intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu máu thiếu sắt (D50.9)

Chia sẻ: Nhậm Ngạn Đông | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Thiếu máu thiếu sắt (D50.9)" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về định nghĩa, các nguyên nhân thường gặp, cách tiếp cận chẩn đoán, xử trí cấp cứu, chỉ định nhập viện, điều trị ngoại trú, tái khám ngoại trú, hướng dẫn chăm sóc tại nhà. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu máu thiếu sắt (D50.9)

  1. THIẾU MÁU THIẾU SẮT (D50.9) 1. ĐỊNH NGHĨA - Sắt là nguyên liệu tổng hợp hồng cầu. Thiếu máu thiếu sắt là nguyên nhân thiếu máu do dinh dưỡng thường gặp nhất ở trẻ em. - Thiếu máu thiếu sắt là loại thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc. 2. NGUYÊN NHÂN Nắm được quá trình hấp thu và chuyển hóa chất sắt giúp chẩn đoán được nguyên nhân thiếu máu thiếu sắt: - Giảm cung cấp sắt từ chế độ ăn. - Tăng nhu cầu sắt: giai đoạn tăng trưởng, tim bẩm sinh tím. - Giảm hấp thu sắt: do tổn thương tá tràng, viêm ruột, điều trị kháng acid dạ dày. - Xuất huyết rỉ rả kéo dài: xuất huyết tiêu hóa, giun móc, rong kinh… - Thiếu transferrin bẩm sinh, sắt không vào được tủy xương. 348
  2. 3. CÁCH TIẾP CẬN TIẾP CẬN THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ MCV thấp Sắt huyết thanh, ferritin, TIBC, điện di Hb Sắt huyết thanh, Sắt huyết thanh, ferritin Sắt huyết thanh giảm, ferritin giảm, bình thường/tăng, ferritin tăng, TIBC Tranferine tăng Tranferine không tăng Tranferine không tăng Thiếu máu do bệnh Thiếu máu thiếu sắt Điện di Hb lý mạn tính XN tìm HIV, lao, sốt rét, Bệnh lý hemoglobin abcess, ung thư, bệnh tự miễn 4. XỬ TRÍ 4.1. Chỉ định nhập cấp cứu - Bệnh nhân có triệu chứng suy tim, có triệu chứng ngất hoặc huyết áp thấp, có triệu chứng xuất huyết (xuất huyết tiêu hóa, rong kinh nhiều). 4.2. Chỉ định nhập viện - Khi Hb ≤ 5 g/dl. - Có dấu hiệu suy tim. - Có triệu chứng xuất huyết rỉ rả (rong kinh, hoặc xuất huyết tiêu hóa). - Triệu chứng thiếu máu (mệt, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, ngất…). 4.3. Khám chuyên khoa huyết học - Khi các bác sĩ nội khoa không nghĩ thiếu máu thiếu sắt đơn thuần mà kèm theo bệnh lý huyết học khác. 349
  3. 4.4. Điều trị ngoại trú - Khám chuyên khoa tiêu hóa để lên lịch nội soi nếu nghi ngờ xuất huyết tiêu hóa. - Khám dinh dưỡng để tư vấn chế độ ăn. - Hẹn tái khám sau 01-02 tuần để đánh giá đáp ứng với bù sắt (xét nghiệm huyết đồ). - Nếu đáp ứng với bù sắt có thể cho uống sắt từ 01-03 tháng. - Sau khi bù sắt đủ (từ 03-06 tháng) xét nghiệm lại Ferritin trước khi ngưng thuốc. - Dấu hiệu cần tái khám ngay: có triệu chứng thiếu máu nặng (khó thở, ngất, chóng mặt nhức đầu), có triệu chứng xuất huyết (rong kinh, xuất huyết tiêu hóa), có tác dụng không mong muốn của thuốc sắt (tiêu chảy, ói, đau bụng nhiều…). - Chế độ ăn: + Bổ sung những thức ăn giàu sắt: các loại thịt đỏ đậm, rau xanh đậm, gan, huyết. + Tăng cường những thức ăn giàu vitamin C: cam, quýt, khoai tây, cà chua. + Hạn chế thức ăn ức chế hấp thu sắt: trà, sữa, phosphate, phytates. - Thuốc sắt uống: + Thuốc Fe nguyên tố: 3-6 mg/kg/ngày chia 3 lần, uống xa bữa ăn. + Vit C: 3 mg/kg/ngày có thể sử dụng kết hợp để tăng hấp thu sắt ở ruột. + Đáp ứng điều trị: 350
  4. § 12-24 giờ: phục hồi enzyme, ăn được, giảm kích thích. § 36-48 giờ: đáp ứng tủy, hồng cầu non tăng sinh. § 48-72 giờ: Reticulocyte tăng, tối đa ngày 5-7. § 4-30 ngày: Hb tăng. + Thời gian điều trị: kéo dài thêm 2-3 tháng sau khi hemoglobin trở về bình thường hoặc 1 tháng sau khi ferritin về bình thường để phục hồi dự trữ sắt. + Bệnh nhân không đáp ứng điều trị có thể do: § Không tuân thủ điều trị hoặc dung nạp kém. § Không đủ liều. § Không đủ thời gian. § Chưa giải quyết được nguyên nhân: xuất huyết, chế độ ăn… § Chẩn đoán không đúng: Thalassemia, thiếu máu nguyên bào sắt. § Có bệnh kết hợp gây cản trở hấp thu hoặc sử dụng sắt: bệnh ác tính, viêm ruột, viêm nhiễm mạn, bệnh gan, thận, thiếu B12, acid folic… - Thuốc sắt tĩnh mạch + Sodium ferric gluconate (Ferrlecit) hoặc iron (III) hydroxide sucrose complex (Venofer) dùng đường tiêm mạch hiệu quả tốt, nhất là những trường hợp suy thận và chạy thận nhân tạo. + Liều dùng: 1-4 mg/kg/tuần. + Test liều nhỏ và quan sát bệnh nhân trong 30 phút để theo dõi phản ứng phản vệ. 351
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2