intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiết lập và gỡ bỏ password trong BIOS

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cách vào trình BIOS setup Tùy loại mainboard, bạn phải bấm phím Delete (hoặc phímDel), F1, F2, F10... ngay khi bấm nút mở máy tính để vào trình BIOS setup. Đối với các mainboard đời cũ, có thể bạn phải bấm tổ hợp các phím thì mới vào được trình BIOS setup. Trong sách hướng dẫn kèm theo mainboard hoặc trong file manual download từ trang web của hãng sản xuất mainboard có hướng dẫn cách vào trình BIOS setup cũng như cách thiết lập. Nếu vẫn không vào được bằng cách trên, bạn tắt máy tính và mở nắp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiết lập và gỡ bỏ password trong BIOS

  1. Thiết lập và gỡ bỏ password trong BIOS Cách vào trình BIOS setup Tùy loại mainboard, bạn phải bấm phím Delete (hoặc phímDel), F1, F2, F10... ngay khi bấm nút mở máy tính để vào trình BIOS setup. Đối với các mainboard đời cũ, có thể bạn phải bấm tổ hợp các phím thì mới vào được trình BIOS setup. Trong sách hướng dẫn kèm theo mainboard hoặc trong file manual download từ trang web của hãng sản xuất mainboard có hướng dẫn cách vào trình BIOS setup cũng như cách thiết lập. Nếu vẫn không vào được bằng cách trên, bạn tắt máy tính và mở nắp thùng máy (case), tháo cục pin CMOS ra khỏi mainboard. Vài phút sau, bạn mở lại máy tính. Lúc đó, quá trình khởi động máy sẽ dừng lại ở màn hình yêu cầu thiết lập lại ngày giờ trong máy tính, cũng như các thiết bị ưu tiên khởi động, đồng thời hiện hàng chữ thông báo phím bấm để vào trình BIOS setup. Cách này áp dụng ở máy tính để bàn, không dùng được cho laptop. Cách ra khỏi trình BIOS setup Sau khi thiết lập xong, bạn cần phải lưu chúng vào chip CMOS thì mới có tác dụng. Bạn bấm phím F10 rồi bấm chữ Y để chọn Yes. Ở một số mainboard đời cũ, bạn phải trở về màn hình chính của trình BIOS setup thì phím F10 mới có tác dụng. Ở màn hình chính của trình BIOS setup, bạn cũng có thể bấm phím Esc rồi chọn Yes để lưu thiết lập đã thực hiện. Thiết lập password trong trình BIOS setup
  2. Để làm được điều này, bạn phải vào trình BIOS setup. Vào tiếp mục có chữ Password hay Security. Khi đó, cũng tùy thuộc vào loại mainboard, mục thiết lập password cho CMOS sẽ có 1 hoặc 2 mục dùng để thiết lập. Đối với loại có 2 mục thiết lập, bạn chỉ cần di chuyển thanh chọn lên mục này rồi bấm phím Enter và chọn chế độ bảo vệ là: system (hoặc master), hoặc user (hoặc supervisor). Đối với loại có 2 mục thiết lập, bạn bật tính năng đặt password cho BIOS ở h àng phía trên thì mục phía dưới mới có hiệu lực để bạn thiết lập. Cũng có trường hợp tính năng này được bật sẵn, 2 mục thiết lập là 2 chế độ bảo vệ của BIOS. Sau khi chọn chế độ thiết lập, bạn sẽ nhập password vào 2 ô trống hiện ra sau đó. Cách làm này áp dụng cho cả máy tính để bàn và laptop. Nếu chọn chế độ bảo vệ là system (master), mỗi khi bấm nút mở máy tính, bạn sẽ thấy ngay màn hình yêu cầu nhập password. Nếu nhập đúng thì máy tính mới chạy tiếp. Còn nếu chọn chế độ bảo vệ user (supervisor), bạn sẽ không th ấy có sự thay đổi nào trừ khi vào trình BIOS setup; ở chế độ bảo vệ này, bạn phải nhập đúng password đã đặt thì mới vào được trình BIOS setup để điều chỉnh các thiết lập trong đó. Chế độ đặt password chống truy cập trình BIOS setup bằng password này thường dùng ở các phòng máy tính nơi công cộng, nhằm không cho người khác vào trình BIOS setup để thay đổi các thiết lập. Gỡ bỏ password trong trình BIOS setup Hiện nay, có nhiều cách để làm việc này, bao gồm cách tác động trên thiết bị hoặc dùng phần mềm. Nếu bạn còn nhớ password đã đặt trong trình BIOS setup, việc gỡ bỏ password trong trình này khá dễ dàng. Bạn chỉ việc truy xuất lại màn hình đã thiết lập password trong trình BIOS setup rồi nhập lại password đã đặt và tắt chế độ bảo vệ bằng password hoặc thực hiện thao tác thiết lập password nhưng bỏ trống ở cả 2 ô yêu cầu nhập password. Còn nếu đã quên password đã đặt
  3. trong trình BIOS setup, bạn có thể dùng phần mềm chạy trong Windows hay trong DOS để nó xóa password. Hiện nay, nhiều người dùng phần mềm Cmos Password Recovery Tools (www.cgsecurity.org/cmospwd-4.8.zip) để làm việc này. Sau khi download file cmospwd-4.8.zip, bạn giải nén file rồi chạy file cmospwd_win.exe trong thư mục Windows. Nếu vẫn không được, khởi động máy tính bằng đĩa có hỗ trợ khởi động rồi chạy file cmospwd.exe trong th ư mục DOS. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một số chương trình khác có cùng tính năng trên đĩa Hiren’s boot. Cách làm này chỉ thực hiện được khi máy tính của bạn khởi động được vào Windows hay DOS, tức là chỉ đặt password ở chế độ user hoặc supervisor. Nếu vẫn không được, trước khi can thiệp bằng cách tác động lên phần cứng, bạn thử nhập password mặc định của các hãng xem sao và chỉ dùng được ở trình BIOS setup của Award, Ami. Tuy nhiên, một số loại mainboard sẽ khóa BIOS khi bạn nhập sai quá số lần quy định. Đối với mainboard dùng Award BIOS, bạn thử nhập các password mặc định: AWARD SW, AWARD_SW, Award SW, AWARD PW, _award, awkward, J64, j256, j262, j332, j322, 01322222, 589589, 589721, 595595, 598598, HLT, SER, SKY_FOX, aLLy, aLLY, Condo, CONCAT, TTPTHA, aPAf, HLT, KDD, ZBAAACA, ZAAADA, ZJAAADC, djonet. Còn đối với loại mainboard dùng Ami BIOS, bạn thử nhập các password: AMI, A.M.I., AMI SW, AMI_SW, BIOS, PASSWORD, HEWITT RAND, Oder. Hoặc nhập các password dùng chung cho cả AMI và Award: LKWPETER, lkwpeter, BIOSTAR, biostar, BIOSSTAR, biosstar, ALFAROME, Syxz, Wodj. Nếu các cách trên không có tác dụng, bạn phải can thiệp vào phần cứng. Bạn mở thùng máy tính, tìm và chuyển jumper sang vị trí có chữ Clear CMOS, hoặc tháo pin CMOS ra khỏi mainboard và đợi vài phút hoặc cả giờ.
  4. Đối với trường hợp quên password trong trình BIOS setup của laptop. Bạn không thể tháo pin CMOS như ở máy tính để bàn, vì nó không dùng pin. Khi đó, bạn phải đem laptop đến Trung tâm bảo hành của hãng hay nơi đã mua máy, hoặc các dịch vụ sửa chữa laptop để họ nạp lại BIOS hoặc thay CMOS. Nếu đang d ùng laptop đời mới, cách làm này sẽ rất khó khăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2