intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thoái hóa khớp - trung niên ơi, cẩn trọng!

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

71
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thoái hóa khớp - bệnh lý phổ biến nhất về khớp trên thế giới - thường xuất hiện một cách tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt song lại hay “nhắm” vào lứa tuổi trung niên, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ “gió heo may về” - tiền mãn kinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thoái hóa khớp - trung niên ơi, cẩn trọng!

  1. Thoái hóa khớp - trung niên ơi, cẩn trọng! Thoái hóa khớp - bệnh lý phổ biến nhất về khớp trên thế giới - thường xuất hiện một cách tự phát, không có nguyên nhân rõ rệt song lại hay “nhắm” vào lứa tuổi trung niên, nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ “gió heo may về” - tiền mãn kinh. Tổn thương cơ bản của bệnh là sự hủy hoại của sụn khớp, viêm bao hoạt dịch khớp và giảm độ nhớt của dịch khớp, dẫn đến đau đớn và
  2. hạn chế vận động. Y học hiện chưa có khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, bao giờ cũng vậy, phát hiện và điều trị sớm bệnh thoái hóa khớp sẽ giúp người bệnh tránh được cảnh chịu đau đớn kéo dài và nguy cơ tàn phế. Khớp nào hay bị thoái hóa? Các vị trí khớp hay bị thoái hóa thường chịu sức nặng của cơ thể như các khớp ở cột sống, khớp háng, khớp cổ bàn chân, hay gặp nhất là khớp gối. Triệu chứng nổi bật nhất của thoái hóa khớp là đau khớp, cảm giác đau tăng lên khi gặp thời tiết lạnh, ẩm; sau khi đi bộ nhiều, đứng lâu, mang vác nặng..., đau có thể xuất hiện khi ấn vào khớp hoặc làm động tác gấp duỗi khớp.
  3. Lúc bệnh khởi phát, đau chủ yếu xảy ra khi vận động, về sau đau cả khi nghỉ ngơi. Người bệnh có thể bị co rút và đau ở các gân cơ quanh khớp (đôi khi bị chẩn đoán nhầm là viêm gân), teo cơ do ít vận động, có tiếng kêu lốp rốp hoặc lạo xạo khi gấp duỗi khớp hoặc khi đi lại... Một số trường hợp bệnh khởi phát do lệch trục khớp, chấn thương cũ ở vùng quanh khớp, béo phì, bệnh gout, tiểu đường, do tập luyện thể thao quá mức, nghề nghiệp thường xuyên phải mang vác nặng... Bắt đầu từ việc điều chỉnh lối sống Phương pháp điều trị đơn giản nhất là giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh của mình, từ đó điều chỉnh lối sống phù hợp, tránh gây ảnh
  4. hưởng xấu đến bệnh. Chẳng hạn, không nên đi bộ thể dục mỗi ngày hàng mấy cây số trong hàng giờ liền, giảm cân (đối với người thừa cân, béo phì) để giảm lực tải lên các khớp. Bệnh nhân vẫn nên chơi các môn thể thao như bơi lội, đạp xe đạp tại chỗ, tập các bài tập vận động khớp, dưỡng sinh... giúp tăng sức dẻo dai cho hệ thống gân cơ, dây chằng quanh khớp, kích thích tạo dịch khớp mới. Tất nhiên, tập gì cũng phải chừa những lúc bị sưng đau cấp tính. Ở giai đoạn đầu, các loại thuốc giảm đau, chống viêm có thể giúp giảm hiện tượng viêm do quá trình hủy hoại của sụn khớp và tổn thương của lớp màng bao hoạt dịch lót mặt trong của các khớp.
  5. Song các thuốc này phải được chỉ định uống từng đợt, không dùng kéo dài. Trên thực tế, nhiều người bệnh không đáp ứng tốt với các thuốc kể trên, cũng có thể do họ không tuân thủ tốt những khuyến cáo của bác sĩ về việc thay đổi lối sống nên sau một thời gian bệnh chuyển sang giai đoạn hai. Lúc này việc điều trị bằng các thuốc uống đơn thuần sẽ kém hiệu quả, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị phối hợp các thuốc tiêm vào khớp. Hiện có hai dạng thuốc được Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ và Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ chấp thuận để điều trị
  6. tiêm vào khớp: một là các thuốc thuộc nhóm giảm đau chống viêm, hai là chế phẩm dịch khớp nhân tạo. Vì thoái hóa khớp là loại bệnh chưa thể chữa khỏi nên mục tiêu điều trị là giảm các triệu chứng bệnh, giúp duy trì bệnh ổn định, không tiến triển nặng trong thời gian dài. Tuy nhiên, ở nhiều bệnh nhân bệnh có thể diễn tiến nặng dần, xuất hiện các biến chứng như lỏng khớp, biến dạng lệch trục khớp, nhất là đau đớn dai dẳng, thậm chí biến họ thành người tàn phế, phải phụ thuộc vào các dụng cụ hỗ trợ hoặc sự trợ giúp của người khác trong sinh hoạt hằng ngày.
  7. Ở giai đoạn ba của bệnh, có thể phải làm phẫu thuật nội soi khớp để xử lý các thương tổn hư hại trong khớp. Nếu không may mắn, khi vào giai đoạn bốn, người bệnh sẽ phải chấp nhận phẫu thuật thay khớp nhân tạo, hoặc chấp nhận sống trong đau đớn, thậm chí tàn phế suốt đời. Tin tốt là thay khớp nhân tạo - một phẫu thuật tiên tiến trong ngành chấn thương chỉnh hình - đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới và Việt Nam. Sau khi được thay khớp nhân tạo, người bệnh thường sẽ hết đau đớn, có thể đi lại sinh hoạt gần như người bình thường, thậm chí
  8. có thể chơi một số môn thể thao cường độ thấp như golf, cầu lông, bơi lội...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2