intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

Chia sẻ: La Phong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

609
lượt xem
45
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tìm hiểu kho tàng thơ chữ Nôm và chữ Hán của Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế, chúng ta có thể thấy một nét đặc sắc trong những bài thơ thiên nhiên của ông. Cùng viết về thiên nhiên, nhưng những bài thơ chữ Hán trong Ức Trai thi tập có sự khác biệt trong đề tài, cảm hứng, chủ đề, tư tưởng cũng như nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng so với thơ chữ Nôm trong Quốc âm thi tập. Nói đến thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, trước hết chúng ta cần đặt trong mối...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi

  1. Thơ thiên nhiên trong Ức Trai thi tập và Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi Tìm hiểu kho tàng thơ chữ Nôm và chữ Hán của Nguyễn Trãi để lại cho hậu thế, chúng ta có thể thấy một nét đặc sắc trong những bài thơ thiên nhiên của ông. Cùng viết về thiên nhiên, nhưng những bài thơ chữ Hán trong Ức Trai thi tập có sự khác biệt trong đề tài, cảm hứng, chủ đề, tư tưởng cũng như nghệ thuật ngôn ngữ, xây dựng hình tượng so với thơ chữ Nôm trong Quốc âm thi tập. Nói đến thiên nhiên trong thơ Nguyễn Trãi, trước hết chúng ta cần đặt trong mối quan hệ qui chiếu với cuộc đời của nhà thơ để giải mã rõ hơn cảm hứng cụ thể trong từng tác phẩm ở hai tập thơ. Đây là vấn đề đòi hỏi quá trình khảo cứu công phu và thuộc phạm vi nghiên cứu của một công trình lớn. Người viết chỉ xin được so sánh mảng thơ thiên nhiên của Nguyễn Trãi ở thơ chữ Hán và thơ chử Nôm của ông ở những khía cạnh cơ bản nhất, trên cơ sở phân tích một số tác phẩm tiêu biểu và tương đối quen thuộc với chúng ta lâu nay. Theo một truyền thống thi ca trung đại “cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Hồ Chí Minh), những bài thơ của Nguyễn Trãi dành một số lượng khá lớn viết về thiên nhiên.
  2. Thiên nhiên gắn với cuộc đời thăng trầm đầy bi kịch của người anh hùng, như cũng soi chiếu tâm tư của chính nhà thơ trong những hoàn cảnh khác nhau. Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày Có thuốc trường sinh càng khoẻ thay Hổ phách phục linh nhìn mấy biết Dành, còn để trợ dân này Những câu thơ Nguyễn Trãi viết về Tùng như sự khẳng định nhân cách của chính ông, một con người cả đời canh cánh nỗi lòng “ưu quốc ái dân”. Nguyễn Trãi tìm về thiên nhiên và để lại hàng trăm bài thơ chữ Hán và chữ Nôm, hầu như bài thơ nào cũng toát lên vẻ đẹp lồng lộng thanh cao và cứng cỏi như dáng tùng vững chãi giữa tuyết sương. Trong buổi đầu của nền thi ca trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi đã tạo dựng nên một kiểu nhà nho – nghệ sĩ đích thực, khi tâm hồn ông hoà quyện với từng vẻ đẹp đất nước, rung động trước non nước mây trời, cỏ cây hoa lá để người đời sau hình dung đầy đủ diện mạo của con người có tấm lòng sáng tựa “sao Khuê buổi sớm” ấy. Lúc làm quan giữa triều, khi về ở ẩn sống đời thanh bần giữa núi rừng, dù ở đâu thiên nhiên vẫn chiếm một địa vị quan trọng, một người bạn tâm giao để Nguyễn Trãi kí thác nỗi lòng luôn quặn thắt những ưu tư thời thế: Non cao non thấp mây thuộc Cây cứng cây mềm gió hay Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết Bui một lòng người cực hiểm thay
  3. Đề tài thiên nhiên trong thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi vô cùng phong phú như phản chiếu cuộc đời lắm thăng trầm của chính ông. Nếu như trong thơ chữ Hán, ta gặp nhiều địa danh gắn với quãng đời sôi nổi, với hoài bão « trí quân trạch dân », với tầm nhìn bao quát lịch sử, chiêm nghiệm thời thế một cách cụ thể thì ở thơ chữ Nôm lại là những cảm xúc tinh lọc thăng hoa trong những đề tài tưởng như mòn cũ vì ước lệ « tùng, trúc, cúc, mai », « phong, hoa tuyết nguyệt ». Nhưng dù cho đề tài cụ thể hay trừu tượng thì Nguyễn Trãi đều thể hiện con người đầy cá tính của ông một cách rõ nét trước thiên nhiên. Cảm hứng bao trùm trong những bài thơ chữ Hán viết về thiên nhiên phải chăng có thể khái quát trong hai câu thơ này của Nguyễn Trãi : Kim cổ vô cùng giang mạc mạc Anh hùng hữu hạn diệp tiêu tiêu Ngay cả những bài thơ chữ Hán thấm đẫm phong vị trữ tình cũng phảng phất nỗi niềm người anh hùng trước lẽ hưng phế, đọng lại những hoài niệm về các triều đại đã qua. Dù cho đó là cảnh đã bao nhiêu lần thưởng ngoạn thì vào thơ, Nguyễn Trãi vẫn tạo được những rung động khác thường. một Dục Thuý sơn qua cảm xúc của ông hiện rõ là nơi « tiên cảnh trụy trần gian » với vẻ đẹp thật diễm lệ : Tháp ảnh trâm thanh ngọc Ba quang kính thúy hoàn Vẻ diễm kiều như một nàng thiếu nữ của núi Dục Thúy cũng không làm ông nguôi ngoai hoài niệm về bậc tài danh tiền bối Trương Hán Siêu, trong mối đồng cảm của người đề thơ núi Thuý. Đó không chỉ là gặp gỡ của hồn thơ yêu cảnh đẹp, mà còn là nhớ bậc tiền nhân đã cống hiến tài trí phò vua giúp nước : Hữu hoài Trương Thiếu
  4. bảo – Bi khắc tiển hoa ban. Nhiều bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi thường khắc hoạ những phong cảnh hùng vĩ của đất nước với bút lực cuồn cuộn, với hơi văn dào dạt như thuở Bình Ngô : một Thần Phù hải khẩu : Kình phun lãng hống thôi nam bắc Sóc ủng sơn liên ngọc hậu tiền Hay một Vân Đồn « thiên khôi địa thiết phó kì quan », một Bạch Đằng hải khẩu : Sóc phong xuy hải khí lăng lăng Khinh khởi ngâm phàm quá Bạch Đằng Ngạc đoạn kình khoa sơn khúc khúc Qua trầm kích chiết ngạn tằng tằng Cảnh ấy, tình ấy gắn với niềm tự hào dân tộc lớn lao, bởi những danh thắng cũng đồng thời gắn với những anh hùng mà bản thân nhà thơ ngưỡng vọng : Thần Phù là nơi anh hùng Hồ Quí Ly chống sự xâm lăng của vua Chiêm Chế Bồng Nga, Vân Đồn vang danh chiến công của Trần Khánh Dư và bao triều đại anh hùng vùi thây quân giặc cướp trên sóng Bạch Đằng. Nhưng đồng thời, Nguyễn Trãi còn nhận ra những mối tương quan trời đất và con người khi suy ngẫm trước cảnh trời đất vô cùng, để ngậm ngùi cho mối hận anh hùng, để suy ngẫm về gốc rễ vững bền của đất nước: Phúc chu thủy tín dân do thuỷ Thị hiểm nan bằng mệnh tại thiên Hoạ phúc hữu môi phi nhất nhật
  5. Anh hùng di hận kỉ thiên niên (Quan hải) Có lẽ chưa ai nhìn thiên nhiên đất trời mà luận anh hùng sâu sắc như Nguyễn Trãi, anh hùng là phẩm chất cá nhân, nhưng muốn thành nghiệp lớn phải gắn với nhân dân như thuyền với nước. Tiếp xúc với thiên nhiên trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi trong Ức Trai thi tập, chúng ta có thể nhận thấy ý kiến đánh giá của PSG.TS Lã Nhâm Thìn thật xác đáng: đó là một thiên nhiên kỳ vĩ, hoành tráng nhưng cũng đồng thời mỹ lệ, thi vị; thiên nhiên gắn với những địa danh như một cuốn nhật kí gắn với cuộc đời phong phú từng trải của Nguyễn Trãi; qua đó ta nhận ra một tâm hồn cao rộng, khoáng đạt, phong tình và tinh tế. Phần lớn những bài thơ của Nguyễn Trãi viết về thiên nhiên bằng chữ Hán đều tuân thủ nghiêm ngặt thể loại Đường luật nhưng không hề gò bó cảm xúc. Thơ thiên nhiên gắn với tâm hồn trí tuệ của một con người lừng danh “viết thư, thảo hịch tài giỏi hơn hết một thời” cũng mang theo cái mạnh mẽ phóng khoáng của một tấm lòng nặng niềm “ưu ái”, bao giờ cũng phảng phất bóng dáng con người hăm hở gánh vác giang sơn, trổ tài kinh bang tế thế để thực hiện hoài bão trí quân trạch dân. Bên cạnh đó là một thiên nhiên chất chứa ưu tư. Cùng chung cảm hứng này, trong những bài thơ Nôm, Nguyễn Trãi lại có dịp bộc bạch nhiều ưu tư hơn. Ông tìm thấy trong thiên nhiên những bài học lớn, đặc biệt là thiên nhiên trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới ở Quốc âm thi tập.
  6. Quãng đời lui về ẩn cư quê ngoại Côn Sơn giúp Nguyễn Trãi có dịp hoà nhập với thiên nhiên hết mình hơn, khi “công danh đã được hợp về nhàn”, những cảm xúc thiên nhiên trong chùm thơ Mạn thuật, Thuật hứng, những cảm nhận về hoa cỏ trong Hoa mộc môn…cũng bộc lộ con người ông thật bình dị gần gũi. Ta cũng nhận ra chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi sinh động tự nhiên hơn trong những vần thơ dân dã nôm na. Thiên nhiên trong thơ Nôm Nguyễn Trãi là cả một không gian bát ngát tình người, tràn căng sức sống “thế giới đông lên ngập một bầu”. Điểm khác biệt về cảm hứng giữa thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán xuất phát từ chính những nét đặc biệt trong hoàn cảnh của nhà thơ khi về ẩn cư: Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc Thuyền chở yên hà nặng vạy then… (Thuật hứng) Vẫn là “phong nguyệt yên hà” nhưng có cái mềm mại lung linh trong cảm xúc của một hồn thơ nhạy cảm. Trong cuộc sống của vị hưu quan, vẫn còn ắp đầy những hoài bão hướng về cuộc đời trăn trở niềm “tiên ưu”. Cuộc sống thanh bình của dân gian cũng tạo nên niềm vui giúp ông vượt lên nỗi niềm riêng: Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
  7. Dân giàu đủ, khắp đòi phương (Bảo kính cảnh giới, 43) Thiên nhiên đến với nhà thơ trong tư cách “Núi láng giềng, chim bầu bạn, mây khách khức, nguyệt anh tam”, nên ông cũng thả lòng mình thật tự nhiên không rào đón. Nếu như đọc thơ chữ Hán, ta đã gặp một Nguyễn Trãi với Côn Sơn ca thật tiêu dao: Côn Sơn hữu tuyền Kỳ thanh linh linh nhiên Ngô dĩ vi cầm huyền Côn Sơn hữu thạch Vũ tẩy đài phô bích Ngô dĩ vi đạm tịch Nham trung hữu tùng Vạn cái thuý đồng đồng Ngô ư thị hồ yển tức kỳ trung… Thì trong thơ chữ Nôm, ông còn thoải mái viết những câu vượt ra khỏi mọi ràng buộc câu thúc lễ nghi để thật sự hoà đồng cùng cây cỏ đất trời: Già chơi dầu có của no dùng, Chén rượu câu thơ ấy hứng nồng. Ngỏ tênh hênh nằm cửa trúc, Say lểu thểu đứng đường thông…
  8. (Thuật hứng, 16) Ta nhận ra một Nguyễn Trãi thật tự do phóng khoáng giữa đất trời, thật táo bạo với những từ ngữ thuần Việt đắt giá “tênh hênh”, “lểu thểu” mà vẫn không suồng sã, tưởng khó thành thơ mà vẫn lộ rõ cốt cách thanh cao nhưng giản dị của Nguyễn Trãi. Thơ chữ Nôm Nguyễn Trãi thường nói về cảnh nhàn, cuộc sống nhàn rỗi bất đắc dĩ nhưng không vì thế làm mất đi vẻ thư thái tự tin của nhà thơ: “Quét trúc bước qua lòng suối – Thưởng mai về đạp bóng trăng”. Bên cạnh những bài thơ vịnh cảnh theo truyền thống với những biểu tượng thiên nhiên gắn với người quân tử như “tùng trúc cúc mai” còn là những loài hoa cỏ bình thường nhưng lại toả ra phẩm chất thi nhân của Nguyễn Trãi tinh tế nhất. Thưởng thức lại những vần thơ cô đọng mà thấm đượm vẻ tình tứ trong bài Cây chuối, ta mới thấy Nguyễn Trãi đã vượt trước thời đại mình biết bao nhiêu: Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ mầu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem Hồn thơ ấy cũng không gò bó câu thúc trong khuôn khổ thơ luật Đường mà tìm cách thể hiện cá tính của mình trong những phá cách lục ngôn. Nghiêm cẩn trong thơ chữ Hán bao nhiêu thì ông lại phóng túng trong thơ chữ Nôm bấy nhiêu, đó cũng là dấu ấn đặc sắc của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập. Người đọc có thể hình dung một Nguyễn Trãi “Cơm ăn chẳng quản dưa muối – Áo mặc nài chi gấm thêu” giữa một thiên nhiên rất giàu cảm xúc và đậm nét đời thường:
  9. Quê cũ nhà ta thiếu của nào, Rau trong nội, cá trong ao. Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch , Kề nước cầm đưa tiếng Cửu Cao Khách đến vườn còn hoa lạc, Thơ nên cửa thấy nguyệt vào. Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ, Lẩn thẩn làm chi áng mận đào (Mạn thuật, 35) Bản thân nhà thơ dẫu chán ngán cảnh quan trường, nhưng không hề run sợ khuất phục trước cường quyền, không phải lánh đời theo triết lý “độc thiện kỳ thân” mà chính thiên nhiên tiếp cho ông sức mạnh, tìm ra cách ứng xử với bọn quyền thần một cách đầy dũng khí. Thiên nhiên ấy hun đúc nên một Nguyễn Trãi đầy khí phách: Mai chăng bẻ thương cành ngọc, Trúc nhặt vun tiếc cháu rồng Bui một tấc lòng ưu ái cũ, Ðêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. (Ngôn chí, 50) Qua những bài thơ viết về thiên nhiên của Nguyễn Trãi, ta có thể nhận ra đầy đủ về chân dung một con người hội tụ “khí phách của dân tộc, tinh hoa của thời đại”. Thiên nhiên mà ông tìm đến cũng là một thiên nhiên đầy sức sống, thanh cao như tâm
  10. hồn ông luôn cuồn cuộn hoài bão lo cho dân cho nước. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, những vần thơ của ông vẫn toát lên vẻ đẹp của con người chân chính và “tài năng làm hay làm đẹp cho nước xưa nay chưa từng thấy” đúng như những lời ca ngợi hậu thế dành cho ông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2