intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1980

Chia sẻ: Vu Manh Cuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

101
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1980 Trong thời kỳ này, Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp 1959, đ ược Quốc hội thông qua ngày 3112-1959 và đã trải qua 5 khóa hoạt động: Quốc hội khóa II (1960-1964);

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1980

  1. Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1980 Trong thời kỳ này, Quốc hội hoạt động theo Hiến pháp 1959, đ ược Quốc hội thông qua ngày 31- 12-1959 và đã trải qua 5 khóa hoạt động: Quốc hội khóa II (1960-1964); khóa III (1964-1971); khóa IV (1971-1975) và khóa V (1975-1976) diễn ra trong đi ều ki ện đất nước bị chia c ắt. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng (30-4-1975), kể từ khóa VI (1976-1981), Qu ốc h ội tr ở thành Quốc hội chung của cả nước Việt Nam thống nhất. Hiến pháp 1959 quy định rõ ràng và đầy đủ hơn trước về vị trí, vai trò c ủa Quốc h ội. Theo đó, Quốc hội có 17 nhiệm vụ, quyền hạn như: làm Hi ến pháp và s ửa đ ổi Hi ến pháp; làm pháp lu ật; giám sát việc thi hành Hiến pháp, v.v.. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc h ội b ầu ra, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các ủy viên. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thực thi 18 loại quyền hạn, nhiệm vụ như tuyên bố và chủ trì việc tuyển cử đại bi ểu Quốc h ội; tri ệu t ập Quốc hội; giám sát công tác của Hội đồng Chính phủ, của Tòa án Nhân dân t ối cao và c ủa Vi ện Kiểm sát nhân dân tối cao... Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có nhiều quyền hạn mới mà tr ước đây Ban Thường vụ theo Hiến pháp 1946 không có, như: quyền gi ải thích pháp luật, quy ền ra pháp lệnh, quyền quyết định việc trưng cầu dân ý... Cơ cấu tổ chức của Quốc hội được quy định trong Hiến pháp 1959 bao g ồm U ỷ ban Th ường v ụ Quốc hội, Uỷ ban Dự án pháp luật, Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách và nh ững U ỷ ban khác mà Quốc hội xét thấy cần thiết để giúp Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc h ội. Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, trong thời kỳ này, nhiệm kỳ của Quốc hội là 4 năm. Quốc hội khóa II (1960 - 1964) được bầu ngày 8-5-1960 có 362 đại biểu trúng cử cùng với 91 đại biểu Quốc hội miền Nam được lưu nhiệm theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa II là 4 năm và Quốc hội đã có 8 kỳ họp. Quốc hội khóa II đã bầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Ch ủ t ịch, 6 Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, 14 ủy viên chính thức và 5 ủy viên dự khuyết. Trong nhi ệm kỳ Quốc hội khóa II, ngoài hai Uỷ ban mà Quốc hội đã thành l ập theo quy đ ịnh c ủa Hi ến pháp 1959, Quốc hội đã thành lập thêm Uỷ ban Thống nhất (1963). Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã phát huy vai trò quan trọng của mình trong vi ệc đ ộng viên s ức người, sức của để xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh gi ải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Quốc hội khóa II đã ban hành 6 đ ạo luật quan tr ọng đ ể c ủng c ố chính quyền dân chủ nhân dân ở miền Bắc như Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ ch ức Hội đ ồng Chính phủ, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật t ổ ch ức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp... Uỷ ban Th ường v ụ Quốc h ội đã ban hành 9 pháp lệnh như Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp, Pháp lệnh quy đ ịnh c ụ thể về tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Pháp l ệnh quy định chế đ ộ ph ục v ụ c ủa sĩ quan công an nhân dân vũ trang, Pháp lệnh quy định vi ệc quản lý của Nhà nước đ ối v ới công tác phòng cháy và chữa cháy…
  2. Quốc hội đã thông qua kế hoạch phát triển kinh t ế quốc dân 5 năm l ần thứ nh ất (1961-1965), thông qua Cương lĩnh hành động của toàn dân nhằm thực hi ện nhiệm vụ c ải t ạo xã h ội ch ủ nghĩa và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở mi ền B ắc; phê chuẩn việc thành lập các tổ chức và cơ quan nhà nước, bổ nhi ệm các cán b ộ cấp cao c ủa Nhà nước, phê chuẩn việc khen thưởng và đã tích cực gi ải quyết các đơn th ư, khi ếu t ố c ủa nhân dân, ân xá những phạm nhân đã cải tạo t ốt. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Quốc hội khóa II này là Quốc hội xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện nhất nước nhà” 1 Quốc hội khóa III (1964-1971) có 455 đại biểu, trong đó có 366 đ ại bi ểu đ ược b ầu ngày 26-4- 1964 và 89 đại biểu Quốc hội khóa I thuộc các tỉnh miền Nam đ ược l ưu nhiệm. Quốc h ội đã b ầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, 6 Phó Ch ủ t ịch, T ổng th ư ký, 15 ủy viên chính thức, 3 ủy viên dự khuyết và Ban Thư ký gồm 4 vị. Quốc h ội thành l ập 5 ủy ban: Uỷ ban Dự án pháp luật, Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách, U ỷ ban Dân t ộc, U ỷ ban Th ống nhất và Uỷ ban Văn hóa - xã hội. Quốc hội khoá III đã góp phần quan trọng trong việc động viên nhân dân c ả nước đánh th ắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ ở miền Bắc, tích cực chi vi ện cho cuộc kháng chiến của quân và dân ta nhằm đánh bại chiến lược “chiến tranh cục b ộ” của Mỹ trên chiến trường miền Nam và tích cực làm nghĩa vụ quốc t ế đối với cuộc chiến đ ấu c ủa nhân dân Campuchia và nhân dân Lào anh em. Đặc biệt, năm 1965, khi đế quốc M ỹ m ở r ộng cu ộc chi ến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không quân và hải quân, t ại phiên h ọp ngày 10-4-1965, Qu ốc hội đã thông qua Nghị quyết giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội m ột s ố quy ền h ạn trong tình hình mới. Theo đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền quyết đ ịnh thông qua k ế ho ạch nhà nước, ngân sách, nhân sự cấp cao, tổ chức hành chính…Quốc h ội đã ra nhi ều ngh ị quy ết, tuyên bố về tội ác và âm mưu của đế quốc Mỹ, đòi chấm dứt chiến tranh. Do hoàn cảnh chiến tranh, nhiệm kỳ Quốc hội khóa III đã kéo dài 7 năm và ch ỉ có 7 kỳ h ọp; U ỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp 95 lần, thông qua rất nhiều ngh ị quyết về các lĩnh v ực chính trị, kinh tế, đối ngoại, về tổ chức hành chính, về nhân s ự ph ục vụ s ự nghi ệp xây d ựng mi ền B ắc và đấu tranh thống nhất nước nhà và các kế hoạch, nhi ệm vụ chuyển h ướng kinh t ế trong th ời chiến; điều chỉnh bộ máy tổ chức của Chính phủ, Tòa án Nhân dân t ối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Đồng thời, mối quan hệ giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội với Chính ph ủ không ngừng được tăng cường, là điều kiện quan trọng bảo đảm động viên kịp th ời s ức ng ười, s ức c ủa cho cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Quốc hội và Chính phủ đã đ ộng viên nhân dân phát huy cao độ chủ nghĩa anh hùng cách mạng, vượt qua mọi hy sinh gian khổ, tích c ực xây d ựng mi ền Bắc, hết lòng chi viện kịp thời và ngày càng lớn cho miền Nam, đánh b ại các ki ểu chi ến tranh của đế quốc Mỹ và chư hầu.
  3. Vai trò của Quốc hội còn được thể hiện qua việc mở rộng quan hệ đối ngoại của Quốc h ội nước ta với Quốc hội các nước xã hội chủ nghĩa anh em, bè bạn trên th ế giới nh ằm tranh th ủ s ự ủng hộ, đồng tình của nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế gi ới, k ết h ợp đấu tranh quân s ự v ới đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, tạo thành s ức mạnh tổng hợp để tiến hành cuộc kháng chi ến chống giặc Mỹ xâm lược. Quốc hội khóa IV (1971-1975) có 420 đại biểu được bầu ngày 11-4-1971 v ới nhi ệm kỳ b ốn năm và đã có 5 kỳ họp. Cơ cấu tổ chức của Quốc hội có Uỷ ban Th ường v ụ Quốc h ội do đ ồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, 5 Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký, 17 Uỷ viên chính th ức, 3 U ỷ viên dự khuyết và Ban Thư ký gồm 6 thành viên. Quốc hội thành lập 6 ủy ban: Uỷ ban D ự án pháp lu ật, Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban Thống nhất, U ỷ ban Dân t ộc, U ỷ ban Văn hóa - xã h ội và Uỷ ban Đối ngoại. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành nhi ều ngh ị quy ết quan trọng về phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu của các kế hoạch khôi phục và phát tri ển kinh t ế; phê chuẩn các dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm, góp ph ần quan tr ọng vào việc củng cố và xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa, bảo đảm s ức mạnh để đánh th ắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ, tiêu biểu là trận “Điện Biên Ph ủ trên không” vào tháng 12-1972 buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán và ký kết Hi ệp định Pari v ề Vi ệt Nam. Qu ốc h ội hoan nghênh và thông qua Nghị quyết về việc ký kết Hi ệp định về ch ấm d ứt chi ến tranh, l ập l ại hòa bình ở Việt Nam (1973). Hoạt động của Quốc hội đã góp ph ần quan tr ọng trong cu ộc t ổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta nhằm đánh đổ chế đ ộ th ực dân mới c ủa đế qu ốc M ỹ ở miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, thống nhất Tổ quốc. Quốc hội khóa V (1975-1976) có 424 đại biểu, được bầu ngày 6-4-1975, hoạt động ch ưa t ới 2 năm (1975-1976) và có 2 kỳ họp diễn ra trong tình hình miền Nam v ừa hoàn toàn gi ải phóng (30- 4-1975). Cơ cấu tổ chức của Quốc hội có Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, 6 Phó Chủ tịch, 11 Uỷ viên chính thức và 3 Uỷ viên dự khuyết. Quốc h ội có 6 ủy ban: U ỷ ban Dự án pháp luật, Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách, Uỷ ban Dân t ộc, Uỷ ban Văn hóa - xã h ội, U ỷ ban Thống nhất và Uỷ ban Đối ngoại. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội đã góp phần quan trọng trong việc th ống nh ất nước nhà về m ặt nhà nước. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã long trọng tuyên b ố: “Hơn m ột trăm năm nay, đây là lần đầu tiên trên Tổ quốc thân yêu của chúng ta không còn bóng một tên xâm l ược, dân t ộc ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình. Từ đây nhân dân ta đời đời s ống trong đ ộc l ập, t ự do và hạnh phúc. Đó là thắng lợi có ý nghĩa lịch sử và có tính thời đại c ủa dân t ộc Vi ệt Nam ta”… Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã có 10 phiên họp, trong đó có phiên h ọp đ ặc bi ệt đ ể thảo lu ận và thông qua đề án thực hiện thống nhất nước nhà về mặt nhà nước và c ử đoàn đ ại bi ểu mi ền B ắc tham dự Hội nghị Hiệp thương với đoàn đại biểu miền Nam. Tại Hội ngh ị, 22 đ ại biểu c ủa đoàn miền Bắc và 14 đại biểu của đoàn miền Nam đã khẳng định, “cần hoàn thành th ống nh ất n ước
  4. nhà trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là s ự thống nh ất tr ọn v ẹn v ững ch ắc nhất”. Tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội (tháng 12-1975), Chủ tịch Uỷ ban Th ường v ụ Quốc h ội Tr ường Chinh đã vui mừng báo cáo kết quả của Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nh ất T ổ qu ốc. Quốc hội đã sôi nổi thảo luận và nhất trí thông qua Ngh ị quyết phê chuẩn k ết qu ả c ủa H ội ngh ị Hiệp thương, mở ra thời kỳ phát triển mới của nước Việt Nam thống nh ất. Quốc hội khóa VI (1976-1981) được bầu ngày 25-4-1976 là Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất. Hơn 23 triệu cử tri (98,8% tổng số cử tri) đã tham gia cuộc tổng tuyển cử bầu và bầu ra 492 đại biểu của nước Việt Nam độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội bầu Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch, 7 Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, 13 Uỷ viên chính thức, 2 U ỷ viên d ự khuy ết. Quốc h ội thành lập 6 uỷ ban: Uỷ ban Kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban Dự án pháp luật; U ỷ ban Dân t ộc; Uỷ ban Văn hóa và giáo dục, Uỷ ban Y tế và xã hội; Uỷ ban Đối ngoại. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa xã h ội ch ủ nghĩa Vi ệt Nam; quy định quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng, quốc huy mang dòng ch ữ “Cộng hòa xã h ội ch ủ nghĩa Việt Nam” và quốc ca là bài Tiến quân ca. Để thể hiện tính liên tục của Nhà nước qua các giai đoạn đấu tranh cách mạng của nhân dân ta t ừ Cách m ạng Tháng Tám năm 1945, Qu ốc h ội đã quy định khóa Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất là Quốc hội khóa VI và chính th ức đặt tên cho thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành ph ố Hồ Chí Minh; quy đ ịnh Th ủ đô c ủa n ước Việt Nam thống nhất là Hà Nội. Đồng thời, Quốc hội đã ra Nghị quyết về vi ệc thành l ập U ỷ ban Dự thảo Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong nhiệm kỳ 5 năm (1976-1981), Quốc hội khóa VI đã h ọp 7 kỳ và ban hành nhi ều ngh ị quy ết quan trọng như Nghị quyết thông qua nhiệm vụ cơ bản của k ế hoạch Nhà nước 5 năm (1976- 1980); Nghị quyết phê chuẩn việc phân vạch lại địa giới thành ph ố Hà Nội, Thành ph ố H ồ Chí Minh và một số tỉnh khác; Nghị quyết về việc thành lập đặc khu Vũng Tàu - Côn Đ ảo tr ực thu ộc Trung ương. Tại kỳ họp thứ 7 (tháng 12-1980), Quốc hội đã thảo luận và thông qua Luật b ầu c ử đ ại bi ểu Quốc hội và Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Vi ệt Nam. Trong nhiệm kỳ này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 5 pháp lệnh: Pháp l ệnh về vi ệc xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án t ử hình; Pháp lệnh về b ảo vệ, chăm sóc và giáo d ục trẻ em; Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghi ệp và thuế sát sinh; Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp l ệnh năm 1961 quy đ ịnh thể l ệ b ầu cử Hội đồng nhân dân các cấp và Pháp lệnh trừng trị t ội hối lộ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2