intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Mùa lạnh - Đề phòng bệnh hen suyễn tái phát

Chia sẻ: Hoason Hoason | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

130
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí vào phổi, nhất là phế quản (vì vậy cũng có tên gọi là hen phế quản). Bệnh dễ tái phát, xảy ra quanh năm với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đặc biệt là lúc thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa (gió mùa, áp thấp nhiệt đới...). Tại sao có cơn hen suyễn? Hen suyễn là một quá trình bệnh lý mà thường có hai hiện tượng luôn xảy ra ở phế quản cũng như ở đường dẫn khí của phổi: - Hiện tượng thứ nhất là gây co...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Mùa lạnh - Đề phòng bệnh hen suyễn tái phát

  1. Mùa lạnh - Đề phòng bệnh hen suyễn tái phát Bệnh hen suyễn là một bệnh viêm mạn tính đường dẫn khí vào phổi, nhất là phế quản (vì vậy cũng có tên gọi là hen phế quản). Bệnh dễ tái phát, xảy ra quanh năm với nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng đặc biệt là lúc thời tiết thay đổi, lúc chuyển mùa (gió mùa, áp thấp nhiệt đới...).
  2. Tại sao có cơn hen suyễn? Hen suyễn là một quá trình bệnh lý mà thường có hai hiện tượng luôn xảy ra ở phế quản cũng như ở đường dẫn khí của phổi: - Hiện tượng thứ nhất là gây co thắt đường dẫn khí: Khi lên cơn hen suyễn, các cơ trơn xung quanh đường dẫn khí bị co cứng lại làm siết chặt các đường dẫn khí vào các phế nang làm cản trở sự di chuyển của không khí cả đi vào và đi ra của phổi. Sự co thắt các phế quản này hay được gọi là co thắt phế quản và gây triệu chứng ho. - Viêm phế quản: Viêm phế quản là một hiện tượng gần như xảy ra thường xuyên ở bệnh nhân hen suyễn.Viêm xảy ra trong hen suyễn thường đi kèm sưng nề phế quản và xuất tiết nhiều chất nhày (đờm, dãi). Sự tăng tiết này sẽ làm tắc nghẽn đường dẫn khí vào phổi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh. Dù nhẹ hay nặng thì khi ho đều có biểu hiện của sự tiết chất nhày nghe lọc xọc như tiếng ho của viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản của người nghiện
  3. thuốc lá, thuốc lào. Nếu hiện tượng viêm và tiết nhày nhiều có thể làm tắc nghẽn đường dẫn khí kèm theo co thắt phế quản gây hiện tượng khò khè, co kéo các cơ hô hấp làm co kéo các rãnh liên sườn gây nặng ngực, khó thở dữ dội cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Những căn nguyên nào dẫn đến bệnh hen suyễn? Có rất nhiều yếu tố thuận lợi hoặc là căn nguyên chính của hen suyễn: - Yếu tố cơ địa: Nhiều trường hợp bị hen suyễn là do cơ địa. Người ta thấy có khoảng từ 30-60% trẻ em bị chàm (eczema) sau này có thể bị hen suyễn.Viêm mũi dị ứng, viêm phế quản co thắt, thể tạng tăng tiết dịch cũng rất có thể bị mắc bệnh hen suyễn.
  4. - Di truyền, yếu tố gia đình: Người bị hen suyễn có thể do di truyền, trong gia đình cũng có người mắc các bệnh dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, dị ứng thời tiết, viêm mũi dị ứng theo mùa, đặc biệt là bố, mẹ hoặc cả hai có bệnh hen suyễn. - Các dị nguyên như bụi, lông chó, mèo, phấn hoa, khói bếp, khói thuốc, thời tiết thay đổi thất thường, lạnh (mùa lạnh thường hay tái phát bệnh hen suyễn ở người bệnh suyễn mạn tính); một số thuốc chữa bệnh (Đông y, Tây y); vi sinh vật có trong không khí (vi khuẩn, virut, nấm mốc). Hiện nay người ta cũng đề cập nhiều đến vai trò của nấm mốc, cũng có thể là một trong các yếu tố nguy cơ gây hen suyễn hoặc làm tái phát bệnh hen suyễn. - Rượu, bia, các loại nước giải khát có cồn cũng là nguy cơ làm tái phát bệnh hen suyễn. - Một số loại thực phẩm cũng được nhắc đến trong nguy cơ gây hen suyễn tái phát như tôm, cua ốc...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2