Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
THIẾU MÁU TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV<br />
CÓ SỬ DỤNG AZT TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI<br />
Bùi Thái Sơn*, Cao Ngọc Nga**, Phạm Thị Lệ Hoa**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ, mức độ và những yếu tố liên quan đến thiếu máu ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS<br />
điều trị ARV bằng phác đồ có AZT trong 24 tuần đầu.<br />
Thiết kế: Quan sát tiền cứu thực hiện trên bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV bằng phác đồ có AZT<br />
gồm 1c: AZT + 3TC + NVP hoặc 1d: AZT + 3TC + EFV. Các biến số liên quan đến thiếu máu được đánh giá định<br />
kỳ và ghi nhận diễn tiến và kết quả điều trị thiếu máu.<br />
Kết quả: Có 203 bệnh nhân AIDS (60,1% nam và 39,9% nữ) được chọn. Tỷ lệ có thiếu máu là 15,8%<br />
(35/203). Thiếu máu mức độ I, II, III và IV lần lượt là 72%, 6,2%, độ III 3,1% và độ IV 18,3%. Thiếu máu<br />
thường gặp và nặng nhất từ tuần thứ 4 – 8 của điều trị. Tiền căn nhiễm khuẩn cơ hội, đang dùng cotrimoxazol,<br />
CD4 thấp và Hb lúc bắt đầu điều trị thấp là yếu tố ảnh hưởng đến thiếu máu. Chỉ còn CD4 và mức Hb lúc bắt<br />
đầu điều trị liên quan đến thiếu máu trong phân tích đa biến. Có 13/32 trường hợp tiếp tục dùng AZT và 19/32<br />
trường hợp thiếu máu nặng phải đổi AZT bằng d4T hoặc TDF và 6 trường hợp được truyền máu. Tất cả đều<br />
phục hồi Hb vào tuần thứ 24 của điều trị.<br />
Kết luận: Tỷ lệ thiếu máu trong 24 tuần đầu điều trị AZT là 15,8%. Thiếu máu nặng (độ III và IV) chiếm<br />
1/5 trường hợp có thiếu máu. Hai yếu tố liên quan với thiếu máu là CD4