intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thịt Heo Gạo và Thịt Bò Gạo

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

158
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cysticercose, tên một loại bệnh ký sinh trong thịt heo và thịt bò. Thịt bệnh chứa những nang (kyste, cysticerque, cysticercus) nhỏ bên trong có một cái đầu (scolex) ấu trùng của một loại sán dây (cestode, tapeworm). Ở heo, người ta thường gọi đó là thịt heo gạo (cysticercose porcine, measly pork, ladrerie), vì có sự hiện diện của những nang nho nhỏ trong bóng như hạt gạo. Khi chúng ta ăn phải thịt heo gạo nấu không thật chín, ấu trùng sẽ nở ra thành sán dây trưởng thành trong ruột chúng ta và đặc biệt là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thịt Heo Gạo và Thịt Bò Gạo

  1. Thịt Heo Gạo và Thịt Bò Gạo Cysticercose, tên một loại bệnh ký sinh trong thịt heo và thịt bò. Thịt bệnh chứa những nang (kyste, cysticerque, cysticercus) nhỏ bên trong có một cái đầu (scolex) ấu trùng của một loại sán dây (cestode, tapeworm). Ở heo, người ta thường gọi đó là thịt heo gạo (cysticercose porcine, measly pork, ladrerie), vì có s ự hiện diện của những nang nho nhỏ trong bóng như hạt gạo. Khi chúng ta ăn phải thịt heo gạo nấu không thật chín, ấu trùng sẽ nở ra thành sán dây trưởng thành trong ruột chúng ta và đặc biệt là chỉ có một con duy nhất mà thôi, bởi vậy người ta mới gán cho nó cái tên rất nên thơ là sán cô đơn (ver solitaire). Tên khoa học của sán heo (pork tapeworm) là Taenia solium, dài từ 2 mét đến 7 mét và có thể sống hằng chục năm trong ruột chúng ta. Người là ký chủ thật sự của sán Taenia solium.
  2. Ở bò, cũng có một bệnh tưong tự như ở heo, đó là thịt bò gạo (cysticercose bovine). Thịt bệnh có chứa những nang ấu trùng nhỏ như hạt gạo của một loại sán bò (beef tapeworm) có tên khoa học là Taenia saginata. Ăn phải thịt bệnh, ấu trùng sẽ nở ra sán trưởng thành, có thể có nhiều con cùng một lúc, thường dài lối 5 mét (tối đa 25m) sống trong ruột của chúng ta. Bò là ký chủ trung gian còn người là ký chủ thật sự của sán Taenia saginata. Bò không thể lây cho bò, và người cũng không thể truyền bệnh sán bò cho người. Khi người phóng uế, một số đốt (proglottids) cuối cùng màu trắng (có thể nhìn thấy trong phân) mang đầy trứng nhiễm vào đồng cỏ và được bò ă n vào. Trứng sán nở thành ấu trùng và tìm cách định vị thành những nang nhỏ trong các bắp cơ, tim, lưỡi, hoành cách mô của con vật. Về mặt thú y, Cơ quan Agence Canadienne d’Inspection des Aliments, căn cứ theo luật Lois sur la Santé Animale, đã liệt kê bệnh cysticercose vào danh sách các bệnh bắt buộc phải được khai báo (maladies à déclaration obligatoire).
  3. Tại Việt Nam, thói quen thả heo đi ăn bên ngoài, trong vườn, sử dụng phân người (phân bắc) để bón rau cải, việc ể bậy ngoài đồng cũng như tập quán xây cầu xí trên mương rạch rồi sử dụng nguồn nước đó để nấu ăn, là những nguyên nhân chính làm lây truyền bệnh sán heo. Heo ăn bẩn nhiễm trứng sán Theo cách chăn nuôi gia đình tại nông thôn Việt Nam thì heo thường được thả bên ngoài, bạ gì ăn đấy kể cả phân người có thể chứa trứng sán Taenia solium. Trứng nở thành ấu trùng trong ruột rồi từ đó đi định vị tứ tung trong thịt, trong hoành cách mô, trong tim, trong lưỡi heo và kết thành những nang nhỏ như hạt gạo, tên khoa học gọi là cysticercus cellulosae. Heo là ký chủ trung gian cho nên sán chỉ ở giai đoạn ấu trùng mà thôi, chớ không thể phát triển tiếp để trở thành con sán dây trưởng thành được. Trường hợp chúng ta ăn nhầm thực phẩm hoặc rau cải có trứng sán heo thì sao? Nếu chúng ta ăn phải trứng sán heo thì trứng chỉ nở ra thành ấu trùng (larve) trong ruột mà thôi chớ không thể phát triển để trở nên sán trưởng
  4. thành (adulte) được. Ấu trùng từ ruột sẽ tìm cách đi định vị dưới dạng những nang nhỏ khắp cơ thể chúng ta. Khoa học gọi đây là bệnh cysticercose humaine. Ấu trùng định vị như những nang nhỏ trong các bắp cơ, trong tim (làm xáo trộn nhịp tim, suy tim), trong mắt (làm giảm thị giác, có thể gây mù lòa) và cũng có thể là những nốt nodules dưới da (sous cutané) vô hại... Nếu ấu trùng kết nang trong hệ thần kinh trung ương, chẳng hạn như trong tủy sống hoặc trong não thì người ta gọi là bệnh neurocysticercose, rất ư là nguy hiểm cho bệnh nhân. Bệnh neurocysticercose còn được gọi là cysticercose cérébrale là một trong nhiều nguyên nhân gây nhức đầu, động kinh (epilepsie) và co giật ở người tại một số quốc gia như Phi châu, Nam Mỹ và Á châu. Tùy theo nặng nhẹ cũng như nơi ấu trùng định vị trong não mà triệu chứng có khác nhau. Bệnh cũng có thể gây ra nhiều dấu hiệu tâm thần khác nữa như hay quên, tâm thần bất ổn, lẫn lộn, mất trí nhớ, mất sự chú ý,v.v... Nếu nặng có thể gây biến chứng giãn nở các xoang não (ventricules) đưa đến bệnh lý não úng thủy (hydrocephalus) cực kỳ nguy hiểm. Nếu ấu
  5. trùng định vị trong tủy sống sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng vận động, liệt chi, xụi bại... Tháng 9/2008 vừa qua, báo chí bên nhà có đề cập đến ca ăn tiết canh heo bị nhiểm sán trong não xảy ra tại tỉnh Nghệ An. Đây là một thí dụ điển hình của bệnh neurocysticercose (bệnh cysticercose ở dạng thần kinh). Bệnh nhân có lẽ đã bị nhiễm sán từ lâu rồi sau khi dùng thức ăn (tiết canh heo, rau cải, v.v...) đã bị nhiễm sẵn trứng sán Taenia solium hoặc từ nguồn nước bẩn hoặc do ruồi nhặng đem đến từ cầu tiêu ngoài mương vào tô tiết canh?. Chẩn đoán bệnh cysticercose rất khó, phải cần đến kỹ thuật cao như làm Brain CT Scan, MRI Magnetic Resonance Imaging, Elisa test, sinh thiết các nốt dưới da (subcutaneous biopsy) để xác định chẩn đoán. Bệnh nhiễm sán heo vẫn còn là vấn đề y tế công cộng rất quan trọng tại các quốc gia đang phát triển đặc biệt là vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tại Canada không thấy có báo cáo nào nói đến bệnh heo gạo Cá nhân tác giả với tư cách thú y sĩ trong ngành kiểm tra thực phẩm trên 23 năm nay tại Canada, vẫn chưa từng thấy một ca thịt heo gạo cysticercose porcine nào cả.
  6. Thịt bò gạo cysticercose bovine thì thỉnh thoảng người viết có thấy tại nhà máy mổ bò St Cyrille de Wendover nằm cách Montréal trên 100km về hướng Đông. Có 3 lý do có thể giải thích tại sao Canada không có bệnh heo gạo: -lý do thứ nhất: hầu như tất cả heo đều được hoàn toàn nuôi giam trong chuồng, không có thả ra ngoài vườn để có thể ăn bẩn; -lý do thứ hai: Canada không có cầu tiêu xây trên ao hồ mương rạch gần nhà; -và lý do thứ ba: luật Canada cấm ngặt việc sử dụng phân bắc, tức phân người trong việc vun bón hoa màu. Kết luận Cơ quan Y tế Thế giới OMS cho rằng, bệnh heo gạo có liên quan mật thiết với tình trạng nghèo khó và trình độ phát triển của một xã hội. Muốn giải quyết vấn đề heo gạo việc cần thiết phải bắt đầu làm là tăng cường giáo dục người dân. Nấu thật chín thịt hay làm đông lạnh thịt heo gạo ở nhiệt độ trừ 20 độ C trong vòng 10 ngày sẽ diệt được ấu trùng sán (đây là cách áp dụng thông
  7. thường tại các nhà máy Canada, nếu thịt bị nhiễm nhẹ.Trường hợp bị nhiễm nặng, quầy thịt sẽ bị hủy bỏ). Nói tóm lại, cách đề phòng hữu hiệu nhất vẫn là chúng ta nên ăn thịt đã được nấu thật chín. +Tuyệt đối không ăn thịt còn sống hoặc nấu không đủ chín; +Rửa tay kỹ với savon trước khi chuẩn bị thức ăn cũng như sau khi đi cầu; +Uống nước đã được nấu chín hoặc uống nước lon, nước chai mỗi khi đi du lịch; +Gọt vỏ trái cây trước khi ăn để ngừa trường hợp vỏ bị nhiễm phân. Cũng may là bệnh cysticercose có thể trị được. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc rất công hiệu chẳng hạn như: Niclosamide (Trédémine), Paromomycine, Albendazole (Albenza), Biltricide (Praziquantel), v.v... Nếu có đi du lịch hay về Việt Nam thăm nhà thì xin bà con cô bác hãy bye bye các món khoái khẩu như: tiết canh heo, nem chua lá dong, giò sống, tré, nem Huế, phở tái, bít tết rướm máu (steak rare, saignant, châteaubriand),
  8. gỏi bò tái chanh, bò lúc lắc nửa sống nửa chín, bò nhúng giấm, lẩu bò, thịt lợn sống trộn thính, v.v...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2