intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (19391941)

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

81
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, quân đội phát xít Đức tiến công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng, làm tay sai cho Đức (tháng 6-1940). Ở Viễn Đông, quân đội phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt-Trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (19391941)

  1. hời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc (1939- 1941). Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, quân đội phát xít Đức tiến công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng, làm tay sai cho Đức (tháng 6-1940). Ở Viễn Đông, quân đội phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt-Trung. Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ. Ở châu Âu, quân đội phát xít Đức tiến công nước Pháp, Chính phủ phản động Pháp đầu hàng, làm tay sai cho Đức (tháng 6-1940). Ở Viễn Đông, quân đội phát xít Nhật tiến sát biên giới Việt-Trung. Thực dân Pháp ở Đông Dương lo sợ cả ngọn lửa cách
  2. mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Đông D ương, lẫn sự đe doạ nhảy vào Đông Dương của phát xít Nhật. Để đối phó, một mặt thực dân Pháp thực hiện chính sách thời chiến, ra sức phát xít hóa bộ máy thống trị, thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Hàng vạn vụ khám xét, bắt bớ diễn ra khắp nơi, lệnh "tổng động viên" được ban bố cùng với chính sách "kinh tế chỉ huy" được thi hành, nhằm tăng cường vơ vét sức người và sức của ở thuộc địa để cung ứng cho cuộc chiến tranh đế quốc. Chính sách phản động trên của thực dân Pháp đã đẩy nhân dân ta vào cảnh sống ngột ngạt bần cùng. Mặt khác, thực dân Pháp thi hành chính sách thoả hiệp, tiếp tay cho Nhật mở rộng chiến tranh đế quốc xâm lược. Ngày 22-9-1940, Nhật cho quân tiến công Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn. Pháp nhanh chóng đầu hàng Nhật ở Lạng Sơn. Sau đó Nhật lấn
  3. dần Pháp, buộc Pháp ký hết hiệp định này đến hiệp định khác, nhằm biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của chúng. Cùng với việc buộc Pháp nhượng bộ, Nhật ra sức lôi kéo một số phần tử cơ hội trong bộ phận địa chủ và tư sản phản động người Việt Nam làm tay sai phục vụ cho chúng. Bọn này núp dưới hình thức đảng phái chính trị (Đại Việt, Phục Quốc...), hình thức tôn giáo để hoạt động tuyên truyền về văn minh và sức mạnh của Nhật. Như vậy, "Mùa thu năm 1940, phát xít Nhật đến xâm lược Đông Dương... thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ra rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích:Pháp và Nhật" Quân đội phát xít Nhật chiếm đóng Đông Dương trong khi thực dân Pháp vẫn còn nắm quyền cai trị, vừa là "người chủ thống trị" nhân dân ta, vừa làm tay sai cho Nhật. Dân ta "Một cổ đôi tròng, đã làm trâu
  4. ngựa cho Tây, lại làm nô lệ cho Nhật" Nhật bắt Pháp phải cung cấp nhiều nguyên liệu, lương thực, thực phẩm, tiền bạc, các vật dụng khác. Đáp lại yêu cầu của Nhật và cũng để đầy túi tham của mình, thực dân Pháp dùng nhiều thủ đoạn bóc lột nhân dân ta. Pháp tăng thuế, và thủ đoạn buộc nông dân nhổ lúa để trồng đay, bông, thầu dầu, thuốc phiện nộp cho Nhật, cưỡng bức người sản xuất bán lương thực, thực phẩm với giá rẻ, một phần để tích trữ chuẩn bị chiến tranh, một phần để cung cấp cho Nhật. Trong khi nhân dân ta, nhất là nông dân, thiếu ăn thì chúng dùng gạo để nấu rượu cồn thay xăng, đốt thóc thay than chạy máy điện ở miền Nam. Chúng còn cho mở các sòng bạc công khai ở Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Giang, Chợ Lớn... vừa để vơ vét tiền của, vừa để làm trụy lạc nhân dân ta. Chính sách bóc lột kinh tế, áp bức chính trị của Pháp - Nhật đã gây hậu quả tai hại đến nền kinh tế đất
  5. nước, đến mọi mặt của đời sống nhân dân, trực tiếp làm hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 và hàng triệu đồng bào khác trong cả nước sống dở, chết dở. Công nhân và nông dân là hai giai cấp chịu hậu quả nặng nề nhất của chính sách phát xít. Giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề, đồng lương thực tế giảm sút, giờ làm việc tăng lên (từ 10 đến 12 giờ trong ngày). Họ sống điêu đứng vì hàng hoá trên thị trường khan hiếm, giá sinh hoạt đắt đỏ. Ngày càng có nhiều công nhân bị sai thải, thất nghiệp. Giai cấp nông dân cũng bị bóc lột nặng nề. Họ là nạn nhân của chính sách chiếm đoạt ruộng đất, chính sách tô cao thuế nặng. Tầng lớp tiểu tư sản chịu tác động không nhỏ, bị ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp của những chính sách thực dân phản động. Nhiều học sinh, sinh viên thất học,nhiều trí thức,viên chức mất việc làm, đồng
  6. lương thực tế giảm sút. Nhiều tiểu thương sa vào cảnh hàng hoá ế ẩm, nhiều tiểu chủ sản xuất ngừng trệ. Giai cấp tư sản dân tộc cũng bị chính sách "kinh tế chỉ huy" thời chiến của Pháp và chính sách tăng cường đầu tư của các công ty tư bản Nhật làm cho phá sản, bị thiệt hại do tư bản Pháp- Nhật cạnh tranh, do sức mua của nhân dân giảm sút. Bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị thiệt hại do các chính sách cướp đất, tăng thuế, mua ngũ cốc với giá rẻ. Như vậy, mọi giai cấp, mọi tầng lớp xã hội Việt Nam,chỉ trừ bọn tay sai đế quốc, địa chủ lớn, tư sản mại bản,đều bị ảnh hưởng của chính sách thực dân phản động và của chiến tranh đế quốc, do đó ít nhiều đều có thái độ chống phát xít Pháp-Nhật, có cảm tình với cách mạng, tham gia vào cuộc đấu tranh chống chính quyền đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc.
  7. Căn cứ vào tình hình trên, Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (tháng 11-1939) của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ trung tâm trước mắt của cách mạng là đánh đổ đế quốc phát xít Nhật-Pháp và bọn tay sai, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và cấp bách nhất, các nhiệm vụ khác (kể cả nhiệm vụ giành ruộng đất) đều phải nhằm giải quyết nhiệm vụ đó: tạm gác khẩu hiệu "Cách mạng ruộng đất" và thay bằng các khẩu hiệu "Chống địa tô cao", "Chống cho vay nặng lãi", tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ tay sai chia cho dân cày nghèo. Hội nghị lần thứ sáu của Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương nhằm đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc, và các cá nhân yêu nước tiến hành đấu tranh, thực hiện những nhiệm vụ cấp bách của cách mạng.
  8. Tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng đã làm bùng nổ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu bằng cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ và binh biến Đô Lương. - Khởi nghĩa Bắc Sơn (ngày 27-9-1940) Đêm 22-9-1940, quân Nhật tiến đánh Lạng Sơn, quân Pháp thua, bỏ chạy qua châu Bắc Sơn. Thừa cơ, nhân dân Bắc Sơn nổi dậy tước khí giới của quân Pháp để tự võ trang cho mình, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng (ngày 27-9-1940). Nhưng mấy hôm sau, Nhật thoả hiệp để Pháp quay trở lại đàn áp, tập trung dân, bắn giết nghĩa quân, đốt phá nhà cửa, cướp đoạt của cải. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, nhân dân tiếp tục đấu tranh chống khủng bố, tổ chức những đoàn vũ trang trừng trị bọn tay sai của địch. Nhờ đó, cơ sở khởi nghĩa được duy trì, quân khởi nghĩa lập căn cứ quân sự. Một uỷ ban chỉ huy được thành lập
  9. để phụ trách công việc cách mạng. Tài sản của đế quốc và tay sai bị tịch thu chia cho dân nghèo và các gia đình bị hại. Quần chúng gia nhập đội quân cách mạng ngày càng đông. Đội du kích Bắc Sơn được thành lập cùng với căn cứ Bắc Sơn hình thành, đó là đội vũ trang, căn cứ địa cách mạng đầu tiên đánh Pháp, đuổi Nhật trong thời kỳ Việt Minh sau này. - Khởi nghĩa Nam Kỳ (ngày 23-11-1940) Quân Xiêm (Thái Lan) với sự giúp đỡ của Nhật, lợi dụng cơ hội quân Pháp bại trận ở châu Âu và yếu thế ở Đông Dương, đã tiến hành khiêu khích, xung đột dọc biên giới với Lào và Campuchia. Để chống lại, thực dân Pháp bắt lính người Việt ra mặt trận chết thay cho chúng (tháng ll-1940). Nhân dân, nhất là binh lính người Việt rất bất bình và sôi sục khí thế đấu tranh. Tình thế cấp bách khiến cho đảng bộ Nam Kỳ phải quyết định khởi nghĩa, tuy chưa có sự chuẩn y của Trung ương, lệnh đình chỉ khởi nghĩa của Đảng
  10. ngoài Bắc vào chậm. Trước ngày khởi sự, một số cán bộ chỉ huy bị bắt, kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, thực dân Pháp tìm cách đối phó. Tuy vậy, cuộc khởi nghĩa vẫn nổ ra theo dự kiến vào đêm 22 rạng sáng ngày 23-11- 1940 ở hầu khắp các tỉnh Nam Kỳ triệt hạ nhiều đồn bốt giặc, phá tan nhiều chính quyền địch, thành lập chính quyền nhân dân và toà án cách mạng ở nhiều địa phương. Cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện. Thực dân Pháp đã dùng nhiều thủ đoạn dã man đàn áp cuộc khởi nghĩa. Chúng cho máy bay ném bom tàn sát nhân dân ở những vùng có phong trào nổi dậy, dùng dây thép xâu tay nhiều người vào nhau, đem phơi nắng cho đến chết hoặc nhấn chìm xuống biển. Chúng bắt đi đầy hàng nghìn chiến sĩ yêu nước, xử bắn một số chiến sĩ ưu tú của Đảng như: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai... Cơ sở Đảng bị tổn thất nặng, một số cán bộ đã bí mật rút vào rừng, chấn chỉnh đội ngũ chờ cơ hội hoạt
  11. động trở lại. - Binh biến Đô Lương (13-1-1941) Phong trào cách mạng của quần chúng đã ảnh hưởng đến tinh thần của binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính rất bất bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho Pháp chống Thái Lan. Ngày 13-1-1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), binh lính đồn Chợ Rạng (Thanh Chương-Nghệ An) đã nổi dậy. Tối hôm đó, họ đánh chiếm đồn Đô Lương rồi lên ôtô kéo về Vinh định cùng anh em binh lính ở đây giết giặc chiếm thành. Kế hoạch không thành. Đội Cung bị Pháp bắt và bị xử tử cùng với 10 đồng chí của ông tại Vinh. Nhiều người khác bị kết án khổ sai và đưa đi đày. Binh biến Đô Lương là hành động yêu nước của binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ và binh biến Đô
  12. Lương nổ ra vào lúc kẻ thù còn mạnh, lực lượng cách mạng chưa được tổ chức và chuẩn bị kỹ lưỡng nên đều thất bại. Tuy vậy, các sự kiện oanh liệt đó đã "gây ảnh hưởng rộng lớn trong toàn quốc", nêu cao tinh thần anh hùng bất khuất của nhân dân ta, giáng đòn chí tử vào thực dân Pháp, cảnh cáo nghiêm khắc phát xít Nhật vừa mới đặt chân vào nước ta. Đó là những tiếng súng báo hiệu của cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng võ lực của các dân tộc Đông Dương. Các cuộc khởi nghĩa và binh biến nói trên, đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, đã để lại cho Đảng Cộng sản Đông Dương những bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang; xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau.
  13. Nguồn:Lương Ninh 2000, Chương XV – Cuộc vận động giành độc lập, tự do (Việt Nam 1930-1945), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Chính trị Quốc gia, Tr.478-484.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2