intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

THỜI GIAN LÀM TỔNG THỐNG TẠM QUYỀN CỦA FORD

Chia sẻ: Cao Tt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

74
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

THỜI GIAN LÀM TỔNG THỐNG TẠM QUYỀN CỦA FORD Phó Tổng thống của Nixon, Gerald Ford (được bổ nhiệm thay thế Angnew), một con người khiêm tốn đã dành toàn bộ cuộc đời hoạt động xã hội của mình để làm việc trong Quốc hội, đã trở thành Tổng thống kế nhiệm Nixon. Ưu tiên lớn nhất của ông là phục hồi lòng tin của dân chúng vào chính phủ. Tuy nhiên, do cảm thấy cần phải có một động thái để tránh cho Nixon bị buộc tội trong tương lai, ông đã có quyết định tha thứ cho người tiền...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: THỜI GIAN LÀM TỔNG THỐNG TẠM QUYỀN CỦA FORD

  1. THỜI GIAN LÀM TỔNG THỐNG TẠM QUYỀN CỦA FORD Phó Tổng thống của Nixon, Gerald Ford (được bổ nhiệm thay thế Angnew), một con người khiêm tốn đã dành toàn bộ cuộc đời hoạt động xã hội của mình để làm việc trong Quốc hội, đã trở thành Tổng thống kế nhiệm Nixon. Ưu tiên lớn nhất của ông là phục hồi lòng tin của dân chúng vào chính phủ. Tuy nhiên, do cảm thấy cần phải có một động thái để tránh cho Nixon bị buộc tội trong t ương lai, ông đã có quyết định tha thứ cho người tiền nhiệm của mình. Đối với ông, có thể động thái này là cần thiết nhưng quyết định đó lại không được dân chúng ủng hộ. Trong chính sách đối nội, Ford tiếp tục đ ường lối mà Nixon đã xác lập. Nhưng các vấn đề kinh tế vẫn trong tình trạng nguy kịch vì lạm phát và thất nghiệp gia tăng. Lúc đầu, Ford cố gắng trấn an công chúng nh ư Herbert Hoover đã từng làm năm 1929. Khi thấy điều này không có tác dụng, ông liền ban hành các biện pháp kiềm chế lạm phát và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 8%. Việc cắt giảm thuế kết hợp với những khoản trợ cấp thất nghiệp cao hơn tuy có khiến tình hình khả quan hơn nhưng nền kinh tế vẫn chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém. Về chính sách đối ngoại, Ford đã áp dụng chính sách ôn hòa do Nixon khởi xướng. Có lẽ động thái quan trọng nhất của ông trong chính sách đối ngoại l à Hiệp
  2. ước Hensinki năm 1975, trong đó Hoa Kỳ và các nước Tây Âu đã thừa nhận thế bá chủ của Liên Xô ở Đông Âu để đổi lại cam kết nhân quyền của Liên Xô. Hiệp ước này không có những ảnh hưởng đáng ghi nhận ngay lập tức, nhưng về dài hạn, nó sẽ khiến cho việc duy trì của đế chế Xô-viết trở nên khó khăn hơn. Trên thực tế, các quốc gia phương Tây đã sử dụng thành công những cuộc họp rà soát lại Hiệp ước Helsinki được tổ chức định kỳ nhằm kêu gọi sự chú ý của dư luận tới những hành vi có thể lạm dụng và vi phạm quyền con người của các chế độ cộng sản thuộc khối Đông Âu. NHỮNG NĂM THÁNG CẦM QUYỀN CỦA CARTER Jimmy Carter, cựu thống đốc thuộc phe dân chủ bang Georgia đã thắng cử tổng thống năm 1976. Khi tự khắc họa chân dung mình trong cuộc vận động tranh cử như một người đứng ngoài đời sống chính trị của Washington, ông đã hứa hẹn một cách tiếp cận mới mẻ trong việc cai trị đất n ước, nhưng do thiếu kinh nghiệm quản lý ở tầm quốc gia nên nhiệm kỳ tổng thống của ông đã gặp khó khăn ngay từ buổi đầu. Vốn được đào tạo để trở thành một sỹ quan hải quân và một kỹ sư, nên ông thường tỏ ra là một nhà kỹ trị, trong khi người Mỹ lại muốn có một người lãnh đạo có tầm nhìn hơn để đưa họ vượt qua thời buổi khó khăn, phức tạp này. Trước các khó khăn kinh tế, đầu tiên, Carter thực thi chính sách chi tiêu thâm hụt. Lạm phát lên tới 10% mỗi năm khi Cục Dự trữ Liên bang - cơ quan chịu trách nhiệm về hoạch định chính sách tiền tệ - tăng lượng cung tiền để khắc phục các
  3. khoản thâm hụt ngân sách. Carter phản ứng lại bằng việc cắt giảm ngân sách để nhịp độ lạm phát chậm lại, nhưng những cắt giảm đó lại ảnh hưởng tới các chương trình xã hội vốn là mấu chốt trong chính sách của Đảng Dân chủ. Giữa năm 1979, sự chán nản trong giới tài chính đã buộc Carter phải bổ nhiệm Paul Volcker giữ chức Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang. Volcker là một người sắt đá kiên quyết chống lại nạn lạm phát bằng cách tăng lãi suất để kiểm soát sự tăng giá, đã gây nên những hậu quả bất lợi cho nền kinh tế. Carter cũng phải đối mặt với các chỉ trích khác do ông không thể thuyết phục Quốc hội thông qua một chính sách năng lượng có hiệu quả. Ông đã đề xuất một chương trình bao quát toàn diện nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào dầu mỏ của nước ngoài. Phái đối lập đã phản đối chương trình này tại Quốc hội. Mặc dầu Carter tự coi mình là người theo chủ nghĩa dân túy, nhưng những ưu tiên về chính trị của ông chưa bao giờ thực sự rõ ràng. Ông tán thành vai trò bảo trợ của chính phủ, nhưng sau đó lại bắt đầu tiến hành thuyết phi điều tiết - tức là bãi bỏ sự kiểm soát của chính phủ tron g đời sống kinh tế. Ông lý luận rằng các hạn chế trong đường lối chính trị của thế kỷ trước đã hạn chế cạnh tranh và làm tăng giá hàng hóa tiêu dùng. Ông t ỏ ý tán thưởng việc bãi bỏ kiểm soát trong các ngành công nghiệp dầu mỏ, hàng không, đường sắt và vận chuyển hàng hóa.
  4. Các nỗ lực chính trị của Carter đã không giành được sự ủng hộ của cả dân chúng lẫn Quốc hội. Cho tới cuối nhiệm kỳ của mình, ông đã bị 77% người Mỹ không tán thành và dân chúng lại bắt đầu lại trông mong vào Đảng Cộng hòa. Thành công lớn nhất trong chính sách đối ngoại của Carter là vai trò trong cuộc đàm phán hòa bình giữa Ai Cập dưới thời Tổng thống Anwar al-Sadat và Israel dưới thời Thủ tướng Menachem Begin. Đóng vai trò vừa là người tham dự vừa là trung gian hòa giải, Carter đã thuyết phục hai nhà lãnh đạo kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm giữa hai quốc gia này. Hai nhà lãnh đạo này đã đến Hoa Kỳ để ký Hiệp ước Hòa bình tại Nhà Trắng vào tháng 3/1979. Sau nhiều cuộc tranh luận kéo dài và đầy cảm xúc, Carter đã thuyết phục được Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước sẽ trao trả Kênh đào Panama cho nước Cộng hòa Panama vào năm 2000. Ông cũng đã đi thêm một bước so với đường lối của Nixon bằng việc chính thức công nhận quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Vấn đề đối ngoại khó khăn nhất mà Carter phải đối mặt là vấn đề Iran. Sau cuộc cách mạng Hồi Giáo chính thống do thủ lĩnh hồi giáo dòng Shiite là Giáo chủ Ruhollah Khomeini lãnh đạo, thì chính phủ tham nhũng nhưng thân thiện trước kia đã bị thay thế. Carter đã chấp nhận để vua Ba-tư bị phế truất tới Hoa Kỳ chữa bệnh. Những binh sỹ nổi giận người Iran, được Chính phủ Hồi giáo ủng hộ, đã
  5. chiếm sứ quán Mỹ ở Teheran và bắt giữ 53 con tin người Mỹ trong hơn một năm. Cuộc khủng hoảng con tin kéo dài đã làm u ám năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống và khiến Carter không còn cơ may tái đắc cử.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2