intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thời tiết thay đổi: Bệnh hô hấp của trẻ vào mùa

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

85
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời tiết thay đổi: Bệnh hô hấp của trẻ vào mùa Thời tiết giao mùa hanh khô, ngày nắng, sáng và tối lại lạnh, khiến cơ thể trẻ khó thích ứng kịp. Đường hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khả năng miễn dịch lại chưa tốt, nên rất dễ nhiễm bệnh, trong đó, chủ yếu là các bệnh đường hô hấp. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý mũi họng - Sốt; có thể sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39 - 40 độ C). - Ho, có thể ho khan, ho có đờm, ho...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thời tiết thay đổi: Bệnh hô hấp của trẻ vào mùa

  1. Thời tiết thay đổi: Bệnh hô hấp của trẻ vào mùa Thời tiết giao mùa hanh khô, ngày nắng, sáng và tối lại lạnh, khiến cơ thể trẻ khó thích ứng kịp. Đường hô hấp của trẻ rất nhạy cảm với thời tiết, khả năng miễn dịch lại chưa tốt, nên rất dễ nhiễm bệnh, trong đó, chủ yếu là các bệnh đường hô hấp. Dấu hiệu nhận biết các bệnh lý mũi họng - Sốt; có thể sốt nhẹ (38 độ C) hoặc sốt cao (39 - 40 độ C). - Ho, có thể ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hoặc ho liên tục. - Quấy khóc, đau đầu (trẻ lớn), sổ mũi. - Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, đau bụng, chướng bụng, biếng ăn, tiêu chảy. - Dấu hiệu suy hô hấp như: Khó thở, nhịp thở tăng so với lứa tuổi, rên; Cánh mũi phập phồng, co kéo các cơ hô hấp; Tím tái ở môi và các đầu chi; Li bì hoặc mê sảng. Cần theo dõi nhiệt độ khi trẻ sốt. Khi thấy trẻ có triệu chứng sốt cao, ho nặng tiếng, thở nhanh hơn hoặc khó thở, trẻ li bì, bỏ ăn uống, khóc quấy nhiều là dấu hiệu bệnh nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, tư vấn và điều trị kịp thời.
  2. Những biến chứng nguy hiểm Theo các bác sĩ, các bậc cha mẹ thường chủ quan cho rằng các bệnh lý tai mũi họng là đơn giản mà ít ai biết được rằng, các bệnh này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: Các biến chứng tại chỗ gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng. Những biến chứng gần có thể gây ra viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi. Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim... Nên cho trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bệnh nặng. Thời gian qua, có những trẻ nhỏ nhập viện trong tình trạng bệnh nặng, bị suy hô hấp, khó thở, viêm phổi nặng. Nguyên nhân thường do cha mẹ chủ quan nên không nhận biết được các dấu hiệu khi trẻ bị viêm phổi. Mọi người thường chỉ căn cứ vào dấu hiệu trẻ ho, sốt rồi mới cho con đi khám. Tuy nhiên, đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi thì không hoàn toàn phụ thuộc vào những dấu hiệu này, có nhiều trường hợp trẻ không ho, không sốt nhưng lại viêm phổi nặng. Có nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng phải nằm viện lâu do khó uống thuốc, thậm chí phải thở máy. Phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa Thời tiết giao mùa, biên độ nhiệt độ trong ngày hiện chênh nhau khá lớn, cơ địa nhiều người, nhất là trẻ em không thích ứng kịp và nếu không phòng tránh tốt thì rất dễ bị viêm tai mũi họng cấp. Do đó, nếu thấy trẻ có biểu hiện viêm mũi - họng dị ứng, hắt hơi nhiều,
  3. xuất hiện mủ đặc, phụ huynh nên chú ý hút mũi, xông họng để làm sạch đường thở, giảm bớt chất nhầy tồn đọng, hỗ trợ quá trình lành bệnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo không nên lạm dụng các dụng cụ hút mũi, xông họng, vì việc xông mũi - họng chủ yếu tác động vào xoang mũi, nên nếu xông kéo dài, nhiều lần sẽ gây hỏng niêm mạc vùng mũi - họng của trẻ vốn chưa phát triển hoàn thiện. Đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu, để phát hiện sớm các dấu hiệu mắc bệnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý khi cho trẻ bú (bú ít, khóc khi bú…); hoặc trẻ thở nhanh hơn, ngực lõm hơn, đầu gật gù, cánh mũi trẻ phập phồng, nở ra; thậm chí trẻ ngủ nhiều hơn bình thường. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu này cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để phát hiện và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra Lưu ý giữ ấm cho trẻ, nhất là buổi sáng và tối, vì có thể nhiệt độ mát, dễ chịu, nhưng biên độ nhiệt trong ngày chênh lệch lớn. Trẻ cũng dễ bị lây chéo bệnh từ người lớn trong gia đình, nên cha mẹ cũng cần lưu ý phòng bệnh cho chính mình, tăng cường uống nhiều nước. Tránh đưa trẻ đến chỗ đông người, khi ra ngoài đường cần đeo khẩu trang... Bên cạnh đó, vì thời tiết hanh khô nên cần cho trẻ uống nhiều nước và ăn uống đủ chất. Bác sĩ Nguyễn Minh Hằng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0