quan tâm. Hiện nay, thiếu thể chế quản trị, điều phối vùng hiệu quả. Do đó thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối tập thể liên kết giữa các địa phƣơng để thúc đẩy quá trình ra quyết định về liên kết vùng. Chất lƣợng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng hiện còn hạn chế, tình trạng quá nhiều quy hoạch. Ở cấp địa phƣơng, nhiều quy hoạch không cần thiết đã gây ra lãng phí và phức tạp trong thực hiện‖. Nhìn chung, liên kết vùng tại Việt Nam đang tồn tại nhiều trở ngại và hầu nhƣ chƣa đạt đƣợc những kỳ vọng nhƣ đã đề ra trong một thời gian kéo dài. Các nhà nghiên cứu, quản lý cần xem xét nghiêm túc về một chủ trƣơng vốn đã và đang bị ách tắt. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng liên kết vùng chỉ mang tính hình thức lẫn không hiệu quả. Yêu cầu đặt ra nên bắt đầu từ đâu ? Bài viết nêu ra 502
- những nguyên tắc xem là bƣớc đầu tiên trƣớc khi quyết định nội dung lẫn hình thức của liên kết vùng tại Việt Nam nhất là trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0. 3. Thiết lập nguyên tắc liên kết vùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Nguyên tắc là nội dung đƣợc xây dựng dựa trên sự đòi hỏi của tổ chức buộc các thành viên phải tuân theo; là nội dung đƣợc qui định và dùng làm cơ sở điều hòa, xử lý các mối quan hệ trong tổ chức; là nội dung đƣợc rút ra từ thực tế để chỉ đạo hành động. Các nguyên tắc liên kết vùng cần mang tính khách quan và đƣợc xây dựng từ thực tế cũng nhƣ phù hợp với quy luật phát triển thích ứng với bối cảnh quản trị luôn thay đổi. Nguyên tắc liên kết vùng có tính ổn định cao nhƣng không bất di bất dịch. Chúng gắn liền với quá trình phát triển của xã hội cũng nhƣ vận dụng tốt các thành quả của khoa học quản lý. Các nguyên tắc đƣợc thiết lập cần thể hiện tính hệ thống và là thuộc tính vốn có của liên kết vùng. Các nguyên tắc liên kết vùng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 bao gồm: Hình 1: Các nguyên tắc liên kết vùng trong bối cảnh cách mạng c 3.1 Nguyên tắc phù hợp với bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 Theo Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (2012), trƣờng phái kinh tế học cổ điển không tập trung nghiên cứu phát triển vùng một cách bài bản, song những hàm ý về liên kết địa phƣơng trong phát triển vùng đã đƣợc nêu lên. David Ricardo (1772-1823) đã cổ vũ phát triển thƣơng mại dựa trên lợi thế so sánh. Bằng chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nƣớc đó có lợi thế so sánh khiến mức sản lƣợng và tiêu dùng trên thế giới tăng lên. Lợi thế so sánh là cơ sở để các nƣớc giao thƣơng và thực hiện phân công lao động quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay đã có nhiều sự thay đổi so với lý thuyết của David Ricardo nhƣ điều kiện giao thông thuận lợi, sự dịch chuyển tƣ bản và công nghệ không làm cho sự cách biệt quá lớn giữa các quốc gia hay Chính phủ 503
- can thiệp sâu vào nền kinh tế quốc gia, … Trƣờng phái kinh tế hiện đại cho rằng: ―Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra sự hoán đổi từ lợi thế cạnh tranh thay cho lợi thế so sánh của David Ricardo trong thƣơng mại quốc tế‖. Theo Michael E. Porter, sự thịnh vƣợng của một quốc gia đƣợc tạo ra chứ không phải thừa kế. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống nhƣ điều mà kinh tế học cổ điển khẳng định. Theo Hải Đăng (2011), năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực đổi mới và nâng cấp của các ngành công nghiệp trong quốc gia đó. Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng đi. Vì cơ sở của sự cạnh tranh ngày càng dịch chuyển sang sự sáng tạo và đồng hóa kiến thức khiến vai trò của quốc gia đã tăng lên. Tất cả khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, thể chế và lịch sử của các nƣớc đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. Đây là khác biệt đáng kể khi xác lập năng lực cạnh tranh tại từng quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có năng lực cạnh tranh tại tất cả hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nƣớc thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trƣờng nội địa hƣớng về tƣơng lai nhiều nhất, năng động nhất và thách thức nhất. Theo Lữ Thành Long (2017), bối cảnh mới đƣợc hình thành bởi sự xuất hiện của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua Internet kết nối vạn vật (IoT – Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial Intelligence), thực tế ảo (VR - Virtual Reality), tƣơng tác thực tế ảo (AR - Augmented Reality), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, big data... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. Năm 2013, khái niệm "Công nghiệp 4.0" (Industry 4.0) bắt đầu nổi lên từ một báo cáo của Chính phủ Đức nhằm hƣớng đến chiến lƣợc công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con ngƣời. Thủ tƣớng Đức Angela Merkel đề cập đến ―Công nghiệp 4.0‖ tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Hiện nay, Công nghiệp 4.0 đã vƣợt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nƣớc và trở thành một phần quan trọng của toàn thế giới. Công nghiệp 4.0 tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, ngƣời máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con ngƣời càng già càng yếu đi. Ƣu điểm làm việc 24/24, không cần trả lƣơng, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tƣơng quan trong sử dụng lao động là ngƣời thật hay ngƣời máy. Chính những yếu tố của Công nghiệp 4.0 sẽ tác động thay đổi cơ sở khoa học về liên kết kinh tế vùng trong thời gian sắp đến. Chúng đảo lộn trật tự vốn có và tƣởng chừng nhƣ hoàn hảo nhất trong tƣ tƣởng quản lý của con ngƣời đƣơng đại. Liên kết vùng tại Việt Nam cần tập trung khai thác năng lực cho các địa phƣơng đi vào ―Công nghiệp 4.0‖. Hãy mạnh dạn từ bỏ mô hình, quy hoạch tổng thể, kế hoạch liên kết vùng dựa trên nền tảng của Công nghiệp 2.0 khi điều kiện về cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin và viễn thông trong nƣớc đã phát triển dẫn đến khoảng cách giữa các địa phƣơng không còn là một trở ngại nữa. 504
- Theo Quỳnh Trung (2017), Hội thảo quốc tế về ASEAN tại Hà Nội vào ngày 09/6/2017, Ông Vũ Khoan nhận định thách thức lớn nhất đối với ASEAN chính là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam đang đối mặt với bốn thách thức to lớn từ công nghiệp 4.0. Thách thức đầu tiên là trình độ phát triển, ở Việt Nam có thể nhìn thấy nhiều cuộc cách mạng công nghiệp cùng lúc. Ví dụ nhƣ về sản xuất, có nơi áp dụng cách mạng công nghiệp 1.0, có nơi áp dụng cách mạng công nghiệp 2.0, 3.0. Cuộc cách mạng 4.0 xuất hiện và phát triển rất nhanh, cho nên đi tắt đón đầu hay nhảy vọt lên là điều không hề dễ dàng. Thách thức thứ hai là nguồn nhân lực, cách mạng 4.0 thể hiện trí thông minh con ngƣời qua những phát minh, sáng chế. Năng lực quản lý và ứng dụng các phát minh sáng chế mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại ở Việt Nam cũng chƣa rõ ràng. Thách thức thứ ba là lề lối làm việc, Công nghiệp 4.0 đòi hỏi phải thay đổi hoàn toàn lề lối sinh hoạt và quản lý nhằm tận dụng kết nối IoT và trí tuệ thông minh. Tuy nhiên, phƣơng thức sản xuất, cách sống và sinh hoạt hiện tại ở Việt Nam vẫn còn quá xa vời để tiếp cận đƣợc. Thách thức thứ tƣ là Công nghiệp 4.0 sẽ triệt tiêu lao động giản đơn, nhất là ngƣời lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công. Điều này sẽ tạo ra nạn thất nghiệp, bất ổn xã hội. Theo Vũ Dũng (2017), Ông Chu Ngọc Anh nhận định về trình độ công nghiệp và nghiên cứu của Việt Nam còn ở mức trung bình và thấp; doanh nghiệp chƣa đảm bảo trang bị kiến thức trí tuệ và công nghệ. Ông đề xuất: ―Khu vực lợi thế hiện nay là công nghệ thông tin, truyền thông công nghiệp số. Việt Nam đã có sự chuẩn bị trong lĩnh vực này. Đây là điểm cần tập trung cao độ và ứng dụng vào các ngành nhƣ ngân hàng, tài chính để mang lại giá trị gia tăng và các ngành tiềm năng nhƣ nông nghiệp thông minh, đô thị thông minh, giao thông thông minh, y tế... Chính phủ cần đặt ra yêu cầu cho các ngành, các lĩnh vực xem cách tiếp cận của ngành có thể kế thừa, chuyển giao nhƣ thế nào‖. Ông cũng tham mƣu Chính phủ định hƣớng tiếp cận chủ đạo năm trụ cột - những yếu tố cần có sự chuẩn bị tích lũy nhất định - gồm hạ tầng cơ sở, trung tâm dữ liệu, ứng dụng CNTT, nhân lực, an ninh an toàn. ―Chúng ta thực sự phải có bứt phá về CNTT, công nghệ số. Tất cả các nƣớc đều đang tập trung đầu tƣ cao độ vào khu vực này từ nghiên cứu đến sáng chế. Họ xem đây là nòng cốt và có những nghiên cứu phù hợp với từng quốc gia để đƣa vào ứng dụng‖. Qua đây giúp các nhà nghiên cứu lẫn quản lý tham khảo để khái quát hóa những nội dung quy hoạch, lập kế hoạch, tổ chức bộ máy chỉ đạo mới về liên kết vùng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0. Tóm lại, tƣ duy liên kết vùng cần đƣợc xoát xét lại; thậm chí ―xóa bỏ‖ ngay những quyết sách không còn phù hợp từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện lẫn kiểm soát về liên kết vùng tại Việt Nam đã đƣợc tạo dựng từ trƣớc đến nay. Từ đó đổi mới nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng và quy hoạch ngành theo vùng tại Việt Nam. Thay đổi tƣ duy là biện pháp hữu hiệu trong định hƣớng, điều phối, phân bổ ngân sách, thu hút đầu tƣ, quản trị không gian kinh tế - xã hội. Nhận thức nguyên tắc liên kết vùng thích ứng với Cách mạng công nghiệp 4.0 là yêu cầu cấp thiết đối với tình hình quản lý vĩ mô lẫn vi mô tại Việt Nam. 505
- 3.2 Nguyên tắc tự nguyện và đồng thuận Tự nguyện là không bị ép buộc bằng vũ lực, đe dọa, áp bức hay áp lực từ bất cứ ngƣời nào. Tham gia liên kết vùng cần xuất phát từ sự tự nguyện. Nguyên tắc này thể hiện ý chí và sự mong muốn của từng địa phƣơng tham gia. Tránh tình trạng tham gia liên kết vì cơ cấu hay từ các mệnh lệnh hành chính. Tự nguyện tham gia liên kết vùng từ các địa phƣơng là điều kiện cần nhằm góp phần mang lại ý nghĩa đích thực, không sáo rỗng. Nguyên tắc này xuất phát từ thực hiện quyền, nghĩa vụ đã cam kết. Sự tự nguyện là cơ sở pháp lý quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thực thi lẫn kiểm soát. Quá trình tự nguyện bắt đầu từ hoạt động tham vấn hoặc đàm phán diễn ra tại một địa điểm, thời gian do các địa phƣơng tham gia tự thoả thuận. Trong các cuộc đàm phán này không có sự hiện diện của các đối tƣợng khác bởi họ có thể gây ảnh hƣởng đến tính tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện bao gồm: Địa phƣơng tham gia liên kết vùng thể hiện rõ ràng cam kết không tiến hành các hoạt động khi không có sự đồng thuận tại tất cả giai đoạn xây dựng và thực thi tầm nhìn, mục tiêu chung và định hƣớng mà hoạt động liên kết vùng đang tìm kiếm; Địa phƣơng tham gia có quyền thông báo và đƣợc nói không cũng nhƣ đƣợc đàm phán về các điều kiện trong Quy hoạch phát triển; Địa phƣơng tham gia có đủ thời gian để xem xét thông tin và thực hiện quy trình ra quyết định một cách cẩn trọng; Những thành phần bên ngoài hoặc ngƣời hỗ trợ dự án liên kết vùng có trách nhiệm và giữ thái độ trung lập một cách thỏa đáng nhằm giúp đạt đƣợc sự đồng thuận; Một quá trình thẩm định độc lập nhằm xác nhận tiến trình thực thi không bị ảnh hƣởng với những điều kiện không đáng có; Trong trƣờng hợp đàm phán bị phá vỡ cần sự trợ giúp của Chính phủ, các cơ quan chức năng nhằm cung cấp nguồn lực hỗ trợ hoặc làm trung gian giải quyết cũng nhƣ tăng cƣờng vị thế của tất cả địa phƣơng tham gia liên kết vùng. Đồng thuận là hình thức thống nhất giữa các địa phƣơng tham gia. Yêu cầu phải có sự đồng thuận khi một trong những địa phƣơng tham gia đƣa ra đề xuất riêng. Đề xuất này ảnh hƣởng đến mối quan hệ và/hoặc lợi ích của các địa phƣơng khác cùng tham gia liên kết vùng. Nói cách khác, đây là hình thức cho phép thực hiện đề xuất do một bên khác nêu ra. Sự đồng thuận là biện pháp an toàn nhằm đảm bảo cho các địa phƣơng tham gia có quyền nói ―không‖ với một hay nhiều đề xuất ảnh hƣởng xấu đến họ. Vai trò của sự đồng thuận còn liên quan đến tính bền vững và sự tham gia của địa phƣơng trong quá trình thực hiện Quy hoạch tổng thể hay các dự án triển khai liên kết vùng. Nếu địa phƣơng tham gia đồng thuận nhƣng cảm nhận vẫn tồn tại nguy cơ thiếu bền vững khi ấy họ đƣợc tự do nói ―có‖ hoặc ―không‖. Theo Karen Edwards, Ronnakorn Triraganon, Chandra Silori, Jim Stephenson (2011), đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trƣớc và đƣợc thông tin đầy đủ khi tham gia cũng nhƣ những 506
- ngƣời có quyền đặc biệt cần đƣợc ngƣời khác tôn trọng. Trước có nghĩa là sự đồng thuận đạt đƣợc trƣớc khi bắt đầu thực hiện quá trình liên kết. Đồng thời, các địa phƣơng cần có đủ thời gian để cân nhắc tất cả thông tin và ra quyết định. Sự tham gia và sự đồng thuận là không giống nhau. Cần có sự tham gia để đạt sự đồng thuận nhƣng sự đồng thuận có ý nghĩa sâu xa hơn vì đƣợc trao quyền nói ―có‖ hoặc ―không‖ khi cần tìm kiếm quyết định. Điều này có nghĩa là tạo cơ hội cho thƣơng lƣợng trong khi tìm kiếm sự đồng thuận. Tuy nhiên, thƣơng thuyết sẽ làm cho quyền của các địa phƣơng tham gia và bên liên quan cân bằng hơn khi tìm kiếm sự đồng thuận. Thông thƣờng sự đồng thuận sẽ dễ dàng và chắc chắn hơn khi các địa phƣơng đƣợc tham gia ngay từ đầu. Sự đồng thuận là một phần của quá trình có thể tái diễn, đƣợc các địa phƣơng tham gia xác nhận nhƣ là ―sự đồng thuận động‖. Qua đó đòi hỏi phải có sự giám sát, duy trì và tái khẳng định liên tục qua các phân đoạn của tiến trình thực hiện. Nhƣ vậy, quyết định từ chối sự đồng thuận không nhất thiết bị ràng buộc vĩnh viễn và đƣợc xem xét lại khi tình hình thay đổi hoặc kỳ vọng sẽ đƣợc thuận lợi hơn. 3.3 Nguyên tắc đem lại lợi ích cho ngƣời dân và phát triển cộng đồng có hiệu quả Hiện tƣợng ―Quan tự quyết, quan mau giàu, quan đối phó, quan đào thoát‖ đang làm ngao ngán xã hội hiện nay. Do vậy, nguyên tắc khi thiết lập nguyên tắc liên kết vùng cần bắt đầu từ ngƣời dân trong từng địa phƣơng. Họ với tƣ cách vừa là mục đích, vừa là chủ nhân, vừa là ngƣời tổ chức và thực hiện các quá trình phát triển vùng. Quá trình này là kết quả của sự tƣơng tác giữa ngƣời dân với các nhà quản lý trong từng hoàn cảnh. Sự linh hoạt cho phép quá trình tƣơng tác cũng nhƣ sự luân chuyển của các nguồn lực diễn ra một cách tự do. Từ đó đóng vai trò không chỉ là bối cảnh mà còn là chất xúc tác cho sự phát triển. Xét cho cùng liên kết vùng nhằm mục tiêu tối thƣợng là không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của toàn bộ ngƣời dân chịu tác động. Liên kết vùng phải lấy ngƣời dân làm trung tâm với ba đặc trƣng là: o Quan tâm đến chất lƣợng cuộc sống và tiềm năng của ngƣời dân. o Là tiến trình nhằm cải thiện an sinh nhấn mạnh đến sự tham gia của ngƣời dân vào sự phát triển để đạt mục tiêu tổng thể cũng nhƣ của từng dự án. o Là mô hình phát triển xuất phát từ kinh nghiệm của ngƣời dân, văn hóa của địa phƣơng và lợi ích của phát triển phải phục vụ thiết thực cho cuộc sống hành ngày của ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời nghèo chứ không tập trung cho lợi ích nhóm. Nội dung của phát triển con ngƣời gồm bốn yếu tố: o Tăng năng suất: Ngƣời dân phải đƣợc hỗ trợ tăng năng suất và tham gia tích cực vào tiến trình lao động tăng thu nhập, việc làm có lƣơng hoặc thù lao. Tăng trƣởng về kinh tế chỉ là một mặt của phát triển con ngƣời. o ình đẳng: Mọi ngƣời dân phải có cơ hội nhƣ nhau trong phát triển. Những hạn chế về cơ hội tiếp cận với các nguồn lực, kinh tế, quyền lực cần đƣợc tháo gỡ để họ có cơ hội tham gia và thụ hƣởng các lợi ích khi tham gia liên kết vùng. o Tính bền vững: Ngƣời dân đƣợc quyền tiếp cận với những cơ hội kinh tế và quyền lực nhƣng phải đảm bảo sự phát triển lâu dài, vì lợi ích của thế hệ mai 507
- sau. Tất cả mọi nguồn lực, tài chính, nhân lực, môi trƣờng đƣợc bồi đắp để tăng khả năng tái sản sinh. o Tăng năng lực/quyền lực: Phát triển phải xuất phát từ ngƣời dân, vì dân. Ngƣời dân đƣợc tham gia vào quá trình ra quyết định và quá trình phát triển đang ảnh hƣởng đến đời sống của họ. Theo Lê Thị Mỹ Hiền (2015), các giá trị của phát triển cộng đồng có hiệu quả cần hƣớng đến là: o An sinh của người dân: Mọi ngƣời đều có quyền đƣợc phát triển, có công ăn việc làm, đảm bảo cuộc sống đầy đủ nhân phẩm, có giá trị, đƣợc tôn trọng và bảo vệ khi triển khai các dự án trong liên kết vùng. o Công bằng xã hội: Mọi ngƣời đều có quyền, có cơ hội nhƣ nhau để thỏa mãn nhu cầu cơ bản, giữ gìn giá trị và nhân phẩm. Công bằng xã hội đòi hỏi sự phân bố lại nguồn lực và quyền ra quyết định trong liên kết vùng. o Tinh thần cộng đồng và trách nhiệm xã hội: Con ngƣời với tƣ cách là một yếu tố của cộng đồng và xã hội không chỉ quan tâm đến cá nhân mà còn có trách nhiệm với đồng loại và cùng nhau giải quyết những vấn đề chung về liên kết vùng. o Gắn lợi ích thụ hưởng với phí tổn bỏ ra: Lợi ích thụ hƣởng từ quá trình liên kết vùng cần phủ khắp đến mọi ngƣời dân tại các địa phƣơng tham gia. Chủ trƣơng liên kết vùng phải đặt ra những điều kiện cần và đủ; không chấp nhận bất kỳ sự đánh đổi nào làm phƣơng hại đến hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai về quá trình phát triển tự nhiên của từng địa phƣơng. Ngoài ra, nguồn ngân sách tiêu tốn cũng từ sức dân đóng góp nên hiệu quả là thƣớc đo đối với chủ trƣơng, chính sách cũng nhƣ đánh giá sự điều hành của bộ máy vận hành hoạt động liên kết vùng. Ngày nay, ngƣời dân của các địa phƣơng tham gia đƣợc xem là ''nguồn lực đặc biệt'' trong sự phát triển liên kết vùng trên tinh thần ―Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra‖. Chăm lo họ sẽ bảo đảm sự thịnh vƣợng của vùng. Đầu tƣ cho ngƣời dân mang tính chiến lƣợc, là cơ sở phát triển bền vững của liên kết vùng. Lợi ích giúp gia tăng giá trị cho con ngƣời, giá trị vật chất và tinh thần cũng nhƣ kỹ năng nghề nghiệp. Qua đó giúp ngƣời dân trở thành ngƣời lao động có năng lực đáp ứng đƣợc những yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Ngoài ra, phát triển quá trình nâng cao năng lực của ngƣời dân góp phần phân công lao động và giải quyết việc làm. Từ kết quả trên giúp phát triển nguồn nhân lực thông qua sự biến đổi về số lƣợng và chất lƣợng cuộc sống của toàn thể ngƣời dân khi tham gia liên kết vùng. 3.4 Nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi đối với các địa phƣơng cam kết tham gia Tham gia liên kết vùng không phải là cơ hội để ―dựa dẫm‖ hay tìm kiếm thêm lợi ích cho địa phƣơng ngoài nguồn ngân sách đã phân bổ. Nguyên tắc liên kết vùng đòi hỏi sự cộng đồng về trách nhiệm giữa các địa phƣơng tham gia. Bình đẳng đƣợc 508
- thể hiện trƣớc pháp luật là nhu cầu của các địa phƣơng buộc phải có và cần phải có. Bản chất của sự bình đẳng là công nhận giá trị nhƣ nhau giữa các thành viên trong tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội và pháp luật. Quan hệ bình đẳng chỉ đƣợc xác lập trên cơ sở của sự tự do và tự nguyện. Quyền bình đẳng là quyền tự nhiên của các địa phƣơng trong mọi lĩnh vực liên kết đƣợc ghi nhận và bảo vệ bằng pháp luật. Pháp luật là ranh giới, là giới hạn của sự bình đẳng với bình quân chủ nghĩa và không thể có bình đẳng nếu có bất kỳ cá nhân hay nhóm nào đứng cao hơn pháp luật. Các địa phƣơng tham gia cùng có lợi là một trong những nguyên tắc cơ bản của quản lý hiện đại. Nguyên tắc này đảm bảo cho kết quả hợp tác bền vững hơn. Theo Yến Đỗ (2015), các địa phƣơng tham gia cùng có lợi đƣợc bàn luận từ lý thuyết do Vilfredo Pareto khởi xƣớng. Hiệu quả Pareto hay tối ƣu Pareto là lý thuyết đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các ngành kỹ thuật cũng nhƣ khoa học xã hội. Đây là một tiêu chí quan trọng đƣợc sử dụng khi đánh giá các hệ thống kinh tế và các chính sách chính trị. Với một nhóm các địa phƣơng và nhiều cách phân bổ nguồn lực khác nhau; việc chuyển từ phân bổ này sang phân bổ khác ít nhất làm cho một địa phƣơng có điều kiện tốt hơn nhƣng không khiến một địa phƣơng khác có điều kiện xấu đi đƣợc gọi là cải thiện Pareto hay tối ƣu hóa Pareto. Theo Ông: ―Nếu chƣa có cách đạt đƣợc thỏa thuận tốt hơn, nghĩa là các địa phƣơng đã đạt tới hiệu quả Pareto. Tuy nhiên, nếu có một thỏa thuận khác mà các địa phƣơng đều ƣa thích hay là một địa phƣơng ƣa thích và các địa phƣơng còn lại không quan tâm lắm; nhƣ vậy mới chỉ chạm đến ―gần điểm tối ƣu‖ chƣa đủ đạt hiệu quả Pareto. Tình huống đó xảy ra đƣợc đánh giá là ―thỏa thuận hai bên cùng bất lợi‖. Nguyên nhân là do các địa phƣơng không cố gắng đạt đƣợc hiệu quả Pareto. Các địa phƣơng trong hầu hết cuộc đàm phán đều không có ý định tiết lộ điều mà họ thật sự muốn nên rất khó phán đoán kết quả. Liên kết vùng cần thực hiện chế độ theo nguyên tắc phân phối; trong đó, phần hƣởng thụ ngang bằng với mức độ đóng góp, chứ hoàn toàn không phải là sự ngang bằng về hƣởng thụ giữa các địa phƣơng. Qua đó phát huy hết khả năng của các địa phƣơng để cùng vƣơn tới một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong nền kinh tế có lƣợng thặng dƣ thấp, giải quyết vấn đề bình đẳng và cùng có lợi dễ rơi vào chủ nghĩa bình quân theo khung khổ của nền kinh tế chậm phát triển. Hậu quả là sự lẩn quẩn trong đói nghèo và luôn kìm hãm sự phát triển. Theo Nông Thị Xuân (2016), bình đẳng và cùng có lợi là không ngừng nâng cao đời sống của ngƣời dân thông qua "Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộ phận của lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể đƣợc đảm bảo dẫn đến lợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để đƣợc thoả mãn". 3.5 Nguyên tắc công khai và minh bạch Nguyên tắc công khai ―là không giữ kín mà để cho mọi ngƣời đều biết‖. Nguyên tắc minh bạch là ―rõ ràng, rành mạch‖. Trong liên kết vùng thực hiện nguyên tắc công khai nghĩa là mọi hoạt động phải đƣợc công bố hoặc phổ biến, truyền tải trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng. Qua đó tạo điều kiện cho mọi ngƣời dân, tổ chức tham gia góp ý, phản biện cũng nhƣ tiếp cận đƣợc các quyết định về liên kết vùng một cách dễ dàng. Nguyên tắc minh bạch nghĩa là phải công khai, không khuất tất, không 509
- rắc rối, không gây khó khăn cho ngƣời dân khi tiếp cận thông tin. Khi sự nguyên tắc công khai, minh bạch không đƣợc đề cao dẫn đến quá trình xây dựng thể chế bị lệch hƣớng bởi tình trạng ―mua, bán chính sách‖. Thủ tục hành chính không rõ ràng là cơ hội để các nhóm lợi ích nhũng nhiễu, hạch sách ngƣời dân. Đƣợc tiếp cận với thông tin cho phép ngƣời dân chất vấn các hành động của chính quyền mà họ không đồng tình, cũng nhƣ cho phép họ tìm cách uốn nắn các hành vi không phù hợp ngay từ khâu thiết kế đến thực thi và kiểm soát. Theo Trần Văn Long (1999) không thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch dẫn đến nguy cơ chủ trƣơng, chính sách lẫn quyết định thiếu khoa học, thực tiễn và tính hiệu quả. Xuất phát từ rủi ro do không công khai, minh bạch dẫn đến hệ lụy là thiếu sức thuyết phục và không tạo đƣợc sự đồng thuận từ phía các địa phƣơng chịu sự tác động trực tiếp từ các quyết sách đã đƣợc đề ra ngay từ khâu đầu tiên. Nguyên tắc này cần tiến hành ở phạm vi rộng lớn cũng nhƣ cung cấp thông tin về tất cả khía cạnh của liên kết vùng. Mọi thông tin đƣợc cung cấp qua nhiều cách thức, kênh truyền thông phù hợp với nhu cầu tiếp nhận bao gồm cả thời gian, địa điểm, hỗ trợ,... Thông tin liên lạc trực tiếp hay kênh truyền thông trực diện đƣợc ƣu tiên sử dụng và là phƣơng pháp mặc nhiên nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Tất cả thông tin cần đƣợc phổ biến từ ngƣời đề xuất dự án, không chấp nhận sự chuyển tải thông tin từ nhà quản lý của các đơn vị tƣ vấn dự án, đơn vị tham gia trực tiếp và hƣởng lợi từ triển khai các dự án trong liên kết vùng hoặc từ những ngƣời lớn tuổi. 3.6 Nguyên tắc hình thành bộ máy điều hành có hiệu lực, hiệu quả Theo Quyết định số 2059/QĐ-TTg ngày 24/11/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo, Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 – 2020. Hệ thống điều hành liên kết vùng gồm: Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm; Tổ điều phối của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong vùng kinh tế trọng điểm. Ngày 23/12/2016, Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho biết: ―Hội đồng vùng hiện giờ chỉ có việc là lắng nghe ý kiến và kiến nghị của các tỉnh, sau đó tập hợp lại để trình Chính phủ. Cho nên, phân công giữa địa phƣơng này và địa phƣơng khác thì Chủ tịch Hội đồng vùng không có quyền. Trong khi đó, sự phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ trong vùng là động lực cơ bản để thúc đẩy hợp tác‖ (Viễn Thông, 2016). Theo Mai Hồng Quỳ (2016), để khắc phục các hạn chế trên cần thiết lập nguyên tắc hình thành bộ máy điều hành có hiệu lực, hiệu quả phục vụ liên kết vùng nhƣ là ―cỗ máy luật pháp‖ gồm ba yếu tố là: Các văn bản quy phạm pháp luật xem nhƣ các linh kiện của cỗ máy. Phƣơng thức tổ chức và thực hiện/thực thi pháp luật xem nhƣ cách thức điều khiển vận hành cỗ máy. Nhân lực, nguồn lực và công cụ để tổ chức thực thi pháp luật (nhân lực, nguyên liệu, năng lƣợng để vận hành cỗ máy). 510
- Điều kiện tiên quyết để ―cỗ máy‖ này vận hành hiệu quả, các bộ phận cấu thành nội bộ phải đồng bộ, tƣơng thích. Các văn bản pháp luật, các nhóm quy phạm pháp luật trong hệ thống phải đảm bảo kết nối, liên thông và hoàn hảo để chúng đạt đƣợc kỳ vọng khi soạn thảo, ban hành. Một văn bản pháp luật ―hoàn hảo‖ đƣợc ban hành nhƣng không có nguồn lực, nhân lực và cách thức tổ chức thực thi khoa học để chuyển chúng vào cuộc sống dẫn đến văn bản pháp luật đó mãi mãi chỉ tồn tại trên giấy. Theo Đinh Phi Hổ (2016) cần ―trao quyền‖ cho Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm; Hội đồng vùng kinh tế trọng điểm; Tổ điều phối của các bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng trong các vùng kinh tế trọng điểm. Khi bộ máy này không phải là hệ thống cơ quan có chức năng quản lý, điều hành, tổ chức hoạt động phát triển của các vùng sẽ mãi mãi chỉ mang tính hành chính lắp ghép một cách cơ học. Theo Lê Vĩnh Tân (2015), bộ máy quản lý điều hành liên kết vùng cần tập trung vào các nội dung sau: Một là, hệ thống thể chế cho hoạt động liên kết vùng đƣợc bổ sung, hoàn thiện với bối cảnh mới. Qua đây thể hiện tinh thần thƣợng tôn pháp luật và lấy sự hài lòng của các địa phƣơng, ngƣời dân, các bên quan tâm làm thƣớc đo hiệu quả của liên kết vùng. Hai là, bộ máy quản lý từ Trung ƣơng đến địa phƣơng tiếp tục đƣợc hoàn thiện về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ theo hƣớng nâng cao hiệu lực và hiệu quả. Phân cấp quản lý giữa Trung ƣơng - địa phƣơng nhằm triển khai Quy hoạch liên kết vùng đi vào thực chất. Ba là, cải cách thủ tục hành chính đƣợc triển khai ở các khâu thực hiện theo hƣớng đơn giản hóa, tạo môi trƣờng thuận lợi, thông thoáng cho phát triển kinh tế vùng, bảo đảm lợi ích chính đáng và quyền làm chủ của nhân dân. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông đƣợc triển khai góp phần cải cách thủ tục hành chính theo hƣớng công khai, minh bạch, giảm tiêu cực, phiền hà cho các địa phƣơng và các bên quan tâm. Bốn là, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý liên kết vùng đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Năm là, thiết lập cơ chế chính sách quản lý thu chi ngân sách và quản lý sử dụng tài sản ngày càng phù hợp hơn. Qua đó làm tăng tính hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nƣớc, góp phần tăng cƣờng kỷ luật tài chính, tăng tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong thực hiện ngân sách của liên kết vùng. Sáu là, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đƣợc đẩy mạnh. Hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu về liên kết vùng đáng tin cậy và hỗ trợ tốt cho quá trình ra quyết định chính xác. 4. Kết luận Bài viết sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phân tích thông tin thứ cấp thu thập đƣợc để khám phá cũng nhƣ chuẩn bị cho tiến trình nghiên cứu khoa học cụ thể về liên kết vùng tại Việt Nam đi vào thực chất và hiệu quả trƣớc bối cảnh cách 511
- mạng công nghiệp 4.0. Quản trị hiệu quả cần xuất phát từ những nguyên tắc đƣợc xác lập trong điều hành nhằm đạt đƣợc mục tiêu. Các nguyên tắc nhƣ kim chỉ nam định hƣớng cho tiến trình quản trị hƣớng đến sự phát triển thích nghi với từng bối cảnh. Sự xuất hiện của Công nghiệp 4.0 làm xáo trộn cuộc sống của toàn thế giới. Những chuyển biến này sẽ có ngƣời thắng - kẻ thua và Schwab khẳng định: ―Chƣa bao giờ một thời đại mở ra với nhiều hứa hẹn và đồng thời mang đến nhiều rủi ro nhƣ thế‖. Ở từng địa phƣơng ảnh hƣởng, quyền lực và khả năng tạo giá trị gia tăng cần bắt đầu từ thay đổi về nguyên tắc trong mọi hoạt động quản lý vĩ mô lẫn vi mô; trong đó bao hàm cả quá trình tham gia liên kết vùng. Vai trò của Chính phủ cần tiếp tục thể hiện vai trò dẫn dắt trong chủ trƣơng và triển khai liên kết vùng theo những nguyên tắc mới phù hợp với từng bối cảnh. Qua đó khẳng định chủ trƣơng liên kết vùng là cần thiết để phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc trong giai đoạn hiện nay. Tài liệu tham khảo 1. Đinh Phi Hổ (2016). Mối liên kết vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong phát triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo Cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại TP. Hồ Chí Minh ngày 23/12/2016, tr. 171-175. 2. Đỗ Đức Bình, Ngô Thị Tuyết Mai (2012).Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội.Truy xuất ngày 03/02/2017 từ http://eba.htu.edu.vn/nghien-cuu/ly-thuyet-loi-the-so-sanh-cua-david-ricardo-trong- thuong-mai-quoc-te-thuc-tien-o-viet-nam.html. 3. Hải Đăng biên dịch (2011). Ch.6: Lợi thế Cạnh tranh của các Quốc gia, Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Truy xuất ngày 21/12/2016 từ www.fetp.edu.vn/attachment.aspx?ID=6495. 4. Hải Minh (2017). Cách mạng công nghiệp 4.0:đảo lộn Tất cả. Truy xuất ngày 09/06/2017 từ http://cuoituan.tuoitre.vn/tin/cuoc-song-muon-mau/cua-so-khoa- hoc/20170307/cach-mang-cong-nghiep-40-dao-lon-tat-ca/1269391.html 5. Hội thảo cơ chế chính sách phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (2016). Phát huy vai trò đầu tàu của Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam – Thực trạng và cơ chế chính sách. Hội thảo cơ chế chính sách phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, ngày 23/12/2016, tại TP. Hồ Chí Minh; tr. 1-16. 6. Hội thảo quốc tế "Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng của Việt Nam‖ (2016). Liên kết vùng trong quá trình tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Việt Nam; Truy xuất ngày 23/04/2017 từ http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Thong-tin-ly-luan/2016/38186/Lien- ket-vung-trong-qua-trinh-tai-co-cau-kinh-te-chuyen.aspxLữ Thành Long (2017). Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì. Truy xuất ngày 20/04/2017 từ http://vnexpress.net/projects/cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-tu-la-gi- 3571618/index.html 512
- 7. Karen Edwards, Ronnakorn Triraganon, Chandra Silori, Jim Stephenson (2011). Tài liệu tập huấn: “ p dụng đồng thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, trước và được thông tin đầy đủ (FPIC), RECOFTC – Trung tâm vì Con ngƣời và Rừng, Cơ quan hợp tác quốc tế Đức (GIZ), Mạng lƣới ngành Tài nguyên Thiên nhiên và Phát triển Nông thôn – Châu Á. Truy xuất ngày 06/05/2017 từ www.recoftc.org/recoftc/download/22513/1793. 8. Lê Thị Mỹ Hiền (2015). Phát triển cộng đồng. Tài liệu hƣớng dẫn học tập; Trƣờng Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. 9. Lê Vĩnh Tân (2015). Phát triển kinh tế vùng, liên kết vùng: Xu hướng tất yếu trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Truy xuất ngày 20/12/2016 https://kinhtetrunguong.vn/kinh-te-vi-mo/-/view_content/content/192713/phat- trien-kinh-te-vung-lien-ket-vung-xu-huong-tat-yeu-trong-giai-%C4%91oan-hoi- nhap-kinh-te-quoc-te. 10. Mai Hồng Quỳ (2016). Cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Hội thảo Cơ chế, chính sách phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tại TP. Hồ Chí Minh ngày 23/12/2016, tr. 265-297. 11. Minh Khoa (2017). Cuộc cách mạng 4.0 là gì? Truy xuất ngày 23/11/2017 từ https://baomoi.com/cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4-0-la-gi/c/22861841.epi 12. Nông Thị Xuân (2016). Quan điểm của ồ Chí Minh về giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích cách mạng và lợi ích cá nhân, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên.Truy xuất ngày 15/03/2017 từ http://tuaf.edu.vn/khoakhcb/bai-viet/quan- diem-cua-ho-chi-minh-ve-giai-quyet-hai-hoa-moi-quan-he-giua-loi-ich-cach-mang- va-loi-ich-ca-nhan-12898.html. 13. Quỳnh Trung (2017). Không nắm được cách mạng công nghiệp 4.0, Aseran sẽ lạc hậu. Truy xuất ngày 12/06/2017 từ http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20170611/khong- nam-duoc-cach-mang-cong-nghiep-40-asean-se-tut-hau/1329747.html 14. Trần Văn Long (1999). Một số vấn đề công khai, minh bạch trong ban hành quyết định hành chính. Học viện Hành chính Quốc gia. Truy xuất ngày 15/4/2017 từ http://thanhtra.edu.vn/category/detail/603-mot-so-van-de-cong-khai,-minh-bach- trong-ban-hanh-quyet-dinh-hanh-chinh.html. 15. Viễn Thông (2016). í thư Thăng: Cần cơ chế riêng cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Truy xuất ngày 24/5/2017 từ http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/vi- mo/bi-thu-thang-can-co-che-rieng-cho-vung-kinh-te-trong-diem-phia-nam- 3518329.html. 16. Vũ Dũng (2017). Cách mạng công nghiệp 4.0: Thủ tướng giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, tham mưu. Truy xuất ngày 08/4/2017 từ http://www.baomoi.com/cach-mang-cong-nghiep-4-0-thu-tuong-giao-bo-khoa-hoc- va-cong-nghe-chu-tri-tham-muu/c/21947102.epi. 17. Yến Đỗ (2015). Ý nghĩa thật sự của những cuộc đàm phán "đôi bên cùng c lợi" là gì?; Truy xuất ngày 28/12/2016 từ http://www.nghethuatdamphandinhcao.com/2015/11/y-nghia-that-su-cua-nhung- cuoc-dam-phan.html. 513
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LOADLINE 66
92 p | 648 | 111
-
Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế - LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
11 p | 240 | 68
-
Kinh tế quốc tế - Chương 3 Liên kết kinh tế quốc tế Nhà nước (Macrointegration)
24 p | 445 | 66
-
Phạm vi điều chỉnh giữa điều XVI -tiếp cận thị trường với điều XVII - đối xử quốc gia trong GATS và lưu ý về thiết kế của biểu cam kết cụ thể
6 p | 53 | 2
-
Nguyên tắc thực hành thiết kế đô thị bền vững
11 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn